CÁCH NHẬN BIẾT MỰC TƯƠI: Đơn giản nhất là mua về ăn thử….he… he (Mua ít thôi, ăn ngon lần sau mua nhiều ăn cho đã…) Mực tươi thịt sẽ ngọt và giòn. Mực tươi túi mực không bị vỡ, mắt sáng, tròng trắng và tròng đen phân biệt rõ ràng. Mực tươi sẽ có mình hàng sáng trong (nhưng không giống như khi chúng ta coi trên kênh Discovery thấy cả nôi tạng đâu nhé …hi..hi..) Thân con mực có những đốm đỏ li ti, dân trong nghề gọi là nỗi hạt mè(da ống ánh, không bị tróc) Các bạn để ý mực mua ở ngoài chợ thậm chí là ở trong siêu thị mình hàng của nó có màu trắng đục như sữa(đối với mực đã lột da), các đốm hạt mè đã bị nhòe (đối với mực chưa lột da), ăn không có vị ngọt của mực, đó là con mực đã bị ươn. CÁCH NHẬN BIẾT BẠCH TUỘC TƯƠI, KHÔNG NGÂM NƯỚC: - Bạch tuộc tươi phần lưng sẽ có màu xanh, bên dưới bụng các thớ thịt màu trắng sáng (hàng ngâm nước sẽ có màu trắng đục) - Hàng đã ngâm nước khi chế biến (nướng hoặc xào) nước sẽ ra rất nhiều,con tuộc sẽ teo lại, nhiều khi ăn xong nhìn xuống dĩa sẽ thấy nước trong dĩa rất nhiều, với những loại hàng này thì tuộc sẽ không còn ngọt thịt nữa.
Bạn thắc mắc: " Mực - bạch tuộc có bao nhiêu loại, loại nào ăn ngon nhất?". Có lẽ đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp cho câu hỏi trên, mời các bạn cùng xem lời giải sau. Có nhiều loại mực và bạch tuộc khác nhau Mực - Bạch tuộc có bao nhiêu loại hiện nay
Nói về hải sản, bạn không thể nào kể hết tất cả các loại chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Mỗi loại hải sản có những loại khác nhau. Tôm, cua, cá, mực,... có vô số loại khác nhau. Sau đây Hải sản Ông Giàu sẽ giúp bạn hiểu thêm về Mực - Bạch Tuộc. Hiện nay, tại Hải sản Ông Giàu đang có bán các loại mực sau: Mực ống, mực lá, mực nang, mực trứng, mực sữa, mực khô làm từ mực ống, mực khô làm từ mực nang, mực khô tẩm gia vị,...Với nhiều loại mực như vậy, tùy vào khẩu vị và các chế biến hoặc nhu cầu món ăn mà dùng loại mực khác nhau. Ví dụ: Mực khô được làm từ mực Ống sẽ rất ngon, hay để dùng nấu lẩu thì bạn có thể dùng mực lá hoặc mực ống nhỏ. Để chiên nước mắm thì thường dùng loại mực nang để ít bị teo nhỏ khi chiên hay xào mà thịt mực cũng rất dày. Hay để dùng làm món hấp gừng thì đầu bếp lại hay dùng mực trứng hoặc mực sữa. Như vậy, tùy thuộc sở thích và món ăn mà người ta đánh giá mức độ ngon dở của các loại mực. Chẳng có một thước đo rõ ràng nào cho việc đo độ ngon với từng người. Chính vì thế, nếu muốn, bạn có thể thử hết những loại mực này để tự tìm cho mình món mực mà bạn yêu thích.
