Thủ Tướng Đề Nghị Trung Quốc Không Làm Phức Tạp Tình Hình Biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/7 có cuộc gặp với người đồng cấp của Trung Quốc Lý Khắc Cường và trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có bất đồng trên Biển Đông.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 11. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 11. Ảnh: TTXVN

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường diễn ra nhân dịp hai nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 11 tại Ulan Bator, Mông Cổ.

Đề cập đến vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển.

Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) và sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vụ kiện ở Tòa Trọng tài của Philippines với Trung Quốc.

Đáp lại, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định nước này coi trọng việc cùng Việt Nam kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển, góp phần thúc đẩy quan hệ Trung – Việt phát triển.

Cuộc gặp diễn ra sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhằm đơn phương áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.

Phán quyết đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Tuy nhiên, Trung Quốc cho hay sẽ không chấp nhận bất cứ tuyên bố hay hành động nào dựa trên phán quyết này.

( Theo VnExpress)

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Thủ Tướng Đề Nghị Trung Quốc Không Làm Phức Tạp Tình Hình Biển Đông tại chuyên mục Tin Tức, trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2414 / Xu hướng 2444 / Tổng 2474 Thủ tướng đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông

Tình hình Biển Đông sáng 16/9: Trung Quốc tuyên bố tìm thấy mỏ khí đốt ở Biển Đông

Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc cho biết giàn khoan Hải Dương-981 báo cáo phát hiện mỏ khí đốt nước sâu đầu tiên ở Biển Đông. Bài viết đăng trên báo Xahoi. Tình hình Biển Đông: Ảnh chụp ngày 18/8 tại giếng dầu Lãnh Thủy 17-2 ở Biển Đông Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) hôm 15/9 cho biết giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981), giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, báo cáo phát hiện mỏ khí đốt nước sâu đầu tiên ở Biển Đông. Tuyên bố của CNOOC cho biết giếng dầu Lãnh Thủy 17-2 nằm cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 150 km về phía Nam. Độ sâu hoạt động trung bình của giếng dầu này là 1.500 mét dưới mặt biển. Công nhân dầu khí Trung Quốc làm việc trên giàn khoan Hải Dương-981 ở Biển Đông – Ảnh: Xinhua

Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông

Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân   Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters. Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình. Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay. Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu - GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters. Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters. Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam. Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm. Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15.7, Reuters cho hay. “Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp”, giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định. “Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị”, theo ông Dupont. (Còn tiếp) Theo Phúc Duy -  báo TN

Thủ tướng thị sát tàu kiểm ngư lớn nhất Đông Nam Á

Video Thủ tướng thị sát tàu kiểm ngư lớn nhất Đông Nam Á [yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=aF4y1tlVIpo'] Sáng nay, 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến công ty đóng tàu Hạ Long và tham quan con tàu kiểm ngư KN 781 vừa hoàn thành. Tàu có bãi đáp máy bay, sẽ ra khơi trong tháng 6. Con tàu Kiểm ngư hiện đại lớn nhất trong khu vực ASEAN này có lượng giãn nước 2.000 tấn, có bãi đáp và kho chứa trực thăng ở đuôi tàu… Tàu do Tập đoàn đóng tàu Damen (Hà Lan) thiết kế. Phần mũi tàu KN-781 được thiết kế góc vát nhỏ, tăng cường độ dày cho vỏ thép, đem lại khả năng va chạm tốt hơn. Hai bên hông tàu có cần cẩu để đưa xuồng máy cao tốc cỡ lớn xuống biển. Trên nóc đài chỉ huy có cột buồm lắp radar hàng hải, hệ thống định vị dẫn đường, thông tin liên lạc. Việc được trang bị tàu tuần tra cỡ lớn sẽ giúp Kiểm ngư Việt Nam có khả năng thực hiện những chuyến tuần tra xa bờ, dài ngày để hỗ trợ ngư dân, cũng như bảo đảm việc thực thi pháp luật trên vùng biển của Việt Nam. Một tàu kiểm ngư tương tự cũng đang được Công ty tàu Hạ Long đóng và dự kiến bàn giao trong tháng 7 tới. Nguyễn Vũ

Mưu đồ lớn của Trung Quốc dưới đáy Biển Đông 

Biển Đông không chỉ “dậy sóng” ở trên biển mà dưới đáy đại dương, tham vọng của Trung Quốc đang ngày càng hiện hữu rõ nét.  Tàu ngầm Trung Quốc được gắn thêm đầu đạn hạt nhân để gia tăng "khả năng phòng vệ". Ngày hôm nay 12.7, tòa án Trọng tài Thường trực sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Alexander Neill, tham vọng của Trung Quốc không chỉ là những đảo trên mặt nước mà còn là cả đại dương sâu thẳm. Chuyên gia này nhận định điểm quan trọng nhất mà Trung Quốc nhắm tới là một hạm đội tàu ngầm hạt nhân có thể tiến vào Thái Bình Dương. Trung Quốc trong hai năm qua đã hiện thực hóa âm mưu lấn chiếm của mình bằng việc biến những đảo hoang không cơ sở vật chất thành những tiền đồn quan trọng trên Biển Đông. Bắc Kinh liên tục bồi lấp trái phép trên biển và biến nơi đây thành những địa điểm có đường băng, bãi đáp và âu tàu lớn. Cộng đồng quốc tế rất quan tâm vì sao Bắc Kinh lại tìm cách bồi lấp trái phép những đảo nhân tạo với tốc độ nhanh đến vậy? Nhiều chuyên gia nhận định rằng kế hoạch dài hơi của Trung Quốc là xây dựng một “Vạn lý trường thành cát” nhằm ngăn chặn hạt nhân trên biển. Trung Quốc có nhiều tham vọng dưới đáy Biển Đông thông qua hạm đội tàu ngầm của mình. Việc bồi lấp và xây dựng đảo nhân tạo trái phép có hai mục đích. Thứ nhất, nó được sử dụng để biện hộ cho cái gọi là “chủ quyền trên biển” của Trung Quốc và thứ hai, duy trì sự hiện diện quân sự cũng như dân sự trái phép trên Biển Đông. Trung Quốc biện hộ rằng ngoài mục tiêu phòng vệ, đảo nhân tạo có mục tiêu phục vụ công tác cứu hộ trên biển. Trung Quốc xây nhiều hải đăng và bệnh viện trái phép trên đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt biển chỉ là một phần nhỏ trong tham vọng lớn hơn nhằm bành trướng dưới nước của chính quyền Bắc Kinh. Quân đội Trung Quốc rất lo lắng về khả năng ngăn ngừa hạt nhân trên đất liền nên điều này buộc Trung Quốc phải gắn thêm các đầu đạn hạt nhân lên tàu ngầm. Hai năm trước, Trung Quốc từng triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin trang bị 12 quả tên lửa JL-2 mang được đầu đạn hạt nhân. Một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép. Tàu ngầm hạt nhân lớp Jin được điều động từ căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam và có đủ khả năng kiểm soát vùng biển sâu dưới Biển Đông. Tuy nhiên để đưa Mỹ vào tầm ngắm của tàu ngầm, bước đầu tiên là tiến vào Thái Bình Dương. Trước khi đạt được điều này, các tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam phải đi qua Biển Đông, tiến vào Thái Bình Dương mà không bị quân đội Mỹ phát hiện. Lầu Năm Góc nói rằng tàu ngầm Trung Quốc khả năng lớn sẽ “mò” vào Thái Bình Dương trong năm nay. Phần biển phía đông của Biển Đông tương đối nông, sâu khoảng 100m. Tuy nhiên khi tiến vào “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, mực nước có thể lên tới 4.000m. Đây là địa điểm lý tưởng để tàu ngầm ngụy trang. Đá Chữ Thập đã có đường băng trái phép cho máy bay chở khách cỡ lớn. Nhiều chuyên gia tin rằng vùng nước sâu ở Biển Đông và năng lực được cải thiện của tàu ngầm Trung Quốc sẽ biến nơi đây thành “pháo đài dưới nước” cho hạm đội này. Những năm trở lại đây, vùng nước sâu dưới Biển Đông là nơi mà Mỹ và Trung Quốc tranh giành không ngớt. Đầu năm 2009, tàu cá Trung Quốc từng tìm cách cắt cáp gắn vào thiết bị tìm kiếm tàu ngầm của tàu tuần tra Impeccable tại đảo Hải Nam. Cuối năm đó, tàu ngầm Trung Quốc đã va phải thiết bị phát hiện tàu ngầm được tàu khu trục USS John McCain kéo tại vùng biển Philippines. Gần đây, Trung Quốc nâng cấp khá nhiều khả năng săn tàu ngầm. Ngày 8.6, Hải quân Trung Quốc cho ra mắt tàu khu trục cỡ nhỏ Type 056A được thông báo là có năng lực tác chiến dưới nước vượt trội. Mỹ tập trận ở vùng biển Philippines cùng tàu sân bay và máy bay chiến đấu. Mỹ và đồng minh dĩ nhiên không chịu ngồi yên xem Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông. Mới đây, Mỹ đã xây dựng một hệ thống nghe lén dưới đáy biển chạy dọc châu Á. Trung Quốc dự định cũng phát triển một mạng lưới tương tự ở Biển Đông. Ảnh vệ tinh cho thấy các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép được trang bị cảm biến rất hiện đại, gồm radar, trạm liên lạc vệ tinh, với ý đồ tăng khả năng của hải quân nước này ở Biển Đông. Những công nghệ hiện đại cung cấp phương tiện quản lý, liên lạc cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Theo Quang Minh - BBC (Dân Việt)

Trung Quốc cảnh cáo Nhật đừng can dự vào biển Đông

Trung Quốc vào ngày 23.5 đã lên tiếng cảnh cáo Nhật Bản tránh xa tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh với các nước láng giềng ở biển Đông, một ngày sau khi thủ tướng Nhật nói ông lo ngại căng thẳng trong khu vực sẽ leo thang vì “vụ đơn phương khoan dầu” của Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam. Tàu tuần duyên Trung Quốc đang canh phòng xung quanh giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters “Phát biểu của phía Nhật phớt lờ hiện thực và làm rối các chân lý, đồng thời có động cơ chính trị nhằm can thiệp vào tình hình biển Đông với một mục đích bí mật”, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. “Chúng tôi yêu cầu phía Nhật nên có những hành động thiết thực để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực”, ông Hồng nói. Đầu tháng 5, Trung Quốc đã ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất chấp sự chỉ trích của nhiều nước trên thế giới, hiện Bắc Kinh vẫn cho duy trì hàng trăm tàu thuyền, gồm cả tàu chiến lẫn tàu tuần duyên, trong vùng biển Việt Nam để bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm 15.5 đã lên tiếng chỉ trích sự bành trướng quân đội và những hành động gây hấn của Trung Quốc, cho rằng những động thái này chỉ làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông và biển Đông, theo hãng tin Jiji (Nhật Bản). Tờ Minh Báo (Hồng Kông) hồi 12.5 nhận định rằng Nhật Bản có thể đang hướng tới việc thành lập khối đồng minh với Việt Nam và Philippines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý của Trung Quốc (suu tam nguyentandung. org)

