Giá Cá Thu Nguyên Con # Xem Nhiều Nhất, Cập Nhật Mới Nhất
Mục lục
- ⭐ Cung cấp bán cá Vược giá sỉ lẻ tại TpHCM bao nhiêu 1 kg
- ⭐ Cá đối biển và những món ăn ngon với cá đối biển
- ⭐ Giá cá gáy biển tươi và cách chế biến
- ⭐ Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông
- ⭐ Biển sạch phải là khi cá tôm trở lại
- ⭐ Cá gáy biển mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
- ⭐ Cá bớp biển tươi sống làm món gì ngon nhất?
- ⭐ Cá hố ông nặng 40 kg dạt vào bờ biển
- ⭐ Phát triển nuôi biển- tương lai nghề cá Việt Nam
- ⭐ Cá Tai Tượng biển thịt ngon như thịt bò hơn hẳn cá thường
Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm, cá
Bạn đang xem danh sách các bài viết Giá Cá Thu Nguyên Con # Xem Nhiều Nhất, Cập Nhật Mới Nhất trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng các bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2336 / Xu hướng 2396 / Tổng 2456

Cung cấp bán cá Vược giá sỉ lẻ tại TpHCM bao nhiêu 1 kg
Bán cá vược tại Tp. HCM. Chúng tôi chuyên bán cá vược tươi sống, đông đóng đi cả nước với giá sỉ lẻ tại TpHCM. Nhanh tay đặt hàng mua cá Vược hay còn được gọi là cá Chẽm tươi sống để được thưởng thức hương vị tươi ngon của cá. Đặc điểm cá Vược là cá gì? - Sống ở đâu? - Giá bao nhiêu tiền 1 kg? Cá vược có nhiều điểm tương đồng với cá rô. Cá vược là một đặc sản cho giá trị kinh tế cao bởi dinh dưỡng mà cá vược mang lại vượt trên nhiều loại cá khác, cá vược đã được thuần hóa để nuôi cả trong nguồn nước mặn và nước ngọt. Cá vược còn là loài cá phổ biến trong việc câu cá giải trí. Sản phẩm: Cá biển và cá nước ngọt Giá cá vược: cá vược bao nhiêu tiền 1kg? - Cá Vược Nguyên con sống: 210 nghìn/ Kg size 0,5- 4 Kg/con Mua cá vược biển ở đâu tại TpHCM Hãy gọi chuyenhaisantuoisong.com để được tư vấn và đặt hàng SĐT: 0913433587 ( Mr. Thành )/ 0903732293 ( Ms. Hiền) Ở Việt Nam, cá vược hay cá vược trắng còn được gọi chỉ về loài cá chẽm. Đặc trưng chung cho các loài cá vược này là loài cá sinh sống được cả ở nước ngọt và nước lợ Những con Cá vược có cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng (hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Vẩy dạng lược rộng. Chiều dài tối đa: 200 cm, cân nặng 60 kg. Nhiều loài cá vược có kích thước khổng lồ. Cá vược cỡ lớn có con đến 50 kg hoặc 70 kg. Màu sắc cá có hai giai đoạn, giai đoạn giống cá thường có mầu nâu Oliu ở phía trên với màu bạc ở hai bên lườn và bụng, khi cá sống trong môi trường nước biển và màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt, giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần đuôi. Cá vược là loài cá dữ, thức ăn ưa thích là các loại cá tạp, tôm, không ăn thực vật và các loài giáp xác khác nhau như cua, cáy. Cá vược là loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh, dễ thích nghi với môi trường sống và có thể nuôi ở cả khu vực ao đầm nước ngọt, mặn hoặc lợ. Trong môi trường tự nhiên, loài này đẻ trứng quanh năm nhưng mùa sinh sản chủ yếu vào tầm tháng 4, tháng 5. Là loài cá sinh trưởng và phát triển nhanh, cá vược thường đạt bình quân từ 3–5 kg sau 2-3 năm chăm sóc. Không chỉ có ưu điểm vượt trội về tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, cá vược còn là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Món ngon từ cá vược Cá vược được dùng là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn như cá vược hấp bia ăn kèm với bánh đa nem gói chấm mắm chua cay, lẩu cá vược, cá vược hấp, cá vược nướng, cá vược ướp riềng mẻ nướng than. Cá Vược là loại cá phổ biến ở vùng biển nước ta. Loài cá này có giá trị dinh dưỡng vượt trội so với các loại cá khác nên được mọi