Về Bạch tuộc, hiện tại Hải sản Ông Giàu có bán 2 loại đó là bạch tuộc tươi bảo quản lạnh và bạch tuộc sống. Bạch tuộc sống là những con rất nhỏ có kích thước chừng 12 - 16 hoặc đến 30 con/kg. Loại bạch tuộc nhỏ này có nhiều nơi gọi là "con ruốc lỗ". Loại bạch tuộc này thường dùng để làm những món ăn đòi hỏi nguyên liệu tươi thật ngon như bạch tuộc nhúng giấm, lẩu bạch tuộc. Loại thứ 2 đang được bán tại Hải sản Ông Giàu đó là Bạch tuộc tươi bảo quản lạnh, mỗi có có thể lên đến 1 - 2 kg/con. Loại bạch tuộc này được bảo quản lạnh nên thích hợp với các món ăn như mực nướng. Nhiều loại mực - bạch tuộc vậy loại nào ăn ngon nhất
Mục - bạch tuộc có bao nhiêu loại thì qua phần trên chắc chắn bạn đã biết. Đánh giá về mức độ ngon của hải sản đối với từng người có một thước đo khác nhau. Tuy nhiên, nói thẳng vấn đề, tốt nhất bạn nên chọn các loại mực, bạch tuộc tươi sống từ những nơi cung cấp an toàn và chất lượng. Trở thành một nơi bán hàng chất lượng không phải là một điều dễ dàng mà đó là sự cố gắng không ngừng nghỉ của cả một đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình. Hải sản Ông Giàu luôn hân hạnh phục vụ các bạn khi có nhu cầu mua Mực - Bạch tuộc và nhiều loại hải sản tươi sống khác. Món mực - bạch tuộc nào ngon nhất hiện nay
Tóm lại, mưc - bạch tuộc có bao nhiêu loại? Câu trả lời là có rất nhiều loại khác nhau trong số hải sản tươi sống trên thế giới. Nói về loại mực hay bạch tuộc ngon nhất lại càng khó so sánh hơn khi mỗi loại có một đặc trưng, vị ngon riêng. Chính vì vậy, hãy tự mình khám phá hải sản ngon nào.
Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam cần giải quyết ngay những bất cập còn tồn tại; nếu không có kế hoạch dài hạn và quyết liệt thì ngành tôm khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD đến năm 2025. Đó là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” do Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận và Sở NN&PTNT Bình Thuận tổ chức sáng nay tại Bình Thuận. Toàn cảnh Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” Cần 130 tỷ con giống mỗi năm Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2016, sản lượng giống tôm nước lợ cả nước đạt hơn 104,4 tỷ con (bằng 130,5% so kế hoạch). Tính đến hết tháng 3/2017, cả nước có 1.863 cơ sở sản xuất cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ; trong đó, 1.297 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 566 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, sản xuất 22,7 tỷ con giống. Với nhu cầu tôm giống hàng năm của nước ta khoảng 130 tỷ con thì số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất giống là 230.000 con (trong đó 200.000 con tôm thẻ chân trắng và 30.000 con tôm sú). Hiện tại, nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất giống chủ yếu từ 3 nguồn là đánh bắt tự nhiên, nhập khẩu và sản xuất trong nước. Với tôm sú bố mẹ, sản xuất trong nước khoảng 8.000 - 10.000 con, nhập nội khoảng 3.000 con, còn lại là khai thác từ tự nhiên. Tôm sú bố mẹ sản xuất trong nước chủ yếu từ Công ty TNHH Moana Ninh Thuận. Năm 2016, Công ty sản xuất được gần 10.000 con tôm sú bố mẹ. Với tôm thẻ chân trắng, chủ yếu được nhập hẩu từ ISI (Mỹ), SIS (Singapore), kona Bay (Mỹ) và CP (Thái Lan). Tuy nhiên, ngành sản xuất tôm giống hiện nay đang có nhiều bất cập, như: Các cơ sở chưa thực hiện công bố chất lượng tôm giống sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu và tôm chọn tạo trong nước để người nuôi lựa chọn. Nhiều cơ sở tôm giống chỉ thu gom tôm giống trôi nổi, không có nguồn gốc, đóng bao bì nhãn mác và cung cấp cho người nuôi, không chịu bất kỳ một kiểm tra, kiểm soát nào. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn còn sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc để sản xuất tôm giống và cung cấp Nauplius cho các cơ sở ương dưỡng. Chẳng hạn như trường hợp ở Bạc Liêu, từ danh sách 17 cơ sở trốn kiểm dịch do Thanh tra Sở NN&PTTN Bạc Liêu cung cấp, tháng 3/2017, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Cục An ninh kinh tế (A86) tổ chức Đoàn thanh tra đột xuất các sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Qua kiểm tra chỉ có 6/11 cơ sở có địa chỉ sản xuất, còn lại không tìm thấy. Trước đó, tại Phú Yên, theo phản ánh của người dân, trên địa bàn tỉnh xuất hiện những cơ sở sản xuất giống sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc. Ngay sau khi nhận được thông tin, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với A86 và An ninh kinh tế tỉnh Phú Yên (PA81) tiến hành thanh tra và xử lý đối với 4 cơ sở, tiêu hủy 4.400 con bố mẹ. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Trần Đình Luân, những vụ việc trên đều được phát hiện và xử lý kịp thời dựa trên nguồn thông tin cung cấp từ địa phương, hiệp hội, doanh nhiệp…; Đây là minh chứng cho sự phối hợp có hiệu quả, do đó cần tăng cường sự phối hợp này để hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh tôm giống ngày càng tốt hơn. Ông Trần Đình Luân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội nghị Cách nào để nâng chất lượng? Ông Phan Tuấn Cự, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận cho rằng, những bất cập trong sản xuất tôm giống hiện nay còn quá nhiều. Cần phải có những giải pháp để tháo gỡ ngay. Hiệp hội Tôm Bình Thuận kiến nghị Tổng cục Thủy sản cần sớm xây dựng Đề án tổng thể về quản lý ngành tôm Việt Nam, đặc biệt là quản lý giống tôm nước lợ, trong đó có những nội dung chính gồm: Sớm xây dựng và ban hành điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ, từ đó phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống, dần loại bỏ những cơ sở không đủ điều kiện; Xây dựng Quy trình quản lý kiểm soát có điều kiện đối với tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm bố mẹ sản xuất trong nước; Xây dựng quy định về quản lý, nhật ký sản xuất tôm giống; Xây dựng quy trình quản lý, nhật ký sản xuất tôm giống; Thường xuyên có kế hoạch kiểm soát dịch bệnh, quy định lấy mẫu định kỳ xét nghiệm để kiểm tra dịch bệnh trong sản xuất kinh doanh tôm giống; Ban hành quy định quản lý xuất bán, công bố chất lượng đúng thực tế sản xuất; kiểm dịch chất lượng tôm giống: Trên giấy kiểm dịch phải thể hiện đầy đủ thông tin nguồn tôm bố mẹ, hoặc nguồn nauplius, nguồn giống mua tại công ty nào về dèo hoặc đang lưu hành kinh doanh; Cần có quy định thủ tục chặt chẽ hơn về giống nhập tỉnh. Sau khi hoàn thành Đề án, căn cứ để soạn thảo thông tư mới cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế hiện nay nhằm thay thế những thông tư cũ không còn phù hợp hoặc thiếu như hiện nay. Trong đó, cần quy định rõ hơn trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan chức năng địa phương. Mặt khác, cũng cần sớm có kế hoạch tổ chức Hội nghị cung ứng giống tôm nước lợ tại ĐBSCL có đầy đủ các thành phần trong chuỗi ngành tôm cùng tham gia, nhằm tìm ra giải pháp phù hợp cung ứng tôm giống tốt hơn cho người nuôi tôm quảng canh, dần thay thế các chợ tôm ở ĐBSCL. Bên cạnh đó, cũng cần phân rõ chức năng nhiệm vụ quản lý dịch bệnh trên tôm giống. Chi cục Thú y ở địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phòng chống trên tôm nhưng không thực hiện kiểm dịch tôm giống. Chi cục Thủy sản ở các địa phương thực hiện quản lý chất lượng tôm giống và cấp giấy đủ điều kiện xuất bán. Theo ông Trần Công Khôi, Vụ phó Vụ Nuôi trồng Thủy sản, hiện vẫn còn một số tồn tại trong các quy định của pháp luật, chẳng hạn như chế tài xử lý chưa đủ mạnh. Trong tháng 2/2017, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh Bạc Liêu kiểm tra các phương tiện giống lưu thông trên địa bàn tỉnh. Trong 6 đêm kiểm tra 65 phương tiện vận chuyển tôm giống đã phát hiện 31 xe vận chuyển của 17 cơ sở với số lượng hơn 20 triệu con tôm giống không thực hiện kiểm dịch. Theo quy định xử phạt tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 thì chỉ xử phạt đối với hành vi vận chuyển con giống chưa được kiểm dịch hoặc chở quá số lượng trên 10% thì bị phạt tiền 3 - 4 triệu đồng. Với mức phạt trên có lẽ tính răn đe còn chưa cao. Đã đến lúc cần có những biện pháp mạnh tay và quyết liệt để ngành sản xuất tôm giống ngày càng nâng cao chất lượng, góp phần tạo những vụ mùa bội thu cho bà con, hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD mà Chính phủ đã đặt ra. Theo Hồng Thắm - Thủy sản Việt Nam
Bạch tuộc Nhật Bản được nhập khẩu về Việt Nam với khối lượng lớn, thịt săn chắc dai ngon nên nhiều người tìm mua bạch tuộc Nhật về chế biến món ăn ngon và thưởng thức. Tuy nhiên, giá bạch tuộc Nhật Bản không ngừng thay đổi, bạn nên chọn nơi bán thích hợp và uy tín để đặt mua bạch tuộc nhập khẩu. Với khối lượng mỗi con rất lớn nặng từ khoảng 1,3kg/con (khoảng 3 con/5kg). Bạch tuộc được bắt tại Nhật Bản, sau đó cho bảo quản lạnh ở nhiệt độ - 18 độ C để đảm bảo bạch tuộc thịt vẫn còn tươi mới như vừa mới được bắt lên. Cái cảm giác giòn tan khác hẳn với khi thưởng thức các loại cá hải sản mà bạch tuộc Nhật mang để đã làm "điên đảo" thực khách gần xa, nó làm món bạch tuộc nơi đây nổi tiếng đến mức được xuất khẩu ra tận nhiều nước phát triển mới.
