Hiện, cá lăng nha đang là một trong những đối tượng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi nhờ có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt trắng, dai và thơm ngon. Cá lăng nha (hay còn gọi là cá lăng đuôi đỏ) có tên khoa học là Mystus wyckiioides. Đây là loài cá lớn nhất trong họ Bagridae, chúng thuộc cá nước ngọt có thân dài, đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Đây là loài cá da trơn không vảy, hai bên lườn màu trắng và phía dưới bụng có màu sáng bạc. Vây đuôi xòe rộng hình chữ chi và có màu đỏ. Cá có 4 đôi râu với 1 đôi ở mũi, 1 đôi ở hàm và 2 đôi ở cằm. Thân dài, phần đầu và thân trước dẹp bằng, phần sau dẹp bên, nhất là cuốn đuôi, đầu rất rộng và trơn, miệng dưới hơi rộng, hình cung tròn, môi thịt phủ trên hai hàm và nối liền ở gốc miệng. Cá sống ở tầng giữa, môi trường nước thích hợp cho sự phát triển của cá là pH 6 - 8 (thích hợp nhất là 6,5 - 7,5), DO > 3 mg/l, độ mặn 0 - 50 ppt, NH3 < 0,01 mg/l. Cá sống nhiều tại các nước châu Á ở các lưu vực sông như Salwen, Tonle Sap; đặc biệt, là các nước thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông. Ở Việt Nam, cá lăng nha sinh sống nhiều ở các con sông thuộc khu vực ĐBSCL. Do có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ nên trước đây nhiều nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đã khai thác cá lăng đuôi đỏ ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm. Mặt khác, chúng khá dễ nuôi, dễ thích nghi; cá có thể nuôi trong ao, lồng bè đếu phát triển tốt. Đặc biệt, cá lăng nha nuôi lồng bè nước chảy rất nhanh lớn, ít bệnh; Sau 12 - 14 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 1 - 1,5 kg/con (có con đạt 2 kg/con), nếu kéo dài thời gian nuôi cá đạt tới 3 - 4 kg/con. Năm 2005, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng đuôi đỏ và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định… Đến nay, trung bình mỗi năm Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cung cấp cho người nuôi khoảng hơn 1 triệu con cá lăng nha giống mỗi năm. Hiện nay, với giá cá lăng thương phẩm khoảng 120.000 - 150.000 đồng/kg, đã có nhiều mô hình nuôi cá lăng nha ở Đồng Nai, Đắk Lắk, An Giang… thu lãi hàng trăm triệu đồng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều người dân.
Theo Châu An - Nguồn: Thủy sản Việt Nam
(Thủy sản Việt Nam) - Đó là mô hình của ông Lê Văn Bé, phường 2, thị xã Ngã Năm với 1.500 m2, thả 600 kg cá giống, sau hơn 4 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng 7 con/kg, thu hoạch hơn 8 tấn, giá bán 50.000 đồng/kg, lợi nhuận gần 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Mô hình này được ngành nông nghiệp Sóc Trăng rất quan tâm do thích ứng được biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị cho nhà nông, phát huy lợi thế tiềm năng địa phương. Hiện mô hình nuôi cá trê vàng theo hình thức công nghiệp và nuôi tự nhiên kết hợp nuôi công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
(Theo Thủy Sản Việt Nam)
Bí quyết câu cá dìa là những thông tin chia sẻ của cộng đồng đi câu cả nước giành cho mọi người. Qua đó, trang bị những kỹ năng cần thiết để cần thủ khởi hành chuyến câu được thuận lợi. Ngày nay, câu cá là bộ môn thư giãn hữu ích giúp người đi câu thỏa sức với những con mồi đang nhởn nha dưới nước. Nhưng để có buổi câu thú vị, các bạn nên tham khảo trước những bí quyết câu cá dìa để gia tăng thành công cho chuyến câu. Câu cá dìa thú vui của nhiều cần thủ
Tìm hiểu về cá dìa Khác với những loài cá khác, cá dìa có đặc tính sống theo bầy đàn và địa điểm sinh trưởng có nhiều khác biệt. Khi còn nhỏ, cá sống tập trung ở vùng đầm phá cửa sông, nhưng khi trưởng thành chúng sẽ bơi ra biển và sinh sống tại các ghềnh đá, bãi san hô, quanh bờ đá ở các hải đảo. Vào mùa hè (giữa tháng 4 - tháng 6) cá xuất hiện nhiều và hoạt động kiếm ăn diễn ra vào ban đêm. Thức ăn của loại cá ày là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ. Ngoài ra, đối với cá dìa bông, thức ăn chính là tảo và một số thức ăn tổng hợp nếu được nuôi trồng. Loài cá dìa chủ yếu phân bố tại khu vực miền Trung của nước ta, nên cộng đồng đi câu ở những khu vực khác ít có cơ hội tiếp cận. Nhưng đây hứa hẹn là loài cá hấp dẫn đối vời nhiều cần thủ chuyên nghiệp nếu được một lần thả câu chinh phục con mồi này. Chiến lợi phẩm thu được
Mồi câu cá dìa Cá dìa chủ yếu sống ở vùng nước lợ nên mồi câu cũng có phần đặc biệt. Bạn có thể sử dụng ruốc, tôm hay cua giã nhuyễn để làm mồi đi câu lọai cá này. Ngoài ra, com nguội hay mực ươn cũng là miếng mồi ngon để dẫn dụ cá. Làm thính câu một trong những yếu tố quan trọng
Bên cạnh đó, kinh nghiệm của các cần thủ đi trước cho thấy, mồi câu cá dìa có thể là những cọng rong biển mọc ở các ghềnh đá vẫn hấp dẫn được con mồi. Cần câu cá dìa Bí quyết câu cá dìa hiệu quả sẽ không thể thiếu cần câu cá thích hợp. câu cá dìa ở ghềnh, bạn có thể dùng cả cần tay và cần máy. nhưng để đạt hiệu quả cao, bạn nên chọn cần máy có công suất phù hợp với loại cá dìa này. Đối với cần tay, bạn nên chọn cần carbon có độ dài trung bình 4,5m, dùng loại cước nổi. nếu là cần máy, bạn chọn cần carbon dài khoảng 4.5m, có 3 khoen nhỏ, dùng cước chìm nhanh. Cần câu quyết định thành công cho chuyến câu của bạn
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những bí quyết câu cá dìa hiệu quả để thể hiện tài năng đi câu cùng bạn bè của mình. -st-cancaucashimano
Trong 18 mẫu hải sản tại các cảng cá của 4 tỉnh miền Trung được kiểm nghiệm có 17 mẫu đạt chất lượng, chỉ có một mẫu không đạt chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng. Trong 18 mẫu hải sản tại các cảng cá của 4 tỉnh miền Trung được kiểm nghiệm có 17 mẫu đạt chất lượng.
Liên quan đến thông tin hiện nhiều người quan tâm về việc hải sản của các tỉnh miền Trung đã an toàn, ngày 23-8, bà Trần Việt Nga- Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có kết quả chính xác đánh giá độ an toàn thủy sản, song qua kết quả kiểm nghiệm mẫu cá thời gian qua cho thấy, số lượng mẫu cá chứa hàm lượng kim loại nặng đã giảm đi rất nhiều.
Theo bà Trần Việt Nga, trong tháng 8, vừa qua, cơ quan này đã lấy 18 mẫu hải sản tại các cảng cá của 4 tỉnh miền Trung. Kết quả cho thấy, 17 mẫu đạt chất lượng, chỉ có một mẫu không đạt chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng.
Trước đó, từ ngày 28-4 đến 6-5, Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã cử các đoàn công tác vào 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế để lấy mẫu và xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, trong 139 mẫu hải sản tươi sống, mẫu nước sử dụng và rau ăn tại khu vực xuất hiện hiện tượng cá chết, có 97 mẫu hải sản tươi sống đạt chỉ số an toàn. Còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Dù vậy, trong số các mẫu hải sản tươi sống được lấy xét nghiệm đợt trên hầu hết là hải sản đánh bắt xa bờ.