người rất ưa chuộng. Với cá Vược, các chị có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau. Dưới đây, giới thiệu các chị 3 món ăn ngon từ cá Vược cho ngày cuối tuần. CÁ VƯỢC NẤU CHÁO Cháo cá Vược rất dễ làm mà ăn lại ngon, bổ dưỡng, đặc biệt bổ dưỡng nguồn protein lớn cho bé. Cuối tuần này, các chị hãy nấu cháo cá Vược cho bé yêu và gia đình ăn nhé. CÁ VƯỢC ƯỚP RIỀNG NƯỚNG THAN Cá Vược ướp riềng nướng than ăn ngon, thơm, là món ăn lạ miệng cho gia đình bạn trong ngày cuối tuần. Món ăn này đặc biệt được các ông bố rất thích để nhắm cùng bia hay rượu, các chị hãy chế biến món ăn này chiêu đãi cả gia đình ngày cuối tuần nhé. CÁ VƯỢC CHIÊN XÙ GIÒN THƠM Ngoài nấu cháo, nướng thì cá Vược cũng có thể chế biến món chiên xù giòn thơm rất ngon và hợp khẩu vị của mọi người. Hướng dẫn các đầu bếp cách làm món cá Vược chiên giòn này nhé. Trong đó có thưởng thức 4 món ăn đặc biệt được chế biến từ cá vược gồm Cá vược nướng bơ chanh; Cá vược chiên sốt hoa quả; Cá vược hấp xì dầu; Cá vược chiên sốt gừng tỏi. Tay vợt Nadal rất thích ăn cá vược vừa ngon lại vừa may. Nhanh tay đặt hàng mua ngay cá Vược để thưởng thức được hương vị thơm ngon của cá. Chúc các bạn có những món ăn ngon với cá Vược tươi sống. Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ với hải sản Ông Giàu qua số điện thoại Hotline.Cá đối biển và những món ăn ngon với cá đối biển
Những ngày hè nóng nực thế này, mọi người luôn muốn tìm kiếm một loại thuỷ hải sản có thể xua đi cái nóng, bồi bổ sức khoẻ. Hãy cùng đến với sản phẩm cá đối biển tươi ngon của hải sản ông Giàu chúng tôi để cảm nhận sự tươi mát đó nhé. Món ngon từ cá đối tươi Cá đối biển tươi ngon, món ăn dân gian hấp dẫn: Nhắc đến các loại thuỷ hải sản tươi ngon ở đồng quê, không thể không kể đến những con cá đối biển tươi ngon hấp dẫn. Chúng là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình việt nam. Cá đối tươi có thịt trắng, mềm, ăn khá dễ tiêu và không gây độc. Từ thịt tươi cá đối biển, đã có rất nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn ra đời, gắn liền với tuổi thơ bao người. Những món ăn cực kì quen thuộc với bao người như cá đối kho cà chua, cá đối hấp bầu, cá đối chiên giòn,… đã làm nên tuổi thơ bao nhiêu người. Hãy cùng chế biến thịt cá đối tươi và thưởng thức nó nhé. Món ngon từ cá đối biển: Món ăn hấp dẫn với cá đối tươi Với nguồn nguyên liệu chính là thịt cá đối biển, thì ngoài những món ăn rất quen thuộc như cá đối kho khóm, cá đối kho nghệ tươi thì món cá đối tươi ngon kho cà chua cũng là một trong số những món ăn được chế biến từ thịt cá đối vô cùng đơn giản, nhưng mà lại mang đến một món ăn có hương vị hết sức đậm đà, làm cho bất cứ ai đã từng được một lần thưởng thức qua rồi nhớ mãi không quên. Cách nấu món ăn này cực kì đơn giản. Cá đối sơ chế, bỏ mang, vảy, vây, ruột, rửa qua cho sạch. Cho vào nồi sâu lòng, tốt nhất là nồi đất hoặc nồi gang, sắp cá cho theo từng lớp. Cho vào 4 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng đường, 1 muỗng nước tạo màu ( nước hàng), thêm nước lọc khoảng nửa chén. Để lửa vừa, nấu cho cá chín đều, trong quá trình kho cá ,không nên trộn cá quá nhiều, sẽ làm nát cá, khiến món ăn mất đi hương vị thơm ngon. Ngoài ra khi nấu nên vớt bọt thường xuyên, nước kho cá sẽ có màu đẹp hơn. Tiếp theo cho 3 trái cà chua bổ làm tư vào nồi, nấu cùng cá. Khi cá chín thì cho hành tươi cắt khúc vào, đậy nắp lại tầm 5p cho hành chín rồi nhấc xuống. Múc ra đĩa sâu lòng. Món này ăn kèm cơm, thêm các loại rau sống như xà lách, dấp cá, cải cay, chấm với nước cá, ăn rất vừa miệng. Với một phương pháp chế biến không thể đơn giản hơn, quý khách đã có ngay nồi cá đối biển kho cà chua thơm ngon hấp dẫn, dùng chiêu đãi cho những người yêu thương vào dịp cuối tuần rồi. Hi vọng các bạn sẽ thích cá đối biển và các món ăn từ cá đối biển.Giá cá gáy biển tươi và cách chế biến
Chào mừng quý khách đến với vựa cá tươi lớn nhất TPHCM. Chúng tôi, hải sản ông Giàu luôn cam kết cung cấp các sản phẩm cá tôm tươi ngon với chất lượng cao và giá cả tốt nhất, điển hình là loài cá gáy biển tươi sống thơm ngon hấp dẫn. Đặc điểm của loài cá gáy biển tươi: Cá gáy hay được biết đến với một cái tên phổ biến hơn là cá chép biển. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là vì có thân hình và vẻ ngoài rất giống cá chép. Cá gáy tươi có thể sống ở đa dạng môi trường, từ nước ngọt, lợ đến nước mặn. Chúng cũng có kích thước khá tương đồng với loài cá chép, có chiều dài từ 15 đến 25 cm và nặng từ 1 đến 3 kg. Cá gáy thường sinh sống ở tầng đáy nước, chúng tìm mồi trong cát, sỏi, rong rêu, dùng miệng lọc nước biển ra để ăn các phiêu sinh vật nằm lẫn bên trong. Mùa sinh sản của cá gáy tươi sống diễn ra suốt mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 9. Trong thời gian này, chúng thường bắt cặp với nhau, cá cái đẻ trứng cho cá đực thụ tinh lên. Tỉ lệ sống sót của trứng cá cái khá thấp. Trong tự nhiên, thường có thể tìm thấy cá gáy tươi ngon ở các vùng biển yên tĩnh, ít tàu bè, chúng thường được bắt bằng cách thả câu hoặc quăng lưới. Thường thì ngư dân chỉ chỉ câu cá vào buổi đêm, vì ban ngày cá thường trốn trong các hốc đá, rất khó bắt được. Cá sau khi được bắt sẽ được bảo quản tươi sống đến khi vào bờ vì cá gáy tươi sống rất khoẻ và sống dai. Nơi bán và phương pháp làm món ngon với cá gáy: Hiện nay ở hải sản ông Giàu chuyên cung cấp các sản phẩm cá gáy biển tươi sống với quy cách và giá bán như sau: Quy cách: cá gáy tươi sống nguyên con Giá bán cá gáy tươi ngon: 140.000đ/kg Với cá gáy tươi ngon, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn chế biến món ăn ngon từ thịt tươi cá gáy, đó là gỏi cá gáy. Cá gáy tươi làm sạch, chỉ lấy phần thịt tươi ở lường cá, bỏ hết xương, cắt lát mỏng, đem rửa với nước muối loãng. Các loại rau củ trộn gỏi bao gồm rau muống chẻ tư, cà rốt xắt sợi, củ cải trắng xắt sợi, đậu phộng rang, rau răm cắt nhỏ, su hào cắt lát ngâm giấm. Tất cả đem trộn đều rồi nêm nếm với gia vị như hạt nêm, nước mắm ngon, giấm, hành lá tươi. Món này dùng với nước mắm chua ngọt và làm đồ nhắm khá ngon. Chúng tôi vừa hướng dẫn các bạn chế biến món gỏi cá gáy tươi từ thịt tươi cá gáy biển thơm ngon. Bạn có thể biến thể, thêm bớt các loại rau củ, gia vị cho món ăn thêm tươi ngon hấp dẫn hoặc tự mình làm ra các công thức nấu ăn mới.Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông
Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters. Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình. Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay. Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu - GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters. Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters. Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam. Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm. Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15.7, Reuters cho hay. “Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp”, giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định. “Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị”, theo ông Dupont. (Còn tiếp) Theo Phúc Duy - báo TNBiển sạch phải là khi cá tôm trở lại
Đó là lời đau đáu của hầu hết ngư dân Quảng Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị mà chúng tôi gặp ngay sau công bố biển đã sạch trở lại. Theo ngư dân, việc “sạch” - “bẩn” của biển họ không có khả năng kiểm chứng, nhưng sự thật thì cá tôm gần bờ hầu như vắng bóng. Ảnh dưới đáy biển mà anh em Hiền, Hùng chụp được sau thời điểm cá chết 1 tháng cho thấy hệ sinh thái của rạn san hô đã bị hủy diệt. Nỗi niềm của ngư dân Theo lão ngư Nguyễn Trường Sơn, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Bình một bờ biển dài và rộng lớn. Hiếm địa phương nào cách bờ chừng 1 hải lí là rạn san hô chạy dọc từ Bắc vào Nam như Quảng Bình. Nơi đây được ví như “vựa cá”, sản sinh muôn loài thủy hải sản nuôi sống ngư dân bao đời. Những năm lại đây, lớp trẻ có sức đua nhau vươn khơi, vươn xa làm giàu, còn lớp già như ông vẫn sống tốt nhờ vào rạn san hô gần bờ. Sau gần 4 tháng nghỉ biển, “đói thì đầu gối phải bò”, mới đây lớp già như ông Sơn sửa sang lại thuyền bè ra biển với hy vọng “nối” lại nghề xưa, duy trì cuộc sống. Thuyền của ông có 3 bạn già đều trên 65 tuổi, chập tối là rời bến ra rạn san hô câu mực. Ngày trước, mỗi đêm ra biển trở về, trừ chi phí, người cũng được dăm ba trăm nghìn đến một triệu, có hôm trúng đậm đến vài ba triệu đồng. Cả một tháng nay, hơn chục lần ra biển, cũng kinh nghiệm đó, cũng phương thức đó nhưng mực không cắn câu. Ba ông bạn già thức trắng đêm, có hôm chỉ được 1kg, hôm nhiều nhất được 5kg mực. Giá bán lại rẻ, chưa bằng một nửa ngày xưa nên không đủ bù chi phí dầu đèn. “Chúng tôi không hiểu về cách thức đo đếm của khoa học kỹ thuật, nhưng thước đo biển sạch hay bẩn của ngư dân chúng tôi là dựa vào lượng cá tôm có trong lòng biển” – ông Sơn nói. Ngược ra xã Quang Phú, TP Đồng Hới, gặp lại hai anh em Lê Hiền và Lê Hùng, những ngư dân đã cùng PV Tiền Phong lặn thám sát đáy biển sau thời điểm cá chết chừng 1 tháng. Mới đây cũng vì kế sinh nhai mà hai anh quay lại biển. Theo anh em Hiền, Hùng: Đáy biển đã đỡ hơn so với thời điểm cùng PV Tiền Phong lặn thám sát đáy biển. Chất cặn màu vàng đục chỉ còn lại ở một số vùng trũng trong rạn san hô. Tuy nhiên cá tôm thì vẫn biệt tăm. Những loài như cá mú, cá hồng, tôm hùm, nhím, nghêu, sò… họa hoằn lắm mới bắt gặp. “Đặc biệt là rạn san hô, hơn 90% bị chết, chưa thấy phục hồi trở lại. Anh em bọn tui bữa ni ra biển là phải mang theo vàng lưới, thả xuống bắt cá trên mặt nước di cư từ nơi khác về, chứ cá bản địa không còn”, anh Hùng nói và cho biết có gia đình trong xã không trụ nổi phải vào miền Nam lặn thuê kiếm sống. Bao giờ công bố cá, mực không bị nhiễm độc? Ngư dân 67 tuổi Trần Quang Triển ở làng biển Cát Sơn (xã Trung Giang, huyện Gio Linh, Quảng Trị) cho hay: “Kinh nghiệm mấy chục năm lăn lốc nghề biển giã cho tui thấy, dù có cá nhỏ xuất hiện nhưng vẫn chưa thấy cá kinh tế, chỉ khi mô có các loại cá kinh tế mới đủ để khẳng định khu vực biển đó đã an toàn”. “Mấy tháng trời cá đánh về không bán được. Cuộc sống người dân bị đảo lộn, nhiều người phải bỏ biển lên bờ kiếm kế sinh nhai. Người dân chỉ có một mong mỏi các cơ quan chức năng công bố cá biển đánh về có an toàn hay không”. Ông Nguyễn Văn Thanh Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) Còn theo ngư dân Lê Quang ở thôn Phú Hội (xã Triệu An, huyện Triệu Phong), hiện đang là vụ cá nam, ngoài những chuyến tàu xa bờ trúng đậm các loại cá có giá trị, ngư dân đánh bắt gần bờ cũng thu được sản lượng cá nục khá lớn. Như nhà ông Quang, ngày đánh trúng thì 2 tạ, ngày ít cũng hơn 1 tạ. “Nhưng giá thì vẫn rớt tận đáy, mỗi ký cá nục suôn đưa vào bờ chỉ bán được chục ngàn là cao, chưa bằng nửa giá trước đây. Người mua cầm chừng, thậm chí không mua nữa do chưa đả thông tư tưởng “cá bẩn”. Cho nên khi cơ quan chức năng chưa có câu trả lời dứt khoát cá biển đã ăn được chưa thì ngư dân càng khốn khó điêu đứng nữa”, ngư dân Quang cho hay. Theo quan sát của PV Tiền Phong tại các chợ cá tại các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên bắt đầu buôn bán tấp nập trở lại. Sáng qua, 22/8, tại chợ cá Cương Gián, Nghi Xuân, giá 1kg cá trích hơn 60 nghìn đồng, cá bạc má giá trên 70 nghìn đồng/kg. “Cá được đánh trực tiếp ngoài biển, còn tươi sống nên người dân tin tưởng mua về ăn. Còn các hộ kinh doanh mua cá ở nơi khác về bán người dân vẫn chưa có niềm tin. Giá cá đang tăng lên”, chị Nguyễn Thị Loan, bán cá tại xã Cương Gián, Nghi Xuân cho biết. Ông Trần Đình Nam, GĐ Cty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (địa chỉ Khu kinh tế Vũng Áng, TX Kỳ Anh) cho biết, trước khi hội nghị diễn ra, ông hy vọng sẽ công bố thông tin “ăn hải sản ở biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn”. Thế nhưng, tại hội nghị, kết quả vẫn chưa công bố nên ông khá hụt hẫng. Thời gian qua, với ông Nam, hải sản chết hàng loạt đã khiến hoạt động kinh doanh của Cty quá khó khăn, hơn 300 công nhân công việc bất ổn, nhiều người phải nghỉ việc. Theo Hoàng Nam-Hữu Thành-Minh Thùy (Tiền Phong)Cá gáy biển mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Biển khơi luôn là một nguồn cung cấp các loài thuỷ hải sản tươi ngon cho con người. Những loài tôm cá này phong phú và có hương vị cực kì hấp dẫn với mọi người. Hôm nay chúng ta sẽ cùng thưởng thức hương vị thơm ngon của cá gáy biển tươi sống nhé. Giới thiệu về cá gáy biển tươi sống: Nhìn chung cá gáy có thân thon dài và khá tiêu tiểu, có những vảy lớn hình kim cương. Chúng có mắt khá lớn, miệng dày và có răng nanh. Cá nhỏ có khuynh hướng sống gần bờ, những con lớn thì ở xa ngoài bờ biển hơn. Trong một số nhóm cá thể, cá cái có thể thay đổi giới tính thành cá đực. Nhìn sơ lược, cá gáy có nhữngđặc điểm vừa giống con cá hang vừa giống cá chép. Chúng thường săn mồi ở dưới đáy biển, tìm kiếm và ăn những sinh vật biển nhỏ. Những con mồi này có thể được cá gáy tự tìm thấy, hoặc chúng có thể lọc từ cát, rêu bằng cách nuốt một ngụm một ngụm lớn vào miệng và tự lọc ra những thứ ăn được nhờ những cái lược mang. Chúng có răng hàm nhỏ để nghiền những con mồi có vỏ cứng. Đa số cá gáy tươi sống săn mồi vào ban đêm. Cá gáy tươi có thể sống ở môi trường nước ngọt, lợ và đôi khi cả nước mặn. Nơi bán và giá cả cá gáy: Hiện nay ở hải sản ông Giàu chuyên cung cấp các sản phẩm cá gáy biển tươi sống với quy cách và giá bán như sau: Quy cách: cá gáy tươi sống nguyên con Giá bán cá gáy tươi ngon: 140.000đ/kg Những món ăn thơm ngon với cá gáy. Chúng ta có vô số cách chế biến thịt cá gáy thành các món ăn tươi ngon hấp dẫn không thể bỏ lỡ. Một số món ăn được hải sản ông Giàu gợi ý và bạn có thể chế biến, đó là món cá gáy nướng muối ớt tượi ngon. Để có thể làm được món ăn hấp dẫn này, bạn cần nguyên liệu là thịt cá gáy tươi ngon nhất. cả gáy sơ chế theo các phương pháp cơ bản như bỏ vảy, vây, mang. Ướp cá với hạt nêm, nước mắm ngon, ớt tươi, tỏi bằm nhuyễn, để khoảng 1 tiếng cho thấm, hoặc có thể bỏ tủ lạnh, khi nào cần nướng thì rã đông. Sau khi rã đông thì đem nướng trên than hồng, khi nướng thì thường xuyên trở mặt cá và quết nước ướp trộn với dầu ăn lên bề mặt cá để cá thơm ngon hơn và có mùi hấp dẫn. Chỉ với những bước đơn giản như trên là bạn đã có ngay đĩa cá gáy biển tươi nướng muối ớt thơm ngon hấp dẫn rồi, món ăn này rất phù hợp cho việc tiếp đãi khách quý đến thăm hoặc trổ tài để chăm sóc dinh dưỡng cho cả gia đình bạn đó.Cá bớp biển tươi sống làm món gì ngon nhất?
Nhiều người cho rằng cá bớp là “vua” trong số các loại cá biển ngon ở nước ta. Loại cá này sống nhiều ở vùng biển miền Trung, có thân to, da nâu đen, thịt trắng dai, thơm béo ngon ngọt. Từ một con cá vài ký có thể chế biến thành nhiều món ngon nức tiếng. Trong đó phải kể đến cá bớp nướng lửa than. Cá bớp nướng lửa than - Ảnh: Mỹ Tuyết Nhìn những con cá bớp tươi rói còn sống vỗ về trong thau nước biển ở nhà thì thật là thích chứ chưa nói là ăn. Cá bớp được đánh bắt tự nhiên ngoài biển hoặc cũng có thể nuôi trong lồng bè của nhiều ngư dân. Dù có khác nhau về môi trường sống nhưng phần lớn thịt cá đều ngon như nhau. Lý giải điều này, những người có kinh nghiệm cho rằng lồng nuôi đặt ngoài biển và thức ăn vẫn là cua cá, chứ không phải thực phẩm công nghiệp, nên thịt cá thơm ngon, nhất là những trường hợp cá con tự nhiên lúc nhỏ chui vào lồng ăn ké mồi của tôm rồi sau này lớn không ra được và ở lại trong lồng thì thịt càng ngon hơn. Cá bớp làm ra thường lấy phần đầu đuôi nấu canh chua, nấu lẩu, nấu cháo... còn phần thân cắt từng khoanh tròn rồi nướng thì “đúng bài” nhất. Đặc thù cá bớp thịt dai, thơm béo, nên khi nướng không cần phết thêm dầu mỡ, màu mè, gia vị cầu kỳ mà chỉ nướng mộc cũng đủ ngon. Từng miếng cá trắng tươi để trên chiếc vỉ gác lên lò than hồng, nướng trần trụi liu riu vậy mà nên hình nên chất. Chỉ độ vài phút, thịt cá bắt lửa tươm mỡ làm cho miếng cá bóng nhẫy. Mỡ cá chảy vào lò than kêu xèo xèo tạo thành những làn khói bốc lên tỏa mùi béo ngậy, thơm lừng hòa quyện làm cho không khí chuẩn bị bữa ăn càng thêm nôn nao đói lòng, nhất là khi miếng cá chín chuyển từ màu trắng sang hồng rồi vàng rộm. Cá bớp nướng chín cho ra đĩa, với chén muối ớt đi kèm. Có người hơi cầu kỳ, làm muối ớt kèm lá chanh, lá gừng giã rồi thêm ít sữa đánh nhuyễn; nhưng cũng có người chỉ ưa loại muối hột giã với ớt xanh có thêm ít bột nêm. Ngoài chén muối còn cần các loại rau thơm, é trắng, dưa leo đi kèm cho bữa ăn trở nên sinh động, bắt mắt và đủ vị. Có thể nói, từ khi nướng đến khi “ra lò” đặt trên bàn ăn, món cá bớp nướng đã có đủ một quá trình quyến rũ người ăn từ mùi vị đến cảm giác. Đặc biệt, cá bớp nướng không chỉ ngon phần thịt mà phần da cũng độc đáo. Từng khoanh da bên ngoài vàng ươm, ăn vừa dẻo vừa giòn thơm béo khác hẳn với những loại cá nướng khác. Và cứ thế, dường như mỗi lần được ăn cá bớp là thêm một lần khám phá nét thú vị độc đáo trong thế giới ẩm thực từ món cá “anh chị” này. Mua ngay cá bớp nào. st-Mỹ Tuyết- theo TNCá hố ông nặng 40 kg dạt vào bờ biển
Khi cân đo, kết quả cho thấy con cá dài hơn 4 m, nặng 40 kg. Tại Quảng Bình, đây là lần đầu tiên xuất hiện một con cá hố ông (cá mái chèo) có chiều dài và trọng lượng lớn như thế. UBND xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường phối hợp với các ban, ngành nỗ lực cứu chữa cho cá vào trưa 12-5. Do kiệt sức, cá đã chết ngay sau đó và được chôn cất theo tín ngưỡng của dân địa phương. Cá Hố Ông có trọng lượng nặng 40 kg và dài hơn 4m xuất hiện tại Quảng Bình Thông tin ban đầu cho biết sáng 12-5, khi đang tắm ở bãi biển Trung Trạch, nhiều người phát hiện 1 con cá có kích thước “khủng” dạt vào bờ. Tò mò, mọi người kéo nhau đến xem và thấy cá thoi thóp thở. Đoán là cá bị thương nên nhiều người đã trình báo với chính quyền địa phương. Anh Hải, người chứng kiến sự việc, thuật lại: "Lúc cá dạt vào bờ vẫn còn sống. Thấy cá khó thở vì thiếu nước, tôi và một số người cố gắng đưa nó ra xa bờ để bơi trở về biển nhưng dường như cá đã kiệt sức nên đã chết sau đó ít giờ". Sau khi cá chết, ngư dân đã chôn cất theo tín ngưỡng địa phương Con cá này được xác định là cá hố ông (mái chèo). Kết quả cân đo cho thấy con cá dài 4,1 m, nặng 40 kg. Cá có mình dẹt, vây lưng và đầu màu đỏ tươi, có sừng trên đầu. Tin - ảnh: Hoàng PhúcPhát triển nuôi biển- tương lai nghề cá Việt Nam
Việt Nam hiện có đủ điều kiện tự nhiên và kỹ thuật để trở thành một cường quốc về nuôi biển – một trong những hướng phát triển mới, chủ đạo, đầy tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam. Việc phát triển công nghiệp nuôi biển quy mô lớn vừa giải quyết được vấn đề về nguyên liệu cho chế biến, vừa tạo ra cơ hội mới cho phát triển ngành thủy sản, góp phần ổn định và giữ gìn an ninh trên biển. Giàu tiềm năng Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km và trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho phát triển nghề nuôi trồng hải sản (NTHS) trên biển và hải đảo. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh ven biển nước ta có điều kiện thuận lợi về địa hình (diện tích, độ sâu, dòng chảy, kín sóng, gió nhờ nhiều đảo và bán đảo che chắn…) để phát triển nuôi cá biển bằng lồng nhỏ, đơn giản, đầu tư thấp, đặt rải rác trong vũng vịnh, cửa sông có độ sâu >5 m khi thủy triều thấp nhất. Các vùng bãi bồi ở cửa sông thuộc ĐBSH và ĐBSCL có độ mặn và nguồn thức ăn phù hợp nuôi nhuyễn thể bãi triều. Hơn nữa, chúng ta đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm hầu hết các đối tượng cá biển (như cá song, giò, hồng mỹ, vược…); các đối tượng nhuyễn thể (như tu hài, hàu, ốc hương, nghêu…). Bên cạnh việc sử dụng lồng gỗ truyền thống, công nghệ nuôi sử dụng lồng tròn với vật liệu HDPE có khả năng chịu sóng gió cũng đã phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách, định hướng phát triển ngành nuôi biển thông qua các chiến lược và quy hoạch đã đảm bảo hành lang pháp lý cho phát triển nuôi biển. Để khai thác và sử dụng tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển và hải đảo có vai trò, vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của nước ta. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo, tạo điều kiện thuân lợi cho các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo. Một số chính sách tiêu biểu như giao và cho thuê mặt nước biển; đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công tác quy hoạch, nhập khẩu giống, đào tạo cán bộ, ưu tiên bố trí kinh phí khuyến ngư cho nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. Do đó, trong những năm qua nuôi trồng hải sản nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và hải đảo. Thực tế, trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã tiến hành một số mô hình nuôi biển hiện đại cho năng suất cao, hạn chế được nhiều rủi ro, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Hiện nay, cả nước có ba doanh nghiệp tham gia nuôi cá biển với quy mô công nghiệp tập trung tại Bình Định, Phú Yên (nuôi cá giò), Khánh Hòa (cá giò và cá chim vây vàng). Sản lượng cá thu hoạch được chủ yếu là xuất khẩu, một phần bán tại nội địa. Nhiều thử thách Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nuôi thủy sản, nhưng đến nay nghề nuôi thủy sản biển mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và tự phát là chính. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng sản lượng nuôi cá biển chỉ chiếm 1,19%, nhuyễn thể 19,48%, rong biển 2,78%, các đối tượng hải sản khác 6,35%. Theo quy hoạch của ngành thủy sản biển, đến năm 2020, diện tích nuôi cá biển đạt 7.270 ha, cho sản lượng 122.000 tấn, giá trị sản xuất 26.190 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp trong nước không mặn mà đầu tư, mục tiêu trên cũng khó lòng đạt được. Trong số hàng trăm doanh nghiệp thủy sản hiện nay, không doanh nghiệp nào của Việt Nam đầu tư vào nuôi cá biển vì nhiều lí do, nhưng quan trọng nhất vẫn là vấn đề vốn đầu tư. Trong tương lai, nghề nuôi biển nước ta còn đối diện với nhiều thách thức và rủi ro về con giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ, suy giảm môi trường, biến đổi khí hậu và sự xung đột lợi ích với ngành khác. Việc sản xuất con giống ở quy mô nhỏ lẻ trong khi còn phụ thuộc nguồn nhập khẩu tiểu ngạch sẽ dẫn tới sự thiếu hụt con giống cả về số và chất lượng, cũng như không đáp ứng được yêu cầu mùa vụ. Thức ăn cho đối tượng nuôi biển không thể phụ thuộc mãi vào nguồn cá tạp, trong khi thức ăn công nghiệp chưa được phát triển đúng mức. Theo Tổng cục Thủy sản, có tới 80% thức ăn thủy sản từ nhập khẩu hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển cũng đang là thách thức cho phát triển bền vững nghề nuôi biển. Hiện, sản phẩm nuôi trồng thường ở dạng tươi sống và chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, một ít bán cho khách du lịch qua các nhà hàng, đầu mối và chợ địa phương. Các nhà máy chế biến trong nước hầu như không tham gia mắt xích tiêu thụ sản phẩm nuôi biển. Ngoài ra, mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước giữa nuôi thủy sản và các ngành kinh tế khác (như du lịch, vận tải biển, phát triển khu công nghiệp) sẽ càng gay gắt. Thực tiễn cho thấy, việc quy hoạch phát triển du lịch ở các vùng ven biển (như Cửa Lò, vịnh Hạ Long) hoặc phát triển khu công nghiệp (như Nghi Sơn hoặc Vân Phong) đã buộc các lồng bè phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc phải di dời tìm địa điểm mới. Hơn nữa, bùng phát dịch bệnh và môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu do phát triển nuôi biển tự phát, thiếu hoặc không thực hiện quy hoạch. Nhiều vùng nuôi hiện nay có dấu hiệu ô nhiễm nặng (như khu vực Bến Bèo, huyện Cát Bà, Hải Phòng), do độ sâu và tốc độ dòng chảy thấp, mật độ các lồng nuôi quá cao, chất thải sinh hoạt, chất thải từ chính các hoạt động nuôi quá lớn. Đặc biệt, những tác động mạnh của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển sẽ có những tác động đến nghề này trong tương lai. Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng không chỉ tới công trình nuôi biển như lồng bè, bãi triều nuôi nghêu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường nuôi, dẫn tới bùng phát dịch bệnh. Hơn nữa, sự thay đổi tần suất, cường độ bão và áp suất nhiệt đới do biến đổi khí hậu có thể sẽ phá vỡ hệ thống đê bao, lồng bè nuôi biển và làm thay đổi môi trường sinh thái vùng nuôi, trong khi lượng mưa tăng có thể gây lũ lụt phá hủy công trình nuôi hoặc giảm độ mặn ở vùng nuôi ven biển và cửa sông. Để phát triển ngành công nghiệp nuôi biển, Việt Nam cần quy hoạch nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn 2050, cần ban hành một Nghị định về khuyến khích nuôi biển. những chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp nuôi biển với công nghiệp du lịch, dầu khí, quốc phòng. (Theo Tổng Cục Thủy Sản)Cá Tai Tượng biển thịt ngon như thịt bò hơn hẳn cá thường
Cá tai tượng biển thịt chế biến có lớp da dai, phần thịt ngọt như thịt bò, ăn vào cảm giác tươi rời rời. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn nữa về những thông tin liên quan đến loài cá này cùng với nơi cung cấp uy tín nhé. Cá tai tượng biển là loài cá như thế nào? Cá tai tượng ở biển là loài có hình dạng đặc biệt, đây là một loài cá có răng nanh giống như răng của những con heo rừng, rất sắt và nhọn, đặc biệt có lớp vỏ bên ngoài rất là cứng cáp. Không khó để lý giải vì sao người dân lại đặt ra cho nó một câu “ăn một miếng cá tai tượng biển nanh heo, kéo được cả mười cái neo”. Cá tai tượng thường có tập tính sống bầy đàn, chúng thường sống ở những rạn san hô xa bờ có độ sâu hàng trăm mét và người dân bắt chúng phải thông qua lưới màng. Hình dạng của cá tai tượng biển giống như hình chiếc quạt mo bè ra và có phần thịt rất dai, khi cắt phần thịt đó ra là một màu trăng tinh trông vô cùng đẹp mắt. Mặc dù chúng rất chắc thịt nhưng vẫn giữ được vị béo trong thịt và đặc biệt vị béo này không làm cho người ăn có vẻ ngán mà ngược lại rất dễ thưởng thức. Có khi bạn ăn thử một lần và bạn sẽ ghiền món cá tai tượng biển này. Phần thịt cá tai tượng biển bạn có thể chế biến ra thành nhiều món ăn phục vụ cho bữa cơm gia đình thêm ngon hơn. Bạn có thể chế biến món ăn như cá tai tượng nướng muối ớt, cá tai tượng kho riêm,... rất cả những món ăn này luôn mang lại cảm giác ngon miệng trong một bữa ăn cho gia đình bạn. Nơi nào bán cá tai tượng biển ngon và chất lượng? Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp nguồn hải sản cá tai tượng biển chất lượng và giá rẻ mà bạn có thể tìm kiếm được và như nếu bạn chưa tìm được nơi nào uy tín để có thể mua được cá tai tượng biển thì hãy đến với Hải sản Ông Giàu. Tại công ty Hải sản Ông Giàu chúng tôi có cung cấp cá tai tượng biển với chất lượng và giá cả vô cùng phải chăng, đảm bảo rằng bạn sẽ không thất vọng khi đến với chúng tôi. - Size cá tai tượng: 0,8kg – 2kg. - Giá cá tai tượng biển: 200.000 VNĐ/kg. Vậy nếu như quý khách muốn biết thêm thông tin về giá cả mua cá tai tượng biển thì hãy liên hệ về Hotline của Hải sản Ông Giàu để được nhân viên tư vấn và giải đáp thắc mắc.CHỦ ĐỀ SAU