Mỹ: Trung Quốc đã vượt “giới hạn đỏ” ở Biển Đông

Hoạt động trái phép của Trung Quốc tại một bãi cạn trên Biển Đông được cho là đã vượt qua “giới hạn chịu đựng” của Mỹ.   Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tiến gần tàu cá Philippines ở bãi cạn Scarborough (Ảnh: AP) Quân đội Trung Quốc dường như đang tăng cường đáng kể sự hiện diện và hoạt động cải tạo trái phép ở bãi cạn Scarborough, nằm về phía đông bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, gửi thông điệp "rắn" tới Washington. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Scarborough, nơi cũng được Đài Loan và Philippines tuyên bố. Trong khi đó, Mỹ khẳng định bất kỳ âm mưu quân sự hóa nào ở bãi cạn này đều là những động thái vượt qua “giới hạn đỏ” của Mỹ. Theo các quan chức Lầu Năm Góc, Bắc Kinh có thể đã vượt qua giới hạn này. Trước đây, chỉ có 2-3 tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc hiện diện xung quanh bãi cạn Scarborough, tuy nhiên con số này đã tăng nhanh trong vài tuần qua. Các quan chức Mỹ nói với tờ Washington Free Beacon rằng hiện có hơn chục tàu Trung Quốc trong khu vực. Bên cạnh tàu an ninh, Bắc Kinh cũng sẽ cho phép hàng trăm tàu đánh cá đánh bắt thủy hải sản ở vùng biển giàu có quanh bãi cạn Scarborough. Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc trước việc quân sự hóa bãi cạn Scarborough, trước mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Philippines. "Mỹ đã ra dấu hiệu rằng việc này rất nghiêm túc", một cựu quan chức Mỹ nói với tờ Financial Times.   Ảnh vệ tinh của CSIS cho thấy Trung Quốc đang tăng cường xây dựng kho chứa máy bay trái phép ở Đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam Quyết định coi thường cảnh báo trên của Trung Quốc khả năng cao liên quan đến phán quyết Biển Đông, được đưa ra tháng trước bởi tòa án quốc tế ở Hà Lan. Phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh không công nhận phán quyết này là hợp pháp. Sau phán quyết, cả Mỹ và Trung Quốc đều tăng cường tuần tra chiến đấu trong khu vực. Đầu tuần này, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng các nhà chứa máy bay bất hợp pháp ở Biển Đông. Theo Trà My - Sputnik (Dân Việt)

Mỹ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông, mặc Trung Quốc

Mỹ sẽ đưa thuyền, máy bay hoạt động ở bất kì khu vực nào luật pháp quốc tế cho phép, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho biết. Tàu tấn công đổ bộ USS Boxer của Mỹ (Ảnh: Reuters) Lực lượng quân sự của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, ông John Richardson cho biết ngày 20.7 trong chuyến thăm một căn cứ hải quân của Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, Mỹ đã tuần tra “tự do hàng hải” gần các đảo mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền và chiếm giữ, khiến Bắc Kinh tức giận, trong khi Trung Quốc cũng liên tục củng cố sự hiện diện quân sự trái phép của mình ở khu vực này. Trong cuộc gặp mặt với ông Yuan Yubai, chỉ huy Hạm đội Biển Bắc của Trung Quốc, ông Richardson "nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động hợp pháp và an toàn ở khu vực phía nam Trung Quốc và nhiều nơi khác", Hải quân Mỹ cho biết. Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, ông John Richardson (ngoài cùng bên trái) trong chuyến thăm Trung Quốc (Ảnh: AP) Các lực lượng quân sự Mỹ sẽ tiếp tục đưa thuyền, máy bay hoạt động ở bất kì khu vực nào luật pháp quốc tế cho phép, Richardson nói thêm. "Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động thường xuyên và hợp pháp trên toàn thế giới, bao gồm cả Biển Đông, để bảo vệ quyền lợi, sự tự do và tuân thủ luật pháp ở biển và các vùng trời được ban cho tất cả các nước. Điều này sẽ không thay đổi." Richardson cho biết ông cũng hỗ trợ sâu sắc mối quan hệ giữa hải quân hai nước. "Nhưng tôi sẽ liên tục cân nhắc sự ủng hộ của mình dựa trên các cuộc “chạm trán” an toàn và chuyên nghiệp trên biển. Trong khu vực này, chúng tôi phải đánh giá lẫn nhau bằng những việc làm và hành động, không chỉ bằng lời nói," ông nói thêm. "Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động thường xuyên và hợp pháp trên toàn thế giới, bao gồm cả Biển Đông" (Ảnh: AP) Trung Quốc cho rằng phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền ngang ngược của nước này ở Biển Đông, là không có giá trị. Trung Quốc đã nhiều lần cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Ngược lại, Mỹ cho rằng máy bay và tàu của Trung Quốc đã nhiều lần tập trận “không an toàn” khi theo sát tàu và máy bay của Mỹ, đặc biệt là ở Biển Đông. Phát biểu tại Sydney hôm thứ Tư, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đảm bảo với Úc, đồng minh then chốt của Mỹ, rằng Mỹ sẽ không rút lui khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho dù ai chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11 tới. Theo Trà My - Reuters (Dân Việt)

Kiến nghị Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc về giàn khoan 981

Bản kiến nghị được một nickname là T.D đến từ San Diego, California, Mỹ, đưa lên trang web chính thức whitehouse.gov của Nhà Trắng đang thu hút sự chú ý. Trên trang mạng chính thức của Nhà Trắng ngày 13/5 xuất hiện một bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc về việc nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bản kiến nghị được một nickname là T.D ở San Diego, California đưa lên trang web chính thức whitehouse.gov của Nhà Trắng ngày 13/5 đang thu hút sự quan tâm và chú ý. Bản kiến nghị viết: “Mối quan hệ đối tác hữu nghị và hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam đang ở trên một lộ trình tốt đẹp. Chúng tôi, cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới kêu gọi Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt thích đáng đối với Trung Quốc bởi các hành vi ngang nhiên, bất chấp những luật lệ hiện hành đã được cộng đồng quốc tế công nhận, cũng như các ranh giới lãnh thổ quốc gia khi nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, phá hủy môi trường sinh thái tại vùng lãnh hải của Việt Nam”. Tiếp đó, bản kiến nghị nhấn mạnh: “Chỉ lên án và đấu tranh bằng từ ngữ là không đủ. Chúng tôi kêu gọi Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt về mặt kinh tế đối với Trung Quốc. Vì đây là phương pháp hiệu quả nhất”. Bản kiến nghị viết bằng tiếng Anh yêu cầu trừng phạt Trung Quốc về việc nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên trang web của Nhà Trắng. Ảnh cắt từ whitehouse.gov. Theo quy định của Nhà Trắng, bản kiến nghị cần ít nhất 150 chữ ký để được hiện diện trên trang web Nhà Trắng và cần ít nhất 100.000 chữ ký trước ngày 12/6 để buộc Nhà Trắng phản hồi. Tính đến hôm nay, ngày 20.5, đã có 4.868 chữ ký ủng hộ bản kiến nghị nói trên. Ngày 2/5, Trung Quốc  hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại tọa độ 15 độ 29 phút 58 giây vĩ độ Bắc-111 độ 12 phút 06 giây kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 119 hải lý, vị trí này vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lý) của Việt Nam hơn 80 hải lý để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam là điều không thể chối cãi. Việc làm trên của phía Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên. Hành động này cũng đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, làm phức tạp tình hình, gây bất ổn định, đe dọa tự do giao thương hàng hải ở khu vực Biển Đông và đang bị cộng đồng quốc tế lên án gay gắt. Chính quyền Mỹ cũng đã nhiều lần lên án và cáo buộc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là khiêu khích. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf từng mạnh mẽ tuyên bố trước báo giới rằng: “Chúng tôi rất quan ngại về những hành vi nguy hiểm và đe dọa như vậy (của Trung Quốc)”. Thậm chí, trong một tuyên bố ngày 15.5, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nói rằng các hành động như vậy là "nguy hiểm và khiêu khích". THEO DÂN VIỆT

Hành động nóng Biển Đông: Tính toán tệ hại của Trung Quốc

(Tin tức thời sự) - "Trung Quốc xây dựng nhà máy ĐHN ngoài biển vì yếu tố đảm bảo an toàn, nếu có ô nhiễm thì chỉ chết dân các khu vực xung quanh". Sẽ ngày càng làm mạnh hơn Trung Quốc vừa tuyên bố đang tiến gần hơn đến việc hoàn thiện các nhà máy điện hạt nhân trên biển tại khu vực Biển Đông. Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cũng đã tiết lộ rằng, họ đang phát triển các bến cảng nổi đa chức năng để triển khai đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Như vậy có thể thấy rõ Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở để cung cấp mọi dịch vụ cho các hoạt động phi pháp trên biển Đông từ khai thác tài nguyên biển cho đến hàng không dân dụng, quân sự… Mặc dù, Tòa trọng tài thường trực vừa ra phán quyết về tranh chấp trên biển Đông, nhưng kỹ sư Nguyễn Khắc Hiền, nguyên giám đốc Công ty tư vấn thiết kế tàu biển Vinashin lo ngại không có tác dụng với các hành động của Trung Quốc. Trao đổi với Đất Việt, ngày 16/7, ông Hiền chỉ rõ: "Đứng về mặt nguyên tắc, khi Tòa trọng tài tuyên bố như vậy là khẳng định việc Trung Quốc đang thực hiện trên Biển Đông là phi pháp, hay cụ thể những sự việc tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đánh đuổi cũng là phi pháp. Cho nên, nếu như từ nay nếu tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đánh đuổi thì Việt Nam có quyền kiện ra tòa quốc tế.                      Mô hình nhà máy điện hạt nhân trên biển của Trung Quốc Bên cạnh đó, theo ông Hiền, Trung Quốc sẽ ngày càng làm mạnh hơn các hoạt động xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông.Thế nhưng, từ trước đến nay, Trung Quốc vốn không quan tâm đến phán quyết của Tòa trọng tài, không có phán quyết thì họ vẫn làm vì đây là những hành động trong loạt âm mưu độc chiếm Biển Đông của họ. Những dự án nhà máy ĐHN trên biển, bến cảng tàu nổi đều là các dự định từ rất lâu, được chuẩn bị khá kỹ càng". Bản thân ông cũng rất lo ngại, khi các bến cảng nổi đa chức năng được đưa xây dựng làm nơi neo đậu cho các tàu quân sự và dân sự có trọng tải tới 1.000 tấn của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Trường Sa, trong khi công nghệ xử lý chất thải của Trung Quốc được đánh giá là khá lạc hậu ngay cả trên đất liền. Ông Hiền cho rằng, việc xây dựng các bến cảng nổi chắc chắn sẽ ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt những vùng xung quanh. Theo quy định những con tàu triệu tấn, vạn tấn đều phải có hệ thống xử lý chất thải, đây là điều bắt buộc. Dù có trọng lượng lớn hay nhỏ đều bắt buộc phải có trạm xử lý chất thải. Cho nên, chỉ là có muốn xử lý chất thải hay không, chứ không phải là không làm được, nếu họ muốn xử lý thì sẽ làm được, vì cả thế giới có nhà máy ĐHN, có nhà máy thép, nên không phải vấn đề hệ thống, công nghệ xử lý. Nhưng nếu không xử lý, không sử dụng công nghệ tiên tiến thì nguy cơ phá hoại môi trường biển là điều dễ nhìn thấy. Về việc kiểm soát cũng vô cùng khó khăn, vì nếu như ở trên đất liền còn dễ định lượng mức độ ô nhiễm, ngoài biển khó định lượng", ông Hiền phân tích. Âm mưu của Trung Quốc Trước cảnh báo của nhiều chuyên gia về hải dương học, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, các bến cảng, hiện nay các nước trên thế giới cũng chưa phát triển nhiều, chính vì thế, nguy cơ ô nhiễm môi trường và an ninh trên biển là rất cao, ông Hiền nhấn mạnh: "Nhà máy ĐHN xây trên đất liền nguy cơ ô nhiễm còn cao, nói gì trên biển, nguy cơ ô nhiễm, công nghệ xử lý chất thải còn khó khăn hơn nhiều. Nhưng điều đáng nói là những nguy hiểm này lại không ảnh hưởng đến người dân tại chỗ, mà ảnh hưởng đến dân các vùng xung quanh nhiều hơn. Tôi biết Trung Quốc họ xây dựng nhà máy ĐHN ngoài biển vì yếu tố đảm bảo an toàn cho họ, nếu có ô nhiễm thì chỉ chết dân các khu vực xung quanh, mà không ảnh hưởng đến dân Trung Quốc. Mà nguyên tắc nếu có ô nhiễm phóng xạ thì bay sang VN, chứ không quay ngược lại phía Bắc là Trung Quốc. Nghĩa là họ chọn cách ít rủi ro nhất với đất nước họ". Câu chuyện này , theo ông Hiền nó cũng giống như câu chuyện cá chết hàng loạt ở dọc biển miền Trung, xuất phát từ Hà Tĩnh chảy xuôi theo đến Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi....chứ không quay lại Thanh Hóa, Nghệ An. Mà chỉ cần chất xả thải của Formosa đã chết hàng loạt cá biển, kể cả ở tầng đáy, phá hủy hệ san hô, không biết bao nhiêu năm mới khôi phục được, còn ô nhiễm phóng xạ còn nguy hại hơn nhiều.