Cá ngựa ngâm rượu với gì – trị bệnh gì – cách phân biệt thật giả


2,734 lượt bình chọn

Cá ngựa ngâm rượu với gì – trị bệnh gì – cách phân biệt thật giả

  • 💵 1.800.000 đ/bình
  • MSP: 0187
Đặt Hàng Online

Top Sale 11/2024 # Cá Ngựa Ngâm Rượu Với Gì /️ Trị Bệnh Gì /️ Cách Phân Biệt Thật Giả # Top Yêu Thích

Rượu cá ngựa được ngâm như thế nào để chữa bệnh? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về công dụng của cá Ngựa ngâm rượu. Hải sản Ông Giàu luôn mong muốn mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Cá ngựa ngâm rượu với nhiều tác dụng tốt

Cá ngựa ngâm rượu với nhiều tác dụng tốt

Cá ngựa ngâm rượu có tác dụng gì

Cá ngựa hay còn gọi là Hải Mã có tác dụng bổ thận tráng dương thường được dùng trong điều trị các bệnh: suy nhược cơ thể, liệt dương, xuất tinh sớm, đau lưng, hiếm muộn ở nam và nữ, lãnh cảm ở phụ nữ, hen suyễn… Vị thuốc này chủ yếu có ở các vùng biển Việt Nam, Đông Nam Á, Trung Quốc…

– Nhờ tác dụng tuyệt vời trong việc giúp tăng cường và cải thiện khả năng sinh lý nên cá ngựa từ lâu đã trở thành vị thuốc hàng đầu trong nhóm thuốc bổ thận tráng dương của Đông y. Nhân sâm được xem là bảo vật của vùng đất phương Bắc thì cá ngựa là bảo vật của vùng biển phương Nam, thế nên cổ nhân có câu “Bắc địa nhân sâm, Nam phương hải mã”.

– Cá ngựa khô (hải mã) là vị thuốc được các lương y, bác sĩ tại phòng khám Y Tâm Đường thường xuyên sử dụng để điều trị các chứng suy giảm khả năng sinh lý, hiếm muộn… Vị thuốc này được phòng khám Y Tâm Đường chú trọng tuyển chọn rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Cách phân biệt thật giả và nhận biết cá ngựa chất lượng

1. Quan sát hình dáng bên ngoài:

– Độ bóng: cá ngựa khô loại tốt được sơ chế từ cá ngựa tươi, bề mặt có độ bóng, óng ánh dưới ánh sáng. Cá ngựa loại kém sẽ không thấy điều này. – Độ cứng và dẻo dai: cá ngựa khô loại tốt rất cứng, khi nhúng ướt sẽ rất dẻo dai có thể uốn cong được, không dễ bẻ gãy hay bóp vụn bằng tay. Cá ngựa loại kém dễ dàng vụn nát khi bóp nhẹ.

– Độ khô nhám: Loại tốt được phơi khô hoàn toàn khi sờ thấy khô, bề mặt nhám. Trong khi loại kém do giữ ẩm nhiều để tăng cân nặng nên khi sờ thấy ẩm và nhớt. – Nguyên vẹn: Cá ngựa loại tốt phải còn nguyên vẹn: thân, đuôi, miệng và cặp mắt. Khi phơi khô mắt có màu ghi và co sâu vào trong hốc mặt.

Phải biết cách phân biệt và chọn cá ngựa ngon

Phải biết cách phân biệt và chọn cá ngựa ngon

– Kích thước: Cá ngựa trưởng thành bắt đầu có thể sinh sản, có kích thước lớn từ 6 cm trở lên. Cá ngựa có kích thước quá nhỏ sẽ có tác dụng bồi bổ và chữa bệnh kém hơn

– Quy trình sơ chế: Cá ngựa loại tốt thường là hàng để xuất khẩu hay hàng tuyển chọn nên hình dáng nguyên vẹn, thường được ghép thành cặp đực cái. Cá ngựa khô loại này được sơ chế rất kĩ từ cá ngựa tươi, khi gần khô người ta vuốt đuôi cá cho thẳng để trông đẹp hơn và để dễ phân loại theo chiều dài.

2. Mùi vị: Cá ngựa khô loại tốt có mùi tanh nhẹ, khi ngửi thấy thơm, dễ chịu như mùi cá khô. Loại phẩm chất kém có mùi tanh nồng nặc, có thể gây cảm giác buồn nôn. Cá ngựa khô loại tốt khi nướng lên rất thơm, ăn có vị ngọt và hơi mặn. – Cá ngựa giả được làm bằng nhựa, thường được ngâm vào rượu để dễ lừa bịp khách hàng. Khi đốt những con cá ngựa này trên lửa thì thấy bốc mùi nhựa cháy khét. Cá ngựa đã qua ngâm rượu, thân cá mục nát, có mùi nồng của rượu và mùi thuốc bắc.

CÁCH DÙNG CÁ NGỰA KHÔ (hải mã, seahorse): Cá ngựa thường được dùng ngâm với rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hoặc chế biến thành món ăn. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như:

Cách món ăn giúp tăng cường sức khỏe và sinh lý từ cá ngựa khô

  • Cá ngựa hầm cật lợn (thận lợn)

Dùng liền 15-20 ngày. Dùng cho các trường hợp thận hư, tinh trùng yếu, liệt dương, hiếm muộn, lãnh cảm, đau lưng, thoái hóa cột sống.

