Nữ Doanh Nhân Báo Mất 26 Tỷ Đồng Trong Tài Khoản Ngân Hàng

Ước tính số dư tài khoản công ty khoảng 26 tỷ đồng, song khi tới ngân hàng rút tiền, nữ giám đốc được báo tiền còn lại chỉ vài trăm nghìn đồng.

Bà Trần Thị Thanh Xuân – Giám đốc Công ty Quang Huân cho biết, công ty bà có trụ sở ở Củ Chi, TP HCM chuyên mua bán nông sản. Từ cuối tháng 3/2015, công ty có mở tài khoản tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Trong mùa mua bán nông sản, khách hàng thanh toán tiền vào tài khoản này ước tính khoảng 26 tỷ đồng.

Cuối vụ (tầm tháng 7/2015), bà Xuân đến rút tiền thì nhận thấy 26 tỷ đồng trong tài khoản nêu trên đã biến mất, chỉ còn lại vài trăm nghìn đồng. Khi yêu cầu kiểm tra tài khoản thì bà được nhân viên ngân hàng yêu cầu làm thủ tục đổi chữ ký, vì cho biết chữ ký của bà không giống với các giao dịch trước đây.

Séc là một tờ lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

Xem sao kê tài khoản sau đó, bà thấy xuất hiện các giao dịch “rút, chuyển” liên tục từ số tiền khách thanh toán chuyển vào. Việc ký séc, chi séc cũng diễn ra liên tiếp trong khi bà chưa hề mua séc lần nào. Sau khi kiểm tra lại thì thấy trong bản sao kê ghi rõ người mua séc của công ty bà là một nhân viên VPBank Đoàn Thị Thúy Hằng và người rút séc là chồng bà Hằng (Nguyễn Huy Nhựt) cùng 2 người khác là Đỗ Đình Bảo, Phạm Văn Trinh. Trong đó, Phạm Văn Trinh chính là Kế toán trưởng Công ty Quang Huân.

nu-doanh-nhan-bao-mat-26-ty-dong-trong-tai-khoan-ngan-hang

Giấy đề nghị nhượng séc ghi rõ người mua séc của công ty bà Xuân là nhân viên VPBank – Đoàn Thị Thúy Hằng.

Điều mà bà Xuân thắc mắc là khi mở tài khoản, bà có đăng ký thông báo giao dịch mobile banking vào số điện thoại cá nhân. Trong sao kê tài khoản cũng thể hiện ngân hàng thu phí mobile banking đầy đủ, nhưng bà không nhận được bất kỳ tin nhắn nào về các giao dịch trên.

Bà Xuân phản ánh đã yêu cầu ngân hàng làm rõ việc nhân viên nhà băng Đoàn Thị Thúy Hằng đứng tên mua séc của công ty bà và tiếp tay cho các giao dịch nêu trên nhưng không được hợp tác với lý do nhân viên đã nghỉ việc. Do đó, vị giám đốc này đã gửi đơn tố giác đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP HCM từ tháng 9/2015 nhờ can thiệp, tuy nhiên đến nay vụ việc vẫn chưa có kết quả.

Ngoài ra, bà Xuân cho biết phía ngân hàng đã cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mở tài khoản (bản photo) có chữ ký ghi tên Trần Thị Thanh Xuân – Giám đốc Công ty Quang Huân nhưng chữ ký lại là của Phạm Văn Trinh. Trong hồ sơ, tất cả chữ viết đều không phải của bà Xuân, nên theo bà khả năng đó là hồ sơ giả do nhân viên ngân hàng tên Hằng cùng chồng và Phạm Văn Trinh câu kết tạo ra. Bà Xuân cũng cung cấp các chữ ký và chữ viết trước đây của Phạm Văn Trinh tại các phòng công chứng, cơ quan thuế để đối chiếu thì đúng đó là chữ ký và chữ viết của Trinh nhưng lại ghi tên giám đốc Trần Thị Thanh Xuân.

Trao đổi với báo chí về vụ việc, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank xác nhận đã mở tài khoản thanh toán nêu trên cho Công ty Quang Huân ngày 28/3/2015. Việc này dựa trên cơ sở đơn mở tài khoản, mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản và các hồ sơ, tài liệu kèm theo của Công ty Quang Huân gửi tới ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi mở tài khoản, công ty này đã sử dụng để thực hiện các giao dịch nhận và chuyển tiền cho đối tác.

Đến ngày 19/10/2015, nhà băng đã nhận được đơn tố cáo của cá nhân bà Trần Thị Thanh Xuân với nội dung cho rằng ông Phạm Văn Trinh và một số cán bộ, nhân viên của VPBank câu kết, thông đồng làm thiệt hại của công ty số tiền 11,3 tỷ đồng, tức là khác với con số khoảng 26 tỷ mà bà Xuân phản ánh gần đây.

nu-doanh-nhan-bao-mat-26-ty-dong-trong-tai-khoan-ngan-hang-1

Chữ ký và chữ viết của Phạm Văn Trinh tại phòng công chứng trùng với chữ ký mang tên Giám đốc Trần Thị Thanh Xuân trong tờ séc.

VPBank cho biết đã lập tức kiểm tra hồ sơ mở tài khoản, làm việc với các cá nhân có liên quan, ông Phạm Văn Trinh (và luật sư đại diện của ông Trinh), cũng như trao đổi, làm việc trực tiếp với bà Xuân vào ngày 30/10/2015. Các cá nhân này đều phủ nhận nội dung tố cáo của bà Xuân và yêu cầu đối chất với bà để làm rõ. Ngân hàng sau đó mời bà Xuân làm việc nhằm tạo cơ hội đối chất nhưng bà Xuân không phối hợp và trả lời đã gửi đơn cho các cơ quan công an điều tra.

Ngân hàng khẳng định sau đó cũng đã hướng dẫn bà Xuân nhân danh Công ty Quang Huân thực hiện khiếu nại theo đúng quy định, làm cơ sở cho ngân hàng thực hiện giải quyết khiếu nại. “Những nội dung này đều được thể hiện tại thông báo phúc đáp đơn thư tố cáo của bà Xuân cũng như trong báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước vào ngày 23/11/2015. Ngoài ra, ngân hàng đang tiến hành phối hợp cung cấp hồ sơ theo các văn bản của PC46 gửi ngày 25/7/2016 và ngày 1/8/2016”, VPBank cho biết.

Nhà băng này cho rằng qua kiểm tra, các chứng từ giao dịch tài khoản của Công ty Quang Huân như chuyển khoản, rút tiền, mua séc… đều được thực hiện ký, đóng dấu bởi đại diện theo pháp luật của Công ty Quang Huân với chữ ký, con dấu khớp đúng với chữ ký, con dấu được đăng ký mẫu với VPBank tại đơn đăng ký mở tài khoản của công ty.

