Thay vì nghiên cứu thị trường rồi sản xuất và bán sản phẩm theo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cá tra trong nước lại sản xuất và bán sản phẩm họ đang có. Đây là điểm yếu của ngành cá tra Việt Nam trong việc khai thác thị trường xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu cá tra phải trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh. Nhận định trên được một số nhà chuyên môn và doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo “Nhu cầu thị trường - quan điểm của khách hàng và các nhà bán lẻ châu Âu” được tổ chức hôm nay 6-12, tại Cần Thơ. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Xuân Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cho rằng trước giờ doanh nghiệp chỉ sản xuất cái họ muốn, chứ không phải cái thị trường muốn. Theo ông Thịnh, Dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ đang thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long phải đặt mục tiêu làm thay đổi quan điểm của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, làm ra những sản phẩm có giá trị, sát nhu cầu thị trường EU hơn là chỉ tập trung phát triển số lượng và bán sản phẩm thô. Vậy câu hỏi được đặt ra là nhu cầu thị trường đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, mà cụ thể ở đây là mặt hàng cá tra tiêu thụ ở thị trường EU, ra sao? Ông Axel Hein, chuyên gia của Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Áo, cho biết thông qua cách đặt câu hỏi tại một hội thảo “Hội đồng sáng tạo” được thực hiện tại Áo đối với một nhóm khách hàng trẻ xem họ khi nghĩ tới cá tra là họ nghĩ tới cái gì? “Và kết quả cho thấy họ nói đây là cá nước ngọt, rẻ nhất, được nuôi với số lượng cực lớn hàng năm, đặc biệt cá này không có xương (đã được phi-lê), có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có thể tìm mua được trong các tủ đông tại các siêu thị”, ông Hein cho biết.
Theo ông Axel Hein, do đặc điểm cá không xương, nên có thể đưa thành phần cá tra vào các loại thức ăn dành cho trẻ con, thay vì sử dụng các thành phần khác không phải là cá tra để chế biến như hiện nay. Ngoài ra, có thể làm ra các món như chiên áp chảo cá tra với nhiều loại nước sốt lên bề mặt; cá tra viên vị bạc hà hay các loại cá tra dạng đóng gói… Theo ông Axel Hein, ở trên là những gợi ý sản phẩm doanh nghiệp có thể phát triển và bán ở thị trường EU. Thế nhưng, trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp cá tra Việt Nam hầu như chỉ cung cấp mỗi sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh sang EU. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm mới, để phát triển cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, theo vị chuyên gia đến từ WWF tại Áo nên tăng cường công tác truyền thông thông qua kênh YouTube để giới thiệu các thông tin về phương pháp nuôi, cách thức chế biến hoặc mời những đầu bếp nổi tiếng để họ chế biến các món ăn từ cá tra, giới thiệu cá tra để thuyết phục người tiêu dùng EU… Ông Axel Hein, cũng cho rằng cần phải cải tiến bao bì sản phẩm, chuyển từ bao bì nhựa sang giấy; những thông tin đưa lên bao bì người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và phải chính xác; phải cải thiện mức thu hút trên bao bì; bổ sung các công thức chế biến thức ăn trên bao bì… Trong khi đó, ông Robert Herman, Giám đốc điều hành Công ty Yuu’n Mee (Áo) khuyên các doanh nghiệp phải xây dựng và tạo được sản phẩm cá tra có chất lượng tuyệt hảo, bởi như vậy cá tra Việt Nam mới có thể tiếp cận được các nhóm đối tượng khách hàng ở đẳng cấp cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, theo ông Robert Harman, chuyện quan trọng nhất doanh nghiệp cần làm là phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chí, yêu cầu của thị trường đặt ra.
Mục tiêu 50% doanh nghiệp đạt chứng nhận ASC Theo ông Axel Hein, sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2009 bởi WWF và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm) là một trong những loại sản phẩm được ưu tiên tiêu thụ nhất tại EU. Vì vậy, mục tiêu của dự án SUPA là phấn đấu đến khi kết thúc dự án (tháng 3-2017) có ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến cá tra vừa và nhỏ đạt được chứng nhận ASC. Được biết, hiện nay chỉ có khoảng 35 trang trại cá tra của doanh nghiệp được cấp chứng nhận ASC, chiếm khoảng 16,3% tổng số doanh nghiệp sản xuất cá tra Việt Nam.
