Xem Nhiều 3/2024 # Phát Hiện Loài Cá Cóc Quý Hiếm Màu Đen Nhánh Pha Màu Cam # Top Yêu Thích

Mới đây, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An đã phát hiện ra một loài cá cóc quý hiếm. Theo cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên thì loài cá này cần được bảo tồn.

Con cá Cóc có đuôi màu cam, các phần cơ thể đen nhánh

Con cá cóc có đuôi màu cam, các phần cơ thể đen nhánh

Con cá Cóc có đuôi màu cam, các phần cơ thể đen nhánh

Điều đáng chú ý là 4 chân của con cá cóc đều màu vàng, trong lòng bàn chân màu đen. Riêng, hai chân trước chỉ có 4 ngón và 2 chân sau 5 ngón.

Sáng 2/8, ông Nguyễn Danh Hùng – Giám đốc, kiêm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cho PV Dân trí biết, cán bộ Khu bảo tồn vừa mới phát hiện loài cá cóc này vào khoảng 20h, ngày 24/7/2014 tại khu vực tiểu khu 101 (xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, Nghệ An) thuộc địa phận quản lý của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Theo ông Hùng, thì trước đó cũng đã phát hiện ra loài cá cóc này tại một số vị trí khác như tiểu khu 97.

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cho biết, loài cá cóc này có hình dạng giống thằn lằn, là loài lưỡng cư cả trên cạn và dưới nước, dài khoảng 8-11cm, đầu rộng, tuyến mang tai gồ cao, phình rộng, giữa sống lưng có gồ nổi kéo dài tiếp nối với đuôi hai bên sườn có nhiều khối u tròn lồi khá lớn chạy từ chi trước đến gốc đuôi.

Con cá Cóc có thân hình dài từ 8-11cm, màu đen, đuôi màu vàng cam.

Con cá cóc có thân hình dài từ 8-11cm, màu đen, đuôi màu vàng cam.

Là loại có đuôi nhỏ, dài màu vàng cam phát hiện được các khu vực áo tù.

Là loại có đuôi nhỏ, dài màu vàng cam phát hiện được các khu vực áo tù.

Gần như toàn bộ thân có những nốt sần nhỏ, mặt dưới bụng có những nếp nhăn nằm ngang. Chi trước có 4 ngón, chi sau có 5 ngón. Mặt dưới các ngón và riềm phía dưới của đuôi có màu cam. Màu nâu sẫm chiếm toàn bộ cơ thể của cá cóc. Theo mô tả của người dân địa phương riêng với loài này còn có một số con có viền vàng ở cằm dưới. Đuôi dẹp theo chiều thẳng đứng, mút đuôi nhọn

Đặc điểm, loài này sống ở những nơi ao tù, nước đọng, và vũng nước tĩnh. Ở đây người dân bản địa đã đặt tên cho một số ao mang tên là ao cá cóc. Độ cao so với mặt nước biển khu vực phát hiện ra loài cá cóc này có độ cao trên 500m.

Được biết, Khu BTTN Pù Hoạt nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 180km. Tổng diện tích tự nhiên 90.741 ha, nằm trên địa bàn 9 xã bao gồm: Đồng Văn, Cắm Muộn, Châu Thôn, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Thông Thụ, Nậm Nhóng, Tiền Phong và Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong.

Theo cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thì loại cá Cóc này cần được bảo tồn và rất quý.

Theo cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thì loại cá cóc này cần được bảo tồn và rất quý.

 

Khu BTTN Pù Hoạt có các đỉnh núi cao Pù Hoạt (cao 2.457m), Pa Khăm cao 2.007m, Chóp Cháp cao 1.725m, Pù Vĩ cao 1.645m, Cao Ma cao 1.487m, Pù Đình cao 1.248m, Pắn Mô cao 1.213m… và nhiều đỉnh núi khác có độ cao trên 1.000m.

Theo lãnh đạo của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, đến nay đã ghi nhận được 118 loài thú, 30 họ và 12 bộ thuộc lớp Mammalia; lớp chim Aves: 372 loài, 54 họ, 17 bộ; lớp Bò sát Reptilia: 62 loài, 16 họ, 2 bộ; Lớp Ếch nhái Amphibia: 37 loài, 7 họ, 2 bộ; Thú 6 loài, Chim 66 loài, Bò sát 20 loài, Ếch nhái 11 loài.

Theo cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thì loại cá Cóc này cần được bảo tồn và rất quý.

Hơn 1 năm nay kể từ khi thành lập, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã bắt được 3 con cá cóc và đã gửi đi nghiên cứu. Theo cán bộ khu bảo tồn thì loại cá cóc này rất hiền, khá đẹp mắt cần được bảo tồn để lấy nguồn gen.

Trong số 589 loài động vật có xương sống đã ghi nhận được tại KBTTN Pù Hoạt thì có 74 loài loài nguy cấp quý hiếm có giá trị bảo tồn cao, có 58 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 25 loài cấp đe dọa EN, 36 loài cấp đe dọa VU, 5 loài cấp đe dọa LR; 8 loài cấp CR; 323 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN trong đó có: Cấp đe dọa EN có 11 loài; Cấp VU có 21 loài…

Hiện khu hệ động vật ở Pù Hoạt ở mức độ đa dạng cao về tài nguyên thú, mức khá về Chim, trung bình đa dạng về thành phần loài bò sát và ếch nhái. Tuy nhiên ở mức đa dạng cao về số bộ, họ. Đặc biệt là sự có mặt của một số loài đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam: voọc xám, vượn má trắng, hổ Đông dương, gà lôi vằn, thỏ vằn, mang lớn, mang Pù Hoạt, bò tót, hồng hoàng,.. và một số loài chim, bò sát, ếch nhái khác có phạm vi phân bố hẹp, hiện được thế giới đặc biệt quan tâm.

                                                                                                                                                                                                                          st- Nguyễn Phê – Dân Trí

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau