Hiện, cá lăng nha đang là một trong những đối tượng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi nhờ có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt trắng, dai và thơm ngon. Cá lăng nha (hay còn gọi là cá lăng đuôi đỏ) có tên khoa học là Mystus wyckiioides. Đây là loài cá lớn nhất trong họ Bagridae, chúng thuộc cá nước ngọt có thân dài, đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Đây là loài cá da trơn không vảy, hai bên lườn màu trắng và phía dưới bụng có màu sáng bạc. Vây đuôi xòe rộng hình chữ chi và có màu đỏ. Cá có 4 đôi râu với 1 đôi ở mũi, 1 đôi ở hàm và 2 đôi ở cằm. Thân dài, phần đầu và thân trước dẹp bằng, phần sau dẹp bên, nhất là cuốn đuôi, đầu rất rộng và trơn, miệng dưới hơi rộng, hình cung tròn, môi thịt phủ trên hai hàm và nối liền ở gốc miệng. Cá sống ở tầng giữa, môi trường nước thích hợp cho sự phát triển của cá là pH 6 - 8 (thích hợp nhất là 6,5 - 7,5), DO > 3 mg/l, độ mặn 0 - 50 ppt, NH3 < 0,01 mg/l. Cá sống nhiều tại các nước châu Á ở các lưu vực sông như Salwen, Tonle Sap; đặc biệt, là các nước thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông. Ở Việt Nam, cá lăng nha sinh sống nhiều ở các con sông thuộc khu vực ĐBSCL. Do có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ nên trước đây nhiều nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đã khai thác cá lăng đuôi đỏ ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm. Mặt khác, chúng khá dễ nuôi, dễ thích nghi; cá có thể nuôi trong ao, lồng bè đếu phát triển tốt. Đặc biệt, cá lăng nha nuôi lồng bè nước chảy rất nhanh lớn, ít bệnh; Sau 12 - 14 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 1 - 1,5 kg/con (có con đạt 2 kg/con), nếu kéo dài thời gian nuôi cá đạt tới 3 - 4 kg/con. Năm 2005, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng đuôi đỏ và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định… Đến nay, trung bình mỗi năm Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cung cấp cho người nuôi khoảng hơn 1 triệu con cá lăng nha giống mỗi năm. Hiện nay, với giá cá lăng thương phẩm khoảng 120.000 - 150.000 đồng/kg, đã có nhiều mô hình nuôi cá lăng nha ở Đồng Nai, Đắk Lắk, An Giang… thu lãi hàng trăm triệu đồng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều người dân.
Theo Châu An - Nguồn: Thủy sản Việt Nam
Cá Lăng Nha là một loại cá lăng rất được yêu thích bởi phần thịt ngọt dai ngon. Bạn cần mua cá Lăng Nha, hãy đến với hải sản Ông Giàu để biết giá bán cá lăng nha bao nhiêu 1kg. Cá lăng nha chế biến nhiều món ăn ngon. Đặc điểm cá Lăng Nha bán tại TpHCM
Cá lăng nha thiên nhiên là loại cá khổng lồ được đánh bắt trên sông Sêrêpốk ( Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) Cá lăng là loại cá da trơn. Thịt cá rất mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, thịt cá lại không có dăm xương… nên được nhiều chị em rất ưa thích. Chúng tôi chuyên cung cấp cá lăng nha thiên nhiên sống với giá ưu đãi, đảm bảo tươi ngon đóng và đi khắp cả nước. Giao hàng tận nơi, nhanh chóng và tiện lợi.
Những con cá lăng tươi được đưa đến tận nơi của quý khách hàng với dịch vụ nhanh và chất lượng đảm bảo, thêm. Hải sản Ông Giàu là nơi chuyên bán hàng chất lượng, cam kết không bán hàng kém. Mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng chính là nhiệm vụ chính của các nhân viên trong công ty Ông Giàu chúng tôi. Giá bán cá Lăng Nha hiện nay ở HCM
Nguồn gốc : Cá thiên nhiên được đánh bắt chủ yếu trên sông Sêrêpốk ( Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) Quy cách : Cá Lăng nha sống nguyên con Giá bán cá lăng nha: 215k/kg Kích cỡ: Size 5 -10 kg/con Mua cá lăng nha ở đâu? Hãy gọi chuyenhaisantuoisong.com để được tư vấn và đặt hàng SĐT: 0913433587 ( Mr. Thành )/ 0903732293 ( Ms. Hiền) - Cá lăng có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như: cá lăng kho tộ, cá lăng nướng, cá năng kho với chuối đậu, canh măng chua cá lăng ngoài ra, đặc biệt là Chả cá, ngoài ra, còn có thể làm lẩu cá năng nữa. Mỗi món lại có một hương vị độc đáo riêng, tùy vào sở thích của mỗi người và thời điểm khác nhau mà lựa chọn cách chế biến khác nhau.
- Món cá kho tộ được dành riêng cho những người ưa thích hương vị đậm đà, thơm ngon, cay nồng, ấm nóng. Nếu như chả cá được ăn nhiều với bún, thì cá kho tộ lại được dùng nhiều với cơm. Đây là món ăn truyền thống của nhiều gia đình người Việt.
- Ngồi lại bàn ăn với nhau, thưởng thức món cá kho tộ trong niêu vẫn còn nóng hôi hổi, cảm nhận tình thương yêu tràn đầy quanh mâm, chỉ thêm vài đĩa rau luộc đã đủ vị, đủ dưỡng chất cho cả gia đình nhỏ. Để mỗi người con lại nhớ đến mỗi khi xa nhà.
- Những người có khẩu vị thích hương thơm nồng từ cá nướng, đồng thời thích sự trải nghiệm và kết hợp với ăn phở cuộn, thì chắc hẳn sẽ thích thưởng thức hoặc tìm cách làm món cá lăng nướng, vừa giữ được độ ngọt của thịt cá, lại có hương thơm tươi ngon khác biệt.
- Cá nướng ăn thích nhất có lẽ là với bún sợi nhỏ, chấm vào chút mắm dấm, cộng thêm miếng thịt cá nướng vừa tới, sẽ cảm thấy mùa hạ thật tươi đẹp và lãng mạn biết chừng nào.
- Với những bạn trẻ nghiện món ốc chuối đậu hẳn sẽ có nhiều hứng thú với món cá năng chuối đậu, chuối mềm, chín tới, nếm thêm miếng cá thơm và đậu phụ dân dã, thật tuyệt trong bữa cơm giàu dưỡng chất. Vừa có thể thưởng thức món này với cơm, lại vừa có thể dùng với bún.
- Thêm vào đó là có chuối và đậu, khiến cho món ăn không bị ngấy và cả gia đình có thể thưởng thức món ăn với nhau được dài hơn. Cá lăng nha nấu món gì ngon
1. Cá Lăng Nha kho chuối đậu * Bạn cần chuẩn bị:
- 1 con cá lăng
- 2 quả chuối xanh
- Vài bìa đậu (đậu đã rán cũng được, nhưng nên mua về tự làm thì ngon hơn)
- Rau thìa lá, rau tía tô, hành lá
- Gia vị cần có: Nghệ, mắm tôm, riềng, tỏi, hành tím, đặc biệt là cơm mẻ
Cách chế biến:
+ Đầu tiên: Cạo vỏ nhánh nghệ và giềng, giã nát rồi trộn với cơm mẻ, cho chút mắm tôm vào, lấy màng lọc, để chắt được nước cốt thơm ngon. Cá đươc cạo sạch cho hết độ nhớt, rửa, chà bằng muối cho sạch và hết tanh, chặt theo khoanh ngang thân cá.
