Bạn đang xem danh sách các bài viết
Cách Nấu Súp Sụn Vi Cá Mập Khô # Xem Nhiều Nhất, Cập Nhật Mới Nhất trên website
Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng các bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ
Hotline / Zalo / Facebook.
Yêu thích 2423 / Xu hướng 2483 / Tổng 2543
Ông Tân cho hay 20 năm hành nghề câu lươn, lần đầu bắt được một con lươn vàng óng dài khoảng 35 cm, nặng 100 gram.
Con lươn vàng ông Tân bắt được. Ảnh: Chu Ngọc3 ngày nay, người dân xã Quảng Châu (Quảng Trạch, Quảng Bình) tập trung về nhà ông Đặng Tân (42 tuổi, trú thôn Tiền Tiến) để xem con lươn vàng khác thường. 20 năm hành nghề câu lươn, đây là lần đầu ông Tân bắt được con lươn vàng dài khoảng 35 cm, trọng lượng 0,1 kg, có một số vệt đen mờ ở đầu và đuôi. Trước đó ngày 1/12, ông đặt trúm tre ở cánh đồng làng thì bắt được nó. “Tôi soi đèn thấy sóng lưng lươn vàng chóe rất đẹp”, ông Tân nói. Ông Tân quyết định nuôi lươn vàng. Ảnh: Chu NgọcÔng Đặng Tình, 64 tuổi, hành nghề câu lươn lâu năm ngạc nhiên cho hay, chủ yếu lươn già, sống ở vùng nước phèn mới vàng, chứ ông chưa thấy con lươn còn non nào lại màu vàng óng. Hiện, ông Tân để con lươn vàng chung với một số con khác để nuôi, nhằm quan sát sự khác biệt trong quá trình sinh trưởng. Các nhà sinh học cho rằng, loài lươn màu vàng óng là một nhánh thuộc họ lươn, vì hiếm nên người dân ít gặp. Lươn vàng được cho là món ăn tốt cho người có lượng đường máu cao và người lao động trí óc. (Theo Hoàng Táo / Vnexpress)
Trong lúc đặt dớn, một người dân ở Vĩnh Long bắt được con lươn vàng nặng nửa kg.
Ngày 2/12, nhiều người tại ấp Phước Yên A (xã Phú Quới, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) kéo đến nhà anh Huỳnh Trung Nhạc (ngụ tại địa phương) để xem con lươn vàng óng ánh anh này vừa bắt được. Theo lời anh Nhạc, vào chiều hôm qua, trong lúc đặt dớn (dụng cụ bẫy cá, lươn của người miền Tây), khi ra thăm, phát hiện trong dớn có con vật màu vàng óng ánh. Khi mở dớn ra anh Nhạc thấy đó là con lươn có màu kỳ lạ. Con lươn vàng người dân bắt được Lươn vàng nặng 0,5 kg do anh Nhạc bắt được. Ảnh: M.A Toàn thân con lươn từ đầu đến đuôi đều có màu vàng tươi, riêng phần đầu có 2 chấm đen giống như 2 mắt, chiều dài con lươn khoảng 6 tấc, nặng gần nửa kg. “Lần đầu tiên tôi thấy con lươn có màu vàng như thế này. Có thể con lươn này bị đột biến vì nó sống ở kênh khu Ấp Chiến Lược, một trong những con kênh có nước thải từ khu công nghiệp Hoà Phú”, một người dân cho biết.
( Theo Zing)
Rất nhiều người tỏ ra thích thú và chụp ảnh lại với con lươn lạ này. Mấy ngày qua, rất đông người hiếu kỳ đã kéo đến nhà ông Phạm Văn Chưởng (49 tuổi, ngụ ấp 2, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) để tận mắt chứng kiến con lươn có màu sắc rất lạ so với lươn bình thường. Xem qua, rất nhiều người tỏ ra thích thú và chụp ảnh lại với con lươn lạ này.
Nhiều người tỏ ra thích thú với màu sắc ánh vàng của con lươn Ông Chưởng cho biết trong lúc đặt dớn vào ngày 6-8, ông tình cờ bắt được con lươn lạ này. Theo đó, có lươn có trọng lượng gần 300gram, toàn thân ánh vàng như cá chép. “Từ trước đến giờ, tôi chưa từng gặp con lươn nào có màu sắc lạ thế này”, ông Chương nói. Hiện, ông Chương vẫn đang chăm sóc con lươn lạ chứ không làm thịt ăn. Theo NHA MÂN (Người lao động)
“Không ăn sẽ chết, mà ăn sẽ chết nhanh hơn” – câu nói tỏ rõ sự bất lực về thực phẩm Trung Quốc nhiễm độc tràn lan trên thị trường. “Không ăn sẽ chết, mà ăn sẽ chết nhanh hơn” – câu nói tỏ rõ sự bất lực về thực phẩm nhiễm độc tràn lan trên thị trường. Họ bất lực vì không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, cứ nhắm mắt nuốt độc vào người. Người tiêu dùng thông thái bây giờ cũng chỉ còn biết than trời, trông mong vào sự may mắn. Còn những thủ thuật của một bộ phận nông dân Trung Quốc thì vô biên. Chim trời, cá nước cũng chết vì độc. Cá tung tăng trong thùng hóa chất Trung Quốc trong những thập niên gần đây đã vươn lên trở thành nhà cung cấp thực phẩm số một thế giới. Tuy nhiên, song song với đó, thực phẩm Trung Quốc cũng là mặt hàng chứa độc tố cao nhất toàn cầu. Họ cung cấp nguồn sống đồng thời cũng đưa đến cái chết. Môi trường Hoa Lục giờ như một bãi rác đầy chất độc hại như kim loại nặng, tiền chất gây ung thư. Có nghĩa rằng, mọi thứ có xuất xứ “made in China” khiến cả thế giới đang hết sức thận trọng. Trung Quốc có tự hào hay không khi họ là quốc gia cung cấp thủy sản hàng đầu thế giới. Ngành thủy sản nước này đã trực tiếp bóp chết những nhà nuôi trồng trên chính đất Mỹ để chiếm lĩnh thị trường. Nhưng, chúng ta hãy xem họ đã làm thế giới phải khiếp đảm như thế nào khi nhồi độc vào thủy sản và cách thức họ sản xuất, chế biến quả đúng như một cơn ác mộng. Sông Dương Tử chảy dài suốt mấy nghìn dặm qua các thành phố đang trên đà phát triển rực rỡ của Trung Quốc. Nguồn nước ngọt cực lớn này là điều kiện thuận lợi để mở rộng ngành nuôi trồng thủy sản. Chính tại đây, một khối lượng lớn thủy sản nhiễm bẩn được bung tỏa đi khắp thế giới. Vậy họ đã tạo ra sự bẩn thỉu, độc hại này như thế nào? Trước tiên hãy nhìn vào đất nước Hoa Lục rộng lớn hơn 1 tỷ người này. Người ta thống kê chỉ có một nửa trên tổng số hàng chục triệu địa điểm sản xuất công nghiệp, chế biến nông nghiệp là có cơ sở xử lý nước thải. Những khu công nghiệp ở Trùng Khánh, Thành Đô đang dồn chất độc ra sông Dương Tử. Dòng nước này đã mang chất độc hại đi khắp đồng bằng rộng lớn phía đông Trung Quốc. Không chỉ có 20 triệu người Trung Quốc đang uống nước thạch tín mà còn trên 60% tôm cá được nuôi trong môi trường nước cực kỳ độc hại. Để có một sản lượng cao, người chăn nuôi Trung Quốc đã dồn ứ hàng trăm loại tôm, cá vào trong cùng một bể nuôi. Chất thải của bể nuôi không được xử lý, những vi khuẩn ký sinh trên cơ thể tôm, cá sinh sôi. Họ đã xử lý việc này ra sao? Họ bơm vào bể nuôi hàng chục loại kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng nấm vô tội vạ. Đặc biệt là các loại thuốc nhuộm khiến cơ thể cá, tôm bị nhiễm độc cực nặng. Thịt tôm, cá đồng loạt bị nhiễm các chất chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Có thể nói rằng, con cá đã người Trung Quốc tẩm độc từ khi còn trong trứng cho đến khi nó nằm trên bàn ăn. Chúng ta tự hỏi, một con cá nuôi ở bể hóa chất khi được vớt lên bán đã là hết quy trình “tẩm độc” chưa? Xin trả lời là chưa. Những con cá nhiễm độc này khi vớt lên khỏi bể sẽ chết trong tích tắc. Người nuôi Trung Quốc đã làm gì để nó sống lâu? Họ đã cho thêm chất Malachite Green (MG), là phẩm nhuộm công nghiệp độc hại. Chất này có tác dụng diệt khuẩn và kéo dài thời gian sống của tôm cá. Ở Trung Quốc chất này được bán tràn lan với cái giá rất rẻ, và tất nhiên họ biết đó là chất gây ung thư. Ngoài ra nó còn gây ra các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người. Sự thâm độc trắng trợn hơn là ở chính những nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc. Họ ngang nhiên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng fi-lê cá có màu đỏ tươi. Trò lừa đảo rất “nghệ thuật” này đã khiến hàng triệu người lầm tưởng rằng con cá được đóng gói khi còn tươi nguyên. Những kẻ lừa đảo thì cười khoái trá nhét tiền vào đầy túi khi vừa ra tay “sát hại” được vô số người. Sự thật nào tồn tại trong bụng con lươn Phúc Kiến, Trung Quốc nổi tiếng là vùng nuôi trồng thủy sản lớn. Đất chật, người đông chưa đến thảm cảnh đạp lên đầu nhau mà thở nhưng sự thật là môi trường ở đây đã ô nhiễm nghiêm trọng. Những cơ sở nuôi trồng thủy sản ồ ạt xả thải ra môi trường khiến sinh vật tự nhiên chết ngay từ trong trứng. Con người đối diện với bệnh tật. Trong viễn cảnh đen tối đó, điều ngạc nhiên là những người nông dân Phúc Kiến vẫn giàu lên nhanh chóng nhờ chăn nuôi. Họ giàu lên nhờ nuôi lươn, nuôi ếch bằng những kinh nghiệm hết sức tinh vi. Có một thời gian thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom ếch với giá cao. Người Việt Nam kéo nhau đi bắt ếch cho bằng sạch bán cho họ. Người dân đồn đãi rằng, Trung Quốc “chơi xỏ” Việt Nam. Bởi, con ếch là loài rất có lợi cho nông nghiệp, giúp nông dân diệt trừ sâu bọ hại hoa màu. Nhưng không biết họ “chơi xỏ” như thế nào. Hóa ra, thời đó, Trung Quốc lạm dụng thuốc trừ sâu, ếch chết không còn một bóng. Giờ thì, người Trung Quốc có cả vùng chuyên nuôi ếch xuất ngược sang việt Nam. Và người Việt Nam đang ăn con ếch mang trong mình hàng chục loại thuốc trừ sâu của Trung Quốc. Trái với con ếch, con lươn chưa từng bị người Trung Quốc làm nên “cơn sốt” ở Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này thì con lươn Trung Quốc đã thực sự nguy hiểm. Chính người nông dân Trung Quốc đã tiết lộ những “bí kíp” được cho là nguyên tắc bất di, bất dịch của người nuôi lươn. Triệu Chính Chính là một nông dân có trang trại nuôi lươn ở Phúc Kiến. Nhờ nuôi lươn mà người nông dân họ Triệu này gây dựng được một cơ ngơi hoành tráng, đầy đủ tiện nghi. Ông ta được chính quyền địa phương tặng danh hiệu gương điển hình ưu tú trong lao động sản xuất. Thế nhưng, những gì ông ta làm để có cái danh hiệu như thế thì thật đáng sợ. Ông Triệu giới thiệu, nhà ông ta có 118 bể nuôi lươn. Tháng nào ông ta cũng có lươn xuất khẩu đi nhiều nước. - Mỗi tháng ông xuất bao nhiêu lươn? - Gần một tấn. - Thị trường chính là ở đâu vậy? - Tôi chỉ cung cấp thôi. Ở đây có những nhà chuyên xuất khẩu, tôi đảm bảo nguyên liệu cho họ. Tôi được biết họ xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu và các nước trong khu vực. - Nó thực sự an toàn chứ, ý chúng tôi là thịt lươn nuôi như thế này… - Tất nhiên là an toàn. Nó rất ngon và được ưa chuộng. Triệu Chính Chính cho biết những con lươn đồng và lươn nuôi có sự khác biệt rất lớn. Những con lươn đồng có màu da vàng óng nhưng lươn trong bể của ông ta lại có màu đen trắng. Lý giải cho điều này, ông ta cho biết là lượng bùn trong bể ít, lại bị nhiễm nhiều chất độc, trong đó có lượng thức ăn thừa làm cho lươn bị biến đổi màu da. Nhưng có một bí mật lớn hơn trong nghề nuôi lươn ở Phúc Kiến là những người nông dân này còn kiêm cả vai trò “bác sĩ sản khoa” cho lươn. Chính xác là họ đã thường xuyên cho lươn uống thuốc ngừa thai. Tại sao vậy? Người nông dân ưu tú họ Triệu nói rằng, cho lươn uống thuốc ngừa thai để nó tăng trưởng nhanh. Trong chu kỳ sinh trưởng, nếu lươn mang thai sẽ làm chậm sự phát triển, giảm trọng lượng và người nông dân sẽ thất thu. - Vậy đó là thuốc ngừa thai của người sao? - Đúng thế. Chúng tôi chỉ dùng với lượng nhỏ, trộn lẫn thức ăn đã được làm ướt. Lươn sẽ không mang thai và lớn rất nhanh. - Thuốc đó mua ở đâu? - Người ta bán ở chợ. Nó được điều chế dạng lỏng hoặc dạng bột đóng gói. Giá chỉ từ 8 đến 35 tệ cho một gói trọng lượng 1kg. - Nó vẫn an toàn ư? - Nó vẫn an toàn. Trên thực tế, chính quyền địa phương đã cấm người nông dân cho lươn uống thuốc ngừa thai của người. Lươn sẽ hấp thu vào cơ thể một lượng thuốc ngừa thai và điều này sẽ gây ngộ độc cho con người khi sử dụng. Và như thế tức là, khi chúng ta ăn những con lươn được nhập từ Trung Quốc tức là chúng ta đang ăn thuốc ngừa thai.
Dược phẩm Trung Quốc cũng có độc Trung Quốc sản xuất cho thế giới đến 70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược Trung Quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thế giới về kháng sinh, enzyme, các acid amin chính và vitamin tổng hợp. Trung Quốc thậm chí đã thống lĩnh đến 90% thị phần thế giới về vitamin C, dù rằng họ đang có vai trò áp đảo trong việc việc sản xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu để sản xuất vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, đó lại là một nỗi hoang mang cho thế giới. Bởi liên tục thời gian gần đây, một số nước đã phát hiện trong dược phẩm của Trung Quốc cũng tồn tại độc tố.
(Theo Công Lý)