Theo Trung Chánh / TBKTSG
Trung Quốc thu mua tôm tạp chất: Nghi có phá hoại kinh tế từ nước ngoài Theo Quang Huy – Pháp Luật – 20 Dec 2014 Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, Tôm được chích tạp chất theo yêu cầu của khách hàng Trung Quốc rồi sau đó cũng là Trung Quốc thu mua tôm tạp chất từ Việt Nam để chế biến xuất khẩu sang nước thứ ba. Hàng loạt cảnh báo hết sức đáng lưu ý liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm đã được các đại biểu lên tiếng tại hội nghị góp ý cho đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất. “Lời như buôn ma túy” Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện nay tình trạng bơm tạp chất chủ yếu là chất agar (bột rau câu) nhằm tăng trọng lượng tôm đang diễn ra tràn lan. Theo ông Quang, trước đây nạn bơm tạp chất chỉ diễn ra nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nhưng giờ đây đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới TP.HCM, Bình Thuận và tận một số tỉnh ngoài miền Bắc. Thậm chí có những nhà máy chế biến cá ở trong khu công nghiệp nay chuyển sang chế biến tôm, họ đầu tư hẳn dây chuyền hiện đại để bơm tôm tạp chất. Theo ông Quang, hiện nay đa phần người nuôi, cơ sở chế biến nước ta bơm tạp chất theo yêu cầu của chính thương lái Trung Quốc. Tôm chứa tạp chất hiện xuất lọt được sang Trung Quốc nhiều nhất, một số sang các thị trường khác nhờ lượng tạp chất bơm vào thấp hơn khoảng 5%-10%. “Siêu lợi nhuận trong sự vụ này như buôn ma túy vậy. Tôm bơm tạp chất sẽ tăng trọng lượng 15%-20%, mỗi ký tôm bơm tạp chất họ lãi 80.000-85.000 đồng. Khổ nhất là nó làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm xấu hình ảnh tôm Việt Nam” – ông cho hay. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (Tổng cục An ninh 2), cho biết trong quá trình ngăn chặn, xử lý tình trạng trên đã có nhiều trường hợp đe dọa cán bộ làm công tác kiểm tra tạp chất. Đối tượng còn manh động dùng hung khí để chống đối. Thậm chí các cơ sở bơm tôm tạp chất còn thuê người đóng giả xe ôm canh gác ngay trụ sở cơ quan chức năng tại địa phương. Theo tướng Thế, hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng (theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 1999). Tuy nhiên, đến nay chưa có đối tượng nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính. Để có hướng xử lý hình sự hành vi này, tới đây Bộ Công an sẽ chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 162 đối với hành vi trên. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, xuất hiện yếu tố nghi ngờ phá hoại kinh tế từ nước ngoài thông qua hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tình hình cho thấy nhiều nhà máy trực tiếp tiến hành bơm chích tạp chất theo yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc. Khi mặt hàng này về nước, chế biến, xuất khẩu sang nước thứ ba, nếu bị phát hiện tạp chất, họ sẽ công bố rộng rãi với đối tác do mua tôm tạp chất từ Việt Nam. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng uy tín hàng hóa Việt Nam mà còn phá hoại chính sách ngăn chặn giảm thiểu tình trạng này trong những năm qua của cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết đây là thông tin có cơ sở, xuất phát từ cách thức giao thương đặc thù của thương lái Trung Quốc. Nhiều trường hợp gây thiệt hại cho người dân, làm mất an ninh kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp như hoạt động ồ ạt thu mua tôm nguyên liệu cuối năm 2013 khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Hay như gần đây là việc thu mua lá khoai lang, rễ tiêu… Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho rằng thực trạng bơm tạp chất vào tôm tràn lan vì cơ chế xử lý chưa đảm bảo tính răn đe. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng này, ông Lân đề nghị cần tăng mức xử phạt hành chính lên cao và hướng truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng đối với hành vi này là chính xác… Cách nhận biết tôm bơm tạp chất Loại tôm bơm tạp chất này nhìn bằng mắt sẽ thấy bóng mướt, nặng cân, màu sắc tươi nguyên như lúc vừa đánh bắt, chỉ khác là toàn thân căng phồng, cảm giác béo nứt vỏ. Chỉ khi người tiêu dùng mua về chế biến mới phát hiện do tôm bị teo lại, chảy hết nước và hỗn hợp chất phụ gia. Loại này thịt thường bở hoặc rữa, không chắc, ăn nhạt hơn so với bình thường. Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu: Sao lại tự chặt chân mình? Theo Hà Văn Thịnh – Một Thế Giới – 21 Dec. 2014 Nạn ‘hổng giống ai’ của xứ ta bây giờ nhiều hơn cả nấm mọc sau mưa. Mới nhất là chuyện nạn bơm tạp chất vào tôm rồi xuất khẩu ra nước ngoài, lợi nhuận bất chính thu được ngang ngửa với buôn… ma túy Điều trớ trêu khó tin đến mức nghe như thể chuyện bịa là chính khách hàng… yêu cầu, “nhờ” ta bơm tạp chất vào tôm rồi cũng chính họ mua về để chế biến mà doanh nghiệp ta vẫn cứ thản nhiên làm, như chưa hề biết đến mấy chữ thắc mắc, băn khoăn; thậm chí đầu tư cả dây chuyền hiện đại để bơm cho nhanh, cho nhiều? Từ xưa đến nay chưa nghe thấy việc cả một hệ thống làm giả được quốc tế hóa ghê gớm như thế mà vẫn cứ tồn tại, ‘liên tục phát triển’, bất chấp mọi hậu quả nghiêm trọng, lâu dài. Tại sao không nghĩ rằng tiếp tay cho nước người gian dối, thiệt hại trước hết là chính mình? Hàng tỷ đô la thu được từ xuất khẩu thủy – hải sản của ta có nguy cơ sụp đổ nếu khách hàng phát hiện cái gọi là công nghiệp bơm tạp chất có nhãn hiệu… made in VN. Kinh doanh như thế chẳng khác gì tự chặt chân chính mình. Cha ông dạy “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Ai cũng có quyền nghi vấn rằng con tôm mới là con đã bị lộ, còn những “bạn bè” chưa bị lộ của nó là những con gì, ai còn dám mua chứ chưa nói chuyện mở thị trường mới, thành công trong cạnh tranh thương hiệu. Làm giả, làm dối thực phẩm bất chấp độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lâu nay là vấn nạn trầm trọng nhưng dường như các cơ quan chức năng vẫn coi đó là “tính ổn định của tội phạm”? Cụm từ tội phạm ổn định nghe đâu là phát ngôn chính thức của một quan chức. Nghe xong chỉ còn biết lắc đầu bởi có ai lại tự hào, tự tấm tắc với tình trạng “tội phạm ổn định” bao giờ. Có những câu hỏi khó như ăn… tỏi nhưng doanh nghiệp của ta không chịu biết, không chịu nghe. Tại sao không thể tự hỏi rằng việc làm giả, làm nhái thì Trung Quốc luôn được coi là đạt đến trình độ phi thường về “nghệ thuật dối trá”, đạt đến mức “cường quốc” về quy mô, mức độ; vậy, sao họ lại nhờ ta làm? Sao không hiểu rằng khi con tôm đó, quy trình chế biến tai họa ấy, nếu bị trừng phạt, doanh nghiệp nước ta sẽ phải lãnh hết, lãnh đủ? Chuyện cái ăn bao giờ cũng là chuyện được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, mạng sống của người tiêu dùng, vì thế, đưa chất độc hại vào thực phẩm không thể coi là chuyện nhỏ, không thể cứ mãi loay hoay, lúng túng nghĩ ra cách để … trừng phạt. Báo chí cho biết, quy mô bơm tạp chất cho con tôm đã lan rộng khắp Nam Bộ, “phát triển” ra Bắc mà vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự, mặc dù điều 162 Luật Hình sự đã quy định rõ ràng? Đây còn là vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh, điều tối kỵ của cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Cách vi phạm và cách coi vi phạm trầm trọng đó là chuyện nhỏ phản ánh một sự thật ê chề: Lẽ nào sự vô cảm, vô trách nhiệm, phi đạo đức đã trở thành chuyện… bình thường? Chẳng lẽ một số doanh nghiệp bất chính của ta muốn “phát huy truyền thống” của con tôm là kéo lùi sự phát triển và làm ô danh cả một nền kinh tế? Hãy nhớ rằng, nếu không chấm dứt, là đang tự chặt chân của chính mình và chặt luôn chân của hàng loạt ngành xuất khẩu thực phẩm khác…! Hà Văn Thịnh
Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, quý I/2017, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 107,1 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 43 thị trường, giảm 7 thị trường so với 50 thị trường của quý 1/2016. Quý 1/2017, cả 3 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Asean và Nhật Bản đều tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam. Ảnh minh họa.
Nguyên liệu mực trong nước vẫn tiếp tục khan hiếm nên các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trên thế giới tiếp tục tăng mạnh trong quý đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong quý 1/2017 đạt 40,1 triệu USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam, chiếm 37% tỷ trọng, giảm 1% tỷ trọng so với quý 1/2016. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 mực, bạch tuộc Việt Nam. Xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý 1/2017 đạt 26,2 triệu USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Vasep cho biết, trong quý 1, giá trị xuất khẩu mực chiếm tỷ lệ 58,7% trong cơ cấu xuất khẩu mực, bạch tuộc, tăng so với mức 51,5% của cùng kỳ năm 2016. Cả 2 mặt hàng mực và bạch tuộc đều tăng trưởng dương, trong khi cùng kỳ năm ngoái tỷ lệ sản phẩm mực và bạch tuộc giảm mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tùng Anh
Theo Trí thức trẻ
Cá Ngừ Saku là một trong những mặt hàng cá ngừ với quy cách được yêu thích nhất để xuất khẩu. Không chỉ đối với nước ngoài mà tại Việt Nam, những miếng cá ngừu cắt lát Saku cũng vô cùng nổi tiếng vì độ tươi ngon và gon ngọt từ thịt của chúng. Để tìm hiể rõ hơn về Cá Ngừ Saku là gì? Nơi nào hiện có bán cá Ngừ loại này? Giá cá Ngừ Saku bao nhiêu tiền 1kg hiện nay? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây. Cá Ngừ Saku là gì?
Những ưu đãi về hải sản của thiên nhiên ban tặng cho con người luôn có điều thú vị cả về hương vị lẫn độ dinh dưỡng. Một trong các loại cá được xuất khẩu nhiều nhất của nước ta và là mặt hàng khá phổ biến của Việt Nam đó chính là cá Ngừ đại dương.
Cá Ngừ đại dương cũng có khá nhiều loại và nhiều quy cách chế biến xuất khẩu khác nhau. Sản phẩm tiện lợi cá Ngừ Saku giúp bạn dễ dàng làm món cá ngừ sashimi ngon nhất. Đây là phần thịt cá ngừ nằm ở nơi vận động nhiều nhất (thăn lưng) nên chất thịt cực săn chắc đảm bảo chất lượng.
Phần thịt cá làm quy cách cắt saku này có độ chắc nạc cao, thịt săn đảm bảo chuẩn sashimi và những món ăn ngon tươi sống khác. Hàng cá này bỏ da và xương, chỉ chứa phần thịt cá chắc khỏe. Giá cá ngừ cắt Saku bao nhiêu tiền 1kg?
Những miếng cá hình chữ nhật được cắt dứt khoát, gãy gọn, độ sắc nét đường viền cao, phần thịt bên trong màu đỏ tươi cực bắt mắt, từng đường gân thịt chạy dài đảm bảo chuẩn ăn sống. Hiện nay, hải sản Ông Giàu là nơi chuyên bán cá Ngừ cắt Saku tươi ngon. Giá bán cá ngừ Saku: 300k/kg Quy cách: Hàng tươi đóng gói - bảo quản lạnh Trọng lượng: 700g - 1kg/miếng Hướng dẫn chế biến cá ngừ cắt lát Saku ngon: Áp chảo Chiên mắm Kho mặn Làm chà bông Nấu bún Dinh dưỡng từ cá ngừ cắt saku sashimi: Lượng dưỡng chất có trong cá ngừ là vô cùng lớn. Đặc biệt, chúng chứa axit omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể: bổ mắt, tốt cho tim mạch.
Mua cá Ngừ Saku tươi, hãy gọi ngay đến Hotline Hải sản Ông Giàu để đặt hàng nhanh và tiện lợi nhất. Đảm bảo mặt hàng cá chuẩn sashimi tươi ngon đến từng miếng thịt, màu sắc bắt mắt, nguyên liệu từ cá biển tươi sống được sơ chế vào bảo quản trong môi trường đạt chuẩn để vẫn giữ vẹn nguyên hương vị cá tươi.
Theo Hiệp Hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, Quý I/2017, xuất khẩu cá ngừ của cả nước đạt 121 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016.
Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất sang các nước trên thế giới đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp tăng mạnh nhất 39,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số các dòng sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304 vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm hơn 47% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2017, đạt 57 triệu USD, tăng 12,5%. Tiếp đến là cá ngừ đóng hộp chiếm 30,4%, đạt 37 triệu USD, tăng 53,2%. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 121 triệu USD, tăng 23% so với quý I/2016. Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 79 nước trên thế giới, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốp 8 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gồm Mỹ, EU, Israel, ASEAN, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc và Mexico chiến 88% tổng giá trị xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2017. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Israel tăng trưởng ấn tượng 172,9%. Với tốc độ tăng trưởng cao lên tới 3 con số, Israel đã vượt qua ASEAN và Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 3.
Đối với thị trường Mỹ, Trong quý I/2017, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu cá ngừ số 1 của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi sụt giảm trong tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang đây đã tăng trở lại trong 2 tháng cuối quý. Tổng giá trị xuất khẩu sang đây trong quý I/2017 chỉ đạt hơn 44,575 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường EU tiếp tục là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ sang đây trong 3 tháng đầu năm đã phục hồi tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, đạt 27,6 triệu USD.
Cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản trong quý I đạt 4,9 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN chỉ đạt 8,5 triệu USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, Vasep dự báo, trong 3 tháng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt nam sẽ tiếp tục tăng 20% đạt 151 triệu USD.
Nguồn: theo Trí Thức Trẻ
Cá Cơm Ngần khô loại 1 đạt chuẩn xuất khẩu đang được bán tại Hải sản Ông Giàu có giao hàng tận nơi số lượng sỉ lẻ lớn nhỏ. Đây là loại cá Cơm có kích thước cực nhỏ, không xương, toàn thân màu trắng trong, vị ngọt ngon khó cưỡng. Cá được đánh bắt nổi tiếng nhất tại vùng biển Phú Yên và là món đặc sản nơi đây. Những mẻ cá tươi được đánh bắt, rửa sạch với nước biển rồi phơi khô đóng gói theo quy trình chuẩn đảm bảo chất lượng. Với những con cá Cơm nhỏ bé xíu được phơi khô này, bạn có thể chế biến nhiều món ăn cực hấp dẫn và dễ làm như: gỏi xoài cá cơm khô, cá Cơm khô chiên giòn, cá ngần khô nấu dưa chua,.v.v... Mua cá Cơm Ngần khô loại 1 ở đâu bán hiện nay
Công ty Ông Giàu chuyên bán cá Cơm Ngần khô hàng loại 1 cao cấp chuẩn xuất khẩu với quy trình sản xuất đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm, cam kết mẻ cá khô hảo hạng nhất. Giá cá Cơm Ngần khô: 230k/kg Quy cách: cá khô đóng gói 1kg/gói Xuất xứ: Phú Yên Mã sản phẩm: 1112 Hướng dẫn chi tiết cách đặt hàng mua cá Cơm Ngần: Gọi hotline Ông Giàu mua cá Ngần khô Đặt hàng qua Zalo Hotline Liên hệ chat ngay tại website để đặt hàng nhanh Cách chế biến món ăn ngon với cá Cơm Ngần khô loại 1
Không để bạn đắn đo suy nghĩ nên chế biến như thế nào với loại cá cơm kích thước siêu nhỏ này, Ông Giàu sẽ gợi ý ngay sau đây đến bạn các món ăn hảo hạng: Gỏi cá Cơm Ngần khô trộn xoài: món này xếp đầu danh sách cho cá khô để dành cho các anh trai nhậu lai rai vài lon phải nói là ngon xuất sắc. Cá Cơm Ngần khô rim dừa sấy khô Cháo cá Cơm Ngần khô Cá Cơm chiên giòn rim tỏi ơt: với kích thước đặc biệt siêu nhỏ, loại cá này phơi khô khi chiên giòn cực kỳ hấp dẫn, vị giọn rụm tan trong miệng, kết hợp với các gia vị đậm đà. Cá Cơm Ngần kho thịt ba chỉ Cá Cơm rang nước mắm nhỉ Về chất lượng sản phẩm cá Cơm Ngần khô loại 1, bạn có thể yên tâm đặt hàng tại Hải sản Ông Giàu nhanh chóng nhất. Chúng tôi luôn hân hạnh phục vụ quý khách. Lưu ý cách bảo quản cá Cơm Ngần khô: nếu bạn sử dụng không hết, hãy đậy kín lại và cho vào ngăn đá tủ lạnh bảo quản được 6 tháng. Chúc bạn có những món ăn ngon hấp dẫn, có được nguyên liệu cá khô đảm bảo chất lượng, giao hàng nhanh chóng tận nơi TpHCM và đóng hàng đi gửi cá nước.
(Minh Thuan)
Bán cá cơm khô tại TpHCM. Chúng tôi chuyên bán cá cơm khô ngon đóng đi cả nước với giá sỉ lẻ toàn quốc có giao hàng tận nơi. Nhanh tay đặt hàng mua khô cá cơm ngon của Nha Trang tại hải sản Ông Giàu. Cá Cơm khô Nha Trang được chế biến như thế nào
- Cá cơm khô được chế biến từ cá cơm tươi sống được đánh bắt ở vùng biển Nha Trang, đem phơi khô trên những mảnh lưới sạch dưới ánh nắng tự nhiên của mặt trời. Với những điều kiện như vậy, cá cơm khô có vị đặc trưng vùng biển mặn, bùi thơm ngọt của cá tươi.
- Cá cơm khô được rất nhiều khách hàng ưa thích, và xuất khẩu đi nước ngoài. Thích hợp chế biến các món ăn, món nhậu hoặc các thực phẩm đóng hộp rất ngon như : cá cơm kho tiêu, chiên giòn, rim.... Thành phần dinh dưỡng của cá cơm khô:
- Về phương diện dinh dưỡng, cá Cơm là nguồn cung cấp tốt về chất đạm, chất béo loại omega-3, niacin và các khoáng chất (calci, sắt, selenium, và các vi chất dinh dưỡng khác) rất cao. Tuy nhiên vì cá đóng hộp chứa lượng muối ăn và purin khá cao do đó những người cao huyết áp và bị gout (thống phong) không nên dùng nhiều (người cao huyết áp có thể dùng cá tươi). Những người đang dùng isoniazid để ngừa và trị lao phổi không nên dùng cá cơm vì có sự tương tác giữa thuốc và cá.
Bên mình cung cấp số lượng lớn cho các đơn vị, cty xuất khẩu, các của hàng nhỏ, nguồn hàng luôn ổn định nha. Khi có nhu cầu về cá cơm xuất khẩu bạn liên hệ mình theo thông tin bên dưới. (Khách mua sỉ liên hệ trực tiếp để có giá tốt nhé) Cá cơm khô bao nhiêu 1kg ? Cá cơm khô làm sạch đầu và ruột giá 220.000đ/kg Cá cơm sữa, trắng, thân nhỏ mảnh, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giá 175.000đ/kg Cá cơm than (Size: 2-4, 4-6, 5-7, 7-9 cm) giá: 195.000đ/kg Mua cá cơm khô ở đâu? Hãy gọi chuyenhaisantuoisong.com để được tư vấn và đặt hàng SĐT: 0913433587 ( Mr. Thành )/ 0903732293 ( Ms. Hiền) Món ăn ngon từ cá cơm khô 1. Cá cơm khô chiên giòn
Cá giòn lại có vị ngọt mặn vừa phải sẽ là món mặn đưa cơm lạ miệng cho nhà bạn.
Nguyên liệu:
- 300g cá cơm tươi
- 2 thìa canh bột năng
- Nước mắm, mật ong, ớt bột
- Dầu chiên
- Muối
- Hành lá thái nhỏ.
Cách làm:
- Cá cơm rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
- Ướp vào cá khoảng một thìa nhỏ muối, để từ 1 đến 2 tiếng.
- Pha hai thìa canh mật ong, hai thìa canh nước mắm, ít ớt bột. Nêm hơi ngọt ngọt, mặn mặn là vừa.
- Đổ bột năng áo đều khắp thân cá.
- Đun nóng dầu, đổ cá cơm vào chiên vàng.
- Cá vàng, gắp cá ra rổ nhôm cho chảy hết bớt dầu ăn.
- Đổ bớt dầu ăn ở chảo, phi tỏi và hành lá cho thơm, nhanh tay đổ bát mật ong vào, châm vào xíu nước lạnh. Đun sôi đến khi hỗn hợp hơi sền sệt.
- Tiếp theo cho cá vào, đảo đều để hỗn hợp mật ong bám đều quanh thân cá và khô lại, tắt bếp. Múc ra đĩa dùng nóng với cơm.
Cá cơm rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Ướp cá với muối và đổ lên một lớp áo bột năng.
Đổ mỡ ngập mặt cá để chiên.
Cá cơm chiên vàng.
Phi thơm tỏi và đổ mật ong vào.
Cho cá vào đảo đều. 2. Cá Cơm khô kho
Những con cá nhỏ xíu giúp bạn ăn được nhiều cơm hơn trong lúc trời lạnh.
Nguyên liệu:
- 200g cá cơm khô nhỏ
- 2 muỗng canh nước hàng
- 1 muỗng canh tỏi, hành tím băm
- Ớt bột
- Nước mắm, vừng rang, dầu mè, dầu ăn.
Cách làm:
- Cá cơm rửa sạch, cho vào chảo nóng, xào khô không bỏ dầu cho con cá ngả màu hơi vàng thì cho chút dầu ăn vào cho cá có độ bóng, sau đó, bạn đổ cá ra đĩa.
- Vẫn dùng cái chảo đó, bạn cho tỏi và hành tím băm vào xào cho thơm, cho nước màu vào, thêm chút nước cho hỗn hợp hơi loãng. Sau đó, bạn nêm nước mắm, ớt bột và cho cá cơm đã xào khô vào chảo, đảo đều cho cá thấm gia vị.
- Cuối cùng, bạn cho ít dầu mè, và vừng vào trộn đều rồi đem ra ăn với cơm nóng. 3. Cá Cơm kho riềng
Món mặn với vị thơm của riềng, cay của ớt, từng con cá thấm gia vị, ăn vào ngày thời tiết se lạnh cùng cơm nóng ngon tuyệt.
Nguyên liệu:
- 30 g cá cơm có thể dùng cá khô hay cá tươi
- 1 củ riềng
- Tỏi, ớt quả, ớt bột, đường nâu nước mắm, muối, hành khô.
Cách làm:
Bước 1:
- Rửa sạch cá với nước muối pha loãng, để lên rổ cho ráo nước, ướp cá với một thìa nhỏ muối trong vòng khoảng 1 tiếng.
- Nếu dùng cá cơm khô, bạn rửa qua nhiều lần nước cho sạch và bớt mặn, ngâm cá vào âu nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó vớt ra cho ráo nước.
Bước 2:
- Riềng cạo vỏ, giã mịn, một nửa riềng bạn vắt lấy nước cốt, một nửa còn lại bạn dùng để kho với cá.
Bước 3:
- Tiếp theo cho cá vào nồi đất, thêm riềng, nước cốt riềng, hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường nâu, một thìa nhỏ muối, ớt bột và ớt quả, hành khô thái nhỏ vào đảo cùng, ướp khoảng 1-2 tiếng.
Bước 4:
- Sau đó đặt nồi lên bếp, thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ tay, đun lửa nhỏ đến khi cá thấm gia vị, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.
Để mua cá cơm khô Nha Trang chính hiệu, hãy đến với hải sản Ông Giàu ngay để đặt hàng nhanh và thưởng thức những con cá cơm khô thơm béo ngon ngọt của những con cá cơm được phơi dưới cái nắng đẹp của Nha Trang.
Cà Mau liên tục xuất khẩu khoảng 600.000 tấn hải sản mỗi năm tới 40 quốc gia, trong đó mặt hàng tôm đạt 1,3 tỷ USD/năm.
Tỉnh Cà Mau kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính làm chậm quyết định đầu tư, chậm kế hoạch triển kinh doanh của doanh nghiệp để mời gọi xúc tiến đầu tư. Thông điệp được đưa ra tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Cà Mau năm 2016 tổ chức sáng nay (16/12), tại TP HCM.
Đại diện UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bên cạnh việc xây dựng và nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông và cải cách hành chính, Cà Mau kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính làm chậm việc ra quyết định đầu tư, làm chậm kế hoạch triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đánh giá Cà Mau là địa phương có điều kiện tự nhiên – xã hội thuận lợi và có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là khai thác nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Ông Phạm Văn Thu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thủy điện Sông Lam, có trụ sở doanh nghiệp tại Cà Mau cho biết, doanh nghiệp đầu tư mảng điện gió là chính, nên phải xem xét những địa phương có tiềm năng về năng lượng gió. Trong đó, Cà Mau là một trong những tỉnh nhất nhì của cả nước để đầu tư điện gió hiệu quả, cũng là một trong những tỉnh dẫn đầu trong cải cách thủ tục hành chính.
Cà Mau hiện có trên 4.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Doanh nghiệp đa phần đều hoạt động rất hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực chế biển, nuôi trồng xuất khẩu thủy sản, khí – điện – đạm, du lịch…
5 năm qua, Cà Mau liên tục xuất khẩu khoảng 600.000 tấn hải sản mỗi năm tới 40 quốc gia, giá trị đạt 5,6 tỷ USD. Đây cũng là địa phương dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm, đạt 1,3 tỷ USD mỗi năm./.
Theo Ngọc Luân/VOV-TP HCM
Cá cơm là một trong những loại cá ngon và không có ở nhiều nước khác. Hiện tại, Ông Giàu có bán cá cơm sữa thương mại. Vậy nếu cần mua cá cơm sữa xuất khẩu – Ông Giàu có bán không? Mua cá cơm sữa số lượng lớn ở đâu bán
Ông Giàu là một trong những đơn vị có cung cấp các loại hải sản lớn nhỏ khác nhau với kinh nghiệm lâu năm cùng với số lượng nguồn hải sản phong phú và đa dạng.
Nếu bạn muốn tìm mua nguồn cá cơm sữa xuất khẩu với số lượng lớn, và đang thắc mắc Ông Giàu có cung cấp cá cơm sữa để xuất khẩu đi nước ngoài hay không. Thì câu trả lời là Hải sản Ông Giàu có cung cấp cá cơm sữa với số lượng lớn để xuất khẩu.
Về vấn đề giá thành của cá cơm sữa khi mua với số lượng lớn để đi xuất khẩu, hãy liên hệ đến hotline để cung cấp thông tin về số lượng để nhận được giá cung cấp cá cơm sữa tốt nhất cho bạn. Giới thiệu về cá cơm sữa đang bán tại Hải sản Ông Giàu
Cá cơm sữa khô tại Ông Giàu được chế biến từ cá cơm tươi sống ngay sau khi được bắt lên để đạt được chất lượng cá tốt nhất. Cá cơm tại đây có nguồn gốc từ vùng biển Nha Trang. Cá cơm tại đây được làm và phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp của Nha Trang, trên các sợi lưới sạch. Từ đó cho ra loại cá cơm có đặc trưng của vùng biển mặn, màu trắng vàng sữa và mùi thơm ngọt đặc trưng của cá tươi. Cá cơm sửa cũng chế biến được nhiều món ăn ngon như: cá cơm khô chiên nước mắm, cá cơm khô rim chua ngọt,… . Giá bán cá cơm sữa khô tại Ông Giàu:giá bán cá cơm sữa tại Ông Giàu với thân nhỏ mảnh, trắng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giá 175.000đ/kg. Quy cách: hàng khô nguyên con.
Để mua được cá cơm sữa ngon và chất lượng thì chúng ta nên chọn các nơi bán có uy tín, để tránh trường hợp mua phải các loại cá cơm kém chất lượng. Hải sản Ông Giàu là một nơi bán hải sản đáng tin cậy nhờ vào việc công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hải sản khô nên sẽ luôn có chất lượng cá cơm sữa tốt và có giá thành tốt nhất cho khách hàng của mình.
Nếu bạn đang cần tìm nơi cung cấp cá cơm số lượng lớn, cần nguồn cá cơm sữa xuất khẩu đi nước ngoài, hãy liên hệ đến hotline của Ông Giàu để được tư vấn và trao đổi và nhận được mức giá cũng như loại cá cơm sữa tốt nhất.
Ngày 30/12, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017. Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, năm 2017 ngành đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,1 tỷ USD. Bên cạnh đó, năm 2017 phấn đấu tổng sản lượng thuỷ sản đạt 6,85 triệu tấn; trong đó, sản lượng khai thác 3,05 triệu tấn, nuôi trồng 3,8 triệu tấn. Để thực hiện mục tiêu này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, năm 2017, ngành thuỷ sản cần tập trung khai thác lợi thế của lĩnh vực nuôi trồng và khai thác. Cụ thể, đối với sản phẩm tôm nước lợ, đây là một lợi thế và còn nhiều dư địa để khai thác. Hiện cả nước có khoảng 700.000 ha nuôi tôm nước lợ; trong đó, có 95.000ha nuôi tôm công nghiệp, còn lại hơn 600.000ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, nhưng với năng suất hiện còn thấp. Do đó, năm 2017 hoàn toàn có thể tăng về sản lượng, tuy nhiên phải kiểm soát tốt dịch bệnh, xúc tiến và mở rộng thị trường. "Để làm được điều này phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ trung ương đến địa phương, cộng với kiểm soát được dịch bệnh, dư lượng kháng sinh, kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt, là kiểm soát tốt khâu giống, áp dụng tốt các quy trình. Chủ động đề phòng tình trạng hạn, mặn cũng như khâu thị trường để triển khai hiệu quả hơn", Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh. Đối với sản phẩm cá tra, cần tập trung tạo hành lang pháp lý, kết hợp với việc xử lý tốt các rào cản thị trường của các nước nhập khẩu. Về lâu dài, khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm quốc gia cá da trơn; tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín, chất lượng con cá tra Việt Nam. Như vậy, bên cạnh việc phát triển cá tra phi lê thì sẽ tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao; gia tăng sản phẩm có giá trị gia tăng cao chế biến từ cá tra. Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng lưu ý, cần tạo ra đột phá ở thị trường trong nước, bởi thị trường này vẫn còn rất nhiều dư địa với hơn 90 triệu dân. Trong năm 2017, Bộ sẽ tổ chức hội chợ lớn chuyên về cá tra tại Hà Nội để giới thiệu và xúc tiến mở rộng thị trường. Theo Tổng cục Thuỷ sản, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 7 tỷ USD. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt hơn 6,7 triệu tấn, bao gồm sản lượng khai thác đạt 3,1 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng đạt trên 3,6 triệu tấn; diện tích nuôi trồng 1,3 triệu ha. Thành Trung (TTXVN)