Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2017 và nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Ngày 30/11/2016, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn số 3298/TCTS-NTTS thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2017.
Căn cứ vào dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương về tình hình thời tiết, khí hậu và điều kiện tự nhiên của từng địa phương trong cả nước trong những tháng cuối năm 2016, đầu năm 2017. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khung mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2017. Sau khi đã khảo sát tình hình nuôi tôm tại một số tỉnh trọng điểm, dựa vào đặc điểm sinh thái từng vùng nuôi tôm trên toàn quốc, để đảm bảo kế hoạch tôm nước lợ năm 2017, Tổng cục Thủy sản đã ban hành khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2017. Theo đó, mùa vụ thả tôm nước lợ năm 2017 được thực hiện như sau:
Lịch thả giống tôm sú năm 2017 như sau: Lịch thả giống tôm thẻ chân trắng năm 2017 như sau: Riêng đối với hình thức nuôi trong hệ thống ao nuôi có mái che: Các địa phương có cơ sở nuôi tôm theo hình thức nuôi có mái che; có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo; kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả nuôi giống quanh năm.
Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực ven biển, trên cơ sở khung mùa vụ chung, căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống cụ thể phù hợp cho từng vùng trong tỉnh/thành phố. Phổ biến lịch mùa vụ và kiểm soát chặt chẽ việc thả giống, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi.
Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống và các yếu tố đầu vào. Khuyến cáo các cơ sở/vùng nuôi liên kết với hội tôm giống/cơ sở sản xuất tôm giống trong việc cung ứng và kiểm soát chất lượng tôm giống.
Đối với các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau cần tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống đảm bảo đầu ra chất lượng cao, sạch bệnh.
(Theo Tổng cục Thủy Sản)
Tiểu thương cấp tập thu mua số lượng lớn để dành tiêu thụ dịp Tết khiến giá bán đặc sản của đảo Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh) có khi đến hơn 4 triệu đồng mỗi kg nhưng vẫn không đủ hàng để bán.
Trao đổi với VnExpress, bà Hoàng Thị Xuân Điểm - Chủ tịch Hiệp hội khai thác và chế biến sá sùng Quan Lạn cho biết chính vụ khai thác của địa phương diễn ra từ tháng Giêng đến tháng 10 hằng năm. Lúc này, sản lượng khá ít nhưng vẫn nhiều hộ tranh thủ tìm bắt để về bán cho tiểu thương.
"Để chuẩn bị cho dịp Tết, rất nhiều tiểu thương tìm mua giá cao. Nhưng do lúc này đã hết vụ thu hoạch, sản lượng ít nên khai thác được bao nhiêu hết bấy nhiêu ", bà Điểm cho biết. Nhiều tiểu thương thu gom mua để dành bán dịp Tết trong khi nguồn cung hạn chế khiến loại đặc sản này đang cháy hàng dù giá bán hơn 4 triệu đồng một kg. Ảnh:Phương Trà. Theo đó, với một kg sá sùng tươi nếu giao ngay tại bãi có giá 250.000-300.000 đồng mỗi kg. Nhưng nếu đem về sấy khô thì giá bán cao gấp 10 lần, dao động trong khoảng 3,5-4 triệu đồng mỗi kg, thậm chí có thời điểm khan nguồn cung giá bán ra gần 5 triệu đồng mỗi kg.
Lý giải về đắt đỏ của mỗi kg sá sùng, bà Điểm cho biết để được một kg khô cần đến 10-11kg tươi. "Sấy khô cũng qua nhiều công đoạn. Sau khi khai thác phải được rửa sạch cát, đem trần nước sôi rồi đem sấy bằng bếp than, như thế thì sá sùng khô nhanh và cho mẫu mã đẹp nhất, mỗi mẻ sấy khoảng 2 giờ đồng hồ", chị nói.
