Xem Nhiều 3/2024 # Tổng Hợp Các Cách Luộc Cua Biển Ngon Không Bị Rụng Càng # Top Yêu Thích

Cua biển là món ăn gia đình cực giàu chất dinh dưỡng cũng như iot. Vậy làm thế nào để luộc cua biển trông thật đẹp mắt mà không bị rụng chân hay càng? Tìm hiểu cách luộc cua biển ngon không bị rụng càng mà hải sản Ông Giàu mách nhỏ dưới đây nhé!

Luộc cua biển thì cũng giống như bao cách luộc món ăn khác nhưng muốn luộc sao cho thấy con cua phải cần được ngon thơm thì mới đạt yêu cầu được. Ngoài yếu tố trên thì một điều quan trọng nữa đó là con cua phải còn nguyên vẹn không được rụng càng hoặc chân. Đồng thời có rất nhiều người đặt ra câu hỏi luộc cua biển bao lâu thì vừa. Hãy theo dõi các bước dưới đây.

Mẹo lựa chọn cua biển tươi ngon

Cua xanh là loại cua rất phổ biến trong mùa hè. Nó thường dài 10 – 12 cm và có màu hơi xanh. Khi mua cua nên hỏi kỹ người bán hàng để mua được đúng loại cua và mua được đồ tươi ngon.

Nếu mua cua cho bữa ăn gia đình thì hãy mua loại còn tươi sống, không nên mua cua đông lạnh. Nếu con nào chết thì nên bỏ đi chứ không nên tiếc mà cố dùng để nấu.

Các bước luộc cua biển, thời gian luộc cua mấy phút thì chín?

– Đầu tiên là các bạn cần phải đem đi giết chết con cua biển này trước khi luộc cua ghẹ, hãy sử dụng bằng cách là các bạn sẽ dùng một cái con dao nhọn đâm vào phần đầu hình tam giác của cái yếm cho con cua bị chết đi. Với cách làm cua chết như thế này sẽ giúp cua khi luộc sẽ không bị rụng chân và càng.

– Các bạn cần phải nên tránh luộc cua ốp vì đấy có thể là cua đó đã lâu ngày, khi mà luộc cua lên thì cua sẽ không có nhiều chất dinh dưỡng hoặc là rất ít có thịt lắm.

Các bạn cần phải rửa con cua biển này cho thật là sạch sẽ để cho con cua không còn có vi khuẩn, bùn đất dơ bẩn bằng cách là lấy ra sẵn sàng một chiếc bàn chải cũ, chúng ta chà xát thật là mạnh mẽ vào mai cua và càng cua, nói chung là tất cả nguyên con cua biển.

Cách luộc cua biển ngon như ngoài tiệm thì cua biển các bạn nên luộc thật chín, không nên luộc sơ vì nếu cua biển chưa chín sẽ độc, dễ đâu bụng.

Mẹo giúp cách luộc cua không bị rụng càng: Chọc tiết cua

Cua bị rụng chân là do tiến hành hấp hay luộc khi cua vẫn sống. Khi bị nóng cua sẽ giãy nên rụng chân. Vì thế trước khi hấp hay luộc thường phải làm chết cua để không rụng chân và dễ rửa sạch.

Cách thông thường nhất là “chọc tiết” cua: là dùng 1 cái đinh nhọn, cắm vào ức cua ở điểm đầu mút của yếm cua (hình tam giác), đó là tim cua. Điều này sẽ làm chảy bớt chất dịch hoi trong máu cua (khi ăn sẽ không hoi và đắng) và cua sẽ đờ ra ngất. Lúc đó bạn cắt dây buộc và dễ dàng rửa sạch.

Sau đó, cho cua vào nồi hấp với lượng nước hấp vừa đủ, không quá nhiều vì sẽ trở thành món luộc chứ không phải hấp! Và chỉ hấp trong khoảng 10 phút (kể từ khi nước sôi), cua vừa chín là được (vỏ cua sẽ có màu đỏ), hấp lâu quá cua sẽ rụng chân. Ngoài ra khi hấp hay luộc nên để ngửa cua thì nước ngọt sẽ đọng lại trong mai cua.

Cách luộc cua biển với bia vừa chín, không gãy càng

Cách luộc cua ngon, nhất là cua biển đòi hỏi bạn phải nắm được một vài nguyên tắc nhất định để đảm bảo cua không bị sống, không bị rụng càng hoặc chân khi luộc.

Chuẩn bị nguyên liệu gồm có:

  • Cua thịt còn sống: 2 – 3 con (tuỳ số lượng người ăn)
  • Gia vị thưởng thức cua: muối, tiêu, chanh, tương ớt
  • Dụng cụ: dao nhọn, nồi luộc

Bước 1: Sơ chế cua

Trước khi luộc cua, bạn cần làm chết cua rồi rửa sạch. Ở nhiều vùng miền, bước này còn gọi là “cắt tiết” cua thịt. Việc làm chết cua trước sẽ giúp cho càng và chân cua không bị rụng trong quá trình luộc.

Để “cắt tiết” cua, bạn dùng đầu mũi dao nhọn đâm nhẹ vào đầu tam giác của phần yếm cua rồi giữ nguyên chừng 1 phút cho cua chết hẳn. Làm xong, bạn đem cua đi rửa sạch bùn đất bám ở phần mai, yếm, khe càng.

Bước 2: Luộc cua

Xếp cua vào nồi luộc. Cầu kỳ và để món cua luộc ngon hơn, bạn có thể đập dập một vài nhánh sả và gừng rồi xếp dưới đáy nồi. Đổ nước bằng mặt cua hoặc chỉ nhỉnh hơn một chút sau đó đặt nồi lên bếp.

Luộc cua với mức lửa vừa trong khoảng 5 phút. Sau 5 phút, bạn tắt bếp và giữ cua nóng trong nồi thêm 1 – 2 phút nữa cho cua chín mềm hẳn. Lưu ý là không nên luộc sơ cua vì có thể gây ngộ độc khi ăn.

Bước 3: Thưởng thức món cua luộc

Sau khi cua chín hẳn, bạn vớt cua ra và thưởng thức khi cua còn nóng. Không nên ăn cua khi đã nguội bởi lúc này cua không còn ngon và dễ có mùi tanh. Chấm kèm thịt cua với tương ớt hoặc muối tiêu chanh đều hợp.

Ngoài món cua luộc thì để giữ được nguyên vị thơm ngọt từ thịt cua, bạn có thể áp dụng phương pháp làm chín cua bằng cách hấp. Trong đó, cách hấp cua phổ biến nhất vẫn làm hấp với bia, sả. Đê thực hiện, bạn làm như sau.

Bước 1: Chuẩn bị nồi hấp

Đập dập 3 nhánh sả + ½ của gừng + ½ quả ớt hiểm. Xếp phần nguyên liệu này vào dưới đáy nồi rồi đổ 1 – 2 lon bia (tuỳ lượng cua bạn hấp) vào trong. Cuối cùng, bạn đặt cua vào đĩa rồi đặt lên xửng hấp. Đặt xừng hấp vào nồi.

Bước 2: Hấp cua

Tiến hành hấp cua với bia trong khoảng 15 phút tính từ lúc nồi lên hơi. Nếu bạn hấp nhiều và cua to thì cần tăng thời gian hấp lên từ 20 – 25 phút. Sau khi hấp xong, vẫn giữ nguyên cua trong xửng cho cua nóng và đậm vị hơn.

Ưu điểm của món cua hấp bia đó là nước ngọt từ cua sẽ chảy ra đĩa, do vậy bạn có thể thưởng thức phần nước này nếu muốn. Thêm vào đó, các chất ngon có trong cua sẽ không bị hoà tan với nước luộc, thịt cua sẽ mềm và ngon hơn.

Cách chọn cua ngon làm cua luộc, cua hấp

Nên chọn mua những con cua có màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thì thấy rắn chắc, không xốp. Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể chọn cua đực hoặc cua cái.

Không nên chọn những con cua gầy nhỏ, mai hơn xanh và cầm có cảm giác nhẹ. Đặc biệt không nên chọn cua đã chết, ươn hay chân càng lỏng lẻo để tránh ăn không ngon và có thể bị ngộ độc.

Với cách luộc cua trên đây, bạn cũng có thể áp dụng tương tự với các loại chân khớp khác như ghẹ hay ba khía. Đây là công thức tương đối phổ biến được nhiều nhà hàng sử dụng, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của món cua luộc nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công món cua luộc.

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau