Video Thủ tướng thị sát tàu kiểm ngư lớn nhất Đông Nam Á [yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=aF4y1tlVIpo'] Sáng nay, 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến công ty đóng tàu Hạ Long và tham quan con tàu kiểm ngư KN 781 vừa hoàn thành. Tàu có bãi đáp máy bay, sẽ ra khơi trong tháng 6. Con tàu Kiểm ngư hiện đại lớn nhất trong khu vực ASEAN này có lượng giãn nước 2.000 tấn, có bãi đáp và kho chứa trực thăng ở đuôi tàu… Tàu do Tập đoàn đóng tàu Damen (Hà Lan) thiết kế. Phần mũi tàu KN-781 được thiết kế góc vát nhỏ, tăng cường độ dày cho vỏ thép, đem lại khả năng va chạm tốt hơn. Hai bên hông tàu có cần cẩu để đưa xuồng máy cao tốc cỡ lớn xuống biển. Trên nóc đài chỉ huy có cột buồm lắp radar hàng hải, hệ thống định vị dẫn đường, thông tin liên lạc. Việc được trang bị tàu tuần tra cỡ lớn sẽ giúp Kiểm ngư Việt Nam có khả năng thực hiện những chuyến tuần tra xa bờ, dài ngày để hỗ trợ ngư dân, cũng như bảo đảm việc thực thi pháp luật trên vùng biển của Việt Nam. Một tàu kiểm ngư tương tự cũng đang được Công ty tàu Hạ Long đóng và dự kiến bàn giao trong tháng 7 tới. Nguyễn Vũ
Đằng sau tấm ảnh Thủ tướng Shinzo Abe đang cắn một miếng cá nướng ngon lành là cả câu chuyện về nỗ lực của nước Nhật. "Ghê thế", "Man rợ quá", "Ăn nhồm nhoàm thế trước báo chí mà cũng được à?" Đó là những gì người ta từng nói về hình ảnh của thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang ăn cá nướng được chụp ngày 14/12/2014 tại cảng cá Soma Haragama, thành phố Soma, tỉnh Fukushima. Bức ảnh là một khoảnh khắc trong chiến dịch vận động bầu cử cho cuộc đua vào Hạ viện ngày ấy. Nhưng tại sao người ta lại nói thế? Đó là vì người ta chưa biết câu chuyện đằng sau miếng cá mà thủ tướng Abe ăn. Hành động của ông Shinzo Abe có thể bao hàm nhiều yếu tố chính trị, cũng là có mục đích, nhưng cái chúng ta nói không phải mục đích sâu xa của ông, mà nói về cái đẹp của hình ảnh này. Vốn dĩ câu chuyện đằng sau những miếng cá nướng có thể coi là niềm hạnh phúc của ngư dân Nhật Bản rồi. Bức ảnh thủ tướng Shinzo Abe ăn cá nướng ở cảng cá Soma. Như đã biết, năm 2011, miền Đông Bắc của Nhật hứng chịu thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất với động đất 9.0 độ Richter cùng sóng thần cao đến 10m. Hàng chục nghìn người chết và bị thương, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng đáng sợ nhất, hậu quả của cơn dư chấn cùng sóng thần đã làm rò rỉ phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Cả thành phố Fukushima sau sự kiện này vắng tanh, trở thành một thành phố ma đúng nghĩa. Trong bán kính 30km tính từ nhà máy điện hạt nhân, không một ai dám sống, khu vực biển xung quanh nhà máy cũng nhiễm phóng xạ nên chẳng ai còn đánh bắt. Ông Shinzo Abe ăn cá vào năm 2014, tức là 3 năm tính từ ngày Fukushima bắt đầu bị rò rỉ chất phóng xạ. Trong 3 năm ấy, chính phủ Nhật bằng mọi nỗ lực, phát triển hàng loạt chương trình, đề án xử lý các vấn đề môi trường. Trong 3 năm ấy, từng chút, từng chút một, biển tại khu vực này đã sạch dần, cá biển cũng đã có thể đánh bắt và ăn bình thường. Sau 3 năm đó, cuối cùng khi nhắc về thảm hoạ Fukushima, người Nhật chẳng còn quá sợ hãi như ngày nào. Vốn là quốc gia không được thiên nhiên ưu ái về mặt tài nguyên thiên nhiên, người Nhật tự hào với tài nguyên hải sản phong phú, tự hào với những sản phẩm đến từ biển xanh khiến họ có được sức khoẻ cường tráng cùng trí tuệ minh mẫn, và họ sẽ không để niềm tự hào của mình bị vấy bẩn, kể cả việc ấy có khó khăn đến đâu. Theo Lương Hồng Phúc / Trí Thức Trẻ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/7 có cuộc gặp với người đồng cấp của Trung Quốc Lý Khắc Cường và trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có bất đồng trên Biển Đông. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 11. Ảnh: TTXVN Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường diễn ra nhân dịp hai nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 11 tại Ulan Bator, Mông Cổ.
Đề cập đến vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, trong đó có "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển.
Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vụ kiện ở Tòa Trọng tài của Philippines với Trung Quốc.
Đáp lại, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định nước này coi trọng việc cùng Việt Nam kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển, góp phần thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển.
Cuộc gặp diễn ra sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nhằm đơn phương áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.
Phán quyết đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho hay sẽ không chấp nhận bất cứ tuyên bố hay hành động nào dựa trên phán quyết này.
( Theo VnExpress)
Những động thái quân sự của Thủ tướng Hun Sen có thể buộc phe đối lập Campuchia phải tung ra quân bài cuối cùng để tranh giành quyền lực.
Xe tải quân sự chở lính vũ trang di chuyển gần trụ sở CNRP đêm 12/9. Ảnh:Cambodia Daily Suốt tuần qua, lực lượng quân sự thuộc đơn vị cảnh vệ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đều được huy động bằng xe tải đến vây quanh trụ sở đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập ở thủ đô Phnom Penh, nơi quyền chủ tịch đảng Kem Sokha đang ẩn náu để tránh bị bắt giữ.
Giới phân tích cho rằng với việc điều động lực lượng quân đội và phương tiện vũ trang bao vây trụ sở CNRP, ông Hun Sen đang chơi một ván bài mạo hiểm, buộc cả hai phe đều phải ngửa ra những con bài cuối cùng, có thể đẩy Campuchia vào tình trạng bất ổn trầm trọng.
Ông Kem Sokha đã phải ẩn náu trong trụ sở đảng từ hồi tháng 5, sau khi bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động mại dâm. Hồi tuần trước, ông bị kết án vắng mặt 5 tháng tù vì không xuất hiện trước tòa.
Lực lượng đang lùng bắt ông này chính là đơn vị cảnh vệ 3000 quân của Thủ tướng Hun Sen. Đây là đơn vị có quyền lực rất lớn ở Campuchia, có ảnh hưởng bao trùm đối với các thể chế khác, trong đó có cả tòa án và các cơ quan công quyền. Hồi tháng 5, 3 thành viên đơn vị này đã bị kết án tù một năm vì tấn công hai nghị sĩ đối lập bị họ lôi ra khỏi xe, theo SMH.
Trong đêm thứ hai và thứ ba vừa rồi, lực lượng này còn huy động cả xuồng tuần tra vũ trang lượn lờ ở khúc sông sau trụ sở CNRP, trong khi trực thăng quân sự quần thảo trên bầu trời, trong một động thái được đánh giá là nhằm "dằn mặt" đảng đối lập.
Lực lượng của ông Hun Sen được huy động sau khi CNRP ra tuyên bố hôm 12/9 rằng sẽ tổ chức một cuộc biểu tình phi bạo lực quy mô lớn nhằm "đòi trả lại không khí chính trị bình thường để đảm bảo bầu cử tự do, công bằng thông qua giải pháp chính trị chung". Campuchia dự kiến tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7/2018.
"Chúng ta không thể gục ngã, để họ trói tay trói chân, bịt mồm bịt miệng đến khi chúng ta chết. Con giun xéo lắm cũng quằn", ông Kem Sokha tuyên bố trên tờ Phnom Penh Post. Đáp lại, ông Hun Sen khẳng định CNRP đang đe dọa sự ổn định của đất nước. "Chính phủ muốn cảnh báo bất cứ ai phạm sai lầm, đừng tiếp tục sai lầm nữa, nếu không sẽ phải hứng chịu hậu quả xấu", ông nói.
Tuyên bố của ông Hun Sen nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tướng lĩnh quân đội, những người cam kết sẽ tuân thủ mệnh lệnh của ông và sẵn sàng đập tan cuộc biểu tình quy mô lớn mà CNRP đang lên kế hoạch tổ chức.
Trung tướng Prum Din, tư lệnh Biệt khu Quân đội Hoàng gia Campuchia, tuyên bố binh sĩ của ông sẽ "loại bỏ tất cả các nhà hoạt động tìm cách hủy hoại sự ổn định", và sẽ đối đầu với cuộc tuần hành do CNRP tổ chức.
Bộ Tư lệnh Lục quân Campuchia ra tuyên bố tương tự, khẳng định sẽ ngăn chặn các cuộc biểu tình phi pháp "bằng bất cứ giá nào". Một loạt tướng lĩnh phụ trách các đơn vị trọng yếu khác của quân đội cũng đưa ra cam kết như vậy.
Trung tướng Bun Seng, tư lệnh Quân khu 5 kiêm phó tổng tư lệnh quân đội Campuchia, đã cho binh sĩ tổ chức diễn tập bắn đạn thật ngay cạnh sở chỉ huy ở Battambang ngày hôm qua.
Nguy cơ bất ổn Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: StraitsTimes Theo bình luận viên Chheang Vannarith của KhmerTimes, tuyên bố của đảng đối lập và các hành động của Thủ tướng Hun Sen cùng giới tướng lĩnh quân sự đang đẩy tương lai của Campuchia vào tình thế bấp bênh, và bất ổn nghiêm trọng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nếu hai bên không nhanh chóng đạt được giải pháp chính trị mang tính đột phá trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Tình thế hiện nay là kết quả của một năm căng thẳng về chính trị giữa đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và đảng CNRP đối lập, và trong thời điểm nhạy cảm này, lãnh đạo hai bên cần phải lựa chọn giữa đàm phán hòa bình hoặc sử dụng vũ lực và biểu tình.
Vannarith cho rằng một khi bị gây sức ép quá lớn từ các cuộc vây bắt của binh lính, CNRP chỉ còn một quân bài cuối cùng, đó là kêu gọi các cuộc biểu tình lớn, chiến lược mà họ từng áp dụng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013 để đòi chia sẻ quyền lực.
Trong cuộc chiến này, CNRP sẽ khai thác tối đa các phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý và hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế. Các cuộc biểu tình cũng sẽ được tính toán cẩn thận về quy mô và thời điểm để phát huy hiệu quả gây tiếng vang cao nhất.
Theo giới phân tích chính trị, sự ủng hộ của dân chúng cộng với sức ép ngoại giao quốc tế chính là hai công cụ chính của phe đối lập Campuchia để tranh giành quyền lực. Trong thực tế, truyền thông quốc tế vài tháng qua đã chú ý hơn rất nhiều tới những rối ren chính trị hiện nay ở Campuchia.
Mỹ, EU, Anh và Nhật Bản cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phe đối lập, và ngày càng chỉ trích chính phủ Campuchia quyết liệt hơn đối với những vấn đề liên quan đến nhân quyền và dân chủ. CNRP đã tìm cách thuyết phục Washington và đồng minh gây sức ép hơn nữa đối với Phnom Penh.
Bình luận viên Mech Dara của tờ Phnom Penh Post cho rằng đảng CPP cầm quyền ý thức rất rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như những động thái tiếp theo của CNRP, và những quyết định gần đây của Thủ tướng Hun Sen chính là nhằm "đánh phủ đầu" ý đồ của phe đối lập. Dara dự đoán rằng trong tương lai, các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa sẽ được thực hiện, nhằm dập tắt những cuộc biểu tình ngay khi chúng vừa nhen nhóm.
Chính phủ Campuchia sẽ sử dụng mọi biện pháp, phương tiện cần thiết, kể cả vũ lực, để duy trì hiện trạng, đồng thời áp dụng chiến lược "chia để trị" nhằm gây chia rẽ và suy yếu đối thủ, ông Dara nhận định. Về đối ngoại, CPP có thể tăng cường quan hệ chiến lược và kinh tế với Trung Quốc để chống lại sức ép ngày càng tăng từ Mỹ và đồng minh. Một cuộc biểu tình của phe đối lập trên đường phố Phnom Penh. Ảnh: Khmer Times Tuy nhiên, ông Vannarith nhận định đây sẽ là tình cảnh "lưỡng bại câu thương" đối với nền chính trị Campuchia, khi sẽ không có ai giành chiến thắng trong cuộc giằng co khốc liệt này. Một vòng xoáy bạo lực và trả thù chính trị sẽ tiếp diễn, ám ảnh đất nước Campuchia.
"Campuchia đã chịu đựng quá đủ rồi. Thế hệ trẻ đang nuôi hoài bão lớn, và vai trò quan trọng nhất của các lãnh đạo chính trị là tạo ra cơ hội cho mọi người phát huy tiềm năng và mơ ước. Chỉ có sự lãnh đạo đầy trách nhiệm và chiến lược đôi bên cùng có lợi mới có thể cứu Campuchia khỏi bất ổn và hỗn loạn", Vannarith nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo Vnexpress
Trang bị vũ khí mạnh, sẵn sàng nhả đạn hung hãn, cướp biển là nỗi kinh hoàng với nhiều thủy thủ viễn dương, nghề từng là mơ ước của nhiều người một thời.
Thủy thủ Nguyễn Quyết Thắng (33 tuổi, quê Hải Phòng) là trường hợp hiếm hoi 2 lần bị cướp biển tấn công chỉ trong vòng 4 năm. Ngoài vụ tàu Sunrise 689 do anh làm thuyền trưởng bị cướp tấn công, cướp dầu vào ngày 3/10 trên hành trình từ Singapore về Việt Nam vừa qua, anh còn là nạn nhân của cướp biển Somalia. Tháng 1/2011, tàu Hoàng Sơn Sun tải trọng 22.800 tấn chuyên chở hàng rời lưu thông tuyến quốc tế, trên hành trình từ Iran về cảng Xiamen (Trung Quốc), khi đến gần vùng biển Ấn Độ thì bị hải tặc Somalia bắt cóc. Thuyền phó 1 Nguyễn Quyết Thắng cùng 23 thuyền viên đã bị cướp biển Somalia giam giữ đòi tiền chuộc. "8 tên cướp hùng hổ lao lên mạn tàu, tên nào cũng được trang bị súng tiểu liên AK, B 41... Chúng vừa đi vừa bắn chỉ thiên loạn xạ để uy hiếp tinh thần", anh Thắng kể. Khi lên đến buồng lái, chúng yêu cầu tàu dừng máy, dồn tất cả thuyền viên vào bên trong. Sau đó, khoảng 20 tên cướp biển khác từ một tàu cá leo lên canh giữ thủy thủ đoàn. Toán cướp biển yêu cầu tàu chuyển hướng chạy về phía bờ biển Somalia khi bóng đêm ập đến. Những con tàu biển có trọng tải vài chục nghìn tấn, tuy nhiên khi ra đến biển cũng chỉ là "chiếc lá tre". Gặp phải cướp, số phận tàu, hàng và đoàn thuyền viên trở nên rất mong manh. Ảnh: Giang Chinh. Để uy hiếp tạo áp lực đòi tiền chuộc, nhóm cướp biển bắt thủy thủ đoàn ra nắp hầm hàng phơi nắng trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ C. May mắn cho các thủy thủ là trước kia tàu Hoàng Sơn Sun chở gạo xuất khẩu nên còn sót lại một ít gạo ở dưới 2 khoang hàng. Đó là số lương thực hiếm hoi để phục vụ cho mọi người trong suốt 240 ngày bị giam giữ. Thức ăn hàng ngày chỉ là mấy con cá nhỏ do thủy thủ trưởng câu được. Thiếu nước ngọt, các thủy thủ phải đánh răng, tắm bằng nước biển. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, máy trưởng Bùi Thái Hùng chợt nhớ đến chiếc máy lọc nước biển thành nước ngọt vốn được trang bị trên tàu, nhưng anh em ít khi sử dụng. Sau nhiều lần bàn bạc, thử nghiệm với anh em thợ máy, kỹ sư Hùng đã vận hành được hệ thống lọc nước biển đủ cho mọi người trên tàu sử dụng. Suốt thời gian bị giam giữ, bữa ăn thịnh soạn nhất với các thủy thủ là vào dịp Tết Tân Mão (tháng 2/2011). Khi đó, nhóm cướp làm thịt 2 con dê và cho nhóm thủy thủ 2 bộ da. Anh em đầu bếp phải dùng đèn khò (lửa hàn xì) thui da dê cho sạch lông, sau đó luộc thật kỹ và chế biến thành món ăn, cùng với ít miến, ít măng khô, cá biển... để cả đoàn đón Tết cổ truyền. "Những ngày tháng sống trên tàu không khác gì bị cầm tù, tương lai, số phận đều không thể đoán định. Một số anh em đã bị khủng hoảng tinh thần khi việc đàm phán giải cứu đi vào bế tắc, nhất là khi nghe tin trên một tàu con tin khác của Đức đã có thủy thủ tự tử do không chịu được đòn roi của cướp biển", anh Thắng kể và cho hay, sau nhiều nỗ lực thương thảo, ngày 15/9/2011 thủy thủ đoàn cùng tàu được phóng thích. Thống kê của Tổ chức chia sẻ thông tin hàng hải quốc tế (ReAAP) cho thấy, từ năm 2011 đến tháng 7/2014, vùng biển châu Á xảy ra 11 vụ cướp dầu, riêng năm 2014 có 7 vụ. Trong đó, khu vực biển Đông xảy ra 7 vụ cướp. 8 năm đi biển, lênh đênh khắp các châu lục, thủy thủ Văn Thức (32 tuổi, quê Hải An, Hải Phòng) từng gặp cướp biển. Năm 2011, anh Thức đi trên con tàu chở hàng rời mang tên Vinalines Star có trọng tải hơn 26.000 tấn. Tàu cập cảng Singapore nhận dầu, thay máy trưởng và máy 2, sau đó rời cảng lúc 24h đêm. Đến 4h sáng hôm sau, khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì bất ngờ bị toán cướp gần 10 người đi thuyền gỗ cao tốc bất ngờ cập mạn. Chúng mang theo vũ khí tấn công thẳng vào buồng lái, khống chế đại phó 2 cùng các thuyền viên trong kíp trực, rồi vào buồng thuyền trưởng. Lúc này, thuyền trưởng đang ngủ đã bị chúng dựng dậy đánh dằn mặt, kề dao vào cổ dọa giết, đồng thời yêu cầu mở két lấy đi 30.000 USD tiền làm hàng, tiền chi phí đi lại mà thuyền trưởng vừa nhận tại đại lý của công ty tại Singapore vào chiều hôm trước. Nhóm cướp trói và dẫn giải thuyền trưởng đến buồng đại phó, máy trưởng. Đại phó vừa mở cửa thì bị một tên cướp cầm vũ khí co chân đạp mạnh vào bụng khiến anh ngã bắn vào thành giường. Sau khi cướp sạch tiền và trói thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, bọn cướp khống chế đưa mọi người ra ngoài boong, rồi nhảy xuống xuồng gỗ cặp mạn bỏ đi. Trước khi đi, một tên dùng cán dao đập vào gáy, dúi thuyền trưởng ngã xuống sàn tàu. Theo các thủy thủ, mỗi khi tấn công, cướp biển đều lên phương án khá bài bản và thường chọn thời điểm ban đêm, vùng biển vắng bóng dáng lực lượng chức năng, sau đó sử dụng tàu, xuồng cao tốc mang theo súng, dao, kiếm, thậm chí cả súng chống tăng B41 tấn công chớp nhoáng. "Một khi chúng đặt được chân lên tàu coi như xong. Các thuyền viên sẽ phải đối mặt 2 tình huống xấu nhất: Một là chịu trói, để chúng cướp tiền, cướp hàng; hai là chống cự. Phương án chống cự không được thuyền viên thực hiện bởi lý do cướp biển rất manh động, có vũ khí", anh Thức chia sẻ. Tàu Sơn Lộc 09 có trọng tải hơn 3.000 tấn, chạy chuyên tuyến trong nước Hải Phòng - Sài Gòn. Không chỉ lái tàu, chạy máy, một số thuyền viên tàu Sơn Lộc 09 còn kiêm cả nghề lái máy ủi thực hiện công việc ngay dưới hầm hàng. Ảnh: Giang Chinh. Ông Nguyễn Đức Khiêm, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Hàng hải Việt Nam cho biết, mấy năm gần đây ngành vận tải biển Việt Nam đứng trước khó khăn khiến nhiều sinh viên quay lưng với nghề. Số thí sinh dự thi đầu vào đối với khoa điều khiển tàu biển giảm hẳn so với trước đây. Những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ chọi của thí sinh khoa điều khiển tàu thường là 1/40, điểm chuẩn luôn là 23-24, nhưng nay tỷ lệ chọi chỉ 1/4, điểm chuẩn giảm xuống còn 15-16. Lý do ông Khiêm đưa ra là nạn cướp biển hoành hành dữ tợn trên các tuyến đường hàng hải huyết mạch khiến nhiều thuyền viên không chỉ của Việt Nam mà cả nước ngoài bị bắt cóc, tống tiền, bị đánh, bị giết. Do vậy, để trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết nhất cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, phòng chống cướp biển tấn công, ĐH Hàng hải Việt Nam mở hẳn khóa đào tạo an ninh hàng hải ngắn hạn với thời gian học 15 ngày. Các học viên được học kỹ năng xử lý tình huống trên biển, trên bờ, khi cập cảng…, trong đó nhấn mạnh cách phòng chống cướp biển. Đối với các tàu hàng cỡ lớn đi qua eo biển có xác suất cướp biển cao, nhiệm vụ đầu tiên các thuyền viên phải làm là liên tục phun vòi rồng trên mặt boong, chung quanh tàu để tạo độ trơn chượt, tạo áp lực không cho cướp biển có cơ hội tiếp cận mạn tàu, quăng dây trèo lên. Còn với những tàu bé hơn, có mạn thấp như các tàu chở dầu, cần phải tăng cường ca kíp trực, tăng số lượng thuyền viên trực và sẵn sàng phát tín hiệu khẩn nếu phát hiện cướp biển đang đến gần. -st- Giang Chinh
Biển Đông không chỉ “dậy sóng” ở trên biển mà dưới đáy đại dương, tham vọng của Trung Quốc đang ngày càng hiện hữu rõ nét. Tàu ngầm Trung Quốc được gắn thêm đầu đạn hạt nhân để gia tăng "khả năng phòng vệ". Ngày hôm nay 12.7, tòa án Trọng tài Thường trực sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Alexander Neill, tham vọng của Trung Quốc không chỉ là những đảo trên mặt nước mà còn là cả đại dương sâu thẳm. Chuyên gia này nhận định điểm quan trọng nhất mà Trung Quốc nhắm tới là một hạm đội tàu ngầm hạt nhân có thể tiến vào Thái Bình Dương.
Trung Quốc trong hai năm qua đã hiện thực hóa âm mưu lấn chiếm của mình bằng việc biến những đảo hoang không cơ sở vật chất thành những tiền đồn quan trọng trên Biển Đông. Bắc Kinh liên tục bồi lấp trái phép trên biển và biến nơi đây thành những địa điểm có đường băng, bãi đáp và âu tàu lớn.
Cộng đồng quốc tế rất quan tâm vì sao Bắc Kinh lại tìm cách bồi lấp trái phép những đảo nhân tạo với tốc độ nhanh đến vậy? Nhiều chuyên gia nhận định rằng kế hoạch dài hơi của Trung Quốc là xây dựng một “Vạn lý trường thành cát” nhằm ngăn chặn hạt nhân trên biển. Trung Quốc có nhiều tham vọng dưới đáy Biển Đông thông qua hạm đội tàu ngầm của mình.
Việc bồi lấp và xây dựng đảo nhân tạo trái phép có hai mục đích. Thứ nhất, nó được sử dụng để biện hộ cho cái gọi là “chủ quyền trên biển” của Trung Quốc và thứ hai, duy trì sự hiện diện quân sự cũng như dân sự trái phép trên Biển Đông.
Trung Quốc biện hộ rằng ngoài mục tiêu phòng vệ, đảo nhân tạo có mục tiêu phục vụ công tác cứu hộ trên biển. Trung Quốc xây nhiều hải đăng và bệnh viện trái phép trên đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt biển chỉ là một phần nhỏ trong tham vọng lớn hơn nhằm bành trướng dưới nước của chính quyền Bắc Kinh.
Quân đội Trung Quốc rất lo lắng về khả năng ngăn ngừa hạt nhân trên đất liền nên điều này buộc Trung Quốc phải gắn thêm các đầu đạn hạt nhân lên tàu ngầm. Hai năm trước, Trung Quốc từng triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin trang bị 12 quả tên lửa JL-2 mang được đầu đạn hạt nhân. Một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Jin được điều động từ căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam và có đủ khả năng kiểm soát vùng biển sâu dưới Biển Đông. Tuy nhiên để đưa Mỹ vào tầm ngắm của tàu ngầm, bước đầu tiên là tiến vào Thái Bình Dương.
Trước khi đạt được điều này, các tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam phải đi qua Biển Đông, tiến vào Thái Bình Dương mà không bị quân đội Mỹ phát hiện. Lầu Năm Góc nói rằng tàu ngầm Trung Quốc khả năng lớn sẽ “mò” vào Thái Bình Dương trong năm nay.
Phần biển phía đông của Biển Đông tương đối nông, sâu khoảng 100m. Tuy nhiên khi tiến vào “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, mực nước có thể lên tới 4.000m. Đây là địa điểm lý tưởng để tàu ngầm ngụy trang. Đá Chữ Thập đã có đường băng trái phép cho máy bay chở khách cỡ lớn.
Nhiều chuyên gia tin rằng vùng nước sâu ở Biển Đông và năng lực được cải thiện của tàu ngầm Trung Quốc sẽ biến nơi đây thành “pháo đài dưới nước” cho hạm đội này. Những năm trở lại đây, vùng nước sâu dưới Biển Đông là nơi mà Mỹ và Trung Quốc tranh giành không ngớt.
Đầu năm 2009, tàu cá Trung Quốc từng tìm cách cắt cáp gắn vào thiết bị tìm kiếm tàu ngầm của tàu tuần tra Impeccable tại đảo Hải Nam. Cuối năm đó, tàu ngầm Trung Quốc đã va phải thiết bị phát hiện tàu ngầm được tàu khu trục USS John McCain kéo tại vùng biển Philippines.
Gần đây, Trung Quốc nâng cấp khá nhiều khả năng săn tàu ngầm. Ngày 8.6, Hải quân Trung Quốc cho ra mắt tàu khu trục cỡ nhỏ Type 056A được thông báo là có năng lực tác chiến dưới nước vượt trội. Mỹ tập trận ở vùng biển Philippines cùng tàu sân bay và máy bay chiến đấu.
Mỹ và đồng minh dĩ nhiên không chịu ngồi yên xem Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông. Mới đây, Mỹ đã xây dựng một hệ thống nghe lén dưới đáy biển chạy dọc châu Á. Trung Quốc dự định cũng phát triển một mạng lưới tương tự ở Biển Đông.
Ảnh vệ tinh cho thấy các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép được trang bị cảm biến rất hiện đại, gồm radar, trạm liên lạc vệ tinh, với ý đồ tăng khả năng của hải quân nước này ở Biển Đông.
Những công nghệ hiện đại cung cấp phương tiện quản lý, liên lạc cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Theo Quang Minh - BBC (Dân Việt)
Ai mà đã lỡ mê đắm món nghêu hấp sả rồi thì phải xem ngay phiên bản "sang chảnh" hấp với rượu vang này thôi! Hướng dẫn chế biến nghêu hấp vang ngon tuyệt cú mèo đây. Để làm nghêu hấp vang, bạn cần:
- 500g nghêu - 4 tép tỏi
- 15g tương đậu nành đặc (tương bần, tương hột)
- 60ml nước sốt Satay
- 15ml xì dầu
- 50ml rượu vang trắng
- 50ml rượu trắng (loại hay dùng để nấu ăn)
- 15g đường
- 3 quả ớt
- 500ml nước dùng gà
Bạn có thể dùng thêm thịt hun khói cho vào bước cuối để món ăn thêm dậy mùi. Cách làm nghêu hấp vang như sau: Bước 1: - Đầu tiên, để chế biến nghêu hấp vang, bạn thái nhỏ hành và ớt, băm nhỏ tỏi. Bước 2: - Tiếp theo, bạn phi thơm hành và tỏi trong nồi cho đến khi dậy mùi thì cho tương đậu nành và sốt Satay vào. Bước 3: - Chúng mình cho thêm rượu vang trắng, rượu gạo, đường và ớt vào nồi khuấy đều. Đun đến khi hỗn hợp sôi. Bước 4: - Cuối cùng, mình cho nghêu đã rửa sạch và nước dùng gà vào nồi. Đậy nắp và đun sôi nhẹ trong 3' sau đó trộn đều là được. Nhanh tay múc nghêu hấp cùng nước sốt ra đĩa và thưởng thức thôi nào! Với món nghêu hấp vang cực đơn giản mà đủ chất cho bữa tiệc hải sản của bạn. Nghêu tươi rói bạn có thể tìm thấy ngay tại Hải sản Ông Giàu. Đặt hàng Online giao tận nơi mà chẳng cần bạn đi xa. Gọi ngay hotline để đặt hàng nhé.
Nguồn: Day Day Cook
Các kênh đánh giá uy tín như TopList, kenhhomestay.com, Cooky, Top10tphcm, Sunflower Tiếp thị & Gia đình đang có rất nhiều bài viết đánh giá về Hải sản Ông Giàu. Mời bạn cùng xem các đánh giá từ những trang chất lượng nói về dịch vụ cung cấp hải sản của Ông Giàu nhé. Từ đó, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích, cái nhìn thiết thực hơn về Ông Giàu. Nếu bạn chưa một lần mua hàng tại đây, dựa vào những đánh giá này, bạn có thể đưa ra một quyết định tốt nhất cho mình. Đánh giá của TopList về Hải sản Ông Giàu
Trong bài viết đánh giá của mình, TopList đưa ra một danh sách những địa điểm uy tín cung cấp các mặt hàng hải sản tươi sống tại khu vực TpHCM. TopList đánh giá rằng: "Hải sản Ông Giàu còn tự hào là sự lựa chọn số 1 của các nhà hàng, khách sạn, trung tâm tiệc cưới sang trọng trong thành phố." Sau đó, còn kèm theo địa chỉ và số điện thoại Hotline liên hệ cụ thể để giúp mọi người tiện đặt hàng.
Link: Top 5 địa chỉ mua hải sản tươi sống uy tín, chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh Nhận xét của Cooky về Hải sản tươi sống Ông Giàu
Cooky là một trang lớn chuyên về đồ ăn, công thức nấu ăn, địa điểm ăn uống của Việt Nam hiện nay. Trong bài viết Top 10 địa chỉ bán hải sản tươi sống ngon rẻ tại Sài Gòn, Cooky đã giới thiệu hải sản tươi sống Ông Giàu nằm trong top 10 nơi bán hải sản tươi sống ngon tốt nhất. "Không chỉ cung cấp hải sản cho các khách lẻ, hải sản Ông Giàu còn mở rộng thị trường cung cấp đến các khách sỉ và trở thành nhà cung cấp hải sản chính cho những nhà hàng nổi tiếng tại Tp. HCM." Bài viết của Top10tphcm về Hải sản Ông Giàu
Trang thông tin điện tử Top10tphcm chuyên đưa ra những list danh sách các nơi và địa điểm nổi tiếng tại TpHCM. Trong đó có bài viết nói về nơi cung cấp hải sản tươi sống tại TpHCM có 10 nơi uy tín. Hải sản Ông Giàu cũng được đánh giá rất cao và nằm trong danh sách Top 10 địa chỉ mua hải sản tươi sống ngon nhất TPHCM mà trang này đánh giá. SunFlower Tiếp thị & Gia đình nói gì về Hải sản Ông Giàu
Hải sản Ông Giàu được nhắc đến như một địa điểm đầy thu hút trong bài viết của SunFlower. Theo như trang thông tin điện tử này, hải sản Ông Giàu nằm trong Top 5 cửa hàng hải sản sạch tươi tại Hà Nội và TP. HCM. Hải sản Ông Giàu theo cách nhìn của Kenhhomestay
Bài viết nói về những nơi mua hải sản "đáng đồng tiền bát gạo" tại Sài Gòn - TpHCM có mặt hải sản Ông Giàu. Công ty Ông Giàu được nhật xét và đánh giá rất cao. Ông Giàu được giới thiệu là nơi chuyên bán nhiều loại hải sản tươi sống trên cả nước và cho các nhà hàng đặc biệt nổi tiếng ở Sài Gòn.
Link: Top 10 vựa hải sản Sài Gòn - TpHCM tươi ngon, đáng đồng tiền bát gạo Như vậy, có thể thấy, hải sản tươi sống Ông Giàu trong giới báo chí, truyền thông được đánh giá rất cao. Sở dĩ được như vậy cũng là nhờ chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ tốt tại đây. Ông Giàu sẽ không ngừng phát triển thêm những mặt hàng hải sản mới, tận tình phục vụ khách hàng để mang đến những hương vị biển cả tươi ngon nhất.
Cá mè là một loại hải sản đặc biệt chứa mùi tanh khá nặng. vì thế, bạn cần biết cách khử mùi tanh cá mè hiệu quả khi sơ chế và chế biến. Đặc biệt khử tanh cá mè trên các vật dụng đã chế biến cũng là điều cần thiết bạn nên biết. Khử mùi tanh cá Mè như thế nào là hiệu quả nhất
Cá Mè được biết đến như một loại hải sản có mùi tanh vô cùng nặng và rất đặc trưng. Chính vì thế, đây cũng là điều khiến cho nhiều người rất ngại khi ăn cá Mè. Thịt cá Mè bao ngon, rất ngọt, nếu loại bỏ đi được mùi tanh khi chế biến thì sẽ là món ăn cực kỳ hấp dẫn. Thịt cá không hề ngấy, khá béo và vị ngọt thanh thanh.
Sở dĩ cá mè có vị tanh nhiều hơn các loại cá khác là vì chúng chứa rất nhiều chất gốc amin có vị tanh. Để khử vị tanh của cá Mè khi chế biến, các nguyên phụ liệu như gừng, riềng là những phụ liệu cực kỳ hiệu quả. Chính vì thế, nếu bạn muốn chế biến món ăn với cá mè, hãy lưu ý cho thêm những phụ liệu này để khử tanh cá mè hiệu quả. Cách khử mùi tanh cá Mè trên các dụng cụ chế biến
Khi chế biến cá Mè với mùi tanh đặc trưng. Chắc chắn sẽ rất phiền nếu mùi tanh cá Mè vẫn ám trên các dụng cụ chế biến như thớt, xoong, chảo, trên tay,.v.v.. Sau đây, hải sản Ông Giàu, sẽ giới thiệu đến bạn những cách khử mùi tanh cá Mè trên các dụng cụ hiệu quả đặc biệt: Khử tanh cá mè trên chảo, nồi: Hãy ngâm nồi, chảo với nước chè hoặc nước vo gạo trước khi rửa sạch lại với nước lạnh để khử hết mùi tanh của cá. Khử tanh cá mè trên thớt: Hãy ngâm thơm với chút muối có trộn nước vo gạo để ngâm trong thời gian tầm 10 phút. Sau đó lấy ra, rửa sạch lại với nước rửa chén cùng nước lạnh. Mùi tanh sẽ bay mất hết ngay. Bạn nhớ trước khi sử dụng lần đầu tiên, hãy trán thớt với nước nóng sơ qua chút nữa thì có thể sử dụng tốt ngay. Hoặc bạn cũng có thể dùng vỏ chanh, chà xát lấy tinh dầu lên mặt thớt để khử tanh mùi cá. Khử mùi tanh cá Mè trên tay: Bạn có thể dùng các loại vỏ chanh, cam, quýt, bưởi để khử tanh mùi cá. Vò lấy tinh dầu thoa lên tay, mùi tanh sẽ biến mất hoàn toàn. Trên đây là những cách khử mùi tanh cá Mè hiệu quả giúp bạn giảm bớt lo âu bởi mùi tanh của cá Mè. Chúc bạn có thật nhiều món ăn ngon cũng cá mè hấp dẫn. Bạn có thể mua cá Mè tại hải sản Ông Giàu để được giao hàng tận nơi nhanh chóng.