Do vậy, để có thể đưa tới khuyến cáo rộng rãi tới cộng đồng về chất lượng cá biển miền Trung, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, cần có thêm các đánh giá để có thể khẳng định chính xác mức độ an toàn của thuỷ hải sản đối với sức khỏe con người vì hiện chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ.
Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế sẽ thành lập Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia đầu ngành gồm các viện nghiên cứu của Bộ Y tế lấy mẫu tất cả các loại cá biển của các cảng biển lớn của khu vực miền Trung để xét nghiệm các chỉ tiêu cần thiết.
“Phương châm của Hội đồng khoa học sẽ thực hiện khẩn trương để công bố kết quả sớm nhất tới nhân dân”, bà Nga chia sẻ.
Trước đó, ngày 22-8, tại Hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế sau sự cố xả thải của Formosa do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, ông Trần Hồng Hà- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nước biển miền Trung hiện đã đạt quy chuẩn để tắm, nuôi thủy sản nhưng riêng vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn hải sản ở đây thì vẫn cần chờ thêm nghiên cứu từ Bộ Y tế. Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Cá quả hoàng đế có màu sắc sặc sỡ hơn rất nhiều so với cả quả thường, được nhập ngoại về Hà Nội chơi cảnh với giá cả nghìn đô la. Đây là con cá quả bình thường, có mua ở bất kỳ chợ cóc nào của Hà Nội, về chế thành nhiều món ngon. Nhưng hiếm người từng nhìn thấy cá quả hoàng đế, vốn có màu sắc sặc sỡ hơn rất nhiều, được nhập ngoại về Hà Nội chơi cảnh. Giá không hề rẻ, nếu không nói là rất đắt: cả nghìn đô la Mỹ trở lên. Thực tế cá quả có rất nhiều chi, loài... và những con rực rỡ đẹp nhất được phong lên cấp... hoàng đế. Cái đầu đầy ấn tượng của một con cá quả hoàng đế. Khác với cá quả thường, cá quả hoàng đế rất khó sinh nở nên giá càng đắt, dù việc nuôi chúng khá đơn giản. Hầu hết giống cá cảnh mới mà quen này được nhập từ Thái Lan, Singapore. Theo An ninh Thủ đô
Từ hiệu quả mô hình nuôi tôm xen cua, cá an toàn sinh học (ATSH) tại huyện Tuy Phước và Hoài Nhơn, năm 2017 ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ người dân nhân mô hình ra diện rộng, nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất. Người dân thôn Đông Điền xử lý nước trong ao trước khi thả giống Ảnh: Tiến Sỹ Hiệu quả bước đầu Trong khuôn khổ Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), năm 2016 ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với chính quyền các địa phương xây các mô hình nuôi tôm xen cua, cá ATSH tại thôn Đông Điền, xã Phước Thắng và thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước); thôn Công Lương, xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn). Dự án đã hỗ trợ kinh phí xây dựng kênh cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải và hệ thống điện phục vụ nuôi trồng thủy sản. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ một phần chi phí về thức ăn, con giống và được cán bộ ngành nông nghiệp hướng dẫn quy trình tạo ao nuôi, cách xử lý nước, mật độ con giống tôm nuôi xen cá, cua, quản lý dịch bệnh, cách ghi chép nhật ký nuôi tôm. Ông Đặng Minh Đồng, một trong những hộ dân ở thôn Mỹ Điền tham gia mô hình, cho biết, gia đình ông có 2 ao nuôi tôm với diện tích 8.000 m2. Trước đây, ông sử dụng cả 2 ao để nuôi tôm sú, nhưng không hiệu quả do thả tôm với mật độ quá dày (100 con/m2), môi trường nước bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh gây hại tôm nuôi. Năm 2016, ông chỉ sử dụng 1 ao diện tích mặt nước 5.000 m2 để nuôi tôm thẻ chân trắng, mật độ 30 con/m2 và 1.000 cá rô phi đơn tính; ao còn lại dùng làm ao lắng. Mặc dù thời tiết có nhiều bất lợi nhưng vẫn đạt sản lượng khoảng 1,4 tấn tôm và 1 tạ cá, thu nhập trên 150 triệu đồng, cao gấp 2 lần so năm trước. Cũng là người thành công với mô hình này, ông Đặng Văn Ty, thôn Đông Điền thả nuôi 200.000 tôm và cá giống trên diện tích 4.000 m2, cho thu nhập trên 233 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng. Quy trình nuôi tôm xen cá ATSH dễ áp dụng và hiệu quả kinh tế cao. Hiện ông Ty đang cải tạo ao để tiếp tục nuôi vụ mới. Ông Phạm Quang Ân, Phó Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước cho biết, trước đây, môi trường nước tại thôn Đông Điền và Vinh Quang 2 đều bị ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi thường xảy ra, nên thu nhập của người dân rất bấp bênh. Những khó khăn, bất cập nói trên đã được khắc phục khi người dân áp dụng quy trình nuôi tôm xen cá, cua ATSH. Thực tế cho thấy, 15 hộ dân ở thôn Đông Điền và 3 hộ dân ở thôn Vinh Quang 2 tham gia mô hình đều có lãi cao từ tiền bán tôm, cá. Nhân ra diện rộng Theo Sở NN&PTNT Bình Định, hàng năm nông dân trong tỉnh sử dụng trên 2.000 ha mặt nước để nuôi tôm theo các phương pháp thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Nghề nuôi tôm đã góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh còn thấp kém, nhiều nơi sử dụng chung kênh mương dẫn nước phục vụ sản xuất lúa và nuôi tôm. Mặt khác, năm qua ít xảy ra mưa lũ lớn nên các loại virus có hại tồn tại trong môi trường nước đã gặp điều kiện thuận lợi để phát sinh, phát triển… Do đó, việc nhân rộng mô hình nuôi tôm xen cua, cá ATSH là giải pháp hữu hiệu giúp người dân khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện hữu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Trao đổi về vấn đề trên, ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, kiêm Giám đốc Dự án CRSD, cho biết, năm 2017 dự án tiếp tục hỗ trợ mở rộng diện tích nuôi tôm, tôm xen cua, cá tại xã Phước Thắng, Phước Sơn và Hoài Mỹ. Điều đáng mừng là có rất nhiều nông dân tại các địa phương đăng ký tham gia. Riêng xã Phước Thắng, hiện có 40 hộ sử dụng 44 ao nuôi tôm thẻ chân trắng xen cá rô phi đơn tính. Dự án sẽ hỗ trợ 50% tôm giống và 100% cá. Tại xã Phước Sơn có 19 hộ sử dụng 19 ao nuôi tôm sú xen cá chua; dự án hỗ trợ 100% tôm và cá giống. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ 50% tôm giống thẻ chân trắng và hướng dẫn quy trình nuôi tôm ATSH cho 6 hộ dân xã Hoài Mỹ mở rộng diện tích nuôi tôm. Sở cũng chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương củng cố các Ban quản lý vùng nuôi, hướng dẫn người dân áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật vào thực tế; đồng thời tổ chức các hộ dân quanh vùng tham quan học tập, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo Phạm Tiến Sỹ - Thủy sản Việt Nam
Cách khử mùi tanh cá Hồi hiều quả nhanh với hướng dẫn ngay sau đây. Bạn sẽ không còn ngán ngẩm mùi cá Hồi mà có thể thưởng thức được ngay với nhiều món ăn ngon bổ dưỡng nhất. Hướng dẫn cách khử mùi tanh cá Hồi
Nguyên liệu cần chuẩn bị Cá hồi Chanh: 2 quả Rượu trắng: 2 muỗng Sữa tươi: 200ml Muối tinh Gừng tươi giã nát Cách khử mùi tanh cá Hồi hiệu quả Cách 1. Pha loãng muối ăn với nước lọc rồi thêm 2 thìa nước cốt chanh vào dung dịch muối vừa pha. Sau đó, cho từng miếng cá hồi vào rửa thật sạch, rồi để ráo nước là bạn có thể sử dụng để chế biến món ăn mà không cần phải rửa lại bằng nước sạch nhé
Cách 2. Cho gừng và rượu trắng vào tô trộn đều rồi cho miếng cá hồi vào lăn qua lăn lại cho miếng cá thấm đều gừng và rượu rồi rửa lại bằng nước sạch là bạn không cần lo món cá hồi của mình có mùi tanh nữa nhé
Cách 3: Cho cá vào ngâm trong sữa tươi khoảng 3 -5 phút là miếng cá hồi không còn mùi tanh nữa nhé
Những cách khủ mùi tanh của cá hồi thật đơn giản đúng không nào. Bây giờ bạn có thể thoải mái chế biến các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình từ nguyên liệu chính là cá hồi rồi nhé. Một số món cá hồi cực ngon miệng bạn có thể tham khảo như cá hồi nướng giấy bạc,chả giò rế cá hồi, cá hồi hấp hay cá hồi xào lê… Mua cá Hồi tươi sống ở đâu
Hải sản Ông Giàu chuyên bán cá Hồi tươi sống, đảm bảo chất lượng, Bạn có thể đặt hàng mua tại Ông Giàu qua Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp Online. Mọi thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để đảm bảo an toàn chất lượng nhất. Nhiều món ăn ngon với cá Hồi đang đợi bạn đó.
Chúc các bạn thực hiện thành công và có những món ăn từ cá hồi thật ngon miệng nhé! Khử mùi tanh cá hồi là bí quyết để có được món ăn ngon. Hãy chế biến từ nguyên liệu sạch tươi của hải sản Ông Giàu.
Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Đại học Stanford Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.
Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thỏa thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công. Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Ignacy J. Paderewski biểu diễn tại truờng ĐH.Stanford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến truờng ĐH.Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Và rồi hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho I.J.Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất...
Nhưng Paderewski nói : "Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski. Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn. Nghệ sĩ dương cầm Ignacy J. Paderewski
Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết ?
Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ : “Nếu chúng ta giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng ta ?"
Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng : “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ ?”. Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
Ignacy J. Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Và Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, nguời sau này trở thành Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan. Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Hoover
Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói :
- “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng nhiều năm về trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi có học phí để tiếp tục theo học truờng Đại Học Stanford -Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai chàng sinh viên ấy.” Nguồn:Sưu tầm
Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã nhận được kết quả xét nghiệm về mẫu nước, mẫu cá chết ở khu vực biển Nghi Sơn và xã Tĩnh Hải (Tĩnh Gia) vào ngày 28.09.2016 từ Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
Sau khi có hiện tượng cá chết ở biển Nghi sơn, Trung tâm chuẩn đoán Thú y Trung ương đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy cá chết ở đây không liên quan đến dịch bệnh. Tuy nhiên chỉ tiêu Amoniac (NH3) và chỉ tiêu COD (lượng ô xy cần để ô xy hóa hết các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước biển) vượt chỉ tiêu cho phép. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại vùng biển Tĩnh Hải (khu vực phát hiện cá tự nhiên chết) thì 7 mẫu nước có COD đo được đều vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 2,45 đến 5,29 lần. Đặc biệt, mẫu nước biển tại xã đảo Nghi Sơn có 2 mẫu có COD vượt ngưỡng cho phép từ 3,05 đến 4,49 lần và chỉ tiêu Amoniac (NH3) vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 10,8 đến 32,8 lần. Các chỉ tiêu khác như Cyanua, Sulfua đều nằm trong ngưỡng cho phép. Mẫu cá tự nhiên và cá lồng ở hai khu vực kể trên đều âm tính với vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển; đếm vi khuẩn tổng số gây bệnh trên cá thì số lượng đều trong chỉ tiêu cho phép của nuôi trồng thủy sản. Trước đó, trong ngày 5-6/9, ngư dân xã Tĩnh Hải khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ (gần khu vực dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn) đã phát hiện một số loài hải sản như cá bơn, cá thèn, ghẹ… chết bất thường và trôi dạt vào bờ biển. Đến ngày 8/9 tại khu vực nuôi cá lồng của ngư dân xã đảo Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia) cũng xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng quẫy nước mạnh và bị chết rất nhanh với số lượng lớn. Theo thống kê của UBND xã Nghi Sơn, đã có gần 50 tấn cá lồng đặc sản như cá mú, cá hồng, cá vược bị chết… Cùng ngày, tại khu vực bờ biển thôn Bắc Yến (xã Hải Yến huyện Tĩnh Gia), người dân lại phát hiện tình trạng cá tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ, chủ yếu là cá bơn, cá thèn, ghẹ với tổng khối lượng hải sản thu gom được khoảng 200 kg.
(Theo Báo Thanh Hóa)
Việc ăn khô cá Sặc bị mặn quá khiến bạn khó chịu. Vậy hãy theo dõi ngay sau đây với 5 cách làm khô cá Sặc bớt mặn hiệu quả mà nhanh chóng. Chỉ cần áp dụng đúng, bạn sẽ có những những con cá Sặc khô ăn vừa dai, vừa ngọt lại có vị mặn vừa đủ. Làm khô cá Sặc bớt mặn bằng nước gạo
Hằng ngày, bạn thường vo gạo nấu cơm. Nhớ mẹo nhỏ, đừng bỏ đi phần nước vo gạo ấy nhé. Nó có rất nhiều công dụng mà bạn không ngờ tới đó. Ngoài công dụng làm sạch ốc bằng nước vo gạo, bạn còn có thể dùng nước vo gạo để làm giảm độ mặn của khô cá Sặc đấy.
Cách thực hiện: Đem khô cá Sặc ngâm vào phần nước vo gạo trong khoảng thời gian 30 phút. Trong quá trình ngâm, phần mặn của thịt cá khô sẽ được nhả ra bớt. Sau đó, bạn rửa sạch lại bằng nước lạnh là có thể thưởng thức rồi. Giúp cá Sặc khô bớt vị mặn bằng nước muối loãng
Nghe có vẻ phi lý quá phải không? Nhiều người thắc mắc rằng: cá Sặc khô đã mặn mà tại sao để giảm độ mặn lại đi ngâm nước muối nữa? Thật chứ không đùa các bạn đâu. Đây là một bí quyết mà nếu ai có biết sơ qua về việc "trung hòa độ mặn" thì phần muối ở nơi có độ mặn cao sẽ chuyển qua nơi có nồng độ thấp. Chính vì thế, khi ngâm khô cá Sặc mặn và nước muối loãng, phần mặn trong cá sẽ chuyển dần sang phần nước muối loãng. Từ đó, làm giảm đi độ mặn của cá sặc khô. Dùng gia vị làm giảm độ mặn của khô cá Sặc
Để làm giảm độ mặn cá Sặc khô khi chế biến, bạn có thể làm giảm độ mặn bằng quá trình nêm nếm gia vị. Với các gia vị như đường, chanh sẽ là những "cứu tinh" cho chất mặn của cá Sặc khô. Cách thực hiện cũng không quá khó khăn, bạn có thể ướp cá với chút nước cốt chanh hoặc đường rồi để cá ngấm gia vị. Như vậy, khi thưởng thức, nhờ những gi vị giảm độ mặn của cá mà cá khô không bị mặn như ban đầu. Cách làm cá Sặc bớt mặn bằng nước chanh loãng
Chanh vắt lấy nước cốt sẽ giúp bạn làm khô cá Sặc bớt mặn, giảm đi nồng độ mặn trong cá Sặc khô. Cách làm: bạn ngâm cá sặc khô vào nước muối loãng khoảng 30 phút trước khi chế biến sẽ làm bớt đi vị mặn của cá. Nên chú ý về tỷ lệ chanh và nước. Thông thường, tỷ lệ chuẩn đó là 1 trái chanh và 3 chén nước. Trên đây là một số mẹo giúp làm cá Sặc khô bớt mặn mà bạn có thể tham khảo. Nhớ bỏ túi cho mình những mẹo nhỏ sẽ giúp bạn an tâm khi chế biến món ăn ngon. Chúc bạn có những món ăn thật hấp dẫn với khô cá Sặc đặc sản.