Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa. Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. [yframe url='http://www.youtube.com/watch?v=eawxL9va91Q'] Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88. Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88. Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”. Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại: “Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”. Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại: “Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.” Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói: “Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.” Trung Quốc tấn công và chiếm đảo Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết: “Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng. Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”. Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”. Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp: “Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.” Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc. Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại: “Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”. Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước – hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp: “Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.” Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại: “Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”. Tàn sát lính Việt Nam Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp: “Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”. Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy: “Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”. Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người. Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và mênh mông như Trường Sa lúc này. Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn nữa. Anh Thống buồn rầu nói: “Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá cờ cũng mất theo”. Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23 năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao? (Quỳnh Chi/ rfa.org)
Trung Quốc vào ngày 23.5 đã lên tiếng cảnh cáo Nhật Bản tránh xa tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh với các nước láng giềng ở biển Đông, một ngày sau khi thủ tướng Nhật nói ông lo ngại căng thẳng trong khu vực sẽ leo thang vì “vụ đơn phương khoan dầu” của Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam. Tàu tuần duyên Trung Quốc đang canh phòng xung quanh giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters “Phát biểu của phía Nhật phớt lờ hiện thực và làm rối các chân lý, đồng thời có động cơ chính trị nhằm can thiệp vào tình hình biển Đông với một mục đích bí mật”, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. “Chúng tôi yêu cầu phía Nhật nên có những hành động thiết thực để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực”, ông Hồng nói. Đầu tháng 5, Trung Quốc đã ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất chấp sự chỉ trích của nhiều nước trên thế giới, hiện Bắc Kinh vẫn cho duy trì hàng trăm tàu thuyền, gồm cả tàu chiến lẫn tàu tuần duyên, trong vùng biển Việt Nam để bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm 15.5 đã lên tiếng chỉ trích sự bành trướng quân đội và những hành động gây hấn của Trung Quốc, cho rằng những động thái này chỉ làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông và biển Đông, theo hãng tin Jiji (Nhật Bản). Tờ Minh Báo (Hồng Kông) hồi 12.5 nhận định rằng Nhật Bản có thể đang hướng tới việc thành lập khối đồng minh với Việt Nam và Philippines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý của Trung Quốc (suu tam nguyentandung. org)
Trung Quốc sẽ tự gánh lấy rất nhiều tổn hại nếu tiếp tục từ chối tham dự một vụ kiện quốc tế khác như đã làm với Philippines Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) cản đường một tàu cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan Hải Dương-981 Ảnh: AFP Liên tiếp trong mấy ngày qua, Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nếu Bắc Kinh vẫn một mực không chịu rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Trả lời báo giới quốc tế ngày 22.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang “cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Tại cuộc họp báo quốc tế sau đó một ngày, bà Nguyễn Thị Thanh Hà (Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao) cho rằng sử dụng biện pháp pháp lý sẽ tốt hơn là để xảy ra xung đột vũ trang. Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 24.5, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng khẳng định: “Chúng ta đang củng cố hồ sơ làm cơ sở khởi kiện các nội dung có liên quan ra tòa án quốc tế, nếu Trung Quốc không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam thì ta phải có hành động”. Nghĩa vụ bắt buộc Đã có một số ý kiến chỉ ra một loạt trở ngại cho Việt Nam, trong đó có việc hầu như Trung Quốc chắc chắn từ chối tham dự một phiên tòa quốc tế như vậy. Thế nhưng, các chuyên gia theo dõi vụ việc và có liên quan lại cho rằng Việt Nam không nên quá bận tâm về điều đó. Điểm cốt lõi là Việt Nam có thể tự quyết định con đường pháp lý cho chính mình để đưa ra phương án tối ưu, đặc biệt là trong bối cảnh Philippines vừa hoàn tất hồ sơ dày hàng trăm trang với những “chứng cứ thuyết phục” chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông. Manila đã nộp hồ sơ lên Tòa án Trọng tài quốc tế thường trực tại The Hague (Hà Lan) hồi tháng 3.2014. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể tự mình kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hoặc đồng khởi kiện với Philippines. Trung Quốc cũng đã từ chối tham dự vụ kiện của Philippines này ngay từ đầu, nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình diễn ra phiên xử. Giáo sư Alan Boyle, thành viên Hội đồng Cố vấn luật pháp cho Philippines trong vụ kiện trên, nói với Thanh Niên: “Việc Bắc Kinh tham dự hay không không quan trọng. Với tư cách là thành viên của Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS), Trung Quốc có nghĩa vụ chịu phân xử bắt buộc cho bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến cách diễn giải và áp dụng UNCLOS. Vụ kiện của Philippines, ít nhất là dưới luận điểm của nước này, cũng liên quan đến cách diễn giải và áp dụng UNCLOS. Phiên xử sẽ tiếp tục và đưa ra phán quyết bất luận Trung Quốc có tham dự hay không. Trung Quốc cũng không có quyền ngăn cản phiên xử diễn ra”. Giáo sư Boyle nhận định: “Phiên xử sẽ bắt đầu vào năm 2015, và từ đây tới đó vẫn còn rất nhiều thời gian cho Việt Nam cân nhắc tham gia cùng Philippines khởi kiện Trung Quốc. Theo tôi, đó là giải pháp khả dĩ cho Việt Nam”. Sẽ bị cô lập Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), cho rằng Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện: “Bằng cách khởi kiện, Philippines đã cho thế giới thấy họ muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình và con đường pháp lý. Bắc Kinh luôn ra rả nói về điều này, nhưng hành động của họ luôn chứng tỏ điều ngược lại. Nếu Việt Nam theo đuổi một vụ kiện tương tự - bằng cách tự mình khởi kiện hay đồng khởi kiện với Philippines - và Trung Quốc lại tiếp tục từ chối tham gia, họ sẽ càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Dư luận sẽ tiếp tục nhìn Trung Quốc như một quốc gia bắt nạt và thiếu trách nhiệm trong cam kết dùng các phương thức hòa bình để giải quyết bất đồng. Điều đó sẽ gây phương hại cho hình ảnh của Bắc Kinh; và dù gì thì họ cũng rất lo ngại hình ảnh của mình bị tổn hại”. Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) cho rằng nếu Việt Nam đồng khởi kiện với Philippines, điều đầu tiên hai nước này sẽ đạt được chính là sự hậu thuẫn về mặt tinh thần của cộng đồng quốc tế, “và điều đó có thể sẽ tác động đến các thẩm phán trực tiếp tham gia phiên xử, để họ đưa ra phán quyết cuối cùng có lợi cho Việt Nam và Philippines. Nhưng cũng nên nhớ là, Trung Quốc luôn nhìn nhận những phiên xử như thế này như một sự “can thiệp” của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ trong khu vực”. Tiến sĩ Valencia thông tin thêm, trước đây Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vào năm 1984 cũng từng xử vắng mặt chính quyền Mỹ vụ Washington hậu thuẫn phiến quân chống lại chính phủ Nicaragua và khai thác mỏ ở nước này. ICJ phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế mặc dù Washington không tham dự phiên tòa. Mỹ muốn mở rộng quan hệ đối tác với Việt NamĐó là khẳng định của Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear với giới phóng viên bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á ở thủ đô Manila của Philippines ngày 23.5. Cụ thể, khi được hỏi liệu Mỹ có định thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam hay không, ông Locklear trả lời rằng Mỹ đang muốn có cơ hội mở rộng quan hệ đối tác với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, theo báo Philippine Daily Inquirer. Ông Locklear bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài khoảng 3 tuần qua theo sau vụ Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kêu gọi hai bên kiềm chế và giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Ông cũng kêu gọi các nước ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm ngăn ngừa căng thẳng biến thành xung đột vũ trang. Văn Khoa
Thương lái Trung Quốc mua rất dễ dãi, không quan tâm đến chất lượng...
Dịp cuối năm nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) lại mất cơ hội do lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu.
Mất hợp đồng lớn
Nhằm đảm bảo lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam mới đây đã yêu cầu các nhà máy đường không tự nâng giá mía, gây ra trình trạng tranh mua tranh bán, phá vỡ giá mua mía đã thống nhất trong vùng.
Đặc biệt là không tạo tâm lý khan hiếm hàng, đột biến về giá. Bởi thời gian qua có thời điểm giá đường trong nước đã tăng đến 500-700 đồng/kg. Điều này gây khó khăn cho các công ty sản xuất bánh, kẹo, nước giải khát… phục vụ mùa tết. Bên cạnh đó tạo cơ hội cho đường nhập lậu từ Thái Lan với giá rẻ hơn giá đường trong nước 500-1.000 đồng/kg tràn vào nước ta.
Không riêng ngành mía đường mà hàng loạt ngành khác như cá tra, tôm, điều… cũng rơi vào tình cảnh đói nguyên liệu. Ông Phạm Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Agrex Saigon, chia sẻ hiện nay công ty thiếu nhiều nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu như tôm, cá, bột… Mọi năm nguồn nguyên liệu trong nước cung ứng hơn 70% nhu cầu chế biến của nhà máy, chỉ phải nhập khoảng 30% sản lượng nguyên liệu từ nước ngoài. Nhưng năm nay nguồn cung giảm rõ rệt.
“Những tháng cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ tăng cao nhưng do thiếu nguyên liệu khiến chúng tôi không dám ký nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn với đối tác nước ngoài” - ông Long nêu thực tế. Ông Long cũng cảnh báo nếu phải nhập khẩu trên mức 40% tổng sản lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì sẽ “rất nguy hiểm”. Ông phân tích: “Vì giá thủy sản nước ngoài cao, nếu nhập nhiều đồng nghĩa chi phí đầu vào tăng lên, lợi nhuận giảm. Chưa kể DN sẽ phải phụ thuộc vào các thị trường nhập khẩu nguyên liệu và các nước bán nguyên liệu sẽ tìm cách tăng giá bán nhưng DN Việt vẫn phải ngậm đắng nuốt cay để mua”. Đừng kinh doanh kiểu “ăn xổi” Nhiều DN lý giải nguyên nhân dẫn đến thiếu nguyên liệu là do ảnh hưởng của thời tiết thất thường (hạn hán, mưa lũ), dịch bệnh và sự cố môi trường biển tại miền Trung. Cộng thêm vào đó, thương lái Trung Quốc ráo riết tranh mua nguyên liệu với DN Việt càng khiến tình hình thêm trầm trọng.
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước Trần Văn Lĩnh cho hay các thương lái Trung Quốc đến tận ao thu mua tôm, cá với giá cao hơn giá thị trường nhằm hớt tay trên của các công ty trong nước. Đáng nói là thương lái Trung Quốc mua rất dễ dãi, không quan tâm đến chất lượng. Vì vậy DN khó càng chồng khó.
Để giải bài toán trên, nhiều ý kiến cho rằng quan trọng nhất là các DN cần liên kết với nông dân, trang trại để vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu chế biến sạch phục vụ người tiêu dùng, vừa dẹp được bẫy giá tranh mua của thương lái Trung Quốc. Đơn cử như việc nông dân thuộc Hợp tác xã Thới An ở Cần Thơ ký hợp đồng nuôi gia công cá tra với DN. Theo đó, người nuôi không lo đầu ra, đảm bảo mức lãi trên 2.000 đồng/kg cá.
“Nhiều năm qua tình trạng treo ao, thua lỗ của người nuôi cá tra rất nhiều. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá trong Hợp tác xã Thới An và các vùng lân cận vẫn duy trì vì có lợi nhuận. Hơn nữa DN cũng được lợi vì ổn định được nguồn hàng, quản lý được vùng nuôi, thức ăn, thuốc trị bệnh… để có nguyên liệu sạch, chất lượng” - ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thới An, cho hay. Tương tự, bà Bùi Thị Quy, Giám đốc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát, cũng thông tin nhờ liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu mía, đảm bảo đầu ra cho bà con nên chủ động được đầu vào cho sản xuất, chế biến.
Mất cả chục triệu USD Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), dự báo năm nay Việt Nam có thể phải nhập khẩu tới 1 triệu tấn điều thô nguyên liệu. Con số này chiếm tới 65% lượng điều chế biến trong nước vì nguồn cung trong nước không tăng mà còn giảm. Với số lượng nhập khẩu như trên, ngành điều là một trong những ngành hàng có cung cầu nguyên liệu mất cân đối nghiêm trọng nhất. Điều này dẫn đến việc DN không chủ động được chế biến xuất khẩu và khó kiểm soát được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó đã làm thiệt hại hàng chục triệu USD cho Việt Nam.
Các bảng đèn LED hướng dẫn giao thông tại TP.HCM vừa xuất hiện thêm cảnh báo “Không Pokémon GO khi tham gia giao thông”. Nội dung cảnh báo về game Pokémon GO xuất hiện trên bảng đèn LED. (Ảnh: FB)
Chính thức được phát hành tại Việt Nam từ ngày 6.8, game Pokémon GO đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt ở Hà Nội và TP.HCM. Suốt hơn 2 tuần qua, không khó để bắt gặp hình ảnh những game thủ “dán” mắt vào màn hình smartphone ở công viên Tao Đàn, phố đi bộ Nguyễn Huệ,... hay thậm chí là khi đang chạy xe trên đường, để săn tìm Pokémon.
Thực tế này được đánh giá có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm liên quan tới an toàn giao thông, bảo mật thông tin và an ninh, quốc phòng. Điều đó đã được Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan công an và các chuyên gia liên tục cảnh báo.
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM cũng đã đưa cảnh báo này lên các bảng đèn LED hướng dẫn giao thông với nội dung “Không Pokémon GO khi tham gia giao thông”. Cảnh báo này bắt đầu xuất hiện từ ngày 18.8 vào những khung giờ thấp điểm. (Ảnh: FB)
Trao đổi với PV, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, nội dung nói trên bắt đầu được hiển thị trên các bảng đèn LED hướng dẫn giao thông từ ngày 18.8, mục đích là cảnh báo người tham gia giao thông về nguy cơ gây tai nạn khi vừa chạy xe vừa chơi game Pokémon GO.
“Nội dung cảnh báo về game Pokémon GO sẽ được hiển thị vào những khung giờ thấp điểm, còn khung giờ cao điểm sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin liên quan tới tình trạng giao thông và hướng dẫn hướng đi cho các phương tiện đang lưu thông trên đường”, đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.
Theo Sở GTVT TP.HCM, cảnh báo nói trên có thể được hiển thị ở tất cả các bảng đèn LED hướng dẫn giao thông hiện có thông qua một trung tâm điều khiển. Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân
Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters. Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình. Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay. Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu - GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters. Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters. Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam. Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm. Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15.7, Reuters cho hay. “Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp”, giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định. “Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị”, theo ông Dupont. (Còn tiếp) Theo Phúc Duy - báo TN
(VietQ.vn) - Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Quảng Bình vừa xua đuổi 6 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép và xâm phạm sâu vào vùng biển Việt Nam.
Trao đổi với Zing News ngày 21/7, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết, Hải đội 2 biên phòng tỉnh này vừa xử lý hàng loạt tàu cá Trung Quốc xâm phạm sâu vào lãnh hải Việt Nam.
Cụ thể vào 3 ngày trước, BĐBP Quảng Bình nhận tin báo của ngư dân về việc một nhóm tàu cá Trung Quốc đang hoạt động đánh bắt cá tại khu vực 17,28 độ vĩ Bắc - 107,21 độ kinh Đông, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 20 hải lý về phía Bắc, cách đường giới hạn phía Tây vùng đánh cá chung khoảng 10 hải lý. Vị trí mà nhóm tàu cá này hoạt động nằm sâu trong vùng lãnh hải Việt Nam. Một tàu trong nhóm tàu cá Trung Quốc xâm phạm sâu vùng biển Việt Nam. Ảnh: BĐBP Quảng Bình cung cấp
Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hải đội 2 khẩn trương huy động Biên đội do thiếu tá Nguyễn Văn Vũ chỉ huy 2 tàu cao tốc cùng 16 cán bộ, chiến sĩ lên đường xuất kích, làm nhiệm vụ.
Khi phát hiện có lực lượng chức năng của Việt nam đến gần, 6 tàu cá cắm cờ Trung Quốc liền tăng tốc độ bỏ chạy. Biên phòng Quảng Bình đã tổ chức truy đuổi, bắt giữ 6 tàu cá chở theo 24 ngư dân để kiểm soát tình hình, đánh dấu tọa độ vi phạm. Số ngư dân Trung Quốc trên các tàu cá đều không mang giấy tờ tuỳ thân, không xuất trình được giấy tờ đăng ký phương tiện.
Hải đội 2 biên phòng Quảng Bình đã lập biên bản vi phạm, cảnh cáo các tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Đến trưa 18/7, BĐBP Quảng Bình đã tổ chức phóng thích số người và phương tiện nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam. 24 ngư dân trên các tàu cá Trung Quốc đều không mang giấy tờ tuỳ thân, không xuất trình được giấy tờ đăng ký phương tiện. Ảnh: BĐBP Quảng Bình cung cấp
Được biết đây không phải trường hợp đầu tiên lực lượng BĐBP phát hiện và xua đuổi tàu cá Trung Quốc có hành vi đánh bắt trái phép và xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trước đó vào lúc 8h45 ngày 7/4, có tốp gồm 6 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt tại tọa độ 17037’ vĩ độ Bắc, 106054’ kinh độ Đông, cách cửa Nhật Lệ khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam, cách Đường giới hạn phía tây vùng đánh cá chung khoảng 19 hải lý, nằm sâu trong vùng biển tỉnh Quảng Bình.
Ngay lập tức, Hải đội 2 đã triển khai lực lượng lần lượt tiếp cận, tiến hành kiểm tra, kiểm soát 6 tàu cá Trung Quốc. Cả 6 tàu cá Trung Quốc đều hành nghề câu đáy, có 28 ngư phủ không có bất kỳ loại giấy tờ tùy thân nào. Lực lượng tuần tra đã lập biên bản vi phạm, đánh dấu tọa độ vi phạm, cảnh cáo và tổ chức phóng thích cả 6 tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam, báo Tiền Phong đưa tin.
Thanh Huyền (T/h)
Biển Đông không chỉ “dậy sóng” ở trên biển mà dưới đáy đại dương, tham vọng của Trung Quốc đang ngày càng hiện hữu rõ nét. Tàu ngầm Trung Quốc được gắn thêm đầu đạn hạt nhân để gia tăng "khả năng phòng vệ". Ngày hôm nay 12.7, tòa án Trọng tài Thường trực sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Alexander Neill, tham vọng của Trung Quốc không chỉ là những đảo trên mặt nước mà còn là cả đại dương sâu thẳm. Chuyên gia này nhận định điểm quan trọng nhất mà Trung Quốc nhắm tới là một hạm đội tàu ngầm hạt nhân có thể tiến vào Thái Bình Dương.
Trung Quốc trong hai năm qua đã hiện thực hóa âm mưu lấn chiếm của mình bằng việc biến những đảo hoang không cơ sở vật chất thành những tiền đồn quan trọng trên Biển Đông. Bắc Kinh liên tục bồi lấp trái phép trên biển và biến nơi đây thành những địa điểm có đường băng, bãi đáp và âu tàu lớn.
Cộng đồng quốc tế rất quan tâm vì sao Bắc Kinh lại tìm cách bồi lấp trái phép những đảo nhân tạo với tốc độ nhanh đến vậy? Nhiều chuyên gia nhận định rằng kế hoạch dài hơi của Trung Quốc là xây dựng một “Vạn lý trường thành cát” nhằm ngăn chặn hạt nhân trên biển. Trung Quốc có nhiều tham vọng dưới đáy Biển Đông thông qua hạm đội tàu ngầm của mình.
Việc bồi lấp và xây dựng đảo nhân tạo trái phép có hai mục đích. Thứ nhất, nó được sử dụng để biện hộ cho cái gọi là “chủ quyền trên biển” của Trung Quốc và thứ hai, duy trì sự hiện diện quân sự cũng như dân sự trái phép trên Biển Đông.
Trung Quốc biện hộ rằng ngoài mục tiêu phòng vệ, đảo nhân tạo có mục tiêu phục vụ công tác cứu hộ trên biển. Trung Quốc xây nhiều hải đăng và bệnh viện trái phép trên đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt biển chỉ là một phần nhỏ trong tham vọng lớn hơn nhằm bành trướng dưới nước của chính quyền Bắc Kinh.
Quân đội Trung Quốc rất lo lắng về khả năng ngăn ngừa hạt nhân trên đất liền nên điều này buộc Trung Quốc phải gắn thêm các đầu đạn hạt nhân lên tàu ngầm. Hai năm trước, Trung Quốc từng triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin trang bị 12 quả tên lửa JL-2 mang được đầu đạn hạt nhân. Một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Jin được điều động từ căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam và có đủ khả năng kiểm soát vùng biển sâu dưới Biển Đông. Tuy nhiên để đưa Mỹ vào tầm ngắm của tàu ngầm, bước đầu tiên là tiến vào Thái Bình Dương.
Trước khi đạt được điều này, các tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam phải đi qua Biển Đông, tiến vào Thái Bình Dương mà không bị quân đội Mỹ phát hiện. Lầu Năm Góc nói rằng tàu ngầm Trung Quốc khả năng lớn sẽ “mò” vào Thái Bình Dương trong năm nay.
Phần biển phía đông của Biển Đông tương đối nông, sâu khoảng 100m. Tuy nhiên khi tiến vào “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, mực nước có thể lên tới 4.000m. Đây là địa điểm lý tưởng để tàu ngầm ngụy trang. Đá Chữ Thập đã có đường băng trái phép cho máy bay chở khách cỡ lớn.
Nhiều chuyên gia tin rằng vùng nước sâu ở Biển Đông và năng lực được cải thiện của tàu ngầm Trung Quốc sẽ biến nơi đây thành “pháo đài dưới nước” cho hạm đội này. Những năm trở lại đây, vùng nước sâu dưới Biển Đông là nơi mà Mỹ và Trung Quốc tranh giành không ngớt.
Đầu năm 2009, tàu cá Trung Quốc từng tìm cách cắt cáp gắn vào thiết bị tìm kiếm tàu ngầm của tàu tuần tra Impeccable tại đảo Hải Nam. Cuối năm đó, tàu ngầm Trung Quốc đã va phải thiết bị phát hiện tàu ngầm được tàu khu trục USS John McCain kéo tại vùng biển Philippines.
Gần đây, Trung Quốc nâng cấp khá nhiều khả năng săn tàu ngầm. Ngày 8.6, Hải quân Trung Quốc cho ra mắt tàu khu trục cỡ nhỏ Type 056A được thông báo là có năng lực tác chiến dưới nước vượt trội. Mỹ tập trận ở vùng biển Philippines cùng tàu sân bay và máy bay chiến đấu.
Mỹ và đồng minh dĩ nhiên không chịu ngồi yên xem Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông. Mới đây, Mỹ đã xây dựng một hệ thống nghe lén dưới đáy biển chạy dọc châu Á. Trung Quốc dự định cũng phát triển một mạng lưới tương tự ở Biển Đông.
Ảnh vệ tinh cho thấy các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép được trang bị cảm biến rất hiện đại, gồm radar, trạm liên lạc vệ tinh, với ý đồ tăng khả năng của hải quân nước này ở Biển Đông.
Những công nghệ hiện đại cung cấp phương tiện quản lý, liên lạc cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Theo Quang Minh - BBC (Dân Việt)
Hoạt động trái phép của Trung Quốc tại một bãi cạn trên Biển Đông được cho là đã vượt qua “giới hạn chịu đựng” của Mỹ.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tiến gần tàu cá Philippines ở bãi cạn Scarborough (Ảnh: AP)
Quân đội Trung Quốc dường như đang tăng cường đáng kể sự hiện diện và hoạt động cải tạo trái phép ở bãi cạn Scarborough, nằm về phía đông bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, gửi thông điệp "rắn" tới Washington.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Scarborough, nơi cũng được Đài Loan và Philippines tuyên bố. Trong khi đó, Mỹ khẳng định bất kỳ âm mưu quân sự hóa nào ở bãi cạn này đều là những động thái vượt qua “giới hạn đỏ” của Mỹ. Theo các quan chức Lầu Năm Góc, Bắc Kinh có thể đã vượt qua giới hạn này. Trước đây, chỉ có 2-3 tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc hiện diện xung quanh bãi cạn Scarborough, tuy nhiên con số này đã tăng nhanh trong vài tuần qua. Các quan chức Mỹ nói với tờ Washington Free Beacon rằng hiện có hơn chục tàu Trung Quốc trong khu vực.
Bên cạnh tàu an ninh, Bắc Kinh cũng sẽ cho phép hàng trăm tàu đánh cá đánh bắt thủy hải sản ở vùng biển giàu có quanh bãi cạn Scarborough.
Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc trước việc quân sự hóa bãi cạn Scarborough, trước mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Philippines.
"Mỹ đã ra dấu hiệu rằng việc này rất nghiêm túc", một cựu quan chức Mỹ nói với tờ Financial Times.
Ảnh vệ tinh của CSIS cho thấy Trung Quốc đang tăng cường xây dựng kho chứa máy bay trái phép ở Đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Quyết định coi thường cảnh báo trên của Trung Quốc khả năng cao liên quan đến phán quyết Biển Đông, được đưa ra tháng trước bởi tòa án quốc tế ở Hà Lan. Phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh không công nhận phán quyết này là hợp pháp.
Sau phán quyết, cả Mỹ và Trung Quốc đều tăng cường tuần tra chiến đấu trong khu vực.
Đầu tuần này, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng các nhà chứa máy bay bất hợp pháp ở Biển Đông. Theo Trà My - Sputnik (Dân Việt)