Theo lãnh đạo Hiệp hội, việc khai thác được nhiều hay ít tùy vào nhân công mỗi hộ gia đình, tuy nhiên một người trong chính vụ có thể bắt được trên dưới 2-3kg mỗi ngày. Trung bình trong tháng, các hộ thành viên khác thác được 200-300kg sá sùng tươi cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Thậm chí có gia đình chuyên thu mua để sấy bán hàng khô số lượng lớn có thể có doanh thu cả trăm triệu đồng.
Sá sùng sinh sống và phát triển nhiều nhất ở cùng biển Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TP HCM). Ngoài tên gọi sá sùng nhiều vùng còn gọi loài hải sản này là sâm đất. Bề ngoài sá sùng có màu nâu đỏ, nhìn qua rất dễ bị nhầm lẫn với con trùn đất. Tuy nhiên, trên thân loài này có xuất hiện những sợi vân nhỏ li ti.
Do có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau nên thời gian gần đây, sá sùng được nhiều người dân tìm mua. Tại Quan Lạn, ngoài bán cho các du khách trong và ngoài nước, loại đặc sản này chủ yếu bán cho các tiểu thương hoặc được xuất đi Trung Quốc.
Thành Tâm
Theo vnexpress
Cuộc sống nghèo khổ đến mức suốt 10 năm trời bà cố nhắm mắt nuốt cám để có sức cáng đáng gia đình. Vì tình yêu, người phụ nữ này đã làm tất cả mọi việc, để rồi giờ đây bà có thể mỉm cười khi thấy các con trưởng thành. Hạnh phúc đẫm lệ Người đàn bà đau khổ mà chúng tôi muốn nói đến là bà Tăng Thị Lộc (SN 1948, quê ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Bà Lộc sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em ở xã Diễn Hạnh. Sau này khi lớn lên, bà từ chối tất cả mọi lời tỏ tình của các chàng trai mà quyết định gắn phận mình với người đàn ông tật nguyền trở về từ chiến tranh. Chồng bà giờ đã mồ yên mả đẹp, nhưng mỗi khi nhớ lại, bà vẫn hằn in: “Chúng tôi quen nhau từ khi còn đi học. Thời đó, có một lần chân tôi bị bong gân, ông ấy đã cõng tôi 3km để về nhà, lúc đó đã thấy quý ông ấy rồi. Nhưng số phận trêu ngươi, trong một lần máy bay Mỹ trút bom khiến ông ấy bị thương rất nặng, cụt cả hai chân và một bàn tay. Nhưng tôi vẫn quyết tâm chọn lựa người đàn ông này. Khi tôi ngỏ ý muốn lấy làm chồng, ông ấy sốc lắm, cương quyết không chấp nhận vì sợ đời tôi sẽ khổ. Hồi đó, chính tôi đã cầu hôn ông ấy”. Gia đình nhà chồng cũng thuộc diện nghèo khó, đông anh em, vì vậy, đôi vợ chồng trẻ chỉ được bên nội chia cho miếng đất nhỏ xem như của hồi môn để dựng túp lều ở tạm. Chồng bị tật, mọi công việc đều một tay bà Lộc lo toan, gánh vác. Lấy chồng về bà mới thấm thía thế nào là nghèo, cơ cực và đói khát. Đã không ít lần bà rơi nước mắt khi vô tình nghe những lời bàn tán của dư luận: Ai bảo chảnh làm chi, không lấy chồng giàu, lại chọn cái thằng nghèo đói, bệnh tật, giờ thì sướng rồi nhé. Thử xem tình yêu của nó có nuôi sống nó không... Cuộc sống càng khó khăn hơn khi lần lượt những đứa con ra đời. Bốn lần sinh con nhưng bà không biết thế nào là kiêng kị, là tẩm bổ cho bà đẻ. Sinh xong được vài ngày, bà gửi con cho bà nội để đi làm thuê lấy tiền thuốc thang cho chồng và nuôi con. Nhiều năm trời, một mình bà chèo chống chăm sóc gia đình. Cứ mỗi đận bão