+ Sau đó: Cho cá vào nước cốt, nêm nếm thêm chút mắm, muối, thêm hành tím, chút hạt tiêu để ướp cá.
Đậu được cắt nhỏ miếng vừa miệng, rán giòn, vớt ra đĩa.
Chuối cần được gọt sạch vỏ, cắt như dưa chuột làm bốn phần đều nhau, ngâm trong nước dấm (loãng) nhằm cho chuối sẽ không bị thâm, thêm phần ngon mắt.
+ Tiếp theo: Phi tỏi vàng thơm, cho cá vào xào sau khi đã ướp được tầm 15 phút. Đảo sơ qua, đến khi hơi ngót nước thì cho thêm nước vào kho cá, cho đến khi cá và chuối được mềm, chín. Kiểm tra lại xem cá đã thơm ngon vừa miệng hay chưa. Nếu thấy nhạt thì thêm chút nước mắm,muối. Nếu cảm giác hơi mặn quá, có thể thêm chút đường hoặc dấm, rồi sau đó lại kho thêm 5 phút.
+ Cuối cùng: Đến khi nước kho có màu vàng thơm ngon mắt, cá chín mềm thì mới cho thêm hành lá hoặc thìa là vào bên trên.
Món ăn này được ăn kèm với bún, hoặc rau tía tô được thái nhỏ sẽ rất thơm và tốt cho sức khỏe.
2. Cá lăng nha nướng Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 con cá lăng
- Mẻ, dầu ăn, nước cốt củ nghệ, nước cốt giềng
- Nước mắm, mắm tôm, lạc
- Mỡ nước, bún rối (hoặc bánh phở)
- Rau sống, hành lá, thìa là, húng quế, chanh, ớt, tỏi, dấm…
Cách làm đơn giản
Bước 1: Ướp cá
Ướp cá với các gia vị sau: Dầu ăn, mẻ, nước cốt củ nghệ (hoặc bột nghệ), giếng giã nhỏ (hoặc nước cốt giềng). Bọc kín lại, cho vào tủ lạnh. Trong khoảng thời gian là 1 tiếng.
Bước 2: Nướng cá trên vỉ
Xếp cá vào vỉ khi gia vị đã được thấm đẫm vào từng thớ thịt cá. Sau đó, phết dầu và nướng cả vỉ trên than hoa, than củi, hoặc nướng bằng cồn. Không nên nướng bằng bếp ga vì nó sẽ khó giữ hương thơm đặc sắc của cá lăng. Cần phải lật đều tay, chú tâm vì khi cá chín vàng, chuyển sang màu cánh gián mà vẫn chưa chịu lật rất dễ cháy cá. Khi ấy, cá sẽ có một mùi thơm ngon của cả thịt cá, của mẻ.
Bước ba: Thưởng thức thôi nào
Bạn có thể dùng cá nướng với bún, hoặc cuộn vào phở cuốn, kết hợp thêm rau sống, chuối xanh, rau muống, dứa, dưa chuột. Chấm vào một bát nước chấm bao gồm: Nước mắm, tỏi, chanh, đường, ớt. Hoặc nếu bạn nào thích ăn chua, có thể chấm với nước chấm dấm, tỏi, đường, chanh, ớt cho thêm phần hấp dẫn.
Để mua cá lăng nha sống nguyên con giao hàng tận nơi tại TpHCM, hãy đến với công ty hải sản Ông Giàu - một nơi chuyên bán hải sản tươi sống tại HCM - Sài Gòn hiện nay. Bạn sẽ được bất ngờ vì chất lượng hàng hải sản tươi sống tại Ông Giàu. Chúc các bạn có nhiều món ăn ngon cùng cá lăng nha.
Cá lăng nướng muối ớt vị ngọt, dai, thơm. Đây là loại cá thuộc họ da trơn. Cá thường ăn mồi sống, tôm tép, cá con và phù du, khi ẩn mình trong hang thường nhẩn nha nhấm nháp rêu bám trên vách đá. Đó cũng chính là lý do thịt cá lăng săn chắc, thơm ngọt hơn các loại cá khác. Nguyên liệu cá Lăng nướng muối ớt
Nguyên liệu để làm món cá lăng nướng muối ớt gồm:Hiện nay cá lăng là đặc sản quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt cá không có dăm xương lại thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, giàu Omega 3… nên rất được bà nội trợ ưa thích. Cá này có thể chế biến thành những món ngon như hấp chanh, nấu lẩu, chiên tươi, nấu cháo, làm chả, kho khô, nấu canh chua lá giang, kho khóm, đặc biệt, cá lăng nướng muối ớt là món khoái khẩu của nhiều gia đình.
- Một kg cá lăng.
- Hành tím, tỏi, sả xay, hành lá, ngò, chanh, ớt sừng, ngũ vị hương, tương ớt, mật ong, dầu hào, màu điều, tiêu mỗi thứ một ít. Cách làm cá lăng nướng muối ớt thơm ngon
Chế biến cá Lăng nướng muối ớt:
- Cá làm sạch, để ráo, dùng dao khứa xéo trên 2 bên thân cá hoặc cắt khoanh tùy sở thích. Trụng sơ cá với nước sôi và rượu cho bớt mùi tanh.
- Pha nước sốt: 2 muỗng cà phê hành tím bằm, 3 muỗng sả xay, 2 muỗng tương ớt, một muỗng đầu hành bằm, một muỗng dầu hào, một muỗng mật ong, nửa muỗng nước mắm, một muỗng ngũ vị hương, 2 muỗng hạt nêm, 2 muỗng bột ngọt, 2 muỗng đường, nửa muỗng tiêu, 2 muỗng màu điều, 2 muỗng dầu ăn. Cho tất cả vào chén khuấy đều, ướp cá 15-25 phút cho thấm gia vị.
- Nướng cá trên bếp than khoảng 15 đến 20 phút, khi nướng quét nước ướp đều lên 2 mặt cá.
- Làm muối ớt chấm cá: Muối bột, sả xay khoảng nửa chén, cho thêm tiêu đập dập, một muỗng ớt xay, một chút màu điều. Tất cả đem rang sơ, đảo liên tục. Tắt bếp, đợi nguội cho vào 2 muỗng cà phê bột ngọt.
Cá lăng nướng muối ớt sau khi nướng có màu vàng đều quyện trong mùi thơm của các loại gia vị. Thịt cá vẫn giữ được vị ngọt thơm ngon mà không bị khô.
-st phununew
Cá hô - một giống cá quý hiếm của sông Mê Kông. Đây là loài thủy đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, ít bệnh, tăng trọng khá và giúp nhiều người dân miền Tây thu lãi cao. Cá hô - đối tượng thủy sản có giá trị cao Ảnh: PTC Đặc điểm sinh học Cá hô thuộc họ cá chép Cyprinidae và có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Phần trước thân của cá hơi tròn và cao, phần sau dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to, đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu lõm xuống; cá không có râu, khe mang rộng, thân phủ vảy tròn to; Đầu và lưng có màu nâu xám hoặc ánh xanh, nhạt dần xuống bụng trắng bạc; Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen. Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Chúng phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (phân bố ở Châu Đốc, sông Mê Kông). Người ta đã bắt được cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 300 kg; ở Việt Nam thỉnh thoảng đánh bắt được cá hô loại 100 - 200 kg. Cá hô là loài ăn tạp, thức ăn của chúng có thể là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh… Cho lãi lớn Cá hô tuy là loài quý hiếm, trước đây cá chủ yếu là đánh bắt nhưng thời gian gần đây người dân ở miền Tây đã nuôi rất thành công giống cá này trong ao. Cá có thể trọng lớn, thịt thơm ngon, vị ngọt và dai nên rất được ưu chuộng trên thị trường và được các nhà hàng lớn thu mua. Cá hô đạt 4 - 6 kg/con trên thị trường có giá khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 - 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên. Từ năm 2005, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá quý này tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi cá hô phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang... Cá hô có thể nuôi đơn trong ao, lồng bè, đăng quầng. Với tốc độ tăng trọng 2 - 3 kg/năm, chúng có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 - 4 con/m2; ngoài ra, còn có thể thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Ở miền Nam, cá hô có thể thả nuôi quanh năm do khí hậu ấm áp, cá phát triển tốt. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.
Theo Hà Châu - Nguồn Thủy sản Việt Nam
(Thủy sản Việt Nam) - Thông tin mới nhất từ Công ty TNHH PHARMAQ Việt Nam cho biết, sản phẩm vaccine ALPHA JECT ® Panga 2 (dành cho cá tra) của Công ty đã chính thức được cấp phép lưu hành. Đây được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Vaccine này đã được Cục Thú y cấp phép và sẽ đến tay khách hàng vào đầu năm 2017. Trước đó, vaccine này đã nhận được giấy phép lưu hành từ Cục Thú y vào ngày 5/12/2016. Đây là loại vaccine ngừa bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila, là những loại vi khuẩn gây tổn thất lớn cho việc nuôi cá tra trong nước. Được biết, ALPHA JECT® Panga 2 là vaccine tiêm giúp bảo hộ cá khỏi các bệnh chủ yếu. Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ và Aeromonas hydrophila gây bệnh phù đầu xuất huyết. Những bệnh này xảy ra trong suốt quy trình nuôi, dẫn đến tỷ lệ chết cao và thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó, tiêm vaccine là một bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát 2 bệnh trên, đồng thời giúp hạn chế sử dụng kháng sinh. Dự kiến, thời gian tới, PHARMAQ sẽ tiếp tục định hướng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản của Việt Nam bằng các giải pháp quản lý sức khỏe tiên tiến trong lĩnh vực phòng và kiểm soát dịch bệnh, nhằm hướng tới sản xuất cá tra ổn định.
Mai Anh
Các món ăn từ cá lăng Chả cá làm từ thịt cá lăng. - Cá lăng là loại cá da trơn, có nhiều ở miền Tây Nam Bộ. Thịt cá dẻo, đặc quánh, không bở như cá lóc, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như cá lăng hấp chanh, nướng vỉ, xào, chiên tỏi, nấu cháo đầu cá...
Cá lăng hấp chanh là đặc sản lạ miệng. Sau khi lọc hết xương, lấy thịt cá ướp gia vị trong khoảng 60 phút cho ngấm rồi hấp cách thủy với nước chanh vắt khoảng nửa giờ đồng hồ là chín tới, ăn lúc còn nóng. Món cá lăng nướng vỉ cũng tuyệt chiêu không kém. Thịt cá được thái mỏng, kẹp vào vỉ sắt, nướng trên bếp than củi, mỡ chảy xèo xèo, tỏa mùi thơm ngát. Kẹp cùng với một gắp bún, chấm nước mắm làm sẵn, ăn tới đâu cảm nhận mùi vị tới đó. Lẩu cá lăng: Dùng bếp ga bày trên bàn, trên đặt một cái chảo để lửa vừa độ. Thịt cá lăng thái miếng to, các loại rau, cải, hành tươi để riêng ngoài đĩa. Đun lửa liu riu với nước sốt. Khi nước sốt sôi, gắp cá vào chảo, thêm rau cải. Sau chừng vài phút gắp cá từ chảo rồi gắp bún cùng rau thơm, cải cho vào chén (bát), rưới nước sốt lên, ăn từ từ, vị ngọt bùi của thịt cá hòa trộn cùng gia vị tạo thành hương vị tuyệt vời. Cháo đầu cá lăng gồm 3 thành phần cơ bản: gạo thơm, đầu cá và rau đắng đất. Vo gạo, xào qua với mỡ phi tỏi, rồi cho vào nồi nấu chín vừa tới. Đầu cá lăng rửa sạch, cho vào nồi, nêm nếm gia vị muối, bột ngọt, đường, nước mắm, ớt tươi, hành tươi (củ để ăn sống, lá thái nhỏ với gừng cho vào cháo lấy mùi thơm). Tiết trời se lạnh, ăn tô cháo cá lăng bốc khói nóng hổi, vị ngọt, bùi, cay đắng quyện vào. Ngày nay, cá lăng là món ẩm thực hấp dẫn nhiều du khách. Theo Kinh tế nông thôn. Hình ảnh các món ăn từ cá lăng: chả cá lăng Lẩu chua cá lăng cá lăng nấu ngót cá lăng nướng cá lăng chiên giòn cá lăng nướng muối ớt Nếu mua được chuối hột thì làm món này:
Cách chế biến món cá lăng nấu chuối hột
Từ xưa, các loài thuỷ hải sản tươi ngon đã được chọn và đem dâng cho các vị vua chúa thưởng thức, được mệnh danh “ngũ quý hà thuỷ”, loài cá lăng vàng là một loài cá cực kì trân quý bởi hương vị thơm ngon của nó. Hãy cùng tìm hiểu về cá lăng vàng tươi sống nhé. Cá lăng vàng trông như thế nào?
Cá lăng vàng hay còn gọi là cá lăng hồng, là một loài cá nước ngọt thường được tìm thấy ở lưu vực các con sông lớn. Nổi tiếng nhất trong các vùng là cá lăng vàng được tìm thấy ở sông Đà, nơi có rất nhiều dòng thác, nước chảy xiết, địa hình hiểm trở. Cá lăng vàng có đặc tính thích bơi ngược dòng để thi sức bền, dẻo dai và tìm mồi, vô hình chung tạo nên hương vị chắc ngọt tự nhiên của chúng. Thịt cá lăng trắng, thơm, thường được dùng trong các món cần độ dai như chả, nấu cháo,… Cá lăng vàng có trọng lượng dao động từ 2 đến 5kg. Cá Lăng có thân hơi dẹp, thuôn dài, phần đầu to lớn có vẻ hung dữ, có ba ngạnh bén, sắc dài cỡ 3cm mọc ở hai bên mép gần miệng và trên sống lưng. Ngạnh cá sắc nhọn là một loại vũ khí tự vệ hiệu quả mỗi khi bị kẻ thù tấn công và đóng vai trò bánh lái giúp loài cá này ngược dòng dễ dàng. Cá Lăng là loài cá thuộc bộ da trơn, thân hình toát lên màu vàng đồng rất đẹp. Là một loài cá khá quý hiếm, khi người dân câu được sẽ thường dành làm quà cho khách quý. Hiện nay các khu nuôi cá lăng vàng đã mọc lên khá nhiều, tuy nhiên chất lượng không ngon như cá lăng tự nhiên. Giá cá lăng vàng tự nhiên là bao nhiêu?
Hiện nay, hải sản ông Giàu có cung cấp sản phẩm cá lăng vàng tươi ngon được đánh bắt từ tự nhiên với quy cách và giá bán như sau: Quy cách: 0.6 - 1 kg/con Giá cá lăng vàng: 215k/kg Do đặc tính thịt khá dai nên cá lăng vàng có thể dùng để chế biến vô số món ăn ngon cần đến sự dẻo dai như chả cá, cháo cá, cá chiên. Ở hà nội có quán chả cá Lã Vọng sử dụng thịt cá lăng tươi để làm chả, hương vị cực kì thơm ngon, nổi tiếng từ nhiều đời. Hay như món cá lăng chiên nước mắm, vị dai của cá là một đặc điểm lớn giúp món ăn này thành công. Hãy mua cá lăng tươi sống tự nhiên và cảm nhận vị ngon của nó nhé.
Cá lăng là một loài cá khá ngon và phù hợp với túi tiền, vậy nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn được làm từ cá lăng vàng tươi sống tự nhiên nhé. Bạn sẽ làm bạn bè và đồng nghiệp bất ngờ vì cách chọn thực phẩm thông minh của mình đấy.
Thợ câu đã phải phải vật lộn hơn 2 giờ đồng hồ mới dìu đưa được con cá "khủng" này lên bờ Con cá lăng “khủng” mắc câu được bán cho nhà hàng Sáng ngày 11-7, nhà hàng P.D. (xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột, mua con cá lăng “khủng”) cho biết, con cá lăng trên do thợ câu tên Huy (xã Cư Pô, huyện Cư Jút, Đắk Nông) câu được. Con cá nặng gần 40kg, sau khi mua, nhà hàng đã xẻ thịt bán với giá từ 450 – 500 ngàn đồng/kg. Thợ câu tên Huy kể, anh thả mồi câu trên sông Sêrêpốk hơn một tuần. Đến khoảng 8 giờ tối ngày 10-7, khi ra sông kiểm tra thì phát hiện cá cắn câu. Anh phải vật lộn hơn 2 giờ đồng hồ mới dìu đưa được con cá lên bờ. “Thủy quái” dài hơn 1,5m, và nặng bằng trọng lượng của người lớn Trước đó, vào tháng 1, một thợ câu ở xã Nam Dong, huyện Cư Jút (Đắk Nông) cũng câu được con cá lăng đuôi đỏ nặng 43 kg. Mới đây, vào tháng 6, hai con cá lăng nặng trên 40kg và một con nặng gần 50 kg cũng đá dính câu các thợ câu ở huyện Cư Jút. Theo Đại Dũng (Pháp luật TPHCM)
Cá lăng là loài cá đặc sản của miền Tây nước nổi. Cá lăng có thể chế biến thành nhiều món ăn: nướng, làm chả.... Cá lăng kho chuối hột! Bạn đã thưởng thức bao giờ chưa. Nếu chưa một lần mời các bạn kiên nhẫn tìm hiểu nhé!
Nguyên liệu:
- Cá lăng: 500 gr- Chuối hột: 2 quả- Thịt lợn: 100 gr- Riềng, ớt, nghệ, nước mắm, gia vị và chay khô. Cách làm: Bước 1: Cá mua về bóc mang, rửa sạch với muối và dấm cho hết nhớt. Các bạn không nên bỏ đầu nhé, vì mắt cá lăngchứa rất nhiều vitamin A.Bước 2: Chuối xanh, thịt thái miếng vừa ăn, riềng giã nhỏ.Bước 3: Lót ít riềng xuống đáy nồi, xếp cá lên trên. Trải xen kẽ cùng với chuối hột, thịt và số riềng còn lại.Nêm thêm nước mắm, gia vị, ớt, nghệ và chay khô . Bước 4: Xóc nhẹ nồi cá để các gia vị thấm đều vào nhau và ướp cá trong vòng 30 phút cá thịt cá săn chắc. Bước 5: Bắc nồi cá lên bếp đun sôi với lửa to, sau đó chế thêm nước sôi xâm xấp mặt cá. Khi cá sôi trở lại thì bật bếp liu riu, đun nhỏ lửa đển khi nồi cá cạn nước là được. Đợi khi nào cá nguội hẳn thì mới cho cá ra đĩa tránh cá bị vỡ và thưởng thức cùng cơm nóng nhé! Cá lăng kho chuối hột là món ăn dân dã với cách chế biến đơn giản. Thịt cá thơm ngon, béo ngậy hòa quyện cùng vị chan chat của chuối hột, vị cay của riềng ớt, thơm của nghệ và chua nhẹ của chay khô sẽ khiến bữa cơm nhà bạn thêm ngon và hấp dẫn. Chuối hột bây giờ trong siêu thị bán nhiều nên mọi người an tâm làm món này nhé! Chúc bạn ngon miệng với cá lăng kho chuối hột!
Các món khác từ cá lăng: Các món ăn từ cá lăng ăn mãi không chán
(st- hdlm)
Nhờ áp dụng những kiến thức học được từ lớp dạy nghề nuôi cá, tôi không chỉ nuôi cá lớn nhanh, ít bệnh tật mà còn biết ương, san cá giống. Mỗi năm, tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng”- đó là chia sẻ của ông Bùi Đình Duân ở xã Tân Dân, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương. Chủ động đầu vào, thu nhập tăng Ông Duân cho hay, ông nuôi cá đã 12 năm. Trước đây, ông chủ yếu thả các loại cá truyền thống như trôi mè, trắm, chép. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, ông chuyển sang nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp (cá rô phi Đường Nghiệp). Ông Duân thổ lộ: “So với các loại cá truyền thống thì cá rô phi Đường Nghiệp lớn nhanh, cho thu nhập cao hơn hẳn, kỹ thuật nuôi không khó”. Nuôi cá khép kín, gia đình ông Duân (ngoài cùng bên trái) thu lãi 300 triệu đồng/năm. Ảnh: Đức Thịnh Theo ông Duân, nuôi loại cá rô phi này quan trọng nhất là khâu chọn giống. Bởi giống cá rô phi Đường Nghiệp rất giống với cá rô phi thông thường. Nếu người nuôi cá không tinh, dễ bị chọn phải giống cá rô phi Đường Nghiệp “rởm”. Muốn sản xuất con giống để chủ động đầu vào, nhưng ông Duân chẳng biết học nghề ở đâu. Năm 2015, Hội Nông dân xã mở lớp dạy nghề nuôi cá, ông liền đăng ký tham gia học ngay. Trong thời gian 3 tháng, không chỉ được dạy cách chăm sóc phòng trị bệnh, ông còn được giáo viên của trung tâm chỉ dạy cặn kẽ kỹ thuật ương cá giống và cách xử lý môi trường ao nuôi… Với diện tích 5ha, ông Duân chia làm 2 ao ương cá giống, 3 ao nuôi cá thương phẩm. Hiện, ông sản xuất 10 vạn giống cá rô phi Đường Nghiệp/năm, gia đình ông giữ lại nuôi lớn 2 vạn cá, còn lại thì bán với giá 12 - 15 triệu đồng/vạn. Ông Duân phấn khởi: “Mỗi năm xuất bán hơn chục tấn cá thương phẩm và 8 vạn cá giống, trừ hết chi phí tôi còn thu lãi hơn 300 triệu đồng”. Liên kết nuôi cá Cách nhà ông Duân không xa, ông Trần Quy cũng là 1 trong nhiều hộ nuôi cá hiệu quả sau lớp học nghề. Ông Quy thổ lộ: “Sau lớp học nghề, tay nghề nuôi cá của tôi nâng lên rõ rệt. Từ nuôi cá, gia đình tôi thu lãi 200 triệu đồng/năm”. Trao đổi với NTNN về tình hình địa phương, bà Phạm Thị Huệ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Dân cho biết, từ năm 2002, xã có chủ trương khuyến khích nông dân chuyển đổi từ ruộng trũng, năm 1 vụ lúa, thu nhập thấp sang phát triển kinh tế trang trại. Hiện, toàn xã đã chuyển đổi được 80 ha. Để các hộ nuôi cá liên kết với nhau, sau lớp học nghề, Hội Nông dân xã đã thành lập Câu lạc bộ Nuôi trồng thủy sản xã Tân Dân (CLB) với 20 thành viên tham gia nuôi với diện tích hơn 40ha thủy sản. “CLB đã thực hiện tốt việc tổ chức cho các thành viên cùng nhau liên kết về mọi mặt...” - bà Huệ nhấn mạnh. (Theo Dân Việt)