Bán bạch tuộc Nhật Bản tại TpHCM
Bạch tuộc là loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến món ăn rất quen thuộc của đầu bếp Nhật Bản tương tự như Sashimi, takoyaki, sushi, akashiyaki,...Bạch tuộc Nhật bản Tako thịt rất giòn, bùi ngọt. Cảm giác ăn một miếng bạch tuộc giòn ngọt, mùi mù tạt hăng nồng, vị đậm đà của xì dầu sẽ làm bạn khó quên.
Hải sản Ông Giàu chuyên cung cấp các hải sản nhập khẩu Nhật Bản uy tín, chất lượng. Để mua Bạch Tuộc Nhật Bản, bạn chỉ cần gọi đến Hotline để đặt hàng nhanh chóng và tiện lợi. Giá bạch tuộc Nhật hiện nay bao nhiêu 1 kg
Bạn có muốn thưởng thức một món bạch tuộc thật khác lạ, vị giòn tan, ăn dai dai cực đã? Bạch tuộc nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ mang đến cho bạn sự mới lại trong hương vị. Đặc biệt, khi mua hải sản tươi sống tại công ty Ông Giàu, bạn sẽ được giao hàng tận nơi tiện lợi và nhanh chóng. Giá bạch tuộc nhập khẩu Nhật Bản: 750k/kg Quy cách: Bạch tuộc Nhật bảo quản lạnh nhiệt độ - 18 độ C Kích cỡ khoảng 1.3 kg/con Cách thức đặt hàng: Bạn chỉ cần gọi đến Hotline hoặc inbox trực tiếp website để được trả lời, giải đáp nhanh các thắc mắc.
Các món ăn ngon gợi ý với Bạch tuộc Nhật Bản: Bạch tuộc Nhật nướng muối ớt Bạch tuộc Nhật làm món takoyaki, sushi, Sashimi Nhanh tay đặt hàng mua bạch tuộc Nhật Bản để về thưởng thức ngay hương vị mới lạ của Bạch Tuộc nhập khẩu. Chúc các bạn có những món ăn thật ngon, hợp khẩu vị. Mọi chi tiết về bạch tuộc Nhật, quý khách vui lòng gọi đến Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất. Nhiều món ăn ngon đang đợi bạn thưởng thức với hương vị hải sản nhập khẩu mới này.
Trong hai ngày 10-11/1, các chủ tàu hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa đã đưa tàu trở về cập cảng cá, sau chuyến đi biển xa bờ 20-25 ngày. Tại tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, nhiều tàu cập cảng mang theo từ 35-50 con cá ngừ đại dương, tương đương 1-1,5 tấn. Phân loại cá ngừ đại dương trước khi mang đi tiêu thụ. Theo ông Trần Văn Đạt, Tổ trưởng Tổ Hợp tác nghề cá Phước Đồng liên kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Hưng, chuyến biển đầu tiên của năm 2017, các chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương tham gia Tổ hợp tác bán cá với giá 108.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, khi thu mua doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm 2.000 đồng/kg cá và trao thưởng 3 triệu đồng cho chủ tàu nào bảo quản cá đạt chất lượng tốt. Ông Phạm Hồng Phước, nhân viên kỹ thuật Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải sản Bền Vững trực tiếp đến cảng cá Hòn Rớ kiểm tra chất lượng cá ngừ đại dương để thu mua. Ông Phước cho biết cá ngừ đại dương đạt chuẩn (mỗi con có trọng lượng từ 30 kg trở lên) hiện có giá 110.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với những chuyến biển trước. Thời gian qua, giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa dao động ở mức 90.000-100.000 đồng/kg. Việc cá ngừ đại dương có giá cao như hiện nay là do cung không đủ cầu, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua loại cá này để xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình liên kết giữa các đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương với doanh nghiệp, theo Đề án "Thí điểm Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thu cá ngừ theo chuỗi," đã giúp ngư dân nâng cao chất lượng cá, do đó cá bán được giá cao hơn. Trong năm 2017, ngành thủy sản Khánh Hòa triển khai thêm 3 mô hình liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thu cá ngừ theo chuỗi, giữa các đội tàu khai thác cá ngừ với doanh nghiệp. Đây được xem giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng “được mùa mất giá” vốn đã xảy ra từ nhiều năm qua đối với nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 480 tàu khai thác cá ngừ, sản lượng bình quân hàng năm đạt trên 25.000 tấn; trong đó cá ngừ đại dương khoảng 4.000 tấn. Theo Nguyên Lý/Vietnam Plus
Thay vì nghiên cứu thị trường rồi sản xuất và bán sản phẩm theo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cá tra trong nước lại sản xuất và bán sản phẩm họ đang có. Đây là điểm yếu của ngành cá tra Việt Nam trong việc khai thác thị trường xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu cá tra phải trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh. Nhận định trên được một số nhà chuyên môn và doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo “Nhu cầu thị trường - quan điểm của khách hàng và các nhà bán lẻ châu Âu” được tổ chức hôm nay 6-12, tại Cần Thơ. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Xuân Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cho rằng trước giờ doanh nghiệp chỉ sản xuất cái họ muốn, chứ không phải cái thị trường muốn. Theo ông Thịnh, Dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ đang thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long phải đặt mục tiêu làm thay đổi quan điểm của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, làm ra những sản phẩm có giá trị, sát nhu cầu thị trường EU hơn là chỉ tập trung phát triển số lượng và bán sản phẩm thô. Vậy câu hỏi được đặt ra là nhu cầu thị trường đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, mà cụ thể ở đây là mặt hàng cá tra tiêu thụ ở thị trường EU, ra sao? Ông Axel Hein, chuyên gia của Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Áo, cho biết thông qua cách đặt câu hỏi tại một hội thảo “Hội đồng sáng tạo” được thực hiện tại Áo đối với một nhóm khách hàng trẻ xem họ khi nghĩ tới cá tra là họ nghĩ tới cái gì? “Và kết quả cho thấy họ nói đây là cá nước ngọt, rẻ nhất, được nuôi với số lượng cực lớn hàng năm, đặc biệt cá này không có xương (đã được phi-lê), có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có thể tìm mua được trong các tủ đông tại các siêu thị”, ông Hein cho biết.
Theo ông Axel Hein, do đặc điểm cá không xương, nên có thể đưa thành phần cá tra vào các loại thức ăn dành cho trẻ con, thay vì sử dụng các thành phần khác không phải là cá tra để chế biến như hiện nay. Ngoài ra, có thể làm ra các món như chiên áp chảo cá tra với nhiều loại nước sốt lên bề mặt; cá tra viên vị bạc hà hay các loại cá tra dạng đóng gói… Theo ông Axel Hein, ở trên là những gợi ý sản phẩm doanh nghiệp có thể phát triển và bán ở thị trường EU. Thế nhưng, trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp cá tra Việt Nam hầu như chỉ cung cấp mỗi sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh sang EU. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm mới, để phát triển cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, theo vị chuyên gia đến từ WWF tại Áo nên tăng cường công tác truyền thông thông qua kênh YouTube để giới thiệu các thông tin về phương pháp nuôi, cách thức chế biến hoặc mời những đầu bếp nổi tiếng để họ chế biến các món ăn từ cá tra, giới thiệu cá tra để thuyết phục người tiêu dùng EU… Ông Axel Hein, cũng cho rằng cần phải cải tiến bao bì sản phẩm, chuyển từ bao bì nhựa sang giấy; những thông tin đưa lên bao bì người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và phải chính xác; phải cải thiện mức thu hút trên bao bì; bổ sung các công thức chế biến thức ăn trên bao bì… Trong khi đó, ông Robert Herman, Giám đốc điều hành Công ty Yuu’n Mee (Áo) khuyên các doanh nghiệp phải xây dựng và tạo được sản phẩm cá tra có chất lượng tuyệt hảo, bởi như vậy cá tra Việt Nam mới có thể tiếp cận được các nhóm đối tượng khách hàng ở đẳng cấp cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, theo ông Robert Harman, chuyện quan trọng nhất doanh nghiệp cần làm là phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chí, yêu cầu của thị trường đặt ra.