về, bà Lộc lại phải vác thang trèo lên mái nhà, tìm mọi cách che chắn cho căn nhà xiêu vẹo của mình. Bà không nhớ biết bao lần, căn nhà bị bão đánh đổ, bà một mình đi dựng lại nhà. Có những mùa giáp hạt, bà phải nhắm mắt nuốt cám, ăn rau vặt trừ bữa, nhường phần cơm cho các con. Không đầu hàng số phận Bà Lộc kể, ngày xưa bà nổi tiếng là kẹt xỉn, chắc lép. Những người mẹ khác, đi chợ về mua bánh kẹo cho con ăn thoải mái, nhưng các con của tôi chưa bao giờ được ăn quà bánh đầy đủ. Là người mẹ, ai chẳng thương yêu con, muốn cho con được ăn uống đầy đủ, được bằng bạn, bằng bè, nhưng vì hoàn cảnh, tôi đành phải làm vậy. “Nhiều hôm nghe hàng xóm bàn bán to nhỏ tôi keo kiệt, không cho con cái ăn uống đàng hoàng, lòng tôi nhói đau. Đến giờ, tôi vẫn thấy ân hận vì lúc đó chưa một lần được cho các con ăn bánh no nê”, bà nói. Suốt nhiều năm trời bà không dám mua cho mình một cái áo mới. 4 đứa con của bà mỗi đứa cũng chỉ có một bộ quần áo, mặc hết năm này qua năm khác. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng nhờ sự thông minh vốn có, cộng với tính siêng năng, các em đều là những học sinh xuất sắc. Cả đời bà kiên trì nuôi con ăn học, chẳng sợ khổ, chẳng sợ khó và chưa bao giờ biết chùn bước, nhưng cũng có lần bà tưởng phải đầu hàng trước cái nghèo, cái khó của mình. Bà kể: “Năm con gái thứ 3 thi đỗ vào cấp 3, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì thấy con gái mình giỏi giang, lo vì lúc ấy 2 đứa con lớn đều đang học đại học ở Vinh. Một hôm, hai mẹ con đang đi làm ngoài đồng, tôi có nói với nó chuyện nghỉ học, nó cúi gằm mặt xuống rồi dạ lí nhí. Sau đó, nó xin phép về nhà trước vì hơi mệt. Nhìn dáng nó thất thểu bước đi giữa cánh đồng nắng chang chang, tôi nhìn theo con mà khóc nức nở. Dù thương nó, nhưng tôi biết sức mình không thể cáng đáng nổi. Đến khi hai anh chị của nó trong Vinh biết, bắt xe về nhà nói chuyện: “Mẹ hãy để cho em nó được đi học, khó khăn, cả gia đình cùng san sẻ, chúng con sẽ cố gắng tiết kiệm”. Rồi bà cũng quyết định cho tất cả mấy đứa ăn học tới cùng. Không ngại khó ngại khổ, bà chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học. Thời điểm đó, người ta chu cấp mỗi tháng cho con tiền trăm, tiền triệu nhưng với con bà chỉ được 50 nghìn tiền ăn/tháng. Mỗi ngày con của bà Lộc chỉ dám ăn 500 đồng tiền cơm, canh miễn phí. Chuyện bà Lộc gần chục năm ăn cám lợn, tích góp tiền nuôi chồng bệnh tật và 4 đứa con học đại học khiến nhiều người cảm phục. Nhưng khi nhắc đến chuyện này, bà chỉ cười hiền rồi nói: “Nghĩ đến các con, tôi cố gắng nuốt vào bụng cám thường ngày cho lợn ăn để lấy sức khỏe mà làm việc. Ơn trời, dù ăn uống kham khổ nhưng tôi vẫn đủ sức nuôi chồng, con. Nhưng có lẽ vì ăn cám mà giờ đây tôi bị bệnh đau dạ dày hành hạ”. Hiện nay, các con bà Lộc đã phương trưởng, công việc ổn định. Bản thân bà không còn phải vất vả như xưa nhưng hàng ngày bà vẫn giúp đứa con út chăm lo việc nhà. Thỉnh thoảng mấy đứa con sinh cháu, bà lại tất bật khăn gói đi chăm sóc. Hạnh phúc nhất của đời bà là được nhìn thấy con cái trưởng thành.