Liên quan đến tin nhắn thông báo giao dịch, VPBank khẳng định, các giao dịch, biến động số dư đều được ngân hàng gửi tin nhắn SMS đầy đủ đến số điện thoại Công ty Quang Huân đã đăng ký (số điện thoại này đã được VPBank xác minh chính là số điện thoại bà Trần Thị Thanh Xuân – chủ tài khoản và người đại diện pháp luật Công ty Quang Huân đang sử dụng).

Ngoài ra, VPBank cho rằng đây là vụ việc có dấu hiệu hình sự và cần cơ quan điều tra vào cuộc xác minh, làm rõ. Hiện PC46 – Công an TP HCM đang trực tiếp điều tra, xác minh vụ việc. “Chúng tôi cũng mong cơ quan điều tra nhanh chóng đưa ra kết luận rõ ràng về vụ việc, khi đó ngân hàng sẽ thông tin đầy đủ và luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo đúng quy định pháp luật”, ngân hàng này nhấn mạnh.

( Theo VnExpress)

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Nữ Doanh Nhân Báo Mất 26 Tỷ Đồng Trong Tài Khoản Ngân Hàng tại chuyên mục Tin Tức, trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2368 / Xu hướng 2398 / Tổng 2428 Nữ doanh nhân báo mất 26 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng

Vụ mất nửa tỷ trong tài khoản: Vietcombank tiếp tục lên tiếng

Tối ngày 15/8, Vietcombank bất ngờ phát đi thông tin tiếp về việc khách hàng bị mất 500 triệu sau 1 đêm. Trong thông báo, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khẳng định, việc khách hàng Hoàng Thị Na Hương của (Vietcombank) bị mất tiền từ tài khoản với số tiền tổng cộng 500 triệu đồng (đã kịp khoanh giữ ngay 300 triệu đồng và hoàn trả cho khách hàng) là sự việc xảy ra ngoài mong muốn của khách hàng cũng như của ngân hàng. “Ngay sau vụ việc này xảy ra, Vietcombank đã khẩn trương và nghiêm túc thực hiện rà soát tổng thể và khẳng định hệ thống thanh toán của Vietcombank vẫn đảm bảo an toàn. Trong những ngày này Vietcombank và khách hàng Hoàng Thị Na Hương vẫn đang tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra để nhanh chóng tìm nguyên nhân thực sự, truy tìm tội phạm và tập trung thu hồi tài sản cho khách hàng”, ngân hàng này cho hay. Trong trường hợp nguyên nhân được xác định không phải do lỗi của khách hàng, Vietcombank khẳng định quyền lợi của khách hàng tại Vietcombank hoàn toàn được bảo vệ. Để loại trừ triệt để việc kẻ gian lấy cắp thông tin, mật khẩu và tiền trong tài khoản của khách hàng như đã xảy ra với khách hàng Hoàng Thị Na Hương, Vietcombank đã triển khai ngay các thay đổi về chính sách cung cấp dịch vụ bao gồm: Điều chỉnh hạn mức chuyển tiền trên Internet banking;  Áp dụng phương thức kích hoạt dịch vụ Smart OTP thông qua việc đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng. Đồng thời tiếp tục tăng cường khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác bảo mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch ngân hàng. Trong thông báo, Vietcombank cũng mong muốn khách hàng lưu tâm đặc biệt đến những khuyến cáo, cảnh báo của ngân hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Khi có dấu hiệu giả mạo hoặc giao dịch bất thường, khách hàng nên ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp. "Chúng tôi cam kết về trách nhiệm của mình trong việc cung cấp dịch vụ an toàn và bảo mật cho khách hàng cũng như luôn đồng hành cùng khách hàng trong mọi tình huống cần thiết vì lợi ích chính đáng của khách hàng”, thông cáo của Vietcombank viết. Trước đó, trong thông cáo báo chí phát đi ngày 12/8, ngân hàng này cho biết, trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, ngân hàng này cho biết có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa http chỉ //creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 03 rạng sáng ngày 04/8/2016. Các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng. Đây là các giao dịch chuyển khoản sang ngân hàng khác, chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank. Tại buổi làm việc, đại diện Vietcombank đã hướng dẫn cho khách hàng tự  kiểm tra lại máy điện thoại cá nhân và phát hiện ra địa chỉ trang web giả mạo vẫn lưu trên máy của khách hàng. Việc mất tiền trong tài khoản xảy ra bởi khách hàng bị đánh cắp thông tin tài khoản do trước đó đã truy cập và khai báo thông tin trên đường link giả mạo website của ngân hàng như trên. Trao đổi với PV Infonet, ông Ngô Việt Khôi - chuyên gia độc lập về an toàn thông tin, nguyên Giám đốc TrendMicro Việt Nam cho rằng “Không thể nói rằng trong trường hợp này khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro. Trong một quy trình có rất nhiều bước, các chuyên gia sẽ có cách để vẽ lại toàn bộ quá trình giao dịch, từ đó xác định hacker bắt đầu lấy thông tin từ bước nào. Người dùng sai từ bước nào sẽ phải chịu trách nhiệm từ khâu đó, còn khâu nào ngân hàng sai thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm từ khâu đó. Đến lúc đó mới có thể kết luận đúng sai,” ông Ngô Việt Khôi nói. Theo Diệu Thùy (Infonet)

Tiền trong tài khoản liên tục “bốc hơi”

Liên tiếp các vụ chủ thẻ tín dụng, chủ thẻ ATM bỗng dưng mất tiền trong tài khoản đang đặt ra vấn đề khẩn trương tăng cường bảo mật từ các ngân hàng thương mại Ngày 28-8, chị Mai Ngọc Lan (ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) phản ánh đến Báo Người Lao Động về việc mất hơn 12 triệu đồng trong tài khoản thẻ ghi nợ quốc tế khi thẻ này vẫn còn trong ví của chị. Phần lớn bị rút tiền ở nước ngoài Theo chị Lan, khoảng 3 giờ 30 phút ngày 8-7, thấy điện thoại liên tục báo tin nhắn nhưng do đang ngủ nên chị không quan tâm. Đến 5 giờ 30 phút, thấy tin nhắn dồn dập, chị mở điện thoại xem thì giật mình khi có tới 14 tin thông báo tài khoản bị trừ tiền. Lập tức, chị Lan điện thoại đến tổng đài của ngân hàng (NH) cổ phần có hội sở tại Hà Nội, nơi chị mở thẻ, để yêu cầu khóa tài khoản. Trong lúc nói chuyện với nhân viên tổng đài, tài khoản của chị tiếp tục bị trừ tiền tổng cộng hơn 12 triệu đồng. Các giao dịch phát sinh chủ yếu để nạp tiền điện thoại, mua thẻ game… Sau một tháng tra soát, NH mở thẻ phản hồi và chỉ hoàn trả cho chị Lan hơn 1,5 triệu đồng, số tiền hơn 3 triệu đồng còn lại là giao dịch không thành công. Như vậy, chị mất hơn 7 triệu đồng, NH không bồi thường với lý do đối tác từ chối hoàn trả. “Số tiền hơn 7 triệu đồng không lớn nhưng trách nhiệm của NH ở đâu trong vụ này?” - chị Lan bức xúc. Khách hàng cần cẩn trọng trong giao dịch trực tuyến khi tội phạm mạng ngày càng tinh vi Ảnh: HOÀNG TRIỀU Mới đây, đại diện NH này cho biết đang tra soát lại vụ việc để xử lý theo hướng bảo đảm quyền lợi của khách hàng. Trong khi đó, sáng 16-8, anh Vũ Thành Phương (ngụ quận 9, TP HCM) bất ngờ khi thấy điện thoại có đến 14 tin nhắn thông báo trừ tiền trong tài khoản thẻ MasterCard Debit của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Tổng số tiền bị trừ cho các giao dịch trong thẻ phát sinh tại Nhật lên tới 17 triệu đồng. Từ tin nhắn thứ 11 trở đi, giao dịch không thành công do thẻ đã hết hạn mức. Lập tức, anh Phương gọi điện cho Vietcombank yêu cầu khóa thẻ. “Tôi là người cẩn thận nên không truy cập các trang web giả mạo, cũng không mua vé máy bay trên website của Vietnam Airlines. Khi cần thanh toán trực tuyến, tôi đều vào website của Vietcombank nhưng không hiểu sao vẫn bị mất tiền” - anh Phương lo lắng. Đến ngày 28-8, anh Phương cho biết đã thỏa thuận xong hướng xử lý với Vietcombank. Tuy nhiên, anh vẫn thấy bất an và khuyến cáo những chủ thẻ khác cẩn trọng khi giao dịch. Mới đây, anh Trương Đức Anh (ngụ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), chủ thẻ tín dụng Visa Credit Card mở tại NH ANZ, cũng phát hoảng khi nhận được 11 tin nhắn thông báo giao dịch với tổng số tiền hơn 30,9 triệu đồng. Cụ thể, khoảng 12 giờ 30 phút ngày 21-8, anh liên tiếp nhận được tin nhắn từ NH ANZ thông báo giao dịch thành công trên các trang mua sắm điện tử. Thấy bất thường, chủ thẻ lập tức gọi NH yêu cầu khóa tài khoản nhưng trong lúc này vẫn có thêm giao dịch khác được hoàn thành với tổng số tiền bị trừ 30,997 triệu đồng trong 14 phút. Sau khi khách hàng khiếu nại, NH ANZ cho biết phải tra soát trong 120 ngày theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế VISA. Theo đại diện ANZ, các giao dịch trong thẻ tín dụng của anh Đức Anh đã được khoanh giữ lại và NH đang xử lý theo hướng bảo đảm quyền lợi cho chủ thẻ. Cần nâng cấp quy trình bảo mật Dồn dập các vụ chủ tài khoản mất tiền dù không giao dịch đang gây tâm lý lo lắng khi thanh toán qua mạng, giao dịch trực tuyến… Theo nhiều NH, hiện tượng gian lận, lừa đảo liên quan đến giao dịch tài chính cá nhân xuất hiện nhiều ở Việt Nam gần đây không phải mới. Ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ và các nước châu Âu, các vụ việc tương tự cũng xảy ra với nhiều chiêu trò khác nhau và ngày càng tinh vi. Do đó, thời gian qua, các NH thương mại đã tăng cường cảnh báo, khuyến cáo khách hàng cần bảo mật thông tin thẻ, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã xác thực OTP và không truy cập các trang web giả mạo. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia tài chính, bên cạnh việc khuyến cáo khách hàng, các NH cũng cần tăng cường nâng cấp quy trình bảo mật để phòng ngừa tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi. Lãnh đạo một NH cổ phần lớn tại TP HCM cho biết tình trạng gian lận trong các giao dịch thẻ, qua NH điện tử không mới nhưng các NH cần đánh giá đúng tình hình trong từng thời điểm để có giải pháp bảo mật hiệu quả. Chẳng hạn, có giai đoạn Malaysia từ chối thanh toán bằng thẻ Visa phát hành tại Việt Nam do các đối tượng đánh cắp thông tin tài khoản đang nhắm vào thị trường này. Hằng tuần, các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master… đều có cảnh báo về xu hướng của tội phạm gian lận thẻ cho từng khu vực, từng quốc gia. Các NH ở Việt Nam cần quan tâm đến thông tin này để kịp thời cảnh báo cho khách hàng của mình, bên cạnh việc tăng cường bảo mật. Phó tổng giám đốc một NH cổ phần quy mô lớn nhìn nhận dù đầu tư rất nhiều cho hệ thống NH lõi (core banking), Mobile Banking và Internet Banking nhưng liên tiếp những sự cố mất tiền trong tài khoản ở cả thẻ ATM lẫn thẻ tín dụng cho thấy các NH cần rà soát lại quy trình bảo mật của mình. “Ngay sau một số tài khoản bị mất tiền gần đây, tôi đã yêu cầu nhân viên rà soát lại toàn bộ quy trình bảo mật cho các giao dịch trên máy ATM, giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking. Đặc biệt, chúng tôi đang nghiên cứu thêm nhận diện bằng hình ảnh khi khách hàng truy cập trên Internet Banking để gia tăng bảo mật” - vị phó tổng giám đốc NH này cho biết. Trước đó, Cục Công nghệ tin học - NH Nhà nước cũng yêu cầu các NH thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải giám sát chặt chẽ các giao dịch trực tuyến, kịp thời phát hiện giao dịch nghi ngờ nhằm chủ động ngăn chặn và cảnh báo cho khách hàng. Đồng thời, yêu cầu các NH thương mại rà soát, kiểm tra hệ thống công nghệ thông tin, nhất là những hệ thống cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên mạng, kịp thời phát hiện các lỗ hổng bảo mật, các truy nhập trái phép. Đừng để khách hàng mất niềm tin Lãnh đạo một NH thương mại cho biết sau các vụ khách hàng mất tiền gần đây, ngoài tăng cường bảo mật, ông đã yêu cầu nhân viên rà soát lại quy trình ứng xử với khách hàng. Theo ông, trong bối cảnh niềm tin của khách hàng đang suy giảm, nếu nhân viên NH ứng xử không khéo léo, giải quyết khiếu nại không thỏa đáng sẽ làm cho họ thêm bất an Theo Thái Phương (Người lao động)

Start-up chả cá Nhật từ nguyên liệu Việt của nữ doanh nhân

Thất bại liên tiếp trong suốt 9 tháng đầu nhưng chị Nguyễn Thu Hồng vẫn không nản chí trước khi thành công với sản phẩm chả cá Nhật làm từ nguyên liệu Việt. Dưới đây là câu chuyện khởi nghiệp của chị Nguyễn Thu Hồng - người sáng lập chả cá Kamaboko Nhật vừa nhận giải "Người nữ sáng lập xuất sắc nhất" tại cuộc thi khởi nghiệp Start-up Wheel 2016, được VnExpress trích đăng từ sổ tay khởi nghiệp do Saigon Books mới phát hành. Năm 2013, tức sau 3 năm học tại Đại học Tokyo, tôi trở về nước và bắt đầu lại với cuộc sống của một công chức "làm công ăn lương". Lúc đó, tôi dường như bị rơi vào trạng thái lửng lơ, mất phương hướng. Năm ấy cũng là thời điểm xuất hiện rất nhiều những thông tin liên quan đến chả cá bẩn, chả cá hàn the… Thế là trong đầu tôi chợt loé lên câu hỏi "Tại sao mình không làm chả cá sạch?". Tôi từng được ăn chả cá tại Nhật ở nhà một vị giáo sư mỗi dịp xuân về. Tôi thật sự rất thích món này vì hương vị hấp dẫn của nó nên cũng từng tìm hiểu qua. Ban đầu, bản thân tôi không tin là có thể có miếng chả cá ngon, có độ dai tự nhiên mà lại không cần một hóa chất nào như thế. Nhưng sau đó thì hoàn toàn bị thuyết phục và mỗi lần ăn là tôi lại hay nói với vị giáo sư rằng :"Chắc chắn em sẽ phát triển kinh doanh món chả cá này tại Việt Nam". Để thành công, nhiều star-up đã trải qua rất nhiều khó khăn tưởng tưởng quỵ ngã. Nghĩ là làm, tháng 8/2013, tôi quyết định gửi email cho giáo sư với nội dung "em muốn phát triển chả cá Nhật tại Việt Nam dựa trên những nghiên cứu bài bản về bản chất protein tạo dai trong cá, để ở Việt Nam cũng có được những sản phẩm sạch, dinh dưỡng như người Nhật đã có". Sau hai ngày chờ đợi, vị giáo sư kia đã gửi thư lại cho tôi và bảo thầy sẵn lòng hỗ trợ. Lúc đó, tôi thật sự rất vui mừng nhưng cũng xác định được rằng thời gian sau đó sẽ là chuỗi ngày khó khăn, thử thách. Mỗi sáng, tôi dậy lúc 4 giờ, ra chợ tìm mua cá tươi và mày mò tự làm. Mọi thứ vô cùng khó khăn với một người tay ngang như tôi. Cái khó đầu tiên của tôi là thiếu trang thiết bị, hóa chất. Bởi ở Việt Nam thì lĩnh vực này chưa ai làm, tôi là người đầu tiên nên phải tự bươn chải, tìm kiếm. Khó khăn thứ hai là tuy có tài liệu nghiên cứu nhưng thông số kỹ thuật quan trọng thì bị giấu đi. Do đó, trong chín tháng đầu, dù ngày nào tôi cũng vùi đầu vào nghiên cứu nhưng không một lần thành công. Thế nhưng, tôi không cho phép mình nản chí hay bỏ cuộc, vẫn luôn kỳ vọng và tin tưởng vào những gì mình đã làm. Và rồi, trời không phụ lòng người, đến tháng thứ 10 tôi đã thu được kết quả đầu tiên, dù nhỏ, cũng đủ đem lại nguồn động viên lớn để bước tiếp. Lúc đó, tôi thật sự vui mừng không tả xiếc và ngay lập tức viết thư, gửi hình ảnh cho vị giáo sư kia. Sau đó, tôi bày tỏ mong muốn được quay lại Nhật để tập trung học một khoá ngắn hạn về lĩnh vực này. Thầy cho biết sẽ hỗ trợ cho vé máy bay, phòng trọ còn tiền ăn và đi lại thì tôi tự lo. Nghe xong tôi rất mừng dù lúc ấy trong tay chẳng có tiền do đã đầu tư tất cả vào nghiên cứu nhưng vẫn quyết tâm phải nắm lấy cơ hội này. Tháng 8/2014, tôi sang Nhật, bắt đầu một khóa học mới - khóa học của một ước mơ rất rõ ràng. Thế nhưng, đó cũng là lúc tôi lại đối mặt với khó khăn hiện hữu là kinh phí. Bởi chi phí sinh hoạt ở đây không hề rẻ nên tôi phải tìm cách kiếm tiền trang trải. Biết các bạn Việt tại Nhật thích chả cá, cứ mỗi chuyến đi từ Việt Nam sang, tôi bắt đầu mang chả cá của mình làm để qua bán với giá 400.000 đồng một kg, mỗi lần qua Nhật mình đều mang 30-40 kg chả cá. Do đó, hành lý bao giờ cũng gồm một ba lô, một vali nhỏ và 2 vali to đựng chả cá. Có lúc bước qua tháng Hai, thời tiết rất lạnh, tay tê cóng, môi nứt chảy máu mà vẫn kéo lê đống hành lý khủng như thế để lên tàu. Thực sự, đã có lúc tôi ứa nước mắt và tự thương thân mình. Sau hai năm làm việc quá vất vả, mình bị đau nhức cột sống do mang vác quá mức, chưa kể việc học ở Nhật rất cực, toàn từ sáng đến khuya. Dẫu vậy, mình vẫn theo kịp chương trình học. Sau khi nắm bắt được phương pháp luận nghiên cứu, tôi tiếp tục xin giáo sư cho phép thực tập tại công ty chả cá lớn nhất của Nhật - nơi thầy làm chuyên gia. Lúc đó thầy bảo để hỏi ý kiến lãnh đạo công ty. Và rồi tôi cũng được gặp CEO của công ty này. Ông là người điềm đạm, thông minh và cẩn trọng. Ông bảo nếu muốn phát triển kinh doanh chả cá ở Việt Nam, trước hết tôi phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Sau đó, tôi phải mời được một nhà đầu tư, một CEO Việt Nam thích lĩnh vực này qua đây, có vậy thì con đường của tôi sẽ ngắn hơn. Còn trước tiên, ông đã chấp nhận cho phép tôi ở lại công ty thực tập hai tuần và họ đã dạy tất cả những gì họ có. Sau khi học và hành xong, trở về Việt Nam, tôi háo hức bắt tay làm ngay với mong muốn sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Ban đầu, tôi nghĩ rằng đó là việc quá đơn giản. Hàng ngày, cứ sáng sớm tôi lên làm việc tại cơ quan, tối về làm chả cá đến 2 giờ sáng, sau đó 5 giờ thì đóng hàng (lúc này tôi bán hàng qua mạng xã hội là chính). Nhưng được khoảng một tháng thì tôi mệt mỏi vì mất sức, phải nhập viện, trong khi việc kinh doanh vẫn chưa hiệu quả. Tôi nhận ra mình đã sai và phải thay đổi chiến lược. Cũng nhờ vậy mà tôi hiểu ra rằng cần phải có một đội ngũ hỗ trợ. Thế là đội ngũ nhân viên bán chả cá ra đời. Mỗi người một việc, có hoạch định rõ ràng, và ai trong nhóm cũng cam kết chịu khổ và trung thành với mục tiêu của dự án (đây là một câu chuyện khác). Sau một thời gian vật lộn để duy trì nhóm, tôi đã tiếp cận được nhà đầu tư tầm cỡ có cùng nhiệt huyết vì cộng đồng, chính anh đã cùng tôi qua Nhật để gặp gỡ với CEO của công ty sản xuất chả cá nằm ở top đầu tại Nhật và vị giáo sư, để hợp tác phát triển chả cá tại Việt Nam. Đến bây giờ, con đường phía trước của chả cá Nhật mang thương hiệu Việt Nam (tức là chả cá được làm từ cá Việt Nam theo công nghệ Nhật Bản) còn lắm gian truân, nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ ước vọng và nó luôn là kim chỉ nam của tôi. Bởi tôi thấy rằng, ở quốc gia mà mình từng đến, họ dành sản phẩm ngon nhất cho dân tộc của họ. Tại sao mình không thể làm điều tương tự cho Việt Nam?. Thu Hồng

Chủ thẻ Vietcombank “mất” 500 triệu: Ngân hàng có vô can?

Khách hàng đề nghị Vietcombank lý giải về lỗ hổng bảo mật tài khoản của mình song ngân hàng trả lời: "Sẽ nghiên cứu".   Ngay sau khi thông tin chủ thẻ Vietcombank bị “bốc hơi” 500 triệu đồng trong tài khoản qua 1 đêm, Báo Giao thông tiếp tục nhận được phản ánh tương tự của một khách hàng khác đang dùng thẻ tín dụng Vietcombank. Cụ thể, chị K. (trú tại Long Biên, Hà Nội) cho biết mình đã mở tài khoản tại Chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm, đăng ký sử dụng dịch vụ ibanking. Chị K. khẳng định, chưa từng thông báo hay nhắn tin cung cấp mật khẩu truy cập, mã OTP, số thẻ cho ai. ”Thẻ tín dụng này chỉ có một mình tôi sử dụng để giao dịch trên internet, chưa từng đưa thẻ cho ai mượn cũng như quẹt thẻ tại đâu!”. Tuy nhiên tới tối 1/8, khi chiếc thẻ này vẫn nằm trong ví của chị H. thì bất ngờ nhận được tin nhắn phát sinh giao dịch tại địa điểm không đúng với những địa chỉ chị K. từng giao dịch. Ngay sau đó, hàng loạt tin nhắn báo các giao dịch khác đang thực hiện. “Không biết điều gì đang xảy ra, lúc đó vào ban đêm nên tôi phải khóa ngay ibanking sau đó thông báo tới Tổng đài Vietcombank thì chỉ nhận được xác nhận đã khóa thẻ, mọi giao dịch ngừng thực hiện. Muốn biết thông tin khác, thì tôi phải tới chi nhánh phát hành thẻ tại Hoàn Kiếm”, chị K. kể lại. Ngay ngày hôm sau, tại chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm, chị K. báo rà soát các dịch vụ, yêu cầu hủy thẻ cũ phát hành thẻ mới. “Ngày tiếp theo, tôi nhận được cuộc gọi từ nhân viên Vietcombank cho biết, giao dịch bất thường hôm 1/8 của tôi có một cái được thực hiện tại Singapore. Sau khi tôi khẳng định, chưa từng thực hiện bất cứ giao dịch nào tại Singapore thì nhân viên này cho biết NH sẽ nghiên cứu và thông báo lại. Tuy nhiên tới đầu tuần rồi, NH mới cho biết giao dịch bất thường của tôi đã bị xóa trên hệ thống, không thực hiện sao kê. Vì vậy, số tiền đã báo khi giao dịch không bị mất”. Tuy nhiên, điều khiến chị K. thắc mắc, không rõ giao dịch bất thường được thực hiện trực tiếp từ thẻ hay qua internet, thì lại chưa được Vietcombank làm sáng tỏ. “Qua những tin nhắn báo về, tôi được biết có giao dịch thì thực hiện tại một cửa hàng ở Singapore, có giao dịch lại thực hiện qua những trang web tại Dubai, tại Anh... Song tới nay ngân hàng vẫn không giải thích, cũng không biết tài khoản của mình bị lộ ở chỗ nào? Đây là lỗi của Vietcombank hay lỗi do nguồn truy cập của khách hàng bị hack?”, chị K. đặt ra hàng loạt câu hỏi, song tới nay Vietcombank vẫn im lặng! Ngân hàng giải thích vòng vo Trở lại vụ việc của chủ thẻ Vietcombank bỗng dưng bị bốc hơi 500 triệu đồng, chiều 12/8 liên hệ với PV Báo Giao thông, chị H.N.H vẫn chưa hết bàng hoàng: “Tới giờ này, tôi cũng không biết nói gì, tại sao lại có sự trùng hợp khi 12h trưa 4/8 tôi nhận được số dư trong tài khoản là 500 triệu đồng thì tới 11h đêm cùng ngày bị rút sạch? Lỗi từ đâu, liệu có lỗ hổng trong hệ thống NH? Chỉ mong sự việc nhanh chóng được làm sáng tỏ để mọi người được yên tâm". Cũng theo lời chị H., từ khi biết sự cố, nhiều bạn bè của chị thông tin họ từng gặp tình huống tương tự mà không biết kêu ai. "Có người đã bị rút tiền từ thẻ cách đây hàng tháng trời mà chưa được giải quyết”, chị H. nói. Theo chị H., sáng nay chị cũng đã nhận được thông báo của Vietcombank qua email mời chị tới làm việc cùng với cơ quan công an. Tuy nhiên, vì lý do công việc chị không thể tới buổi làm việc này. “Tại buổi làm việc với lãnh đạo Vietcombank vào chiều 11/8, lãnh đạo NH có giải thích cho tôi nhưng rất vòng vo. Kết thúc buổi làm việc, tôi vẫn không hiểu nguyên nhân sự cố của tôi là do lỗi từ đâu? Tại sao tôi không nhận được tin nhắn mã OTP như các giao dịch trước đó? Vì vậy, tôi yêu cầu NH làm văn bản chính thức giải thích nguyên nhân, song tới giờ tôi vẫn chưa nhận được”, chị H. chia sẻ. Được biết, thời điểm hiện tại Vietcombank đã có thông tin về vụ việc trên trang web chính thức như sau: "Trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa chỉ http://creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/8/2016". Theo đơn vị này, các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau ở Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Hiện NH đang phối hợp với khách hàng và cơ quan chức năng, để làm rõ các đối tượng chủ mưu trọng vụ viêc. Theo Hoàng Ngân (Báo Giao thông)

40 học viên nộp 1 tỷ đồng chống trượt cao học

Muốn đỗ vào lớp cao học Quản lý kinh tế, mỗi học viên được thông báo nộp thêm 28 triệu đồng. Tuy nhiên, trong khi thi, 3 học viên bị đuổi khỏi phòng, chỉ 7 người trúng tuyển. Ngày 9/6, ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ phận liên quan thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vụ 40 học viên nộp tiền tỷ “chống trượt” tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh. Theo kết quả thanh tra, giữa năm 2013, hơn 50 học viên đã nộp đơn tuyển sinh vào lớp Thạc sĩ Quản lý kinh tế của Đại học Kinh tế liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa, nơi xảy ra sai phạm. Trung tâm thông báo, ngoài số tiền ôn thi cho Đại học Kinh tế, mỗi học viên phải nộp thêm 28 triệu đồng để được giúp “chống trượt” đầu vào. 40 học viên đã nộp hơn 1 tỷ đồng để lo lót cho kỳ thi được tổ chức vào trung tuần tháng 9/2013 tại Hà Nội. Tuy nhiên, sự việc sau đó vỡ lở khi 3 người bị đuổi khỏi phòng thi, tiếp đến chỉ có 7/49 học viên trúng tuyển vào lớp Cao học Quản lý kinh tế của Đại học Kinh tế. Kết quả xác minh khẳng định, việc thu tiền tỷ chống trượt đầu vào là có thật. Ba cán bộ tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đứng ra thu tiền của học viên gồm các ông Bùi Sỹ Hồng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, ông Lê Trọng Sơn, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo phụ trách lớp và Lê Thị Liên, cán bộ phòng Quản lý đào tạo. Nhóm này thông qua cán sự lớp đã thu của 40 học viên 1.080.000.000 đồng, trong đó 40 triệu đồng được chi cho Ban cán sự lớp hoạt động, số tiền còn lại nhóm giáo viên này nhận để lo đầu vào cho học viên. Ông Đào Phan Thắng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa cho biết, hội đồng kỷ luật đã họp kiểm điểm cán bộ, giáo viên và đưa ra hình thức kỷ luật. Theo đó, ông Bùi Sỹ Hồng, bà Lê Thị Liên bị kỷ luật cảnh cáo, ông Lê Trọng Sơn bị khiển trách. Duy Cảnh

Đồng loạt tăng giá xăng, dầu trong nước

Từ 20h ngày 23/6, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức tăng giá xăng, dầu hỏa, madút... Từ 20h ngày 23/6, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức tăng giá xăng, dầu hỏa, madút.Theo đó, giá xăng Ron 92 và Ron 95 tăng thêm 330 đồng lên lần lượt 25.230 đồng/lít và 25.730 đồng/lít. Còn giá dầu hỏa tăng 170 đồng lên 22.540 đồng/lít. Giá dầu madút tăng 270 đồng lên 18.590 đồng/kg loại 3,0S. Trong khi đó, giá dầu diesel giữ nguyên ở mức 22.530 đồng/lít. Lãnh đạo Petrolimex cho biết, việc tăng giá xăng, dầu hỏa, madút lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Trước đó, theo văn bản số 8328/BTC-QLG ngày 23/6/2014 của Bộ Tài chính về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng giảm 140 đồng còn 300 đồng/lít, mức chi quỹ bình ổn với dầu diesel giảm 110 đồng xuống 300 đồng/lít. Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá xăng bán lẻ đang thấp hơn giá cơ sở 638 đồng/lít, tương tự giá bán dầu diesel thấp hơn 26 đồng/lít, dầu hỏa (-174 đồng/lít), dầu madút (-570 đồng/kg). Hôm 12/6, Petrolimex giảm 150 đồng/lít dầu diesel 0,05S và 0,25S, đưa giá bán hai mặt hàng này xuống còn 22.530 đồng/lít và 22.480 đồng/lít. Mặt hàng dầu hoả cũng được điều chỉnh giảm 110 đồng/lít, xuống còn 22.370 đồng/lít. <vneconomy>

Một đêm đánh 5 tấn cá, ngư dân thu nhập hơn nửa tỷ đồng

Chỉ trong một đêm có chiếc tàu vỏ sắt của ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã trúng đậm 5 tấn cá hố, thu nhập kỷ lục 530 triệu đồng. Đó là chiếc tàu vỏ sắt mang số hiệu NA 99929 đóng theo NĐ 67 của ngư dân Trần Xuân Danh ở thôn Đại Bắc, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chiếc tàu được đóng trị giá 18 tỷ đồng và mới đi vào hoạt động gần 3 tháng nay với hình thức đánh bắt là lưới vây rút chì. Tàu cá của ngư dân Trần Xuân Danh, ở xã Quỳnh Long đánh bắt được 5 tấn cá hố xuất khẩu, thu về 530 triệu đồng/đêm. Theo chia sẻ của các thuyền viên trên tàu, vào ngày 26/12, tàu đang đánh bắt ở vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An thì phát hiện đàn cá hố thông qua hệ thống máy dò ngang; ngay lập tức, các thuyền viên trên tàu quay lại, tung lưới và vây bắt. Sau gần 3 tiếng vật lộn giữa biển khơi, ngư dân thu được hơn 5 tấn cá hố xuất khẩu. Được mẻ cá lớn, anh em thuyền viên lập tức thu dọn lưới cụ, quay vào bờ cập bến vào ngày 27/12. Chuyến vươn khơi chưa đầy 6 ngày và chỉ trong một đêm gặp may, tàu cá đánh bắt được 5 tấn cá hố cho thu nhập 530 triệu đồng. Cảnh người dân tấp nập thu mua cá tại bến cảng cá Lạch Quèn (Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu). Tại cảng Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, trên bến dưới thuyền đều tấp nập cảnh mua bán, vận chuyển hải sản. Các ngư dân đều vui mừng sau chuyến vươn khơi trúng lớn. Nụ cười rạng ngời trên từng khuôn mặt rám nắng vì sương gió. Chuyến biển này, nhiều tàu cá đánh bắt gặp may mắn và thu được sản lượng cao. Bình quân mỗi chiếc tàu vươn khơi từ 5-10 ngày, ngư dân thu về hàng chục tấn cá các loại, thu nhập từ 100 - 300 triệu đồng.Ngư dân Trần Xuân Danh vui mừng: “Đây là mẻ cá trúng đậm nhất từ trước đến nay, mong sao chúng tôi tiếp tục gặp may để có thể nhanh thu hồi vốn”./. Theo VOV.VN

Bị tàu chưa rõ số hiệu tông chìm, 1 ngư dân mất tích trong đêm

(NLĐO) – Đang đánh bắt hải sản trên biển, tàu cá BV 4507 TS bị một tàu chưa rõ số hiệu đâm chìm, 1 ngư dân hiện vẫn đang mất tích. Ngày 13-6, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết vẫn đang phối hợp các cơ quan chức năng và ngư dân khẩn trương tìm kiếm 1 ngư dân mất tích trên vùng biển Côn Đảo. Trước đó, đêm 11-6, tàu cá BV 4507 TS có 13 thuyền viên, do ông Nguyễn Tấn Văn (ngụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) làm thuyền trưởng đang đánh bắt hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo 120 hải lý về hướng Đông Nam thì bị một tàu chưa rõ số hiệu tông vào. Cú đâm mạnh khiến tàu BV 4507 TS bị chìm, 13 thuyền viên bị rơi xuống biển, trong đó thuyền trưởng Văn bị thương. Phát hiện có tàu chìm, tàu cá BV 4506 TS đang ở gần đó đến cứu hộ và đưa 12 ngư dân lên tàu. Riêng anh Lê Quang Thứ (27 tuổi) đã mất tích. Thuyền trưởng tàu BV 4506 TS đã thông báo cho các cơ quan chức năng và phát tín hiệu cầu cứu đến các tàu gần đó nhưng do trời tối, sóng mạnh nên không thể tìm thấy. Tàu BV 4506 TS chở 12 thuyền viên bị chìm vào cảng Bến Đầm (huyện Côn Đảo) để được chăm sóc vết thương. Hiện sức khỏe của 12 thuyền viên đã ổn định. Tin- ảnh: Ngọc Giang Theo NLD

Đại gia bí ẩn mua con cá 1,5 tỷ đồng ở Thái Bình nhanh như chớp

 (Xã hội) - Thỏa thuận xong, vợ và con rể của đại gia này vác một ba lô to tướng chứa đầy tiền vào nhà, trả hết luôn 1,5 tỷ đồng.  Săn được con cá thủ vàng buổi trưa, nhưng 9 giờ tối, thủy triều mới lên, tàu mới vượt qua những rặng sú vẹt mênh mông ven bờ cảng Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) được, nên Bùi Đình Thắng và đám thủy thủ cứ kéo con cá chạy nhong nhong ngoài biển. Khi thủy triều dâng mấp mé chân đê, con tàu chứa chú cá bạc tỉ cập bến. Trên đê, hàng trăm người, gồm cả làng Tân Sơn, đã đứng ngồi lố nhố đón sẵn từ chập tối để được tận mắt loài cá mà nhiều năm nay không ai trông thấy nữa. Khi tàu vừa tiến vào đê, mẹ Thắng chạy ra đưa cho một sấp tiền bảo quay tàu ra ngoài biển, khi nào gọi mới được vào bờ. Hóa ra, mẹ Thắng còn chưa thực hiện xong lễ cúng bái. Con cá thủ vàng mà Bùi Đình Thắng bắt được  Theo phong tục của ngư dân vùng biển, mỗi khi đánh bắt được con cá lạ, hoặc cá quý, sẽ phải tổ chức cúng bái rất cầu kỳ. Cuộc cúng bái của mẹ Thắng kéo dài từ chập tối đến 9 giờ đêm mà vẫn chưa xong, nên chưa được phép mang “lộc biển” lên bờ. Ngoài biển, Thắng cũng thắp nhang trên mạn tàu, rồi cùng anh em hướng ra biển quỳ lạy cám ơn… Hà Bá. Nội dung cúng bái đại để: “Chúng con vừa bắt được một con cá quý của Hà Bá. Chúng con thắp hương khấn vái, đội ơn Hà Bá cho được hưởng lộc lớn này…”. Khấn vái thành kính xong, ném hết lộc xuống biển. Cả cọc tiền, toàn tiền thật, mệnh giá to, năm chục, một trăm ngàn đồng, cũng được anh em chia nhau rải xuống biển như bươm bướm. Người miền biển là vậy, lấy được từ biển cái gì, họ đều biết ơn và lại quả chu đáo. Ngồi ngoài biển chờ đến 11h đêm thì có điện thoại thông báo lễ cúng trong bờ đã xong, yêu cầu cho tàu cập bến. Ông Thành đã bán con cá với giá 1,5 tỷ dồng Phải 4 trai tráng mới khiêng nổi con cá lên bờ. Nhìn con cá, với những cái vẩy mép trên vàng chóe, mép dưới đỏ tía óng ánh, những người đi biển nhiều kinh nghiệm đều biết chắc chắn nó là cá thủ vàng. Hơn nữa, đây là con thủ vàng đực, nên lại càng giá trị. Bởi vì, cá thủ vàng cái thường phải mang cái bụng trứng rất to, nên bong bóng nhỏ, thịt ít hơn thủ vàng đực. Đặt con cá lên bàn cân, thấy nó nặng đúng 70kg. Ngay khi con cá thủ vàng được khiêng lên bờ, thì một đại gia cưỡi chiếc Camry đen láng coóng đỗ xịch trên đê, ngay trước nhà Thắng. Chả là, khi Thắng gọi điện thông báo bắt được cá thủ vàng, gia đình đã gọi điện lung tung khắp nơi để khảo giá, tìm người mua. Bố và cậu ruột của Thắng đã điện thoại cho mấy đại gia ở Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai… chuyên thu mua cá thủ vàng để họ về trả giá. Tuy nhiên, người có mặt đầu tiên lại là ông Tuấn, người Tiền Hải (Thái Bình) một đại gia chuyên thu mua cá thủ vàng bắt được ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Bùi Đình Thắng – anh chàng may mắn trúng ‘lộc giời’ Theo lời đồn, vợ chồng đại gia này không làm gì ngoài việc thu mua cá thủ vàng. Mạng lưới thông tin của ông ta gắn khắp nơi, chỉ cần ai tóm được cá thủ vàng, lập tức “thám tử” thông báo và ông ta có mặt ngay. Khi ông ta có mặt, kiểu gì ông ta cũng mua được. Nhiều khi, cả năm trời ông ta không mua được con nào, song vợ chồng vẫn sống xa hoa giàu có. Vừa có mặt, liếc qua con cá, ông Tuấn đã gọi ông Thành, bố đẻ Thắng vào phòng riêng để trả giá. Vị đại gia này bảo: “Phải khẳng định đây là con cá rất quý, cực kỳ đắt tiền. Gia đình anh chị phúc đức lắm mới có được lộc này đấy. Tuy nhiên, quý thế nào thì nó cũng có giá chung, anh cứ phát biểu thẳng, nếu thấy hợp lý, tôi sẽ mua”. Ông Thành kéo vợ vào phòng riêng bàn bạc: “Cách đây chục năm, có người bắt được một con, bán hơn trăm triệu, thôi thì tiền mất giá, mà giống cá này ngày càng hiếm, nên ta cứ đòi vống lên 1,4 tỉ, nếu ông ta trả xuống còn 1 tỉ thì hợp lý”. Nghe đến số tiền ấy, vợ ông Thành choáng váng, nó bằng cả một tòa nhà lớn ngoài thị trấn Diêm Điền. Có số tiền ấy, mua ngôi nhà ở trung tâm thị trấn, rồi làm ăn, đời sau không phải lênh đênh biển cả nữa. Ông Thành vào gặp vị đại gia kia phát giá 1,4 tỉ đồng. Không ngờ, sau khi nhấp xong ngụm trà, vị đại gia này bảo: “Anh gọi vợ vào đếm tiền đi”. Cửa Ba Lạt – nơi Thắng bắt được cá thủ vàng Ông Thành như chết đứng, lập cập chạy ra thông báo với vợ. Bà vợ cũng như đứng tim. Sợ hớ, nên vợ ông Thành vào gặp đại gia kia bảo không đồng ý bán nữa, vì giá đó rẻ quá, phải 1,6 tỉ đồng. Đại gia tên Tuấn bảo: “Cái thứ này là lộc giời lộc biển cho, không nên mặc cả nhiều, nếu cứ mặc cả, sẽ mất hết lộc. Thôi thế này, anh đòi 1,4 tỉ, chị đòi 1,6 tỉ, tôi cắt đôi thành 1,5 tỉ đồng”. Nghe thấy hai chữ “mất lộc”, vả lại, số tiền 1,5 tỉ cho con cá là quá lớn rồi, lộc to lắm rồi, nên vợ ông Thành đồng ý bán. Thỏa thuận xong, vợ và con rể của đại gia này vác một ba lô to tướng chứa đầy tiền vào nhà, trả hết luôn 1,5 tỷ đồng. Bán xong con cá, được 1,5 tỷ, Thắng chia cho 5 người làm thuê, mỗi người 75 triệu đồng. Với những ngư dân làm thuê trên tàu, số tiền ấy bằng mấy năm vất vả sóng gió. Khi đại gia Tuấn và những người hộ tống vừa đi khuất, điện thoại của các đầu nậu buôn cá thủ vàng liên tục gọi đến. Sau khi nghe mô tả cân nặng, chiều dài của con cá, một đại gia ở Hải Phòng bảo, giá trị của nó phải 3 tỉ đồng. Còn đại gia ở Hà Nội thì bảo sẽ trả 3,5 tỉ đồng! Khi đó, Thắng vẫn nói với đại gia ở Hà Nội là chưa bán con cá. Đại gia kia bảo, sớm mai sẽ có mặt tại Thái Thụy để trả tiền và lấy cá luôn. Thấy có thể kiếm thêm được ối tiền, tờ mờ hôm sau, hai cậu cháu Bùi Đình Thắng phóng xe máy sang Tiền Hải tìm gặp đại gia Tuấn. Hai cậu cháu nói khó với đại gia Tuấn để đại gia này bán lại cho con cá với giá 3 tỉ đồng, những mong đưa được cá về, bán cho đại gia ở Hà Nội để kiếm lời 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đại gia Tuấn bảo: “Ngay đêm đó, vợ chồng tớ đã chở thẳng con cá lên TP. Thái Bình. Tại TP. Thái Bình, đã có xe lạnh chờ sẵn chở thẳng lên Nội Bài. Người ta chuyển nó lên máy bay sang Nhật Bản, Hồng Kông hay Trung Quốc thì tớ chịu. Tớ chỉ là đầu mối cung cấp, kiếm ít lợi nhuận thôi”. Chàng thanh niên Bùi Đình Thắng gặng hỏi vị đại gia kia rằng, đã bán được con cá bao nhiêu tiền, song vị đại gia này không nói rõ, chỉ nói rằng, dù con cá còn để ở nhà, số tiền 3 tỉ cũng không thể mua lại được! Đại gia Tuấn cũng tâm sự với Thắng rằng, dù buôn bán thủ vàng bao nhiêu năm nay, song cũng chẳng hiểu biết gì mấy về nó, và cũng chưa được ăn bao giờ. Ông ta chỉ nghe người Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc nói ăn bong bóng cá chữa được ung thư nên nó mới đắt thế (?!). Vì loài cá quá quý hiếm nên mọi thứ trên mình nó đều cực đắt. Riêng vẩy cá cũng có giá tới 300 triệu đồng/kg ở thị trường Việt Nam, còn sang thị trường các nước kia, giá lên đến cả tỉ bạc. Ở Nhật, vẩy cá thủ vàng thường được làm đồ trang sức đắt tiền, những nghệ sĩ ghita cũng thường dùng vẩy thủ vàng để chơi đàn. Con cá thủ vàng 70kg do Thắng đánh bắt được, sẽ có giá như thế nào ở thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, chỉ có trời mới biết, vì nó vô cùng lắm, không thể tính được. Theo Guinness Việt Nam thế kỷ XX: Con cá thủ vàng đắt nhất do ông Nguyễn Võ Thanh (Nghệ An) đánh bắt được và bán với giá 160 triệu đồng (1998). Con cá nặng 78kg, có thân dài gần 2m, được mệnh danh là đại đặc sản trên thị trường quốc tế với giá 22,5 triệu đồng/1kg. Ðặc biệt, bong bóng cá còn được dùng làm chỉ tự tiêu trong phẫu thuật. Ðến năm sau, cũng trên đoạn hạ lưu sông Lam ở xã Phú Thọ, Nghệ An, vợ chồng anh Nguyễn Huy Phúc lại đánh bắt được con cá thủ vàng khác cân nặng 45kg bán được trên 100 triệu đồng. (Kỷ lục trên chỉ tính từ năm 2000 trở về trước, sau đó không thấy ghi thêm con cá nào khác, mặc dù nhiều con cá bạc tỷ được bắt lên khỏi các cửa sông – PV). (Theo VTC)