Xem Nhiều 12/2024 # Cua Huỳnh Đế Lý Sơn Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu Giá Rẻ? # Top Yêu Thích
Nhiều bạn đọc thắc mắc: cua huỳnh đế giá bao nhiêu 1kg? cua huỳnh đế làm gì ngon? ăn cua huỳnh đế cần lưu ý điều gì? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc kể trên
Cua huỳnh đế giá bao nhiêu 1kg?
Ai đến Lý Sơn cũng đều mong được thưởng thức cua huỳnh đế (có nơi gọi là cua hoàng đế) – loại cua có mai dày, cứng, màu đỏ hồng, thịt chắc, ngọt. Trong lịch sử, cua huỳnh đế đã từng là đặc sản tiến vua. Tuy nhiên, không phải mùa nào trong năm cũng có cua huỳnh đế.
Giá cua huỳnh đế giao động theo mùa và nhu cầu của thị trường. Nhu cầu của khách hàng cao, ngư dân đánh bắt nhiều thì giá có giảm đôi chút. Khi khan hiếm thì giá đội lên cao. Mặt bằng chung thì cua huỳnh đế loại đang bơi, cỡ 0,7- 0,9 kg có giá 1.000.000đ/kg. Nếu là cua “ngất” (cua có dấu hiệu sắp chết hoặc vừa mới chết – thịt vẫn còn tươi) giá chỉ 600.000đ/kg.
Vào mùa du lịch: Đối với sản phẩm từ 1kg mỗi con trở lên có giá một triệu đồng một kg, con nặng nhất là 1,5 kg. Còn thời điểm trái mùa (cua huỳnh đế khan hiếm) có lúc giá đội lên 1,5 triệu đồng một kg. Đối với loại 700 – 900 gram một con giá bán là 850.000 đồng một kg, còn loại 4 đến 5 con một kg có giá 450.000 đồng.
Giá cập nhật liên tục nên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nhé bạn!
Cua huỳnh đế làm gì ngon?
Cua huỳnh đế rang me
Vị chua ngọt của nước sốt me cùng với thớ thịt trắng thơm ngon, ngọt và mùi thơm quyến rũ, dù có biến hóa một xíu thì vẫn giữ được vị ngon vô cùng.
Nguyên liệu cần cho món ăn:
- 1 con cua huỳnh đế khoảng 800gr.
- 50gr me đã bỏ hạt.
- Hành lá, ngò, đường, nước mắm ngon.
Cách chế biến:
- Cua huỳnh đế rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Riêng 2 càng để nguyên.
- Ướp cua với một ít nước mắm, hạt nêm, tiêu, cho thấm gia vị.
- Bắt chảo lên bếp, cho tỏi vào phi, cho me, đường, nước mắm ngon vào đảo thành một hỗn hợp, thêm ít bột mì hoặc bột năng.
- Nêm nếm lại cho vừa có vị chua ngọt.
- Cho cua vào đảo đều, đậy nắp lại, để lửa riu riu đến khi chín.
- Cho hành lá, ngò vào. Ăn nóng với cơm và muối tiêu chanh.
Cua huỳnh đế nướng muối ớt xanh
Nguyên liệu cần cho món ăn:
- 1 con cua huỳnh đế khoảng 1kg.
- Ớt sừng xanh.
- Muối hột.
- Mỡ hành (nếu thích)
Món ăn này chế biến rất đơn giản.
- Cua rửa sạch, để thật ráo nước rồi đâm muối hột với ớt xanh cho thật nhuyễn
- Cho muối lên giấy bạc rồi đặt cua lên.
- Gói lại, nướng với than hoa.
- Khi cua huỳnh đế chín, gỡ ra, ăn với nước mắm chua ngọt, cuốn thêm bánh tráng và rau sống. Rất thơm ngon và hấp dẫn.
Cua huỳnh đế hấp muối tiêu
Đơn giản nhất nhưng lại là món ngon nhất, cua Huỳnh Đế hấp với muối tiêu ớt xanh dân dã sẽ giúp giữ được hương vị thơm ngon vô cùng của thực phẩm. Đặc biệt nếu có gạch thì gạch rất chắc, béo ngậy và thơm
Cháo cua huỳnh đế
Thêm một món ăn chế biến truyền thống tuy khá đơn giản nhưng không dễ khiến nhiều người sau một lần thưởng thức phải nhớ mãi là cháo cua huỳnh đế. Với mùi thơm đặc trưng, cháo cua huỳnh đế có thể bồi bổ cơ thể cho phụ nữ, tăng cường sinh lực cho đàn ông và tốt nhất khi dùng cho những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
Một vài lưu ý khi ăn cua huỳnh đế bạn cần biết!
Không ăn cua chết Người ta thường nói “một con cua chết hỏng cả nồi canh”, nguyên nhân là do trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine. Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn phát triển rất mạnh trong cơ thể, đặc biệt có axit amin histidine – là loại acid “tối cần thiết”; nhưng khi cua chết, nó biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người. Nếu cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị nôn, đau đầu, choáng váng…
Khi nấu canh cua bạn đã nấu chín kỹ nhưng không ăn hết, sau đó bạn ăn lại vì sợ phí hoài là một sai lầm có hại cho sức khỏe. Lý do là trong thịt cua có rất nhiều chất đạm, để lâu rất dễ bị ôi thiu, ô nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Do đó, với cua nên chế biến đến đâu ăn hết đến đó. Nếu thực sự còn nhiều, ăn không hết, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh, hoặc để nơi thoáng đãng, sạch sẽ, và nên phải đun nấu lại thật kỹ trước khi ăn.
Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (trùng hút máu phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”. Nang trùng loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống … còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Dạ dầy là nơi chứa nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và tạp chất có độc. Cua ở sông hồ biển thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng. Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi.
Trong và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng acid trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài. Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thức này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Những đối tượng “xung” không ăn cua: Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.