Cá ngựa được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn ngon

Cá ngựa được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn ngon

Cách làm như sau:

– Cá ngựa 1 cặp (đực và cái) nướng sơ cho vàng, thơm rồi cắt thành từng khúc nhỏ, rửa nhanh bằng nước sạch

– Cật lợn 1 cặp bổ đôi, cắt bỏ những phần trắng và đỏ sậm trên cật đi. Cho muối, một ít giấm trắng và nước để ướp cật trong khoảng 10 phút, để khử hết mùi hôi

– Một ít thịt nạc rửa sạch

– Cho cá ngựa và thịt nạc vào nồi, đổ vào 1,5 bát nước (300 ml), chỉnh lửa nhỏ hầm trong 60 phút

– Đổ tất cả vào một nồi khác, cho thêm vào một ít muối

– Sau cùng, cho cật lợn vào nồi, đun sôi 10 phút là có thể dùng được

Hướng dẫn ngâm rượu cá ngựa

– Ngâm theo cách sau sẽ có công dụng bổ thận tráng dương (mạnh sinh lý, kích thích sự giao hợp, kéo dài thời gian giao hợp), điều khí hoạt huyết:

– Dùng 50 gr hải mã, mổ bỏ nội tạng, sao vàng, giã nát, 20 gr nhân sâm, 20 gr lộc nhung, 20 gr dâm dương hoắc, cùng với 50 gr ba kích, 20 gr đỗ trọng, 20 gr câu kỷ tử, 30 gr long nhãn, 20 gr ngưu tất, 10 gr phá cố chỉ và 5 lít rượu gạo 40 độ.

Cách ngâm rượu cá ngựa

Cách ngâm rượu cá ngựa

– Tất cả đem ngâm chung trong 15 ngày. Cứ 5 ngày thì lắc bình rượu một lần để hoạt chất tan đều.Chiết lấy rượu thuốc, ép bã thuốc cho ra hết rượu, để 2 ngày cho lắng cặn, lọc lấy rượu cho vào bình thủy tinh, hoặc bình sành, sứ đậy kín để dùng từ từ (ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30 ml), trước bữa ăn), để chủ trị liệt dương, di tinh, thần kinh yếu… Nhưng, không dùng cho phụ nữ có thai.

Các bài thuốc ngâm rượu cá ngựa bổ thận tráng dương. Cách dùng phổ biến nhất là ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hoặc chế biến thành món ăn. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như:

* Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml, có thể pha thêm mật ong. Cách này dùng chữa liệt dương, và phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

  • Cá ngựa 5g, đương quy 10g, đem nấu với 200 ml, nấu còn lại 50-70 ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày để chữa hen suyễn khò khè.
  • Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, cắt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột. Bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, rồi đem hấp cách thủy.

Trị viêm thận bằng rượu ngâm cá ngựa

Ăn hết trong ngày, dùng liền 15-20 ngày cho người viêm thận mạn tính.

Cá ngựa ngâm rượu: Cá ngựa một cặp, đại hồi 6g, dâm dương hoắc 6g, khởi tử 12g, câu kỷ tử 10g. Ngâm các nguyên liệu trên vào nửa lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 30 ml. Dùng cho trường hợp di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.

Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương.

Cá ngựa từng đôi (cứ 1 con đực 1 con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4-6g, uống với nước nóng, ngày uống 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, suy nhược thần kinh.

Giá cá ngựa hiện nay và cách uống rượu ngâm đúng cách

– Theo y học cổ truyền, cá ngựa có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào kinh can thận. Có tác dụng ôn thận, bổ thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, nam giới bất lực về sinh lý, nữ giới lãnh cảm, di tinh di niệu, suy nhược cơ thể, vô sinh hiếm muộn. Ngoài ra, cá ngựa còn được dùng trị đau lưng, thoái hóa cột sống, mụn nhọt, sang lở, hen suyễn…

Bộ phận dùng: Cả con cá ngựa. Khi cá bắt về rửa sạch phơi hay sấy khô. Người ta thường dùng theo cặp, mỗi cặp có cả con đực và cái

Giá bán cá ngựa hiện nay bao nhiêu

Giá bán cá ngựa hiện nay bao nhiêu

  • Liều dùng làm thuốc: 4 – 12g mỗi ngày.
  • Liều dùng khi ngâm rượu 1-5 cặp/1 lít rượu
  • Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, nóng nhiệt, cảm sốt, phụ nữ có thai không dùng.
  • Rượu cá ngựa được bán theo bình: Giá :1.800.000 vnđ/bình

Mua rượu cá ngựa ngâm, bạn có thể liên hệ tại Hải sản Ông Giàu để được tư vấn nếu chưa nắm rõ thông tin. Nhân viên Ông Giàu nhiệt tình giải đáp giúp quý khách hàng có nhu cầu cần nhận biết cá ngựa thật giả hay cần mua bình rượu ngâm cá ngựa chất lượng.

 

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau