Việt Nam Phải Gấp Rút Chuẩn Bị Tình Huống Xấu Nhất

Bình luận của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm:

Thông tin ngày 9-6 ghi nhận được cho thấy thêm một sự leo thang của Trung Quốc khi tăng cường tàu chiến, trực bảo vệ đủ ba mặt quanh giàn khoan: đông, nam, tây.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam ngày 28-5

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam ngày 28-5

TIN BÀI KHÁC

Với dã tâm chiếm biển và sự hung hăng sẵn sàng tấn công, họ lu loa rằng các tàu Việt Nam sẽ tấn công vào giàn khoan của họ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa tàu tiếp tế tải trọng 11.000 tấn đến biển Đông để phục vụ các tàu khác hoạt động lâu dài. Đây vừa là một động thái đe dọa Việt Nam, vừa là một đợt diễn tập thực tế.

Trước thái độ “trơ như đá” này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể sẽ còn động thái khác. Nhiều công trình quân sự cũng đang được Trung Quốc xây dựng tại các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên… ở Trường Sa phục vụ âm mưu chiếm trọn biển Đông lâu dài. Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ.

P.VŨ ghi

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Việt Nam Phải Gấp Rút Chuẩn Bị Tình Huống Xấu Nhất tại chuyên mục Tin Tức, trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2234 / Xu hướng 2264 / Tổng 2294 Việt Nam phải gấp rút chuẩn bị tình huống xấu nhất

Bán Cá Tuna tươi sống Việt Nam – hàng chuẩn chất lượng

Cá Tuna là gì? Đây là tên gọi tiếng Anh của loại cá Ngừ phổ biến của Việt Nam ta. Đặc biệt, vùng biển Phú Yên nổi tiếng nhất về loại cá này. Với cá Tuna, bạn có thể chế biến vô vàn món ăn ngon từ nhiều bộ phận của con cá mà khó bỏ xót bộ phận nào. Thịt cá cực kỳ săn chắc, chất thịt ngọt dai vừa phải. Cá thường sống tập trung tại vùng biển miền Trung. Dinh dưỡng từ cá ngừ là không thể bàn cãi khi chúng cung cấp nhiều dưỡng chất cực kỳ bổ ích. Nơi bán cá Tuna tươi sống hàng ngon đạt chuẩn Nếu bạn đang boăn khoăn về nơi bán cá Tuna ở đâu ngon, mua cá Tuna nơi nào bán chất lượng? .v.v... thì Hải sản Ông Giàu là một nơi lý tưởng giúp bạn giải quyết vấn đề cực tốt. Tại đây, chúng tôi chuyên bán cá Ngừ đại dương (tuna) tươi sống hàng nguyên con và phi lê thịt tươi rói. Ngoài ra, chúng tôi còn bán các bộ phận khác của Tuna như: mắt cá, bao tử, lòng,.v.v.. Giá bán cá Tuna: 195.000 đ/kg Quy cách: Cá tươi nguyên con ướp đá Kích cỡ: Size 25 - 50 kg/con Để mua cá Tuna tươi sống tại Hải sản Ông Giàu, bạn chỉ cần liên hệ Hotline hoặc gọi điện thoại đến website để đặt hàng nhanh. Tuy nhiên, đối với mặt hàng cá nguyên con, bạn nên đặt hàng trước khoảng 1-2 ngày vì hàng đánh bắt tàu thuyền cập bến cần có thời gian để đánh bắt cá tươi ngon nhất. Như vậy, bạn đã biết được cá tuna là gì rồi phải không nào? Tuy tên có hơi lạ lẫm nhưng nó lại chỉ loại cá rất quen thuộc mà chắc hẳn bạn cũng đã từng được thưởng thức qua ít nhất một lần. Chế biến cá Tuna làm món ăn ngon Cá Ngừ Tuna bạn có thể mua hàng nguyên con về chế biến được rất nhiều món ăn như: Mắt cá tuna làm món hấp Lòng cá tuna xào chua ngọt Thịt cá tuna phi lê làm sashimi chấm mù tạt Bao tử cá tuna làm gỏi Lợi ích từ việc thưởng thức cá Tuna tươi sống: giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ lượng vitamin C, kẽm và mangan chứa trong thịt cá; giúp giảm cân do hàm lượng calo và chất béo thấp; giúp chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh nhờ giảu axit omega-3; thịt cá chứa hàm lượng proterin cao giúp sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ thể khỏe mạnh hơn. Mua ngay cá Tuna để thưởng thức với hàng tươi sống đạt chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại Hải sản Ông Giàu. Cá cập bến vừa được đánh bắt ghe tàu thuyền nên tươi rói. Thịt cá đỏ au, mắt cá trong vắt, da căng bóng. Mua hải sản tại Ông Giàu, bạn còn được giao hàng tận nơi đảm bảo chất lượng cá.

VTV tối 26/5: Tàu cá Việt Nam bị tàu cá TQ đâm chìm

Những người trên thuyền đã được vớt kịp thời nên không có thương vong. Trước đó, ngày 25/6, một ngư dân Lý Sơn đã tử vong sau khi bị tàu cá lạ va phải [yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=HjMipOo7xQA']

EU ngày càng chuộng cá ngừ Việt Nam

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU trong năm 2016 đã phục hồi sau một thời gian dài ảm đạm, đặc biệt càng về cuối năm càng tăng mạnh. Vasep cho biết 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU không ổn định, tăng giảm thất thường. Tuy nhiên, những tháng sau đó đã tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, tháng 10, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang EU đạt gần 14 triệu USD, tăng hơn 92% so với tháng 10-2015, nâng tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang đây trong 10 tháng đầu năm lên cao hơn 4,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 87,9 triệu USD. Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 20 nước trong khối EU. Trong đó, Italy, Đức và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Tuy nhiên, 3 thị trường này lại có giá trị nhập khẩu các ngừ tăng trưởng không đều. Nếu Italy tăng trưởng liên tục từ đầu năm, Đức và Bỉ lại tăng giảm thất thường. Cá ngừ đại dương do ngư dân Khánh Hòa đánh bắt. Ảnh: Kỳ NamTheo Vasep, nếu như năm ngoái, các nước EU nhập khẩu nhiều sản phẩm cá ngừ chế biến (mã HS16) của Việt Nam thì năm nay lại giảm trong khi tăng nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và khô (mã HS03). Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và khô (mã HS03) của Việt Nam sang EU trong 10 tháng đầu năm đạt gần 49 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ chế biến (mã HS16) chỉ đạt 39 triệu USD, giảm 10%. Vasep đánh giá các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đang khó cạnh tranh tại các nước EU, do thuế cao. Còn các sản phẩm tương tự của Ecuador và Philippine đang có lợi thế vì được hưởng ưu đãi thuế quan 0%. Dự báo, do các thị trường bắt đầu bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm nên giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống và đông lạnh có giá trị cao. T.Nguyễn (Báo NLĐ)

Đặc sản hải sản Việt Nam làm quà cho người Việt Kiều nước ngoài

Bạn đang muốn tìm đặc sản hải sản Việt Nam làm quà cho người nước ngoài, Việt Kiều. Sau đây là những gợi ý hay về các mặt hàng hải sản làm quà vừa ngon lại vừa ý nghĩa để dành tặng cho những ai xa quê hoặc mong muốn thưởng thức đặc sản đất Việt. TOP các đặc sản hải sản Việt Nam là quà cho người nước ngoài Việt Nam "rừng vàng, biển bạc" với phong cảnh hữu tình nên thơ như các địa điểm du lịch nổi tiếng trở thành kỳ quan của thế giới. Không những thế, ở đây còn rất nổi tiếng về các đặc sản riêng từng vùng. Nhắc đến Việt Nam hay những món đặc sản làm quà, không thể nào không nghĩ đến biển và hải sản biển. Nếu bạn muốn mua hải sản làm quà cho người thân, gia đình sinh sống tại Việt Nam thì có rất nhiều loại hải sản khác nhau và đa dạng. Tuy nhiên, nếu là mua đặc sản làm quà cho người nước ngoài thì đây là lại  một điều đặc biệt khác. Không chỉ cần hải sản ngon mà còn cần cả hải sản phù hợp để đem lên máy bay khi đi sang nước ngoài. TOP những loại đặc sản hải sản làm quà tặng cho Việt Kiều, khách nước ngoài đó là những mặt hàng hải sản khô. Hải sản khô là những loại hải sản đã được sơ chế, làm sạch và phơi khô. Việc phơi khô hải sản giúp cho hương vị hải sản vẫn được bảo toàn vẹn nguyên và còn có thể bảo quản được lâu và dễ dàng cho việc di chuyển. Mua quà tặng đặc sản hải sản Việt Nam cho người nước ngoài ở đâu Mách bạn các mặt hàng hải sản rất được ưa chuộng khi gửi tặng khách nước ngoài của công ty hải sản Ông Giàu: - Tôm khô Cà Mau: đứng đầu trong danh sách những món đặc sản làm quà cho khách du lịch và người nước ngoài. Tôm khô Cà Mau được làm từ những con tôm tươi ngon, làm sạch phơi khô. Vị tôm vẫn còn đảm bảo được vị ngọt khi chế biến. Tôm khô thường được đóng gói hút chân không trước khi giao đến khách hàng. - Mực khô Nha Trang: Mỗi một con mực khô là cả một hương vị mang biển cả. Mực ống câu được làm sạch và phơi qua nhiều nắng đẹp vàng cua Nha Trang và thịt mực săn lại. Món mực khô rất dễ vận chuyển và bảo quản, thường được chế biến thành món nướng hay làm gỏi. - Khô cá sặc: với hương vị mặn đậm đà, thịt dai thơm, khô cá sặc thường được chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Bằng cách nướng cá sơ qua, sau đó lấy phần thịt cá rồi bớp gỏi cùng mắm chua ngọt thì đúng điệu luôn. Với những gợi ý đặc sản hải sản làm quà cho người nước ngoài, Việt Kiều là những món hải sản khô, dễ bảo quản, dễ di chuyển, chúc các bạn lựa chọn được cho mình loại hải sản làm ngon ngon miệng. Mọi chi tiết cần biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ trực tiếp với hải sản Ông Giàu.

Nhật làm ăn lớn với ngư dân Việt Nam

Ngư dân Việt sẽ có thu nhập cao nếu khai thác theo công nghệ Nhật.  Đó là lời khẳng định của ông YUKIO KIKUCHI - giám đốc dự án phát triển ngành khai thác cá ngừ VN bền vững của Công ty Yanmar (Nhật Bản) ngay khi chiếc tàu câu cá ngừ đại dương đầu tiên của dự án hoàn tất. TIN BÀI LIÊN QUAN Nhật làm ăn lớn với ngư dân Việt Nam (05/08) Cộng đồng người Pháp hỗ trợ ngư dân Hoàng Sa (22/07) Đã đưa tàu cá Bình Thuận bị chìm vào bờ (12/07) Tìm thấy thi thể 1 ngư dân, lai dắt tàu cá vào bờ (10/07) Trung Quốc tăng gấp 3 số tàu ngăn cản tàu cá Việt Nam (10/07) Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá. Đây là mẫu tàu đã sử dụng nhiều ở Nhật, có khả năng tiết kiệm tới 30% nhiên liệu so với tàu vỏ gỗ truyền thống cùng kích cỡ ở VN. Bằng dự án này, Yanmar mong muốn giúp ngư dân VN có thu nhập cao, hỗ trợ việc quản lý và phát triển thủy sản bền vững, cân đối lợi ích giữa các bên trong khai thác thủy sản, đặc biệt là ngành đánh bắt cá ngừ đại dương, để ngành này trở thành một hình mẫu cho các vùng khác tham khảo. * Vì sao Yanmar chọn VN thay vì quốc gia khác để thực hiện dự án này? Lộ trình triển khai dự án tại VN thế nào? Ảnh: T.Thành "Tôi nghĩ đây là cơ hội rất lớn cho các ngư dân trẻ để họ làm giàu, đổi đời vì sẽ được tiếp nhận công nghệ, được đào tạo trên những con tàu quy chuẩn để có thể ra khơi đánh bắt đúng quy trình, bảo quản con cá đúng chất lượng" Ông Yukio Kikuchi - Với hầu hết là tàu vỏ gỗ rất sơ khai, thời gian đánh bắt trên biển rất dài đến 20-25 ngày, chi phí về nhiên liệu quá cao, nghề khai thác cá ngừ ở VN dù đạt sản lượng rất cao nhưng chất lượng rất thấp. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, chỉ 20% sản lượng cá ngừ đại dương của VN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở dạng sashimi (cá tươi), 80% còn lại buộc phải bán giá rất thấp cho các nhà máy để làm sản phẩm đông lạnh. Đây là một trong những lý do chúng tôi chọn VN làm thị trường điển hình. Triển khai dự án này, trước mắt chúng tôi giới thiệu mẫu tàu vật liệu mới. Ngư dân VN sẽ kiểm chứng công nghệ của Nhật qua hoạt động của con tàu này từ khâu khai thác, bảo quản đến sơ chế cá ngừ ngay trên tàu. Song song đó, chúng tôi sẽ làm việc với ba tỉnh trọng điểm câu cá ngừ đại dương ở VN là Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định cũng như Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT về mô hình sản xuất tổ, đội. Chúng tôi mong được phía VN hỗ trợ để thành lập mô hình sản xuất tổ, đội khai thác cá ngừ đại dương theo công nghệ, phương tiện mới này. * Với ngư trường quá xa, thời tiết bất lợi, trình độ khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của ngư dân VN còn hạn chế... làm thế nào để Công ty Yanmar thực hiện hiệu quả mục tiêu dự án đã đặt ra, thưa ông? - Cơ bản thì ngư dân Nhật cũng có những vấn đề tương tự ngư dân VN. Nhưng hơn ai hết, ngư dân hiểu nhất công việc của họ theo hoạt động kinh doanh, khả năng đánh bắt, họ cũng biết tự cân đối giữa việc đánh bắt ngắn hay dài ngày. Chúng tôi tin vào mô hình kinh tế và công nghệ hiện đại, cá được bảo quản tốt trong vòng 15 ngày sau khi câu thì chất lượng tốt hơn, bán được giá cao hơn so với việc ngư dân ở lâu trên biển, dù đánh bắt được nhiều hơn. Mục tiêu chính của chúng tôi không phải là gia tăng sản lượng mà phải gia tăng chất lượng bởi vì cùng sản lượng đánh bắt, con cá hiện nay chỉ bán được 70.000 đồng/kg, nhưng cũng con cá đó nếu chất lượng tốt có thể bán được tới 200.000 đồng/kg. Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Công ty Yanmar đã kiểm nghiệm thực địa ở Nhật và trong thời gian tới chúng tôi sẽ thử nghiệm con tàu này để xác nhận các thông số ở VN, từ đó biên soạn thành những cuốn sách, tài liệu giảng dạy một cách có hệ thống. Những tài liệu này cùng với đối tác chúng tôi như Công ty Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật, Trường đại học Nha Trang sắp tới sẽ truyền đạt công nghệ, kinh nghiệm, cách thức khai thác và bảo quản sản phẩm trên con tàu này cho các ngư dân gia nhập mô hình sản xuất tổ, đội tại ba tỉnh miền Trung. Chúng tôi hi vọng xây dựng được mô hình để ngành ngư nghiệp VN chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.   * Ngư dân VN sẽ tham gia dự án này như thế nào, mua cổ phần và được hưởng lợi ra sao? - Để tạo dựng niềm tin giữa các bên cần phải có đơn vị chủ trì, tức một công ty cổ phần đánh cá. Những đối tác của chúng tôi đã cam kết sẽ đầu tư 50% tiền mặt vào con tàu, ngư dân (mỗi tổ, đội có năm chiếc tàu) đóng 50% giá trị còn lại theo hình thức góp cổ phần, mỗi người sẽ là một ông chủ của một con tàu để đi khai thác. Nhiệm vụ của ngư dân là ra biển khai thác sau khi đã được đào tạo thành một người đánh cá chuyên nghiệp từ trường học và công nghệ chúng tôi cung cấp. Sản phẩm khai thác được công ty sẽ xuất và qua thị trường Nhật để bán với giá cao (khoảng 12 USD/kg). Sau khi trừ cước vận tải hàng không, công ty cổ phần đánh cá sẽ chia đều lợi nhuận đó ra cho các bên. Khi thành công, chúng tôi sẽ chuyển giao dần cho các ngư dân VN, họ có thể mua lại 50% cổ phần còn lại để sở hữu 100% giá trị tàu cũng như công nghệ khai thác. Tôi tin khi mô hình hiệu quả, tự khắc ngư dân khác sẽ gia nhập và như thế ngành đánh cá VN sẽ có hệ thống, được đào tạo chính quy, việc quản lý nhà nước cũng thuận lợi hơn khi chỉ cần nói chuyện với đại diện của công ty thay vì nói chuyện với từng đại diện của 60 tàu cá ở từng tỉnh. Dù sẽ có nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ làm được cùng với ngư dân VN bởi việc xây dựng mô hình công ty cổ phần đánh cá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngư dân. Theo tôi, đây là cơ hội để các ngư dân trẻ làm giàu, đổi đời vì sẽ được tiếp nhận công nghệ, được đào tạo trên những con tàu quy chuẩn để có thể ra khơi đánh bắt đúng quy trình, bảo quản con cá đúng chất lượng.   * Ngư dân HUỲNH QUANG TỊNH (Phú Yên):Nếu được bao tiêu sản phẩm, ngư dân sẽ tham giaSau khi tham quan tàu của Công ty Yanmar, chúng tôi thấy so với tàu gỗ truyền thống, tàu này thiết kế lạ hơn, và theo giới thiệu của Công ty Yanmar, khả năng bảo quản sản phẩm của tàu này tốt hơn nhiều. Nếu ngư dân VN tham gia 50% giá trị con tàu, tức khoảng 3 tỉ đồng, và theo quy định của Chính phủ thì chúng tôi được vay 70% (khoảng 2,1 tỉ đồng) thì cũng không phải là mức đầu tư quá lớn, có thể chấp nhận được. Tôi nghĩ nếu Công ty Yanmar tổ chức huấn luyện, đào tạo về nghề câu cá ngừ đại dương và bao tiêu sản phẩm như họ nói thì quá tốt. * Ông PHẠM NGỌC TUẤN (phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản): Ủng hộ triển khai rộng Tổng cục Thủy sản rất ủng hộ Công ty Yanmar trong phát triển thủy sản VN, cụ thể là lĩnh vực khai thác cá ngừ đại dương. Đồng thời đề nghị Công ty Yanmar sớm chuyển giao công nghệ về tàu, máy móc, thiết bị khai thác trên tàu, công nghệ sơ chế bảo quản trên tàu cho ngư dân, thành lập chuỗi, thiết lập cơ chế hợp tác trong chuỗi giá trị từ khai thác đến tiêu thụ sản phẩm.   Có thể sản xuất hàng loạtChiếc tàu mẫu mà Công ty Yanmar vừa khánh thành có vỏ làm bằng composite, dài 18,5m, rộng 4,5m, trọng lượng 50 tấn, vận tốc hơn 11 hải lý/giờ, công suất máy 350CV, có thể chịu được sóng gió cấp 7-8, bố trí nơi ăn ở, nhà bếp, chỗ ngủ cho thủy thủ đoàn tám người.Giá thành mỗi tàu khoảng 6 tỉ đồng, kể cả trang thiết bị và ngư cụ. Ông Kikuchi cho biết hiện dự án đang được lập, nhưng Công ty Yanmar tự tin là có nhà máy riêng, có kinh nghiệm và công nghệ tốt về đóng tàu, mỗi năm có thể sản xuất 600-700 chiếc. “Thiết kế được khuôn mẫu tàu là có thể sản xuất hàng loạt, đó là ưu thế của tàu vỏ composite. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các nhà máy đóng tàu tại VN như ở Viện Nghiên cứu  chế tạo tàu thủy Trường đại học Nha Trang, Công ty Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật và mạng lưới các nhà máy đóng tàu gỗ để sản xuất tàu đánh cá vỏ composite” - ông Kikuchi cho biết.   sưu tầm TIẾN THÀNH - DUY THANH  - Báo TN Nếu chúng ta làm được như bài báo này thì tốt quá. Vừa  giúp ngư dân làm giàu vừa góp phần bảo vê Tổ quốc.

Chiến lược giữ san hô vùng biển Việt Nam

(Thủy sản Việt Nam) - Vùng biển Việt Nam có khoảng trên 1.100 km2 rạn san hô, với 240 loài, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, nếu hệ sinh thái này bị mất, sẽ đồng nghĩa với sự cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Báo động chung Rạn san hô là nơi cư ngụ của 25% các loài sinh vật biển. Các rạn san hô có giá trị cực kỳ quan trọng, như điều hòa môi trường, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh, địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa.  Theo đánh giá của TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, có thể 20 năm nữa, san hô không còn ở biển Việt Nam. Bởi hiện nay, nhìn nhận từ thực tế cho thấy, mỗi năm, Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô, chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo các kết quả khảo sát mới nhất, rạn san hô tại đảo Cô Tô đã gần như không còn, còn ở Vịnh Hạ Long sát bờ đã “trắng” hoàn toàn. Các rạn san hô có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái biển - Ảnh: CTV Để xảy ra tình trạng này, có thể nói nguyên nhân là do công tác kiểm soát và bảo vệ san hô tại Việt Nam rất kém. Cùng đó, các hoạt động đánh bắt, khai thác của ngư dân cũng “góp phần” gây ra tình trạng báo động hiện nay cho san hô. Nguy cơ tại miền Trung TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, qua kết quả khảo sát của các nhà khoa học thì đã có 50% diện tích san hô khu vực biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị phá hủy, tương đương khoảng 400 ha. Và phải mất tầm 50 năm, thậm chí lâu hơn nữa mới có thể phục hồi, vì san hô phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1 - 2 cm. Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển, khu vực biển 4 tỉnh miền Trung có hệ sinh thái rạn san hô rất quan trọng. Đây là cơ sở để giữ cho vùng biển này giàu có về nguồn lợi hải sản. Chúng tạo ra quần thể sinh vật biển phong phú, tạo ra nguồn lợi đa dạng, được coi là ngôi nhà chung của các loài hải sản. Thường ở đâu có rạn san hô sẽ có khoảng 2.500 loài sinh vật biển lưu trú. Mất rạn san hô, những loài sinh vật biển không còn nơi sinh sản, đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây. Từ đó dẫn đến hệ sinh thái mất đi. GS Đinh Văn Ưu, Khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cho biết, theo nguyên lý tự nhiên, các rạn san hô có khả năng tự phục hồi, trứng san hô từ các rạn chưa chết sẽ phát tán ra môi trường, trôi đến và bám vào các khu vực san hô đã chết để giúp san hô mọc lại. Tuy nhiên, để san hô phát triển khỏe mạnh cần nhiều điều kiện, như: môi trường nước sạch; hệ sinh thái san hô còn nguyên vẹn với đầy đủ các sinh vật trong chuỗi thức ăn để tạo điều kiện cho các sinh vật có lợi cho san hô phát triển. Phục hồi lại rạn san hô đang được coi là cần thiết, tuy nhiên, rất khó để trở về hiện trạng ban đầu. Theo ông Nguyễn Chu Hồi, bây giờ các phương pháp phục hồi rạn san hô nhân tạo không khó. Cần đầu tư làm cấu kiện xi măng theo các hình dáng khác nhau của các rạn, sau đó thả xuống các rạn san hô chết. Cùng với nền cũ, một thời gian sau các ấu trùng san hô bám vào đâu thì các loài sinh vật biển sẽ chui vào đó trú ngụ. Tuy vậy, để phương pháp này hiệu quả, trước mắt phải kiểm tra chất lượng nước, xem trong nước có tồn tại hóa chất độc hại không. Đồng thời, kiểm tra lượng chất độc trong trầm tích. Tất cả an toàn mới tính đến biện pháp phục hồi. Vì nếu không thì có phục hồi cũng vô nghĩa. >> Theo các chuyên gia, để phục hồi nhanh hệ sinh thái biển nói chung, san hô nói riêng khu vực biển 4 tỉnh miền Trung, ngoài việc làm sạch nước biển, cơ quan quản lý cần triệt để cấm đánh bắt cá bằng các hình thức hủy diệt và đánh bắt cạn kiệt. Mặt khác, cần triệt để ngăn cấm việc xả thải từ đất liền. Hồng Hà

Hướng dẫn cách kho, chiên cá cờ việt nam ngon

Chào mừng các bạn đến với mục sản phẩm. Hôm nay, hải sản ông Giàu sẽ mang lại cho bạn sản phẩm thịt cá cờ tươi ngon hấp dẫn, giá cả cực kì hợp lí cùng các công thức chế biến thịt tươi cá cờ thành các món chiên, xào ngon miệng nhất. Cá cờ việt nam, đặc sản nổi tiếng: Những người dân ở miền biển chắc hẳn không xa lạ với những con cá có cái mỏ dài như mũi lao, kèm theo thân hình chắc khoẻ, to mập, thường xé lưới các ngư dân. Đó là loài cá cờ tươi sống hấp dẫn. Loài cá cờ có thân hình to khoẻ, thớ thịt khá dày, ít mỡ, được dùng chế biến những món ăn dân dã miền biển, thế nhưng khi vào tay các đầu bếp giỏi, nó trở thành một loại đặc sản, một thành phần không thể thiếu cho mọi món ăn thơm ngon. Những món ăn từ cá cờ tươi sống có thể kể đến là cá cờ tươi chiên giòn, cá cờ nấu canh chua, cá cờ kho tộ,… đây là những món ăn tuy cách chế biến rất đơn giản nhưng lại ẩn chứa hương vị thơm ngon khó cưỡng, được rất nhiều người mê. Những món ăn làm từ các cờ tươi sống luôn luôn được nhiều người tìm đến và thưởng thức, điều  này cho thấy sức hút của loài cá này lớn như thế nào. Cách làm các món ngon từ cá cờ tươi: Sau khi đã đặt mua sản phẩm cá cờ tươi ngon, công đoạn tiếp theo là chế biến thịt tươi cá cờ thành những món ăn thơm ngon hấp dẫn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp chế biến một món ăn cực thơm ngon với cá cờ tươi cắt lát, đó là món cá cờ tươi sống kho tộ hấp dẫn. Cá cờ kho tộ: Để làm món cá cờ kho tộ thơm ngon, bạn cần khoảng 2 khoanh cá cờ tươi cắt lát thơm ngon, rã đông cá, sau đó ướp với 1 thìa ngũ vị hương, 1 thìa hạt nêm, 2 muỗng nước mắm ngon, để 10 phút cho thấm. Sau đó cho cá vào nồi sâu lòng, thêm nước màu và thêm vào nước lọc kèm nước mắm cho ngang mặt cá, thêm đường kính vào. Kho với lửa nhỏ khoảng 15 phút cho thấm đều thịt cá, sau đó tăng lửa lên, kho đến khi còn khoảng 1/3 nước và cá có màu vàng cánh gián đẹp mắt thì tắt bếp, cho thêm hành lá cắt nhỏ vào, có thể thêm tiêu hoặc ớt cắt lát vào cho có vị cay nồng. Như vậy bạn đã có ngay đĩa cá cờ kho tộ thơm ngon hấp dẫn chỉ với vài bước chế biến thật là đơn giản phải không nào. Đừng chần chờ nghi ngại nữa, hãy nhanh tay đặt mua ngay sản phẩm cá cờ cắt lát tươi ngon hấp dẫn của hải sản ông Giàu nhé.

Phát triển nuôi biển- tương lai nghề cá Việt Nam

Việt Nam hiện có đủ điều kiện tự nhiên và kỹ thuật để trở thành một cường quốc về nuôi biển – một trong những hướng phát triển mới, chủ đạo, đầy tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam. Việc phát triển công nghiệp nuôi biển quy mô lớn vừa giải quyết được vấn đề về nguyên liệu cho chế biến, vừa tạo ra cơ hội mới cho phát triển ngành thủy sản, góp phần ổn định và giữ gìn an ninh trên biển. Giàu tiềm năng Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km và trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho phát triển nghề nuôi trồng hải sản (NTHS) trên biển và hải đảo. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh ven biển nước ta có điều kiện thuận lợi về địa hình (diện tích, độ sâu, dòng chảy, kín sóng, gió nhờ nhiều đảo và bán đảo che chắn…) để phát triển nuôi cá biển bằng lồng nhỏ, đơn giản, đầu tư thấp, đặt rải rác trong vũng vịnh, cửa sông có độ sâu >5 m khi thủy triều thấp nhất. Các vùng bãi bồi ở cửa sông thuộc ĐBSH và ĐBSCL có độ mặn và nguồn thức ăn phù hợp nuôi nhuyễn thể bãi triều. Hơn nữa, chúng ta đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm hầu hết các đối tượng cá biển (như cá song, giò, hồng mỹ, vược…); các đối tượng nhuyễn thể (như tu hài, hàu, ốc hương, nghêu…). Bên cạnh việc sử dụng lồng gỗ truyền thống, công nghệ nuôi sử dụng lồng tròn với vật liệu HDPE có khả năng chịu sóng gió cũng đã phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách, định hướng phát triển ngành nuôi biển thông qua các chiến lược và quy hoạch đã đảm bảo hành lang pháp lý cho phát triển nuôi biển. Để khai thác và sử dụng tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển và hải đảo có vai trò, vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của nước ta. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo, tạo điều kiện thuân lợi cho các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo. Một số chính sách tiêu biểu như giao và cho thuê mặt nước biển; đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công tác quy hoạch, nhập khẩu giống, đào tạo cán bộ, ưu tiên bố trí kinh phí khuyến ngư cho nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. Do đó, trong những năm qua nuôi trồng hải sản nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và hải đảo. Thực tế, trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã tiến hành một số mô hình nuôi biển hiện đại cho năng suất cao, hạn chế được nhiều rủi ro, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Hiện nay, cả nước có ba doanh nghiệp tham gia nuôi cá biển với quy mô công nghiệp tập trung tại Bình Định, Phú Yên (nuôi cá giò), Khánh Hòa (cá giò và cá chim vây vàng). Sản lượng cá thu hoạch được chủ yếu là xuất khẩu, một phần bán tại nội địa. Nhiều thử thách Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nuôi thủy sản, nhưng đến nay nghề nuôi thủy sản biển mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và tự phát là chính. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng sản lượng nuôi cá biển chỉ chiếm 1,19%, nhuyễn thể 19,48%, rong biển 2,78%, các đối tượng hải sản khác 6,35%. Theo quy hoạch của ngành thủy sản biển, đến năm 2020, diện tích nuôi cá biển đạt 7.270 ha, cho sản lượng 122.000 tấn, giá trị sản xuất 26.190 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp trong nước không mặn mà đầu tư, mục tiêu trên cũng khó lòng đạt được. Trong số hàng trăm doanh nghiệp thủy sản hiện nay, không doanh nghiệp nào của Việt Nam đầu tư vào nuôi cá biển vì nhiều lí do, nhưng quan trọng nhất vẫn là vấn đề vốn đầu tư. Trong tương lai, nghề nuôi biển nước ta còn đối diện với nhiều thách thức và rủi ro về con giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ, suy giảm môi trường, biến đổi khí hậu và sự xung đột lợi ích với ngành khác. Việc sản xuất con giống ở quy mô nhỏ lẻ trong khi còn phụ thuộc nguồn nhập khẩu tiểu ngạch sẽ dẫn tới sự thiếu hụt con giống cả về số và chất lượng, cũng như không đáp ứng được yêu cầu mùa vụ. Thức ăn cho đối tượng nuôi biển không thể phụ thuộc mãi vào nguồn cá tạp, trong khi thức ăn công nghiệp chưa được phát triển đúng mức. Theo Tổng cục Thủy sản, có tới 80% thức ăn thủy sản từ nhập khẩu hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển cũng đang là thách thức cho phát triển bền vững nghề nuôi biển. Hiện, sản phẩm nuôi trồng thường ở dạng tươi sống và chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, một ít bán cho khách du lịch qua các nhà hàng, đầu mối và chợ địa phương. Các nhà máy chế biến trong nước hầu như không tham gia mắt xích tiêu thụ sản phẩm nuôi biển. Ngoài ra, mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước giữa nuôi thủy sản và các ngành kinh tế khác (như du lịch, vận tải biển, phát triển khu công nghiệp) sẽ càng gay gắt. Thực tiễn cho thấy, việc quy hoạch phát triển du lịch ở các vùng ven biển (như Cửa Lò, vịnh Hạ Long) hoặc phát triển khu công nghiệp (như Nghi Sơn hoặc Vân Phong) đã buộc các lồng bè phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc phải di dời tìm địa điểm mới. Hơn nữa, bùng phát dịch bệnh và môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu do phát triển nuôi biển tự phát, thiếu hoặc không thực hiện quy hoạch. Nhiều vùng nuôi hiện nay có dấu hiệu ô nhiễm nặng (như khu vực Bến Bèo, huyện Cát Bà, Hải Phòng), do độ sâu và tốc độ dòng chảy thấp, mật độ các lồng nuôi quá cao, chất thải sinh hoạt, chất thải từ chính các hoạt động nuôi quá lớn. Đặc biệt, những tác động mạnh của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển sẽ có những tác động đến nghề này trong tương lai. Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng không chỉ tới công trình nuôi biển như lồng bè, bãi triều nuôi nghêu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường nuôi, dẫn tới bùng phát dịch bệnh. Hơn nữa, sự thay đổi tần suất, cường độ bão và áp suất nhiệt đới do biến đổi khí hậu có thể sẽ phá vỡ hệ thống đê bao, lồng bè nuôi biển và làm thay đổi môi trường sinh thái vùng nuôi, trong khi lượng mưa tăng có thể gây lũ lụt phá hủy công trình nuôi hoặc giảm độ mặn ở vùng nuôi ven biển và cửa sông. Để phát triển ngành công nghiệp nuôi biển, Việt Nam cần quy hoạch nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn 2050, cần ban hành một Nghị định về khuyến khích nuôi biển. những chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp nuôi biển với công nghiệp du lịch, dầu khí, quốc phòng. (Theo Tổng Cục Thủy Sản)

Trung Quốc tuồn nho, chanh, táo… nhiễm độc vào Việt Nam

Đáng chú ý, trong số những lô hàng kiểm tra, riêng quýt tươi còn tồn dư thuốc trừ sâu từ 1,5-9 lần so với mức cho phép. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết cục này vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Trung Quốc sau khi phía VN đã có văn bản đề nghị Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục và sớm thông báo lại cho phía VN về tình trạng trái cây nhiễm độc từ Trung Quốc vào thị trường VN. Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, năm 2013 cơ quan chức năng VN đã phát hiện 17 lô hàng nhập từ Trung Quốc không bảo đảm an toàn thực phẩm. Cụ thể, các lô hàng bao gồm chanh tươi, nho tươi, hồng, táo, củ cải trắng, quýt, cam và cà rốt còn tồn dư chất bảo vệ thực vật vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn VN. Đáng chú ý, trong số 17 lô hàng này, riêng quả quýt tươi đã chiếm đến bảy lô, còn tồn dư thuốc trừ sâu từ 1,5-9 lần so với mức cho phép.