Mấy ngày nay, tại biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) rất nhiều tấn sò lông xô dạt vào bờ biển dày đặc. Người dân địa phương hồ hởi mang bao tải đi vớt “lộc trời”.
Hiện tượng sò lông dạt vào bờ dày đặc mấy ngày qua ở vùng biển Thạch Hà được người dân cho rằng đây là "lộc trời ban" sau sự cố môi trường kéo dài. Số lượng ước tính lên tới hàng chục tấn. Người dân mang dụng cụ hồ hởi ra biển vớt sò. Ngư dân Nguyễn Thị Lan (xã Thạch Hải) cho biết: Sò trôi dạt vào bờ biển không phải là hiện tượng lạ. Thường lệ, cứ vào tháng 11 âm lịch hàng năm, mỗi khi biển động, sò lông thường bị sóng cuốn vào bờ. Năm nay, số lượng sò dạt vào rất nhiều và người dân vui vẻ kéo nhau đi hốt "lộc trời" để đi bán kiếm thêm thu nhập.
"Rất bất ngờ, năm nay sò lông lại nhiều đến như vậy. Mỗi ngày gia đình tôi vớt lên được khoảng 6 tạ, chỗ thì để bán, chỗ còn lại để cho gia đình ăn. Rất ngon” - ngư dân Nguyễn Văn Tâm hồ hởi nói. Theo ghi nhận của PV Infonet, sò lông dạt vào bờ chất dày khoảng 6cm, trắng cả một bờ biển kéo dài. Sau khi vớt lên, người dân đưa lên bờ cách đó khoảng vài mét, dùng các dụng cụ sơ chế ngay tại chỗ. Gia đình bà Trần Thị Hương đã huy động cả 3 người trong gia đình đưa thau, xô chậu ra bãi biển Quỳnh Viên vớt mỗi ngày được 5-7 tạ sò lông, sau đó đưa lên rửa sạch và sơ chế ngay tại bãi biển bán cho các nhà hàng.
Sò lông là món hải sản ngon, bổ nên gia đình dành ăn dần, còn một ít đem bán. Giá sò lông bán ra thị trường dao động từ 20.000-30.000 đồng/kg - bà Hường cho biết. Năm nay, số lượng rất nhiều, người dân vui vẻ kéo nhau đi hốt "lộc trời" để đi bán kiếm thêm thu nhập. Ngày 20/12, ông Nguyễn Hải Lý, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cho biết: “Sò lông còn sống trôi dạt vào bờ, ghi nhận tại bãi biển Thạch Hải mấy ngày qua là hiện tượng tự nhiên bình thường. Sò lông là hải sản có giá trị kinh tế cao nên người dân ở đây rất vui mừng và họ nói đây là “lộc biển” ban tặng. Những năm trước có gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ sò lông dạt vào bờ này.”
Ông Nguyễn Viết Nhật, Phó Phòng NNPTNT huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết: “Hiện tượng sò dạt vào bờ biển cũng thường xảy ra. Nhưng thời điểm này sò dạt vào bờ nhiều và còn sống nên người dân hồ hởi ra vớt về bán. Đây là hải sản sống ở tầng đáy cho thấy môi trường biển đã thật sự ổn định. Tuy nhiên, để an toàn cho người sử dụng phòng nông nghiệp sẽ phối hợp với cơ quan y tế xuống lấy mẫu kiểm tra giúp người dân yên tâm sử dụng “lộc biển” này”, ông Nhật cho biết.
(Theo Mỹ Hoa - Infonet)
Cá hô - một giống cá quý hiếm của sông Mê Kông. Đây là loài thủy đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, ít bệnh, tăng trọng khá và giúp nhiều người dân miền Tây thu lãi cao. Cá hô - đối tượng thủy sản có giá trị cao Ảnh: PTC Đặc điểm sinh học Cá hô thuộc họ cá chép Cyprinidae và có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Phần trước thân của cá hơi tròn và cao, phần sau dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to, đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu lõm xuống; cá không có râu, khe mang rộng, thân phủ vảy tròn to; Đầu và lưng có màu nâu xám hoặc ánh xanh, nhạt dần xuống bụng trắng bạc; Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen. Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Chúng phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (phân bố ở Châu Đốc, sông Mê Kông). Người ta đã bắt được cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 300 kg; ở Việt Nam thỉnh thoảng đánh bắt được cá hô loại 100 - 200 kg. Cá hô là loài ăn tạp, thức ăn của chúng có thể là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh… Cho lãi lớn Cá hô tuy là loài quý hiếm, trước đây cá chủ yếu là đánh bắt nhưng thời gian gần đây người dân ở miền Tây đã nuôi rất thành công giống cá này trong ao. Cá có thể trọng lớn, thịt thơm ngon, vị ngọt và dai nên rất được ưu chuộng trên thị trường và được các nhà hàng lớn thu mua. Cá hô đạt 4 - 6 kg/con trên thị trường có giá khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 - 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên. Từ năm 2005, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá quý này tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi cá hô phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang... Cá hô có thể nuôi đơn trong ao, lồng bè, đăng quầng. Với tốc độ tăng trọng 2 - 3 kg/năm, chúng có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 - 4 con/m2; ngoài ra, còn có thể thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Ở miền Nam, cá hô có thể thả nuôi quanh năm do khí hậu ấm áp, cá phát triển tốt. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.
Theo Hà Châu - Nguồn Thủy sản Việt Nam
(Thủy sản Việt Nam) - Thông tin mới nhất từ Công ty TNHH PHARMAQ Việt Nam cho biết, sản phẩm vaccine ALPHA JECT ® Panga 2 (dành cho cá tra) của Công ty đã chính thức được cấp phép lưu hành. Đây được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Vaccine này đã được Cục Thú y cấp phép và sẽ đến tay khách hàng vào đầu năm 2017. Trước đó, vaccine này đã nhận được giấy phép lưu hành từ Cục Thú y vào ngày 5/12/2016. Đây là loại vaccine ngừa bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila, là những loại vi khuẩn gây tổn thất lớn cho việc nuôi cá tra trong nước. Được biết, ALPHA JECT® Panga 2 là vaccine tiêm giúp bảo hộ cá khỏi các bệnh chủ yếu. Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ và Aeromonas hydrophila gây bệnh phù đầu xuất huyết. Những bệnh này xảy ra trong suốt quy trình nuôi, dẫn đến tỷ lệ chết cao và thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó, tiêm vaccine là một bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát 2 bệnh trên, đồng thời giúp hạn chế sử dụng kháng sinh. Dự kiến, thời gian tới, PHARMAQ sẽ tiếp tục định hướng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản của Việt Nam bằng các giải pháp quản lý sức khỏe tiên tiến trong lĩnh vực phòng và kiểm soát dịch bệnh, nhằm hướng tới sản xuất cá tra ổn định.
Mai Anh
Khô cá lãi được làm từ những con cá lại sống ở biển với vị ngọt ngọt bùi bùi lạ lẫm khác với các loài cá khô khác. Hãy thử mua 1 kg khô cá lãi về thưởng thức, đảm bảo bạn sẽ mê ngay cái vị của loài cá khô này. Mua khô cá lãi ở đâu tại tpHCM hiện nay
Nhiều người hẳn có lẽ nghe đến cái tên "cá lãi" còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên, đây là một loại cá ở biển khá quen thuộc với các ngư dân miền biển. Nhiều người khi đã thưởng thức một lần không thể nào ngưng được sự thích thú và thường tìm mua khô cá lãi lần 2, lần 3,... Cá lãi là cá biển, có thân hình tròn như chiếc đũa và khá dài. Tuy có thân hình không được bắt mắt nhưng một khi đã thử một lần, bạn sẽ không quên được hương vị đó.
Hiện nay, tại TpHCM, công ty hải sản Ông Giàu đang có bán khô cá lãi với quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, là cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nên quý khách hàng có thể an tâm khi đến mua khô cá lãi tại đây. Công ty làm việc dựa trên uy tín nên luôn muốn mang đến cho khách hàng của mình những mặt hàng tốt nhất. Với vị vừa bùi vừa mặn, khô cá lãi đang dần trở thành món khô cá được nhiều thực khách biết đến. Giá khô cá lãi tại tphcm bao nhiêu tiền 1 kg
Với khô cá lãi, bạn có thể chế biến món ăn ngon nhất đó là chiên giòn. Bạn sẽ cảm nhận được vị giòn tan khi nếm từng con cá khô được chiên với dầu, vừa giòn, vừa bùi, vừa ngót ngót. Đó sẽ là hương vị chính xác của khô cá lãi khi bạn mua về thưởng thức. Giá khô cá lãi hiện nay: 180.000 đ/kg Quy cách: Cá lãi khô đóng gói hút chân không Đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời giành cho những ai yêu các món ăn giòn giòn beo béo. Một điều mách nhỏ cho bạn để món ăn thêm ngon miệng: khô cá lãi chiên giòn hãy chấm với nước mắm me hoặc có thể thay bằng tương ớt đều ngon. Cá lãi chứa nhiều chất bổ như canxi, vitamin, sắt,...nên khô cá lãi không chỉ là món ăn ngon mà còn là thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể.
Đừng bỏ lỡ cá lãi khô, hãy đặt hàng mua khô cá lãi tại tphcm ngay của hải sản Ông Giàu. Công ty có dịch vụ giao hàng tận nơi tiện lợi cho quý khách hàng. Nếu bạn mua với số lượng lớn sẽ được ưu đãi cao. Chúc quý khách có những món ăn ngon bên gia đình, bạn bè, người thân với khô cá lãi.
Cô gái trẻ SN 1993 Phan Thanh Bảo Ngọc năm 11 tuổi đã theo bà nội quy y cửa Phật, từ đó pháp danh Tuệ Nghi ra đời và trở thành tên gọi thường xuyên của Bảo Ngọc. Cô hiện là Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Nghi Phong, cựu Chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận ABW. Bên cạnh đó cô còn là diễn giả viết sách nổi tiếng được nhiều bạn trẻ trong ngành kinh doanh yêu thích. Mang phong thái của một doanh nhân thành đạt nhưng khi kể về những câu chuyện cuộc đời, Tuệ Nghi trở nên khác hẳn, đó là câu chuyện của một người phụ nữ từng trải qua những biến cố đau thương trong cuộc đời. Tuổi thơ không trọn vẹn Trong kí ức của Tuệ Nghi, gia đình cô không có những tháng ngày hạnh phúc. Năm 7 tuổi, người phụ nữ thứ 3 xuất hiện khiến hôn nhân cha mẹ cô đổ vỡ. Với suy nghĩ của đứa trẻ đang lớn, Tuệ Nghi cho rằng ba là một người xấu xa và xứng đáng nhận sự hành hạ của cô. Cô tìm mọi cách dằn vặt và rời xa ba của cô mặc dù thâm tâm cô luôn mong cha mẹ trở về bên nhau. Năm cô 13 tuổi, cú sốc về cái chết của ba cô khiến cả hai mẹ con mất phương hướng. Nỗi đau tinh thần cùng sự đổ bể làm ăn của mẹ Nghi khiến hai mẹ con càng trở nên khốn khó. Năm 2008, hai mẹ con cô dắt díu nhau vào Sài Gòn để bắt đầu một cuộc sống khác. Trắng tay khi đặt chân tới Sài Gòn Lần đầu tiên đặt chân tới Tp. Hồ Chí Minh, hai mẹ con cô bị một công ty “ma” nhắm làm đối tượng để lừa đảo. Sự non nớt, cả tin của hai mẹ con khiến số tài sản duy nhất mang theo cũng bị lừa sạch. Nghi và mẹ trắng tay. Nhưng bản lĩnh không cho Nghi gục ngã, cô nhanh chóng tỉnh táo nhận ra và đứng lên sau những khó khăn. Cô đi học lại và chấp nhận làm thêm mọi công việc để kiếm tiền. Từng phát tờ rơi, bán hàng, ngủ lê bên những sạp hàng ngoài chợ song chính khó khăn đó lại là những bài học kinh nghiệm cho Tuệ Nghi sau này. Khởi nghiệp May mắn mỉm cười với cô gái trẻ khi cô nhận được sự giúp đỡ của một người phụ nữ ở chính khu chợ cô hay lang thang. Sự giúp đỡ đó chính thức giúp Nghi đến với kinh doanh. Số tiền lãi sau lần buôn bán điện thoại đầu tiên mang lại niềm hi vọng cho Nghi. Cùng thời điểm đó, qua một người bạn buôn lụa, Nghi cũng mày mò học hỏi tìm hướng bỏ mối cho các đại lý bán lẻ, rồi tìm cách xuất khẩu qua các hình thức thương mại điện tử. Công việc này đã mang lại cho Nghi một nguồn thu đáng kể. Năm 2009, với óc quan sát nhạy bén, Nghi nhận ra khoảng trống của thị trường bất động sản, với máu kinh doanh, sự liều lĩnh, linh hoạt, cùng sự giúp đỡ của người thân, Nghi đầu tư tiền vào phân khúc nhà thu nhập thấp cho người lao động. Số tiền đầu tư không nhiều nhưng mang lại nguồn lợi lớn cho cô. Sau 3 năm lăn lộn ở Sài Gòn, nền kinh tế chung bắt đầu rơi vào khủng hoảng, cô cùng mẹ trở về Nha Trang dùng số vốn có được đầu tư vào kinh doanh khách sạn. Ngoài ra, cô còn kinh doanh thêm yến sào, đặc sản của Nha Trang, rồi bán linh kiện điện tử…Con đường kinh doanh của cô gái 9x chính thức đi vào bài bản. Kết hôn ở tuổi 19 20 tuổi, xinh đẹp tài năng và trẻ trung, xong Tuệ Nghi đã tìm được bến đỗ hạnh phúc khi cô tròn 19 tuổi. Vẻ cuốn hút của Nghi đã khiến nhiều anh chàng điêu đứng trong một khóa đào tạo ngắn hạn giám đốc điều hành (CEO Master), nhưng Nghi lại lựa chọn chàng trai xuất thân trong gia đình theo nghề giáo tại Huế. Chồng cô làm trong ngành quản lí dự án, hiện chồng cô đang làm nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ. Chia sẻ với báo chí, Tuệ Nghi nói: “Khi còn học chung lớp CEO Master, cánh đàn ông trong lớp gần như ai cũng chú ý đến em, ngoại trừ “cậu ấy”, đó chính là điều khác biệt khiến Nghi lựa chọn người chồng hiện tại. Hiện tại, hai người có một cuộc sống hạnh phúc tại một căn hộ tại Q.7. Người phụ nữ thành đạt, tự lập Cô bé phát tờ rơi ngày nào đã chính thức trở thành nữ doanh nhân với hàng chục dự án bất động sản du lịch resort cao cấp có giá trị hàng trăm triệu đô trải dài khắp cả nước, từ TP.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang đến Đà Nẵng, Cửa Lò (Nghệ An), Lai Châu… Những dự án tiêu biểu tại Việt Nam mà các chuyên gia của Công ty Nghi Phong đã từng tham gia quản lý phát triển dự án, cài đặt trước khai trương, quản lý vận hành, hay tư vấn tiếp thị và bán hàng như Lagi Resort & Spa (Bình Thuận), khách sạn Imperial (Vũng Tàu), Furama Resort Hồ Cốc – Vũng Tàu, Ocean Park Resort Lăng Cô, Best Western Hòn Tằm (Nha Trang), Best Western (Lào Cai)… Trong năm 2014, Tuệ Nghi được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình và thanh niên toàn cầu tổ chức tại bang Texas, Mỹ và đang được đề cử vào Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu tại Paris (Pháp) vào tháng 6.2014. Tuệ Nghi đã trở thành một gương mặt quen thuộc trong giới kinh doanh, trở thành nhà viết sách, diễn giả được nhiều bạn trẻ mến mộ nhưng cô cũng khẳng định, cô còn rất trẻ và sẽ cố gắng hết mình để “phấn đấu cho mình và cho người khác”.
(Theo Xã Hội)
Hiện nay, nhu cầu nuôi cá tai tượng làm cảnh đang ngày một tăng cao khi đời sống con người ngày một phát triển hơn. Nhu cầu về làm đẹp cho ngôi nhà, cho nơi làm việc càng lớn. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa phân biệt được các loại cá tai tượng làm cảnh nuôi. Sau đây giới thiệu đến các bạn các loại cá tai tượng nuôi làm cảnh phổ biến hiện nay.
Các loại cá tai tượng nuôi làm cảnh
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cá tai tượng được ưa chuộng nuôi làm cảnh như: Cá tai tượng heo lửa màu trắng đỏ, cá tai tượng đen, cá tai tượng thường,... Đây là loại cá có thể thích nghi rất tốt với các loại môi trường và khá dễ nuôi. Hình dáng cá tai tượng tạo cảm giác sung túc, đầy đặn với phần đầu lớn và càng dẹp hơn về đuôi. Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai. Chúng thường sống ở các vùng ao hồ, đầm nước ngọt cá và vì có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở vùng nước thiếu oxy rất tốt. Ngoài ra, còn một loại cá tai tượng đặc biệt nữa đó là loại cá tai tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá heo lửa có nguồn gốc được nhập nội từ thập niên 60 và hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước. Bởi đặc điểm hình dáng đẹp đẽ nên đây là loại cá tai tượng được được ưa chuộng nuôi làm cảnh nhiều nhất hiện nay. Kỹ thuật nuôi cá tai tượng làm cảnh
Nuôi cá tai tượng làm cảnh không khó, cái khó là cách chăm sóc. Sau đây là một số thông số kỹ thuật để nuôi cá tai tượng cảnh: - Thể tích bể để nuôi (L):300 (L) - Hình thức nuôi: Nuôi đơn, không nuôi ghép - Yêu cầu ánh sáng: Vừa phải - Yêu cầu lọc nước: Ít - Yêu cầu sục khí: Ít (Vì cá tai tượng có cơ quan hô hấp nên không cần sục khí oxi quá nhiều) - Chi tiết kỹ thuật nuôi cá tai tượng làm cảnh: - Yêu cầu chiều dài bể: 120 cm - Yêu cầu thiết kế bể: Bể chỉ cần trang trí đơn giản với nền đáy bằng cách sỏi hay cát, không trồng cây thủy sinh vì cá hay đào bới sẽ phá hư cây. Bể cần thêm phần nắp đậy để tránh cá có thể nhảy ra ngoài. Các loại cá tai tương nuôi làm cảnh chỉ nên nuôi riêng vì khi trưởng thành cá thường rất dữ. - Cách chăm sóc: Cá tai tượng rất dễ nuôi vì chúng vốn khá khỏe và chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. - Thức ăn cho cá tai tượng cảnh: Cá loại cá con, giáp xác, côn trùng, trùng chỉ, thức ăn viên,.v..v Cá tai tượng nuôi cảnh đã dần trở thành thú chơi tao nhã của các nhà nuôi cá cảnh. Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về cá tai tượng nuôi cảnh. Mọi thắc mắc về hồ cá, bể cá, hay nuôi cá, các bạn có thể truy cập vào website: http://hocahaisan.com/ và liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí.