Cập nhật tin tức từ hãng tin News hôm 12/6, một đôi nam nữ đã tử vong vì rơi từ ban công tầng 6 khi đang mải mê “mây mưa” sau một bữa tiệc tại một toà nhà chung cư ở London, Anh. Được biết cặp đôi này đều là du học sinh London và vừa tốt nghiệp. cô gái tên Anastasia Tutik, 19 tuổi, người Nga và Miguel, 18 tuổi, người Mexico. Vì say sưa “làm chuyện ấy” trên ban công tầng 6 của căn hộ thuộc chung cư cao cấp cạnh bờ sông Thames, 2 người bất ngờ rơi xuống đất, tử vong tại chỗ. Theo tờ Mirror, 2 sinh viên này gặp nhau tại bữa tiệc liên hoan ăn mừng kết thúc kỳ thi cuối năm và sau đó đã rủ nhau "làm chuyện ấy" ở ngoài ban công. Được biết, Miguel Ramos (18 tuổi) là con trai của một chính trị gia nổi tiếng người Mexico và Anastasia Tutik (19 tuổi) cũng là con gái của một gia đình rất giàu có ở Nga. Cả 2 hiện là sinh viên của trường Bebellerbys College, một trường quốc tế có học phí đắt đỏ lên đến 21.000 Bảng Anh/năm. Các nhân chứng cho biết họ đã nghe thấy rất nhiều tiếng động lạ ầm ĩ từ trước đó nhiều giờ. Anh Samson Oguntayo, 32 tuổi và bạn gái Blessing sống ở căn hộ đối diện đã chứng kiến toàn bộ vụ tai nạn nói: “Họ đang quan hệ trên ban công, chàng trai nâng cô gái và đặt lên lan can. Cuối cùng, chúng tôi thấy họ ngã xuống từ ban công. Chúng tôi chỉ biết hét lên”, anh nhớ lại. Anh Oguntayo chạy đến hiện trường và thấy cặp đôi đã tử vong. Alfonso, một người bạn của chàng trai xấu số cho biết Miguel mới nhập học ở London được 1 tuần và đây là lần đầu tiên Miguel gặp Anastasia. Cả hai đã ngay lập tức cảm thấy thích nhau và chính vì vậy, bọn họ đã lén ra ban công âu yếm, ôm hôn và quan hệ tình dục. Một vài người bạn khác cũng cho biết Anastasia là một cô gái rất đẹp, người dây, tóc vàng, mắt xanh lá cây. Cô gái cũng rất thông minh và là một trong những sinh viên đứng đầu lớp. Cha mẹ của 2 nạn nhân xấu số đã lập tức bay sang Anh để nhận thi thể của con mình. -st-Mike
Cá thu sốt cà chua là món ăn phổ biến và rất thích hợp cho bữa cơm gia đình trong những ngày lạnh. Dưới đây là công thức làm món cá thu sốt cà chua thơm ngon. Nguyên liệu cá thu sốt cà chua
- Cá thu
- Cà chua
- Tỏi, Ớt
- Hành, thì là
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, Hạt nêm, Bột ngọt, Đường, Nước mắm Cách làm cá thu sốt cà chua
- Cá thu cắt khúc, sát muối, rửa sạch, để ráo
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Tỏi đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng
- Hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ
Thực hiện chế biến cá thu sốt cà chua
+ Bước 1: - Cho dầu vào chảo để nóng, cho cá thu vào chiên vàng đều hai mặt
- Khi cá có màu vàng ươm, gắp ra đĩa
+ Bước 2: - Cho chút dầu vào chảo, cho tỏi vào phi thơm
- Cho cà chua vào xào đều, nêm chút gia vị
- Khi cà chua chín mềm, cho thêm một chút nước sạch vào đảo đều
- Cho cá vào om một lúc. Lật đều hai mặt để cá thấm đều gia vị.
- Cho ớt vào đẩo đều. Vặn nhỏ lửa. Nêm lại gia vị
- Khi cá và cà thấm đều vào nhau, nước sốt cà hơi sánh lại thì cho hành, thì là vào là được.
- Cho cá thu lên đĩa, rưới nước sốt cà lên trên và dùng nóng với cơm trắng. Với món ngon cá thu sốt cà chua, bạn có thể tận hưởng thưởng thức hương vị thơm ngon với sản phẩm cá thu tươi tại hải sản Ông Giàu.
( st )
Hướng dẫn chế biến cá Thu kho tiêu riềng - món ngon đặc sắc nhất với cá Thu tươi sống. Bạn sẽ được nếm hương vị mềm ngọt thanh dịu từ thịt cá thu quyện cùng tiêu thơm lừng và riềng đậm đà. Nguyên liệu cá Thu kho tiêu riềng
PNO – Vị cay của tiêu xanh và thơm nồng của riềng sẽ giúp món cá thu ngon hơn. - 2 lát cá thu (khoảng 400g) - 2 chùm tiêu xanh (khoảng 30g) - 1 củ riềng nhỏ - 1 củ hành tím - 4 muỗng canh nước mắm - 1 muỗng canh bột nêm - 1 muỗng cà phê đường - 2 muỗng dầu ăn - ½ chén nước dừa tươi Cách chế biến cá Thu kho tiêu riềng
Hướng dẫn chế biến cá Thu kho tiêu riềng thơm ngon. Cá thu rửa sạch, lột bỏ xương, cắt khúc cỡ 2cm x 4cm (dày 2cm, dài 4cm) ướp bột nêm cho thấm, để khoảng 30 phút. Hành, riềng bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt lát mỏng, thái sợi nhỏ. Tiêu để nguyên chùm. Đổ dầu ăn vào chảo, chiên cá thu cho vàng mặt ngoài (để khi kho cá không bị nát), gắp cá cho vào một cái niêu. Phi thơm hành, riềng, tiêu rồi trút tất cả vào niêu cá. Tiếp tục nêm bột nêm, nước mắm, đường.
Bật bếp liu riu lửa, để cá thấm gia vị, cuối cùng cho nước dừa vào kho tới khi cạn là được.
Cá Thu kho tiêu riềng bạn sẽ rất dễ chế biến khi thực hiện với các hướng dẫn trên đây. Tại Hải sản Ông Giàu có bạn cá Thu tươi, bạn có thể mua về để chế biến món ăn ngon.
Với đường bờ biển dài nhiều khúc, vịnh, miền Trung từ lâu được biết đến với nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng. Song song với những điểm du lịch ấy, nhắc tới miền Trung, du khách cũng nghĩ tới những món hải sản đặc trưng mà chỉ có ở nơi đây họ mới tìm được. Chính từ những đặc sản ấy mà với những khách du lịch, dù là đến hay đi luôn có một cảm giác lạ kỳ mang dư vị của miền Trung. Nếu tới du lịch Nha Trang, bạn hãy thưởng thức ngay Tôm Hùm ở đây. Du khách có thể được thưởng thức những món nướng, chiên, luộc, nấu kèm lẩu từ Tôm Hùm. Tôm Hùm là loại thức ăn giàu canxi, đạm, thịt chắc, dai, ngọt, càng tôm to, giòn tan được ăn cùng tương ớt hoặc tương cà.
Tới du lịch Phan Thiết, du khách sẽ được thưởng thức Mực một nắng. Gọi như vậy vì đây là cá mực sau khi đánh bắt được phơi đúng một buổi nắng duy nhất. Mực một nắng bên ngoài thân khô, ráo nước nhưng bên trong rất mềm. Khi ăn thịt rất ngọt, mềm tự nhiên, không dai và rất thơm.. Mực một nắng thường được chế biến từ những con lớn, đóng gói và bán. Du khách có thể nướng mực, xé nhỏ miếng và thưởng thức cùng tương ớt.
Ở Phan Rang khá nổi tiếng với cá Thu một nắng. giống như Mực một nắng, cá thu ở đây cũng được phơi một nắng duy nhất vì thế vẫn giữ được độ mặn tự nhiên của cá. Thân cá màu hồng đậm, thường khi mua được chế biến sẵn. Cá thu một nắng có hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được dùng để chế biến các món mặn trong bữa ăn hàng ngày như xốt cùng cà, xốt cùng tiêu chua, rán…
Nếu ở Phú Yên, du khách hẳn sẽ không thể không thử qua món cá Ngừ đại dương. Thịt cá có màu đỏ tươi, khi ăn mềm và ngọt. Cá Ngừ có thể chế biến phi lê và ăn kèm mù tạt. Ngoài ra, cá ngừ còn có thể làm những món xào cùng xả ớt, làm những món mặn trong bữa ăn hàng ngày, nướng hoặc nấu cách thủy.
Nói đến du lịch Đà Nẵng, nhiều du khách sẽ biết đến đặc sản cá Bò nơi đây. Mình cá dẹp, có lớp da dày màu xám trắng bao bọc bên ngoài thịt thơm, ngon, ngọt và dai như thịt gà nên được nhiều người ưa thích. Đặc điểm cá bò có lượng lipit nhiều, tạo nhiều mỡ, thịt dễ làm khô. Bạn có thể dùng cá bò tẩm, làm món nhắm cho các buổi tiếp bạn bè. Cá bò tẩm rất tiện sử dụng, có thể nướng, ngâm nước cho mềm rồi chiên giòn với dầu ăn, ăn kèm cùng tương ớt, tương cà vắt chanh. Bạn cũng có thể rim với nước mắm làm món mặn trong bữa ăn.
Không chỉ có đường biển dài và đẹp, miền Trung còn có những đặc sản biển tươi ngon mà không nơi nào có được, mà chính những món đặc sản ấy luôn tạo cho miền Trung dấu ấn rất riêng không thể phai mờ trong mỗi du khách. Nếu bạn có dịp du lịch miền Trung, hãy thưởng thức những hương vị ấy để biết thêm về nơi đây.
Hiện nay Chuyenhaisantuoisong.com đang cung cấp nguồn hải sản này cho các nhà hàng tại TPHCM, ACE nào có nhu cầu đãi khách hay tiệc tùng liên hệ 0913433587
Hải sản Ông Giàu là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại hải sản khác nhau tại khu vực Hồ Chí Minh & Phú Yên. Vậy Hải sản Ông Giàu có thu mua cá chìa voi không, thu mua như thế nào? Ông Giàu có thu mua cá chìa voi không, mua thế nào
Ông Giàu là một trong những đơn vị cung cấp và có thu mua các loại hải sản khác nhau tại các khu vực Hồ Chí Minh và Phú Yên cùng với dịch vụ ship hàng nội thành và vận chuyển các loại hải sản đi các nơi trên toàn quốc uy tín.
Nếu bạn có số lượng cá Chìa Voi lớn, hay bạn đang cần tìm nguồn thu cá Chìa Voi cho cơ sở của mình. Và muốn biết Hải sản Ông Giàu có thu mua cá Chìa Voi không, thì câu trả lời là có. Ông Giàu có thu mua cá Chìa Voi. Cách liên hệ nơi thu mua cá chìa voi tại Hải sản Ông Giàu
Để biết thêm thông tin chi tiết về cách thu mua cá Chìa Voi như thế nào, hãy liên hệ với bộ phận thu mua của Hải sản Ông Giàu để biết thêm chi tiết về các quy trình thu mua cũng như giá thành thu mua cá Chìa Voi tại đây.
Bạn có thể tham khảo về mặt hàng cá Chìa Voi đang được bán tại Hải sản Ông Giàu. Tại đây chúng tôi cung cấp cá Chìa Voi đỏ-đen với các hình thức cũng như kích thước cá khác nhau từ đó có các mức giá phù hợp nhất. Theo như chúng ta được biết thì cá Chìa Voi có đến 2 loại là cá Chìa Voi đen và cá Chìa Voi đỏ. Hai loại cá này có chất lượng khác nhau, tuy nhiên đều là hai loại cá có chất lượng thịt rất ngon, có nhiều thịt màu trắng cùng với vị thơm đặc biệt.Và tại Ông Giàu đang có bán hai loại cá Chìa Voi đang có bán tại Ông Giàu và sẽ thu mua các loại cá này:
* Cá Chìa Voi đen:
+ Bảo quản lạnh, cấp đông
+ Cá Chìa Voi tươi, ướp đá
+ Cá Chìa Voi khô
*Cá Chìa Voi đỏ:
+ Bảo quản lạnh, cấp đông
+ Cá Chìa Voi tươi, ướp đá
+ Cá Chìa Voi khô một nắng
Nếu bạn muốn bán cá Chìa Voi các loại, bạn cần nơi thu mua cá Chìa Voi, bạn muốn biết Ông Giàu có thu mua cá Chìa Voi hay không và thu mua như thế nào, thì tại đây Ông Giàu có nhận thu mua cá Chìa Voi và nhiều loại hải sản khác. Hãy liên hệ với bộ phận thu mua để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình cũng như giá cả thu mua cá Chìa Voi tại Ông Giàu.
Cách làm cá thu kho tiêu ngon, thơm, hấp dẫn. Từng miếng cá thu cay cay, ngậy ngậy ăn vào cơm cực kì. Cùng tham khảo bí kíp để có món cá thu kho ngon đúng điệu nhé bạn yêu Cách 1: Nguyên liệu: - 2 lát cá thu (khoảng 400g).
- 2 chùm tiêu xanh (khoảng 30g).
- 1 củ riềng nhỏ.
- 1 củ hành tím.
- 4 muỗng canh nước mắm.
- 1 muỗng canh bột nêm.
- 1 muỗng cà phê đường.
- 2 muỗng dầu ăn.
- ½ chén nước dừa tươi. Thực hiện: Cá thu rửa sạch, lột bỏ xương, cắt khúc cỡ 2cm x 4cm (dày 2cm, dài 4cm) ướp bột nêm cho thấm, để khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị. Hành, riềng bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, cắt lát mỏng, thái sợi nhỏ. Tiêu để nguyên chùm. Đổ dầu ăn vào chảo, chiên cá thu cho vàng mặt ngoài (để khi kho cá không bị nát), gắp cá cho vào một cái niêu.
Phi thơm hành, riềng, tiêu rồi trút tất cả vào niêu Cá. Tiếp tục nêm bột nêm, nước mắm, đường. Bật bếp liu riu lửa, để cá thấm gia vị, cuối cùng cho nước dừa vào kho tới khi cạn là được rồi đấy. Cách 2: Chắc hẳn bạn đã quá quen với món cá Kho, tuy nhiên cũng chính nhờ nguồn thực phẩm cá rất phong phú mà cách chế biến cá cũng có nhiều kiểu khác nhau. Chuyên cung cấp hải hản tươi sống xin tư vấn với bạn mónCá thu kho tiêu ăn với cơm trắng. Cá thu mang vị đặc biệt của biển nó khác với cá đồng vì vậy bạn không thể áp dụng công thức kho cá đồng dành cho cá thu được. Để món cá thu kho tiêu được ngon và hấp dẫn bạn cần chuẩn bị:
Nguyên liệu:
- 500gr cá thu (loại vừa, cắt khúc)
- Tiêu xay loại ngon
- Xì dầu
- Nước mắm
- Ớt tươi
- Nước màu cốt dừa
- 2 thìa súp dầu ăn
- Nước mắm
- Đường
- Hạt nêm
Chế biến:
Bạn có thể chọn loại cá thu vừa hoặc cắt khoanh. Trước khi kho bạn nên: ướp cá thu với chút nước mắm, ít hạt nêm, hạt tiêu, muối, đường, ớt. Trộn đều tất cả hỗi hợp đó với cá rồi để trong vòng từ 30-45p cho cá thấm đều gia vị.
Cho cá lên bếp đun sôi sau đó cho nhỏ lửa chỉ lên để lửa liu riu cho nước ướp chảy ra khi ướp cá cạn dần. Cho tiếp một chút nước sôi và đun tiếp cho cá cá chín mềm hơn. Khi cá gần cạn hết nước bạn cho thêm 2 muỗng dầu ăn và một ít tiêu nữa lên trên đun cho đến khi cạn để cá trông bóng hơn và khi ăn sẽ béo ngậy hơn.
Giờ thì bạn đã có món cá thu kho tiêu thơm lừng ăn với cơm nóng và canh. Để đảm bảo chất lượng cũng như cá thu còn tươi ngon và được đảm bảo vệ sinh Đôi Đũa Vàng đã cung cấp nguyên liệu cho Món cá thu kho tiêu trên khắp các siêu thị và đại lý trên toàn quốc.
Nếu bạn mua về mà chưa sử dụng ngay thì có thể bảo quản trên ngăn đá của tủ lạnh, khi nào dùng thì bạn lấy ra và để cá rã đông tự nhiên và chế biến. Tham khảo thêm một số món cá thu kho ngon
Cá thu kho riềng
Cá thu kho riềng là món ăn mặn phù hợp cho mọi bữa cơm gia đình. Đặc biệt trong những ngày lạnh giá thì món cá kho sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn và xóa tan đi cái lạnh giá của mùa đông.Hãy vào bếp cùng Tạp chí Món ngon để làm món cá kho thơm ngon này nhé bạn ơi! Cá thu kho riềng thơm ngon béo ngậy Nguyên liệu: - 4 miếng cá thu tươi (400g) - 300g thịt ba chỉ - 1 củ riềng - 300ml nước trà xanh để kho cá - Gia vị: tiêu, ớt, bột ngọt, bột canh, bột nêm, mắm. Cách làm: - Cá thu rửa sạch để ráo nước - Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa ăn - Riềng xắt miếng rồi thái chỉ - Cá cho vào tô, ướp với riềng và gia vị đầy đủ, để 15 phút cho ngấm đều gia vị - Rải một lớp riềng xắt sợi xuống đáy nồi để chống cháy và cá bị dính vào đáy nồi, một lớp thịt, một lớp cá và sau cùng là một lớp riềng nữa. Tiếp đó là nước trà xanh sao cho vừa đủ để ngập cá, rồi bắc lên bếp kho, trà xanh giúp thịt cá chắc hơn và khử bớt mùi tanh. - Đun lửa to cho nồi cá sôi đều, sau đó vặn nhỏ lửa kho cá trong khoảng 45 phút đến khi cá chín kĩ và thấm gia vị là được. Cá thu kho dứa Thịt cá màu vàng nhạt, săn chắc thấm quyện nước sốt ngọt vị thơm sẽ rất hoàn hảo cho bữa ăn hằng ngày đấy. 1. Nguyên liệu - 2 khứa cá thu
- 1/4 quả thơm
- 2 nhánh hành lá, 1 nhánh cần tây, 2 quả ớt hiểm
- 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường
- Dụng cụ nấu: Lò vi sóng Cá thu kho dứa rất ngọt và thơm 2. Cách làm Cá thu cạo sạch da, rửa sạch, để ráo nước. Thơm xắt lát múi cau. Hành lá cần tây nhặt rửa sạch, cắt khúc, lấy riêng đầu hành đập giập. Ớt hiểm đập giập. Ướp cá với đầu hành, ớt hiểm, nước mắm và hạt nêm, để thấm 30 phút cho ngấm gia vị. Cho đường vào thố rộng, đặt vào lò, nhấn Power Level, thời gian 3 phút. Nhấn Instant Cook/Start cho máy chạy, được khoảng 1 phút thì mở lò khuấy đều để đường không bị cháy. Sau khi thắng nước màu xong, cho cá và thơm vào thố, trở mặt cá để nước màu thấm đều, đậy nắp, đặt lại vào lò, nhấn Power Level, nhấn t để giảm công suất còn 70%, thời gian 10 phút. Đợi máy chạy đến hết thời gian, mở cửa lò cho cần tây và hành lá cắt khúc vào. Dùng nóng với cơm rất đưa cơm đấy các bạn ạ. Ngoài ra Cá Thu còn được làm các món ngon như: chiên, om nước dừa, sốt cà
Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân
Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters. Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình. Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay. Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu - GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters. Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters. Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam. Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm. Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15.7, Reuters cho hay. “Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp”, giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định. “Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị”, theo ông Dupont. (Còn tiếp) Theo Phúc Duy - báo TN
Trung Quốc sẽ tự gánh lấy rất nhiều tổn hại nếu tiếp tục từ chối tham dự một vụ kiện quốc tế khác như đã làm với Philippines Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) cản đường một tàu cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan Hải Dương-981 Ảnh: AFP Liên tiếp trong mấy ngày qua, Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nếu Bắc Kinh vẫn một mực không chịu rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Trả lời báo giới quốc tế ngày 22.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang “cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Tại cuộc họp báo quốc tế sau đó một ngày, bà Nguyễn Thị Thanh Hà (Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao) cho rằng sử dụng biện pháp pháp lý sẽ tốt hơn là để xảy ra xung đột vũ trang. Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 24.5, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng khẳng định: “Chúng ta đang củng cố hồ sơ làm cơ sở khởi kiện các nội dung có liên quan ra tòa án quốc tế, nếu Trung Quốc không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam thì ta phải có hành động”. Nghĩa vụ bắt buộc Đã có một số ý kiến chỉ ra một loạt trở ngại cho Việt Nam, trong đó có việc hầu như Trung Quốc chắc chắn từ chối tham dự một phiên tòa quốc tế như vậy. Thế nhưng, các chuyên gia theo dõi vụ việc và có liên quan lại cho rằng Việt Nam không nên quá bận tâm về điều đó. Điểm cốt lõi là Việt Nam có thể tự quyết định con đường pháp lý cho chính mình để đưa ra phương án tối ưu, đặc biệt là trong bối cảnh Philippines vừa hoàn tất hồ sơ dày hàng trăm trang với những “chứng cứ thuyết phục” chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông. Manila đã nộp hồ sơ lên Tòa án Trọng tài quốc tế thường trực tại The Hague (Hà Lan) hồi tháng 3.2014. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể tự mình kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hoặc đồng khởi kiện với Philippines. Trung Quốc cũng đã từ chối tham dự vụ kiện của Philippines này ngay từ đầu, nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình diễn ra phiên xử. Giáo sư Alan Boyle, thành viên Hội đồng Cố vấn luật pháp cho Philippines trong vụ kiện trên, nói với Thanh Niên: “Việc Bắc Kinh tham dự hay không không quan trọng. Với tư cách là thành viên của Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS), Trung Quốc có nghĩa vụ chịu phân xử bắt buộc cho bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến cách diễn giải và áp dụng UNCLOS. Vụ kiện của Philippines, ít nhất là dưới luận điểm của nước này, cũng liên quan đến cách diễn giải và áp dụng UNCLOS. Phiên xử sẽ tiếp tục và đưa ra phán quyết bất luận Trung Quốc có tham dự hay không. Trung Quốc cũng không có quyền ngăn cản phiên xử diễn ra”. Giáo sư Boyle nhận định: “Phiên xử sẽ bắt đầu vào năm 2015, và từ đây tới đó vẫn còn rất nhiều thời gian cho Việt Nam cân nhắc tham gia cùng Philippines khởi kiện Trung Quốc. Theo tôi, đó là giải pháp khả dĩ cho Việt Nam”. Sẽ bị cô lập Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), cho rằng Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện: “Bằng cách khởi kiện, Philippines đã cho thế giới thấy họ muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình và con đường pháp lý. Bắc Kinh luôn ra rả nói về điều này, nhưng hành động của họ luôn chứng tỏ điều ngược lại. Nếu Việt Nam theo đuổi một vụ kiện tương tự - bằng cách tự mình khởi kiện hay đồng khởi kiện với Philippines - và Trung Quốc lại tiếp tục từ chối tham gia, họ sẽ càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Dư luận sẽ tiếp tục nhìn Trung Quốc như một quốc gia bắt nạt và thiếu trách nhiệm trong cam kết dùng các phương thức hòa bình để giải quyết bất đồng. Điều đó sẽ gây phương hại cho hình ảnh của Bắc Kinh; và dù gì thì họ cũng rất lo ngại hình ảnh của mình bị tổn hại”. Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) cho rằng nếu Việt Nam đồng khởi kiện với Philippines, điều đầu tiên hai nước này sẽ đạt được chính là sự hậu thuẫn về mặt tinh thần của cộng đồng quốc tế, “và điều đó có thể sẽ tác động đến các thẩm phán trực tiếp tham gia phiên xử, để họ đưa ra phán quyết cuối cùng có lợi cho Việt Nam và Philippines. Nhưng cũng nên nhớ là, Trung Quốc luôn nhìn nhận những phiên xử như thế này như một sự “can thiệp” của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ trong khu vực”. Tiến sĩ Valencia thông tin thêm, trước đây Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vào năm 1984 cũng từng xử vắng mặt chính quyền Mỹ vụ Washington hậu thuẫn phiến quân chống lại chính phủ Nicaragua và khai thác mỏ ở nước này. ICJ phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế mặc dù Washington không tham dự phiên tòa. Mỹ muốn mở rộng quan hệ đối tác với Việt NamĐó là khẳng định của Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear với giới phóng viên bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á ở thủ đô Manila của Philippines ngày 23.5. Cụ thể, khi được hỏi liệu Mỹ có định thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam hay không, ông Locklear trả lời rằng Mỹ đang muốn có cơ hội mở rộng quan hệ đối tác với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, theo báo Philippine Daily Inquirer. Ông Locklear bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài khoảng 3 tuần qua theo sau vụ Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kêu gọi hai bên kiềm chế và giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Ông cũng kêu gọi các nước ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm ngăn ngừa căng thẳng biến thành xung đột vũ trang. Văn Khoa
Thương lái Trung Quốc mua rất dễ dãi, không quan tâm đến chất lượng...
Dịp cuối năm nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) lại mất cơ hội do lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu.
Mất hợp đồng lớn
Nhằm đảm bảo lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam mới đây đã yêu cầu các nhà máy đường không tự nâng giá mía, gây ra trình trạng tranh mua tranh bán, phá vỡ giá mua mía đã thống nhất trong vùng.
Đặc biệt là không tạo tâm lý khan hiếm hàng, đột biến về giá. Bởi thời gian qua có thời điểm giá đường trong nước đã tăng đến 500-700 đồng/kg. Điều này gây khó khăn cho các công ty sản xuất bánh, kẹo, nước giải khát… phục vụ mùa tết. Bên cạnh đó tạo cơ hội cho đường nhập lậu từ Thái Lan với giá rẻ hơn giá đường trong nước 500-1.000 đồng/kg tràn vào nước ta.
Không riêng ngành mía đường mà hàng loạt ngành khác như cá tra, tôm, điều… cũng rơi vào tình cảnh đói nguyên liệu. Ông Phạm Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Agrex Saigon, chia sẻ hiện nay công ty thiếu nhiều nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu như tôm, cá, bột… Mọi năm nguồn nguyên liệu trong nước cung ứng hơn 70% nhu cầu chế biến của nhà máy, chỉ phải nhập khoảng 30% sản lượng nguyên liệu từ nước ngoài. Nhưng năm nay nguồn cung giảm rõ rệt.
“Những tháng cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ tăng cao nhưng do thiếu nguyên liệu khiến chúng tôi không dám ký nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn với đối tác nước ngoài” - ông Long nêu thực tế. Ông Long cũng cảnh báo nếu phải nhập khẩu trên mức 40% tổng sản lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì sẽ “rất nguy hiểm”. Ông phân tích: “Vì giá thủy sản nước ngoài cao, nếu nhập nhiều đồng nghĩa chi phí đầu vào tăng lên, lợi nhuận giảm. Chưa kể DN sẽ phải phụ thuộc vào các thị trường nhập khẩu nguyên liệu và các nước bán nguyên liệu sẽ tìm cách tăng giá bán nhưng DN Việt vẫn phải ngậm đắng nuốt cay để mua”. Đừng kinh doanh kiểu “ăn xổi” Nhiều DN lý giải nguyên nhân dẫn đến thiếu nguyên liệu là do ảnh hưởng của thời tiết thất thường (hạn hán, mưa lũ), dịch bệnh và sự cố môi trường biển tại miền Trung. Cộng thêm vào đó, thương lái Trung Quốc ráo riết tranh mua nguyên liệu với DN Việt càng khiến tình hình thêm trầm trọng.
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước Trần Văn Lĩnh cho hay các thương lái Trung Quốc đến tận ao thu mua tôm, cá với giá cao hơn giá thị trường nhằm hớt tay trên của các công ty trong nước. Đáng nói là thương lái Trung Quốc mua rất dễ dãi, không quan tâm đến chất lượng. Vì vậy DN khó càng chồng khó.
Để giải bài toán trên, nhiều ý kiến cho rằng quan trọng nhất là các DN cần liên kết với nông dân, trang trại để vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu chế biến sạch phục vụ người tiêu dùng, vừa dẹp được bẫy giá tranh mua của thương lái Trung Quốc. Đơn cử như việc nông dân thuộc Hợp tác xã Thới An ở Cần Thơ ký hợp đồng nuôi gia công cá tra với DN. Theo đó, người nuôi không lo đầu ra, đảm bảo mức lãi trên 2.000 đồng/kg cá.
“Nhiều năm qua tình trạng treo ao, thua lỗ của người nuôi cá tra rất nhiều. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá trong Hợp tác xã Thới An và các vùng lân cận vẫn duy trì vì có lợi nhuận. Hơn nữa DN cũng được lợi vì ổn định được nguồn hàng, quản lý được vùng nuôi, thức ăn, thuốc trị bệnh… để có nguyên liệu sạch, chất lượng” - ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thới An, cho hay. Tương tự, bà Bùi Thị Quy, Giám đốc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát, cũng thông tin nhờ liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu mía, đảm bảo đầu ra cho bà con nên chủ động được đầu vào cho sản xuất, chế biến.
Mất cả chục triệu USD Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), dự báo năm nay Việt Nam có thể phải nhập khẩu tới 1 triệu tấn điều thô nguyên liệu. Con số này chiếm tới 65% lượng điều chế biến trong nước vì nguồn cung trong nước không tăng mà còn giảm. Với số lượng nhập khẩu như trên, ngành điều là một trong những ngành hàng có cung cầu nguyên liệu mất cân đối nghiêm trọng nhất. Điều này dẫn đến việc DN không chủ động được chế biến xuất khẩu và khó kiểm soát được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó đã làm thiệt hại hàng chục triệu USD cho Việt Nam.
Biển Đông không chỉ “dậy sóng” ở trên biển mà dưới đáy đại dương, tham vọng của Trung Quốc đang ngày càng hiện hữu rõ nét. Tàu ngầm Trung Quốc được gắn thêm đầu đạn hạt nhân để gia tăng "khả năng phòng vệ". Ngày hôm nay 12.7, tòa án Trọng tài Thường trực sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Alexander Neill, tham vọng của Trung Quốc không chỉ là những đảo trên mặt nước mà còn là cả đại dương sâu thẳm. Chuyên gia này nhận định điểm quan trọng nhất mà Trung Quốc nhắm tới là một hạm đội tàu ngầm hạt nhân có thể tiến vào Thái Bình Dương.
Trung Quốc trong hai năm qua đã hiện thực hóa âm mưu lấn chiếm của mình bằng việc biến những đảo hoang không cơ sở vật chất thành những tiền đồn quan trọng trên Biển Đông. Bắc Kinh liên tục bồi lấp trái phép trên biển và biến nơi đây thành những địa điểm có đường băng, bãi đáp và âu tàu lớn.
Cộng đồng quốc tế rất quan tâm vì sao Bắc Kinh lại tìm cách bồi lấp trái phép những đảo nhân tạo với tốc độ nhanh đến vậy? Nhiều chuyên gia nhận định rằng kế hoạch dài hơi của Trung Quốc là xây dựng một “Vạn lý trường thành cát” nhằm ngăn chặn hạt nhân trên biển. Trung Quốc có nhiều tham vọng dưới đáy Biển Đông thông qua hạm đội tàu ngầm của mình.
Việc bồi lấp và xây dựng đảo nhân tạo trái phép có hai mục đích. Thứ nhất, nó được sử dụng để biện hộ cho cái gọi là “chủ quyền trên biển” của Trung Quốc và thứ hai, duy trì sự hiện diện quân sự cũng như dân sự trái phép trên Biển Đông.
Trung Quốc biện hộ rằng ngoài mục tiêu phòng vệ, đảo nhân tạo có mục tiêu phục vụ công tác cứu hộ trên biển. Trung Quốc xây nhiều hải đăng và bệnh viện trái phép trên đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt biển chỉ là một phần nhỏ trong tham vọng lớn hơn nhằm bành trướng dưới nước của chính quyền Bắc Kinh.
Quân đội Trung Quốc rất lo lắng về khả năng ngăn ngừa hạt nhân trên đất liền nên điều này buộc Trung Quốc phải gắn thêm các đầu đạn hạt nhân lên tàu ngầm. Hai năm trước, Trung Quốc từng triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin trang bị 12 quả tên lửa JL-2 mang được đầu đạn hạt nhân. Một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Jin được điều động từ căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam và có đủ khả năng kiểm soát vùng biển sâu dưới Biển Đông. Tuy nhiên để đưa Mỹ vào tầm ngắm của tàu ngầm, bước đầu tiên là tiến vào Thái Bình Dương.
Trước khi đạt được điều này, các tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam phải đi qua Biển Đông, tiến vào Thái Bình Dương mà không bị quân đội Mỹ phát hiện. Lầu Năm Góc nói rằng tàu ngầm Trung Quốc khả năng lớn sẽ “mò” vào Thái Bình Dương trong năm nay.
Phần biển phía đông của Biển Đông tương đối nông, sâu khoảng 100m. Tuy nhiên khi tiến vào “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, mực nước có thể lên tới 4.000m. Đây là địa điểm lý tưởng để tàu ngầm ngụy trang. Đá Chữ Thập đã có đường băng trái phép cho máy bay chở khách cỡ lớn.
Nhiều chuyên gia tin rằng vùng nước sâu ở Biển Đông và năng lực được cải thiện của tàu ngầm Trung Quốc sẽ biến nơi đây thành “pháo đài dưới nước” cho hạm đội này. Những năm trở lại đây, vùng nước sâu dưới Biển Đông là nơi mà Mỹ và Trung Quốc tranh giành không ngớt.
Đầu năm 2009, tàu cá Trung Quốc từng tìm cách cắt cáp gắn vào thiết bị tìm kiếm tàu ngầm của tàu tuần tra Impeccable tại đảo Hải Nam. Cuối năm đó, tàu ngầm Trung Quốc đã va phải thiết bị phát hiện tàu ngầm được tàu khu trục USS John McCain kéo tại vùng biển Philippines.
Gần đây, Trung Quốc nâng cấp khá nhiều khả năng săn tàu ngầm. Ngày 8.6, Hải quân Trung Quốc cho ra mắt tàu khu trục cỡ nhỏ Type 056A được thông báo là có năng lực tác chiến dưới nước vượt trội. Mỹ tập trận ở vùng biển Philippines cùng tàu sân bay và máy bay chiến đấu.
Mỹ và đồng minh dĩ nhiên không chịu ngồi yên xem Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông. Mới đây, Mỹ đã xây dựng một hệ thống nghe lén dưới đáy biển chạy dọc châu Á. Trung Quốc dự định cũng phát triển một mạng lưới tương tự ở Biển Đông.
Ảnh vệ tinh cho thấy các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép được trang bị cảm biến rất hiện đại, gồm radar, trạm liên lạc vệ tinh, với ý đồ tăng khả năng của hải quân nước này ở Biển Đông.
Những công nghệ hiện đại cung cấp phương tiện quản lý, liên lạc cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Theo Quang Minh - BBC (Dân Việt)