Trận Chiến Đẫm Máu Tại Đảo Gạc Ma Năm 1988

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa. Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. 

[yframe url=’http://www.youtube.com/watch?v=eawxL9va91Q’]

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.

Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.

Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.

Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:

“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.

Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:

“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”

Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:

gạc ma 1988 1

“Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”

Trung Quốc tấn công và chiếm đảo

Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết:

“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.

Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.

Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.

Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:

“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”

gạc ma 1988 2

Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.

Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:

“Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.

gạc ma 1988 3

Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước – hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:

“Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”

Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:

“Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.

Tàn sát lính Việt Nam

Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:

“Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.

Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy:

“Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”.

Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người.

Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và mênh mông như Trường Sa lúc này.

Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn nữa. Anh Thống buồn rầu nói:

“Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá cờ cũng mất theo”.

Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23 năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao?

(Quỳnh Chi/ rfa.org)

 

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Trận Chiến Đẫm Máu Tại Đảo Gạc Ma Năm 1988 tại chuyên mục Tin Tức, trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2162 / Xu hướng 2192 / Tổng 2222 Trận chiến đẫm máu tại đảo Gạc Ma năm 1988

Tổng thống Philippines cảnh báo chiến tranh đẫm máu nếu Trung Quốc xâm phạm biển đảo

Tổng thống Philippines khẳng định quân đội nước này sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ nếu những nỗ lực hòa bình với Trung Quốc thất bại. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters "Tôi đảm bảo (với Trung Quốc), nếu các anh vào đây thì giao tranh sẽ rất đẫm máu. Chúng tôi sẽ không dễ dàng nhượng bộ. Các binh sĩ và thậm chí cả tôi sẽ sẵn sàng hy sinh", Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố khi nhận xét về tranh chấp chủ quyền của nước mình với Trung Quốc, trong một bài phát biểu trước binh lính ở doanh trại quân đội phía đông Manila. Theo AP, ông Duterte nói rằng Trung Quốc có tinh thần hòa giải và ông không muốn bất kỳ cuộc chiến nào xảy ra. "Chúng tôi không muốn có một cuộc cãi vã. Tôi rất nỗ lực thúc đẩy hòa bình cho tất cả mọi người", ông nói. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" tự vẽ ra, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng. Trong phán quyết ngày 12/7 đối với vụ kiện của Philippines, Tòa Trọng tài cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò". Người tiền nhiệm của ông Duterte, Benigno Aquino III, đã khởi xướng vụ kiện. Ông Duterte chưa thúc ép Trung Quốc tuân thủ phán quyết và không có kế hoạch nêu vấn đề này tại hội nghị thường niên của các lãnh đạo Đông Nam Á với Trung Quốc tại Lào vào tháng tới. Tuy nhiên, ông Duterte nhấn mạnh rằng "cho dù chúng ta có thích hay không, không chỉ Philippines mà các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á đều phải thúc đẩy để phán quyết được tuân thủ", để cho Trung Quốc thấy họ cần tiến hành các bước giải quyết vấn đề chủ quyền vào bây giờ, khi điều kiện còn thuận lợi. "Chúng tôi chưa làm căng, nhưng sẽ đến lúc chúng tôi phải xem xét đến khả năng này", ông Duterte nói. (Theo VnExpress) Phương Vũ

3 năm TQ xây đảo nhân tạo tàn hại Biển Đông thế nào

Các tàu hút trầm tích xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc khiến toàn bộ hệ sinh thái biển quanh vùng bị phá hủy   Hình ảnh vệ tinh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép thay đổi rất nhiều sau hơn 1 năm. Sau 3 năm thực hiện tham vọng bành trướng ở Biển Đông (tính từ năm 2013), Trung Quốc đã bồi lấp trái phép thêm 12 km2 đảo nhân tạo. Diện tích này đang ngày một mở rộng và Trung Quốc trắng trợn tuyên bố sẽ tiếp tục bồi lấp, bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế The Hague bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò". Tốc độ và phạm vi xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực, thậm chí cả Mỹ bày tỏ lo ngại. Trung Quốc từng tuyên bố rằng trong tháng 6.2016, toàn bộ quá trình hút trầm tích rải lên bãi đá ngầm đã hoàn thành.   Đồ họa mô hình hút trầm tích xây đảo nhân tạo trái phép. Để có một đảo nhân tạo bồi lấp trái phép, việc đầu tiên là Trung Quốc sẽ sử dụng những tàu hút trầm tích công suất lớn với số lượng từ 10-20 chiếc tập trung quanh bãi đá ngầm. Các tàu này hút trầm tích dưới đáy biển rồi đẩy lên các bãi đá ngầm để tạo lớp nền bề mặt. Việc hút cát để tạo độ sâu cho tàu trọng tải lớn neo đậu cũng khiến san hô quanh vùng chết ngạt ngay tức khắc. Quá trình hút trầm tích gây hai tác động lớn tới môi trường.   Ảnh vệ tinh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị Trung Quốc xây dựng trái phép (9.2015). Trước hết, trầm tích hút từ dưới biển gây ảnh hưởng cho những sinh vật và hệ sinh thái đáy biển. Sau đó, lớp trầm tích này có thể bị xói mòn do tác động của nước biển khiến san hô quanh đảo nhân tạo bị hủy diệt. Hai tác động này đến rất nhanh và hầu như không thể khôi phục. Đảo nhân tạo được Trung Quốc xây dựng trái phép nhưng xung quanh hầu như không hề có bóng dáng của các sinh vật biển do môi trường sống đã bị phá hủy.   Xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam tháng 9.2015. Sau khi tạo được lớp nền bề mặt, Trung Quốc sẽ xây dựng trái phép các cơ sở vật chất như đường băng, cầu cảng, hải đăng… Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc ngang ngược mang tên lửa phòng không HQ-9 và máy bay chiến đấu J-11 tới đặt ở đây.   Ảnh vệ tinh đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị Trung Quốc xây dựng trái phép (9.2015). Hành động trái phép và coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực và là tâm điểm mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Washington. Chính quyền Tổng thống Obama không công nhận các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép và tuyên bố “sẽ thực thi quyền tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông”. Năm 2015, rất nhiều tàu khu trục và tàu tuần tra Mỹ đã xuất hiện ở khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo này. Theo Quang Minh – NYT, Diplomat (Dân Việt)

ĐBSCL: Cá lóc nuôi “vỡ trận”

Sau thời gian phát triển ồ ạt, cá lóc đang khiến người nuôi tại ĐBSCL thua lỗ nặng vì mức giá quá thấp trong thời gian dài. Nhiều hộ treo ao hay chuyển sang nuôi các đối tượng nuôi khác. Thua lỗ hàng trăm triệu đồng vì giá cá lóc xuống thấp Thua lỗ toàn diện Mô hình thả nuôi cá lóc phát triển khá mạnh tại huyện Trà Cú, Trà Vinh vào khoảng năm 2001. Sau thời gian nuôi tự phát với quy mô nhỏ lẻ, đến giai đoạn 2010 - 2012, người dân đã tiến hành nuôi thâm canh quy mô lớn. Khi đó, giá cá lên trên 40.000 đồng/kg, nhiều bà con đổi đời nhờ trúng cá. Tuy nhiên, đến nay mô hình bùng phát trên diện rộng khiến cá lóc khi đến ngày thu hoạch giá cá liên tục giảm dần. Đặc biệt, khoảng hai năm nay tình hình giá cá rất bết bát, liên tục duy trì ở mức thấp nên nhiều hộ dân điêu đứng. Gia đình ông Trần Văn Tưa, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú có 3 ao thả nuôi cá lóc thâm canh với diện tích 2.400 m2 mặt nước. Vụ cá mới đây, ông tiến hành thả nuôi với mật độ 40 con/m2, sau 6 tháng thả nuôi gia đình thu hoạch bán 30 tấn cá vào cuối tháng 2/2017 chỉ được giá 23.000 đồng/kg, gia đình ông lỗ khoảng 200 triệu đồng. Theo tính toán của ông Tưa, giá thức ăn dao động 500.000 - 530.000 đồng/bao (25 kg/bao). Để nuôi cá đến khi thu hoạch người dân cần khoảng 1,3 kg thức ăn/1 kg cá thương phẩm. Tính toán thêm giống, chi phí thuốc, điện... giá thành mỗi kg cá lóc người dân phải đầu tư không dưới 32.000 đồng (chưa tính nhân công). Còn gia đình anh Trang Thanh Vũ, ở xã Định An, huyện Trà Cú còn thê thảm hơn. Anh Vũ vừa thu hoạch cá lóc vào tháng trước, giá cá thương phẩm cũng chỉ 24.000 đồng/kg. Ao nuôi 1.000 m2 của gia đình cho thu hoạch 17 tấn cá thương phẩm. Sau thời gian mấy tháng trời cho ăn cầm chừng chờ giá, gia đình anh thua lỗ khoảng 150 triệu đồng. Chuyển đối tượng nuôi Trước thực trạng này, nhiều hộ dân nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú cụt vốn, không có tiền đầu tư. Một bộ phận khác chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng hoặc cá tra. Chính quyền địa phương huyện này cũng khuyến cáo người dân không nên tiếp tục thả nuôi cá lóc mà chuyển qua các đối tượng khác. Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trà Cú cho biết, trên địa bàn huyện chỉ còn hơn 280 hộ dân thả nuôi cá lóc, giảm hơn 50% so với trước đây. Tình hình vẫn chưa có gì khả quan nên chúng tôi khuyến cáo người dân không nên tiếp tục thả nuôi. Để tái cơ cấu ngành thủy sản của huyện, chúng tôi đang nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi cá bông lau tại địa phương nhằm giúp người dân chuyển đổi hiệu quả hơn. Còn tại huyện Hồng Ngự và Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) là hai địa phương nuôi cá lóc nhiều nhất tỉnh và hiện người dân đang chịu thua lỗ đậm vì giá thu mua giảm. Theo thống kê của ngành nông nghiệp địa phương có khoảng 100 ha nuôi cá lóc trong ao đất và vèo lưới, người dân đang rơi vào tình trạng bế tắc đầu ra. Ông Hồ Văn Nhơn, Chủ tịch UBND xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết, những năm 2015 - 2016 giá cá lóc ở mức khá cao, người dân ùn ùn kéo nhau nuôi cá lóc, thậm chí có nhiều hộ bỏ ruộng đào ao nuôi cá lóc bất chấp khuyến cáo của nhà nước. Khi cá lóc nuôi số lượng lớn, trong khi đầu ra không nhiều khiến cung vượt cầu, nên chỉ tiêu thụ nội địa, đồng thời, người nuôi còn bị thương lái ép giá nên càng lỗ nặng. Nếu không bán ngay và vẫn nuôi tiếp thì khoản lỗ sẽ tăng thêm vì phải lo thức ăn. Ông Trần Văn Thơm, ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự chia sẻ, đầu năm 2016, giá cá lóc hơn 40.000 đồng/kg nhưng hiện thương lái mua dưới giá thành đầu tư. Trong khi đó, giá thức ăn vẫn cao, chi phí nuôi 1 kg cá lóc thương phẩm khoảng 32.000 đồng nhưng chỉ bán được 23.000 - 24.000 đồng/kg. Như vậy, người nuôi thua lỗ khoảng 4.000 đồng/kg, chưa kể tiền thuê ao nuôi; thời gian nuôi cá lóc mất 6 - 7 tháng mới cho thu hoạch. Ngọc Trinh - Trần Thời

Chiến lược giữ san hô vùng biển Việt Nam

(Thủy sản Việt Nam) - Vùng biển Việt Nam có khoảng trên 1.100 km2 rạn san hô, với 240 loài, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, nếu hệ sinh thái này bị mất, sẽ đồng nghĩa với sự cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Báo động chung Rạn san hô là nơi cư ngụ của 25% các loài sinh vật biển. Các rạn san hô có giá trị cực kỳ quan trọng, như điều hòa môi trường, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh, địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa.  Theo đánh giá của TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, có thể 20 năm nữa, san hô không còn ở biển Việt Nam. Bởi hiện nay, nhìn nhận từ thực tế cho thấy, mỗi năm, Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô, chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo các kết quả khảo sát mới nhất, rạn san hô tại đảo Cô Tô đã gần như không còn, còn ở Vịnh Hạ Long sát bờ đã “trắng” hoàn toàn. Các rạn san hô có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái biển - Ảnh: CTV Để xảy ra tình trạng này, có thể nói nguyên nhân là do công tác kiểm soát và bảo vệ san hô tại Việt Nam rất kém. Cùng đó, các hoạt động đánh bắt, khai thác của ngư dân cũng “góp phần” gây ra tình trạng báo động hiện nay cho san hô. Nguy cơ tại miền Trung TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, qua kết quả khảo sát của các nhà khoa học thì đã có 50% diện tích san hô khu vực biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị phá hủy, tương đương khoảng 400 ha. Và phải mất tầm 50 năm, thậm chí lâu hơn nữa mới có thể phục hồi, vì san hô phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1 - 2 cm. Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển, khu vực biển 4 tỉnh miền Trung có hệ sinh thái rạn san hô rất quan trọng. Đây là cơ sở để giữ cho vùng biển này giàu có về nguồn lợi hải sản. Chúng tạo ra quần thể sinh vật biển phong phú, tạo ra nguồn lợi đa dạng, được coi là ngôi nhà chung của các loài hải sản. Thường ở đâu có rạn san hô sẽ có khoảng 2.500 loài sinh vật biển lưu trú. Mất rạn san hô, những loài sinh vật biển không còn nơi sinh sản, đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây. Từ đó dẫn đến hệ sinh thái mất đi. GS Đinh Văn Ưu, Khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cho biết, theo nguyên lý tự nhiên, các rạn san hô có khả năng tự phục hồi, trứng san hô từ các rạn chưa chết sẽ phát tán ra môi trường, trôi đến và bám vào các khu vực san hô đã chết để giúp san hô mọc lại. Tuy nhiên, để san hô phát triển khỏe mạnh cần nhiều điều kiện, như: môi trường nước sạch; hệ sinh thái san hô còn nguyên vẹn với đầy đủ các sinh vật trong chuỗi thức ăn để tạo điều kiện cho các sinh vật có lợi cho san hô phát triển. Phục hồi lại rạn san hô đang được coi là cần thiết, tuy nhiên, rất khó để trở về hiện trạng ban đầu. Theo ông Nguyễn Chu Hồi, bây giờ các phương pháp phục hồi rạn san hô nhân tạo không khó. Cần đầu tư làm cấu kiện xi măng theo các hình dáng khác nhau của các rạn, sau đó thả xuống các rạn san hô chết. Cùng với nền cũ, một thời gian sau các ấu trùng san hô bám vào đâu thì các loài sinh vật biển sẽ chui vào đó trú ngụ. Tuy vậy, để phương pháp này hiệu quả, trước mắt phải kiểm tra chất lượng nước, xem trong nước có tồn tại hóa chất độc hại không. Đồng thời, kiểm tra lượng chất độc trong trầm tích. Tất cả an toàn mới tính đến biện pháp phục hồi. Vì nếu không thì có phục hồi cũng vô nghĩa. >> Theo các chuyên gia, để phục hồi nhanh hệ sinh thái biển nói chung, san hô nói riêng khu vực biển 4 tỉnh miền Trung, ngoài việc làm sạch nước biển, cơ quan quản lý cần triệt để cấm đánh bắt cá bằng các hình thức hủy diệt và đánh bắt cạn kiệt. Mặt khác, cần triệt để ngăn cấm việc xả thải từ đất liền. Hồng Hà

Cô gái xinh đẹp sinh năm 93 kiếm ngàn tỷ/năm

 Cô gái trẻ SN 1993 Phan Thanh Bảo Ngọc năm 11 tuổi đã theo bà nội quy y cửa Phật, từ đó pháp danh Tuệ Nghi ra đời và trở thành tên gọi thường xuyên của Bảo Ngọc. Cô hiện là Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Nghi Phong, cựu Chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận ABW. Bên cạnh đó cô còn là diễn giả viết sách nổi tiếng được nhiều bạn trẻ trong ngành kinh doanh yêu thích. Mang phong thái của một doanh nhân thành đạt nhưng khi kể về những câu chuyện cuộc đời, Tuệ Nghi trở nên khác hẳn, đó là câu chuyện của một người phụ nữ từng trải qua những biến cố đau thương trong cuộc đời. Tuổi thơ không trọn vẹn Trong kí ức của Tuệ Nghi, gia đình cô không có những tháng ngày hạnh phúc. Năm 7 tuổi, người phụ nữ thứ 3 xuất hiện khiến hôn nhân cha mẹ cô đổ vỡ. Với suy nghĩ của đứa trẻ đang lớn, Tuệ Nghi cho rằng ba là một người xấu xa và xứng đáng nhận sự hành hạ của cô. Cô tìm mọi cách dằn vặt và rời xa ba của cô mặc dù thâm tâm cô luôn mong cha mẹ trở về bên nhau. Năm cô 13 tuổi, cú sốc về cái chết của ba cô khiến cả hai mẹ con mất phương hướng. Nỗi đau tinh thần cùng sự đổ bể làm ăn của mẹ Nghi khiến hai mẹ con càng trở nên khốn khó. Năm 2008, hai mẹ con cô dắt díu nhau vào Sài Gòn để bắt đầu một cuộc sống khác. Trắng tay khi đặt chân tới Sài Gòn Lần đầu tiên đặt chân tới Tp. Hồ Chí Minh, hai mẹ con cô bị một công ty “ma” nhắm làm đối tượng để lừa đảo. Sự non nớt, cả tin của hai mẹ con khiến số tài sản duy nhất mang theo cũng bị lừa sạch. Nghi và mẹ trắng tay. Nhưng bản lĩnh không cho Nghi gục ngã, cô nhanh chóng tỉnh táo nhận ra và đứng lên sau những khó khăn. Cô đi học lại và chấp nhận làm thêm mọi công việc để kiếm tiền. Từng phát tờ rơi, bán hàng, ngủ lê bên những sạp hàng ngoài chợ song chính khó khăn đó lại là những bài học kinh nghiệm cho Tuệ Nghi sau này. Khởi nghiệp May mắn mỉm cười với cô gái trẻ khi cô nhận được sự giúp đỡ của một người phụ nữ ở chính khu chợ cô hay lang thang. Sự giúp đỡ đó chính thức giúp Nghi đến với kinh doanh. Số tiền lãi sau lần buôn bán điện thoại đầu tiên mang lại niềm hi vọng cho Nghi. Cùng thời điểm đó, qua một người bạn buôn lụa, Nghi cũng mày mò học hỏi tìm hướng bỏ mối cho các đại lý bán lẻ, rồi tìm cách xuất khẩu qua các hình thức thương mại điện tử. Công việc này đã mang lại cho Nghi một nguồn thu đáng kể. Năm 2009, với óc quan sát nhạy bén, Nghi nhận ra khoảng trống của thị trường bất động sản, với máu kinh doanh, sự liều lĩnh, linh hoạt, cùng sự giúp đỡ của người thân, Nghi đầu tư tiền vào phân khúc nhà thu nhập thấp cho người lao động. Số tiền đầu tư không nhiều nhưng mang lại nguồn lợi lớn cho cô. Sau 3 năm lăn lộn ở Sài Gòn, nền kinh tế chung bắt đầu rơi vào khủng hoảng, cô cùng mẹ trở về Nha Trang dùng số vốn có được đầu tư vào kinh doanh khách sạn. Ngoài ra, cô còn kinh doanh thêm yến sào, đặc sản của Nha Trang, rồi bán linh kiện điện tử…Con đường kinh doanh của cô gái 9x chính thức đi vào bài bản. Kết hôn ở tuổi 19 20 tuổi, xinh đẹp tài năng và trẻ trung, xong Tuệ Nghi đã tìm được bến đỗ hạnh phúc khi cô tròn 19 tuổi. Vẻ cuốn hút của Nghi đã khiến nhiều anh chàng điêu đứng trong một khóa đào tạo ngắn hạn giám đốc điều hành (CEO Master), nhưng Nghi lại lựa chọn chàng trai xuất thân trong gia đình theo nghề giáo tại Huế. Chồng cô làm trong ngành quản lí dự án, hiện chồng cô đang làm nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ. Chia sẻ với báo chí, Tuệ Nghi nói: “Khi còn học chung lớp CEO Master, cánh đàn ông trong lớp gần như ai cũng chú ý đến em, ngoại trừ “cậu ấy”, đó chính là điều khác biệt khiến Nghi lựa chọn người chồng hiện tại. Hiện tại, hai người có một cuộc sống hạnh phúc tại một căn hộ tại Q.7. Người phụ nữ thành đạt, tự lập Cô bé phát tờ rơi ngày nào đã chính thức trở thành nữ doanh nhân với hàng chục dự án bất động sản du lịch resort cao cấp có giá trị hàng trăm triệu đô trải dài khắp cả nước, từ TP.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang đến Đà Nẵng, Cửa Lò (Nghệ An), Lai Châu… Những dự án tiêu biểu tại Việt Nam mà các chuyên gia của Công ty Nghi Phong đã từng tham gia quản lý phát triển dự án, cài đặt trước khai trương, quản lý vận hành, hay tư vấn tiếp thị và bán hàng như Lagi Resort & Spa (Bình Thuận), khách sạn Imperial (Vũng Tàu), Furama Resort Hồ Cốc – Vũng Tàu, Ocean Park Resort Lăng Cô, Best Western Hòn Tằm (Nha Trang), Best Western (Lào Cai)… Trong năm 2014, Tuệ Nghi được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình và thanh niên toàn cầu tổ chức tại bang Texas, Mỹ và đang được đề cử vào Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu tại Paris (Pháp) vào tháng 6.2014. Tuệ Nghi đã trở thành một gương mặt quen thuộc trong giới kinh doanh, trở thành nhà viết sách, diễn giả được nhiều bạn trẻ mến mộ nhưng cô cũng khẳng định, cô còn rất trẻ và sẽ cố gắng hết mình để “phấn đấu cho mình và cho người khác”. (Theo Xã Hội)

Cách cứu người tai biến mạch máu não bình phục tức khắc

Tai biến mạch máu não và đột quỵ là 2 chứng bệnh vô cùng nguy hiểm nó đến bất ngờ khiến người bệnh có thể chết bất đắc kỳ tử nếu không biết cách cấp cứu kịp thời. Cách cứu người tai biến mạch máu não bình phục tức khắc Khi trong nhà có người bị tai biến mạch máu não hay đột quỵ bất ngờ trong trường hợp khẩn cấp này những người xung quanh người bệnh thường lúng túng, bấn loạn không biết cách xử lý. Thậm chí có người bị chết oan do sự sơ xuất và không biết cách xử lý của người thân. Do đó cách cấp cứu người tai biến mạch máu não và đột quỵ cần có kỹ thuật và đúng phương pháp. Bài thơ dạy cách cấp cứu tai biến mạch máu não và đột quỵ bình phục tức khắc Dưới đây là bài thơ dậy cách cấp cứu người tai biến mạch máu não và đột quỵ bình phục tức khắc trước khi bạn cần mang người bệnh đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị. Mạch máu não, đứt đi là nguy hiểm Không chiết liền, cũng tàn tật suốt đời Vậy bà con, hãy cố gắng kịp thời Đâu ngồi đó, đừng chuyển thân động đậy. Đầu ngón tay, châm máu ra mười ngón Bóp nặn ra, năm mười phút tỉnh liền Nếu miệng còn méo mó, mắt xéo xiên Liền tiếp vuốt, hai vành tai ửng đỏ. Rồi kim chích, nặn máu ra dưới chót Mười phút sau, miệng mắt trở bình thường Vài giờ sau, mới đụng đến thân người Thì mạch máu không vỡ tung nguy hại. Điều cấm kỵ, không cạo, xông, thoa bóp Không chở đi cứu cấp chạy lòng vòng Mạch máu đầu, càng bể vỡ ở bên trong Càng nguy kịch, cho bệnh nhân khó cứu. Mong bà con hãy lưu tâm chú ý Đừng coi thường, bệnh tai biến bất ngờ Phương pháp nầy, cứu nhiều kẻ hết ngay Nên mách bảo cứu giúp người làm phước. Theo Trí Thức Trẻ

Bát Mì Cuối Năm

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản. o O o Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời. - Xin mời ngồi! Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói: - Có thể... cho tôi một... bát mì được không? Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú. - Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây. Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to: - Cho một bát mì. Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói. - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ. Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán. - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói. Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái. - Có thể... cho tôi một... bát mì được không? - Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp: - Cho một bát mì. Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời: - Vâng, một bát mì! Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng: - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không? - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý. Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!" Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán. - Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy! Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình. - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ! Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều. - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón. Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói: - Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không? - Được chứ, mời ngồi bên này! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì". - Vâng, hai bát mì. Có ngay. Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây. - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con! - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ? - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng. - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời. Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe. - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi! - Hả, mẹ nói thật đấy chứ? - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi. - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé. - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên! - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều! - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự. - Có thật thế không? Sau đó ra sao? - Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!" Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài. - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời. - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao? - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con." Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo: - Cám ơn! Chúc mừng năm mới! Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ. "Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua. Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà. Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm: - Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không? Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói: - Các vị... các vị là... Một trong hai thanh niên tiếp lời: - Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này. Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói: - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên! Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói: - Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì. Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời: - Có ngay. Ba bát mì. o O o Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người. Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động. -st-songdep.xitrum

Bán Cá Chép Ma không vảy – chất thịt siêu ngon TpHCM

Ông Giàu chuyên bán cá Chép Ma không vảy tại TpHCM - giao hàng sống tận nơi. Đây là loại cá có nguồn gốc từ Châu Âu với chất thịt siêu giòn sần sật và ngọt thơm ngon. Ngoài cá tên cá Chép Ma loại cá này còn có nhiều tên gọi khác như: cá Chuỗi Ngọc (có nơi gọi là cá Chuối Ngọc), cá Chép Úc, cá Chép Kính, cá Chép Nước. Cá này thuộc loại cá da trơn và điểm nổi bật đặc biệt là chúng không hề có vảy. Nếu bạn muốn thưởng thức một hương vị cá tươi với phần thịt giồn sựt sựt còn ngon hơn cá cá chép Giòn thông thường thì lựa chọn cá Chép Úc này đúng là một sự hoàn hảo tuyệt vời. Cá Chép Ma không vảy bán ở đâu? Trong tự nhiên, nếu bạn tìm kiếm loại cá này, bạn có thể bắt gặp chúng ở Ninh Bình. Tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu cao cảu con người nên loại cá này đã được vài người nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, do giống cá này khá khó nuôi nên hiện chúng vẫn còn rất hiếm. Hải sản luôn là nguyên liệu cho bữa ăn tuyệt vời. Nhiều đại gia đam mêm vị cá luôn săn lùng loại cá Chép Ma này mua ở TpHCM để thưởng thức. Nhiều người khách ở các tỉnh thành cũng có nhu cầu không kém cạnh. Giá cá Chép Ma: 490k/kg Quy cách: Cá sống nguyên con Kích cỡ: Size 3 - 5 kg/con Hiện nay, bạn có thể mua cá Chép Ma không vảy tại Hải sản Ông Giàu tại khu vực TpHCM. Đảm bảo hàng cá chất lượng vượt trội, ăn ngon đến ghiền. Chế biến cá Chép Ma làm món gì ngon Nhiều món ăn ngon với cá Chép Ma sẽ khiến bạn không thể nào ngừng ăn. Ngon nhất phải kể đến món cá chép nướng muối ớt. Cá vị giòn sật của thịt cá ướp với chút gia vị rồi đem nướng trên bếp than lửa hồng, mùi thơm nghi ngút. Hay món lẩu cá Chép Ma cũng không hề kém cạnh. Nước lậu có thịt cá ngọt, miếng thịt cá nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Ăn vào lại có vị giòn sựt hấp dẫn. Da cá dày sần sật kiểu như da đà điểu, da 2 lớp ăn cũng rất ngon. từ phần thịt tới phần da cá, thành phần nào cũng đều hấp dẫn. Tuy nhiên, việc nuôi chúng khá khó khăn với tỷ lệ thất thoát đến 30%, tuy nhiên, kết quả nhận lại là những con cá siêu phẩm. Hãy thử thưởng thức con cá Chép Ma không vảy tươi sống để biết được ngay vị ngon tuyệt vời còn hơn cả cá Chép Giòn đang Hot hiện nay. Mọi chi tiết mua cá Chép không vảy, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Hải sản Ông Giàu qua hotline để đặt hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất. Dịch vụ giao hàng sống tận nơi luôn phục vụ quý khách hàng.

Cua mặt trăng Côn Đảo mua ở đâu tại TpHCM – giá bao nhiêu tiền

Chúng tôi chuyên cung cấp cua mặt trăng tươi sống tại TP Hồ Chí Minh với giá sỉ và lẻ. Loài cua Mặt trăng chỉ có ở các đảo, nhập hàng về đất liền khá ít nên quý khách nên tranh thủ mua cua mặt trăng khi có hàng tại hải sản Ông Giàu. Giới thiệu hình ảnh - giá cua Mặt Trăng của Côn Đảo Cua mặt trăng thường sống ở các bãi đá san hô. Tên gọi mặt trăng bởi trên mai cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi như mặt trăng. Loại cua này có thịt thơm ngon nhất vào kỳ trăng mọc. Điều này hoàn toàn trái ngược với các loại cua khác, thịt thường xốp trong thời kỳ này. Có lẽ đây cũng là nguyên do mà người ta đặt cho nó cái tên cua mặt trăng. Quy cách: Cua Mặt Trăng hàng sống nguyên con. Giá bán cua Mặt Trăng hiện nay: 380.000 đ/kg Kích cỡ: Size 2 - 3 con/kg Mua cua mặt trăng ở đâu: Hãy gọi chuyenhaisantuoisong.com để được tư vấn và đặt hàng. SĐT: 0913433587 ( Mr. Thành )/ 0903732293 ( Ms. Hiền) Cua mặt trăng sống dưới đáy biển sâu, nhiệt độ sinh sống từ 23-26 độ, độ mặn từ 30-33 phần nghìn. Do đó, thịt cua cực kỳ săn chắc. Đặc biệt, chúng khá quý hiếm. Món ăn ngon từ cua mặt trăng Côn Đảo 1. Cua rang me Nguyên liệu Cua thịt (Nên chọn những con cua mặt trăng còn tươi ngon): 2 con Me chua chín: 1/2 bát con Tỏi: 4 tép băm nhuyễn Hành tây: 1 củ nhỏ đã thái mỏng Bột năng: 1 thìa Dưa leo: 1 quả Ngoài ra còn các gia vị khác như: Đường, hạt tiêu, ớt, hạt nêm… Chế biến: Bước 1: Sơ chế cua - Cua đem rửa sạch, tách bỏ phần mai, dùng đũa khều nhẹ phần gạch ở mai cua để riêng ra một cái bát nhỏ. Bạn có thể để cua nguyên con, nhưng nếu muốn cua ngấm đều gia vị tốt nhất nên cắt cua làm làm đôi, hoặc làm 4 tùy theo sở thích của từng người. - Phần càng cua vốn rất cứng vì vậy nên dùng dao hay chày đập hơi dập để các gia vị ngấm đều vào phần thịt trong càng cũng như tránh tình trạng nổ khi chiên. - Lấy phần cua đã được sơ chế xong cho vào một cái tô rộng, cho thêm một chút hạt nêm và một hạt tiêu rắc đều lên phần cua, đảo nhẹ để cua ngấm gia vị, ướp cua trong khoảng 30 phút. - Sau khi cua ướp đã ngấm đều gia vị, bạn bắc chảo nên bếp, cho dầu vào chiên cua. Cua cần được chiên vàng sao cho không quá trắng cũng không bị cháy, sau đó vớt cua ra một cái rổ để ráo mỡ. Bước 2: Xào cua cùng nước sốt me Đây là công đoạn rất quan trọng, nước sốt me ngon hay không sẽ quyết định đến độ ngon của món ăn nên bạn cần chú ý hơn. - Trước tiên cho me vào nước nóng, lấy muôi đánh nhuyễn, gắp bỏ hết phần hạt, dùng dụng cụ lọc, lọc lấy khoảng ¾ bát - Cho 2 thìa dầu ăn, đổ tỏi vào phi lên, khi tỏi có màu vàng nhạt và thơm thì cho hành tây, nước me cùng với đường và 2 muỗng cà phê hạt nêm vào cùng. Đun hỗn hợp trên đến khi nước me sôi thì cho thêm một chút ớt vào (Lượng ớt nhiều hay ít tùy theo vào sở thích ăn cay của mỗi người). - Bột năng hòa tan cùng một chút nước, đổ từ từ vào nước sốt để tạo độ sánh, một tay đổ, một tay quấy đều để bột không bị vón cục. - Nêm nếm lại gia vị một lần nữa, khi thấy các vị chua, cay, mặn, ngọt đã hài hòa thì cho cua vào xóc đều, đun nhỏ lửa 5 – 7 phút là được. Bước 3: Trình bày Sau khi món cua rang me đã hoàn tất để trang trí cho món ăn bạn hãy dùng lá xà lách xếp một lượt xuống dưới, dưa chuột xắt lát xếp chạy quanh viền đĩa. Xếp từng miếng cua lại thành hình nguyên con, úp mai lên, rưới gạch cua lên trên và rắc thêm một chút rau răm hoặc rau mùi, vậy là bạn đã có món cua rang me thật hấp dẫn do chính tay mình làm rồi 2. Cua mặt trăng rang muối Nguyên liệu 4 con cua thịt 1/2 Lít nước lạnh 4 Muỗng cafe muối 5 Tép tỏi đập dập 1 chén dầu ăn hoặc mỡ 2 Muỗng cafe tỏi bằm nhỏ 1/2 muỗng cafe tiêu 1 Muỗng soup giấm 1 Muỗng canh dầu hào 1 Muỗng cafe đường 1/2 muỗng cafe muối 1/2 Muỗng cafe bột ngọt 1/2 Muỗng cafe xuyên tiêu, rang và xay nhuyễn như tiêu (Mua tiệm thuốc Bắc, tùy ý) 1 Muỗng cafe dầu mè Nước chấm:  Tiêu+ củ hành bằm nhuyễn + muối + chanh + đường. Cách Làm: - Cua rửa sạch, tách lấy mai để riêng (Mai cua cũng rửa cho sạch). Gỡ yếm và phần dơ bỏ.Càng lớn đập dập ,chặt cua làm 2 hoặc làm 4 tuỳ ý. - Hoà 1/2 lít nước lạnh + 4 muỗng cafe muối, cho cua vào ngâm độ 2 giờ để cua vừa ăn. Vớt cua ra, để ráo. - Trộn chung:  Tỏi bằm nhỏ + Tiêu +Giấm + Dầu hào + Đường +muối + Bột ngọt + Xuyên tiêu + dầu mè. - Bắc chảo mỡ nóng sôi, cho vào vài tép tỏi đập dập cho thơm, vớt tỏi ra bỏ. Cho mai cua vào chiên vàng, vớt ra để riêng. Kế bỏ thịt cua và càng cua vào chiên cho vàng đều. Gắp cua ra dĩa. Đổ bớt dầu trong chảo ra, chỉ chừa lại độ 2 muỗng soup. - Cho hỗn hợp gia vị đã trộn đều vô chảo dầu. Khi gia vị sôi, đổ cua vào trộn đều cho cua thấm gia vị. Xào lớn lửa chừng 10 phút đến 15 phút. Hãy mua cua Mặt Trăng sống nguyên con tại TpHCM của hải sản Ông Giàu về thưởng thức các món ăn ngon của cua Mặt Trăng. Công ty Ông Giàu có dịch vụ giao hàng sống tận nơi tại TpHCM tiện lợi nên quý khách cần mua cua Mặt Trăng sống hãy liên hệ Hotline Ông Giàu.