Mục tiêu 50% doanh nghiệp đạt chứng nhận ASC Theo ông Axel Hein, sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2009 bởi WWF và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm) là một trong những loại sản phẩm được ưu tiên tiêu thụ nhất tại EU. Vì vậy, mục tiêu của dự án SUPA là phấn đấu đến khi kết thúc dự án (tháng 3-2017) có ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến cá tra vừa và nhỏ đạt được chứng nhận ASC. Được biết, hiện nay chỉ có khoảng 35 trang trại cá tra của doanh nghiệp được cấp chứng nhận ASC, chiếm khoảng 16,3% tổng số doanh nghiệp sản xuất cá tra Việt Nam.
Theo Trung Chánh / TBKTSG
Trung Quốc thu mua tôm tạp chất: Nghi có phá hoại kinh tế từ nước ngoài Theo Quang Huy – Pháp Luật – 20 Dec 2014 Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, Tôm được chích tạp chất theo yêu cầu của khách hàng Trung Quốc rồi sau đó cũng là Trung Quốc thu mua tôm tạp chất từ Việt Nam để chế biến xuất khẩu sang nước thứ ba. Hàng loạt cảnh báo hết sức đáng lưu ý liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm đã được các đại biểu lên tiếng tại hội nghị góp ý cho đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất. “Lời như buôn ma túy” Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện nay tình trạng bơm tạp chất chủ yếu là chất agar (bột rau câu) nhằm tăng trọng lượng tôm đang diễn ra tràn lan. Theo ông Quang, trước đây nạn bơm tạp chất chỉ diễn ra nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nhưng giờ đây đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới TP.HCM, Bình Thuận và tận một số tỉnh ngoài miền Bắc. Thậm chí có những nhà máy chế biến cá ở trong khu công nghiệp nay chuyển sang chế biến tôm, họ đầu tư hẳn dây chuyền hiện đại để bơm tôm tạp chất. Theo ông Quang, hiện nay đa phần người nuôi, cơ sở chế biến nước ta bơm tạp chất theo yêu cầu của chính thương lái Trung Quốc. Tôm chứa tạp chất hiện xuất lọt được sang Trung Quốc nhiều nhất, một số sang các thị trường khác nhờ lượng tạp chất bơm vào thấp hơn khoảng 5%-10%. “Siêu lợi nhuận trong sự vụ này như buôn ma túy vậy. Tôm bơm tạp chất sẽ tăng trọng lượng 15%-20%, mỗi ký tôm bơm tạp chất họ lãi 80.000-85.000 đồng. Khổ nhất là nó làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm xấu hình ảnh tôm Việt Nam” – ông cho hay. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (Tổng cục An ninh 2), cho biết trong quá trình ngăn chặn, xử lý tình trạng trên đã có nhiều trường hợp đe dọa cán bộ làm công tác kiểm tra tạp chất. Đối tượng còn manh động dùng hung khí để chống đối. Thậm chí các cơ sở bơm tôm tạp chất còn thuê người đóng giả xe ôm canh gác ngay trụ sở cơ quan chức năng tại địa phương. Theo tướng Thế, hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng (theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 1999). Tuy nhiên, đến nay chưa có đối tượng nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính. Để có hướng xử lý hình sự hành vi này, tới đây Bộ Công an sẽ chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 162 đối với hành vi trên. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, xuất hiện yếu tố nghi ngờ phá hoại kinh tế từ nước ngoài thông qua hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tình hình cho thấy nhiều nhà máy trực tiếp tiến hành bơm chích tạp chất theo yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc. Khi mặt hàng này về nước, chế biến, xuất khẩu sang nước thứ ba, nếu bị phát hiện tạp chất, họ sẽ công bố rộng rãi với đối tác do mua tôm tạp chất từ Việt Nam. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng uy tín hàng hóa Việt Nam mà còn phá hoại chính sách ngăn chặn giảm thiểu tình trạng này trong những năm qua của cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết đây là thông tin có cơ sở, xuất phát từ cách thức giao thương đặc thù của thương lái Trung Quốc. Nhiều trường hợp gây thiệt hại cho người dân, làm mất an ninh kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp như hoạt động ồ ạt thu mua tôm nguyên liệu cuối năm 2013 khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Hay như gần đây là việc thu mua lá khoai lang, rễ tiêu… Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho rằng thực trạng bơm tạp chất vào tôm tràn lan vì cơ chế xử lý chưa đảm bảo tính răn đe. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng này, ông Lân đề nghị cần tăng mức xử phạt hành chính lên cao và hướng truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng đối với hành vi này là chính xác… Cách nhận biết tôm bơm tạp chất Loại tôm bơm tạp chất này nhìn bằng mắt sẽ thấy bóng mướt, nặng cân, màu sắc tươi nguyên như lúc vừa đánh bắt, chỉ khác là toàn thân căng phồng, cảm giác béo nứt vỏ. Chỉ khi người tiêu dùng mua về chế biến mới phát hiện do tôm bị teo lại, chảy hết nước và hỗn hợp chất phụ gia. Loại này thịt thường bở hoặc rữa, không chắc, ăn nhạt hơn so với bình thường. Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu: Sao lại tự chặt chân mình? Theo Hà Văn Thịnh – Một Thế Giới – 21 Dec. 2014 Nạn ‘hổng giống ai’ của xứ ta bây giờ nhiều hơn cả nấm mọc sau mưa. Mới nhất là chuyện nạn bơm tạp chất vào tôm rồi xuất khẩu ra nước ngoài, lợi nhuận bất chính thu được ngang ngửa với buôn… ma túy Điều trớ trêu khó tin đến mức nghe như thể chuyện bịa là chính khách hàng… yêu cầu, “nhờ” ta bơm tạp chất vào tôm rồi cũng chính họ mua về để chế biến mà doanh nghiệp ta vẫn cứ thản nhiên làm, như chưa hề biết đến mấy chữ thắc mắc, băn khoăn; thậm chí đầu tư cả dây chuyền hiện đại để bơm cho nhanh, cho nhiều? Từ xưa đến nay chưa nghe thấy việc cả một hệ thống làm giả được quốc tế hóa ghê gớm như thế mà vẫn cứ tồn tại, ‘liên tục phát triển’, bất chấp mọi hậu quả nghiêm trọng, lâu dài. Tại sao không nghĩ rằng tiếp tay cho nước người gian dối, thiệt hại trước hết là chính mình? Hàng tỷ đô la thu được từ xuất khẩu thủy – hải sản của ta có nguy cơ sụp đổ nếu khách hàng phát hiện cái gọi là công nghiệp bơm tạp chất có nhãn hiệu… made in VN. Kinh doanh như thế chẳng khác gì tự chặt chân chính mình. Cha ông dạy “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Ai cũng có quyền nghi vấn rằng con tôm mới là con đã bị lộ, còn những “bạn bè” chưa bị lộ của nó là những con gì, ai còn dám mua chứ chưa nói chuyện mở thị trường mới, thành công trong cạnh tranh thương hiệu. Làm giả, làm dối thực phẩm bất chấp độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lâu nay là vấn nạn trầm trọng nhưng dường như các cơ quan chức năng vẫn coi đó là “tính ổn định của tội phạm”? Cụm từ tội phạm ổn định nghe đâu là phát ngôn chính thức của một quan chức. Nghe xong chỉ còn biết lắc đầu bởi có ai lại tự hào, tự tấm tắc với tình trạng “tội phạm ổn định” bao giờ. Có những câu hỏi khó như ăn… tỏi nhưng doanh nghiệp của ta không chịu biết, không chịu nghe. Tại sao không thể tự hỏi rằng việc làm giả, làm nhái thì Trung Quốc luôn được coi là đạt đến trình độ phi thường về “nghệ thuật dối trá”, đạt đến mức “cường quốc” về quy mô, mức độ; vậy, sao họ lại nhờ ta làm? Sao không hiểu rằng khi con tôm đó, quy trình chế biến tai họa ấy, nếu bị trừng phạt, doanh nghiệp nước ta sẽ phải lãnh hết, lãnh đủ? Chuyện cái ăn bao giờ cũng là chuyện được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, mạng sống của người tiêu dùng, vì thế, đưa chất độc hại vào thực phẩm không thể coi là chuyện nhỏ, không thể cứ mãi loay hoay, lúng túng nghĩ ra cách để … trừng phạt. Báo chí cho biết, quy mô bơm tạp chất cho con tôm đã lan rộng khắp Nam Bộ, “phát triển” ra Bắc mà vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự, mặc dù điều 162 Luật Hình sự đã quy định rõ ràng? Đây còn là vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh, điều tối kỵ của cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Cách vi phạm và cách coi vi phạm trầm trọng đó là chuyện nhỏ phản ánh một sự thật ê chề: Lẽ nào sự vô cảm, vô trách nhiệm, phi đạo đức đã trở thành chuyện… bình thường? Chẳng lẽ một số doanh nghiệp bất chính của ta muốn “phát huy truyền thống” của con tôm là kéo lùi sự phát triển và làm ô danh cả một nền kinh tế? Hãy nhớ rằng, nếu không chấm dứt, là đang tự chặt chân của chính mình và chặt luôn chân của hàng loạt ngành xuất khẩu thực phẩm khác…! Hà Văn Thịnh
Bạch tuộc xào sa tế có vị cay cay dai dai rất hấp dẫn, tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chúng ta bỏ những lượng sa tế khác nhau. Sài gòn những chiều mưa se lạnh, món bạch tuộc xào sa tế là một món ăn hấp dẫn cho mọi người. Không mất quá nhiều thời gian, các bà mẹ có thể chuẩn bị cho cả gia đình một món ăn hấp dẫn để thay đổi khẩu vị cho cả nhà. Hãy cùng chúng tôi vào bếp để khám phá món ăn này nhé! Nguyên liệu chế biến bạch tuộc xào sa tế
- 500g bạch tuộc tươi sống Sa tế tôm Hành tây, hành khô, tỏi, xả, ớt băm Gia vị, nước mắm, đường Cách làm bạch tuộc xào sa tế
Hướng dẫn cách chế biến bạch tuộc xào sa tế ngon
- Bước 1: Sơ chế bạch tuộc, hành, tỏi
+ Bạch tuộc làm sạch và để ráo nước rồi cắt miếng cho vừa ăn.
+ Rửa thật sạch hành tây rồi thái múi cau chừng khoảng nửa củ.
+ Băm nhuyễn hành khô, tỏi, ớt khô - Bước 2: Ướp bạch tuộc + Ướp bạch tuộc với tỏi, ớt, hành khô, thêm 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 2 thìa cà phê sa tế vào trộn đều và để 15 phút cho bạch tuộc ngấm đều gia vị.
- Bước 3: Xào bạch tuộc + Phi thơm hành tây trong chảo dầu nóng rồi trút bạch tuộc đã ướp vào đảo đều tay cho đến khi chín.
+ Bạch tuộc chín thì đổ ra đĩa và dọn lên mâm.
* Trình bày: Với cách chế biến bạch tuộc xào sa tế sẽ mang đến cho bạn vị ngon hấp dẫn. Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị nhiều món ngon cho gia đình. Chúng tôi sẽ giúp bạn, sẽ chăm sóc cho từng bữa cơm của bạn cùng gia đình. Hãy liên hệ với chúng tôi để thưởng thức những món thơm ngon hấp dẫn một cách nhanh nhất. Bạn có nhu cầu mua bạch tuộc tươi sống chất lượng tại shop, vui lòng xem Tại đây
Bạch tuộc hấp hành gừng vẫn giữ được hương vị ngọt, dai sần sật, dùng kèm với nước mắm sẽ giúp món ăn thêm ngon và đậm đà. Nguyên liệu: - 300g bạch tuộc
- 1 lóng gừng nhỏ
- 2 nhánh hành lá
- Muối, nước mắm, tỏi, ớt quả, đường. Cách làm: Bước 1:
- Bạch tuộc lôi bỏ túi mật, cho vào rổ, thêm vào một thìa nhỏ muối, dùng tay chà xát để bạch tuộc ra hết chất nhờn, để khoảng 5 phút sau đó rửa lại cho thật sạch. Bước 2:
- Gừng cạo vỏ, thái sợi.
- Hành lá, lấy phần đầu hành, thái sợi nhỏ. Bước 3:
- Cho bạch tuộc, gừng, đầu hành vào bát lớn hay đĩa sâu lòng, cho vào nồi hấp cách thủy. Bạn có thể cắt bạch tuộc làm đôi hoặc giữ nguyên con, khi dùng thì cắt nhỏ. Bước 4:
- Đun sôi , hấp cách thủy từ 5 đến 10 phút, khi bạch tuộc chuyển màu đậm thì gắp ra đĩa, dùng nóng với nước mắm pha tỏi ớt. Cún Khang