Nhóm Người Trung Quốc Cầm Dùi Cui Đe Doạ Ngư Dân Trước Khi Tông Chìm Tàu Cá

Qua Icom, các ngư dân Quảng Ngãi cho biết đã bị nhóm người Trung Quốc trên hai tàu sắt lớn hạ canô áp sát, mang theo dùi cui đe doạ. Hai bên xô xát trước khi tàu cá bị đâm chìm.

19h ngày 11/7, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã nối máy Icom với 5 ngư dân trên tàu cá QNg 90479 TS do ông Võ Văn Lựu (50 tuổi, xã Bình Châu) làm thuyền trưởng.

“Sau khi được cứu và sức khoẻ bình phục, các ngư dân bắt đầu lên đường về lại đất liền. Do quãng đường khoảng 300 hải lý, trên biển lại có sóng to, tàu chỉ di chuyển được tầm 3 hải lý/h, nên phải mất khoảng 2 ngày các ngư dân bị nạn mới về đến nhà”, ông Hùng cho biết.

Qua Icom, các ngư dân cho biết trưa 9/7, thuyền trưởng Lựu và một thuyền viên khác đang ngủ trên tàu tại vùng biển Hoàng Sa thì có hai ca nô được hạ xuống từ hai tàu Trung Quốc số hiệu 46102 và 56103 áp sát. “Nhóm người Trung Quốc lên tàu mang theo dùi cui đòi đánh khiến anh em ngư dân hoảng sợ”, ông Hùng thuật lại.

nhom-nguoi-trung-quoc-cam-dui-cui-de-doa-ngu-dan-truoc-khi-tong-chim-tau-ca

Thời gian vừa qua, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu phía Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: Nguyễn Đông.

Theo các ngư dân, hai bên có xô xát nhẹ trên tàu cá. Nhóm người Trung Quốc sau đó xuống ca nô về lại hai tàu vỏ sắt màu trắng đục, to gấp nhiều lần tàu cá. Lát sau, tàu sắt phía Trung Quốc tăng tốc, hướng thẳng mũi về phía tàu cá của ông Lựu và một tàu Quảng Ngãi số hiệu QNg 95001 TS ở gần đó.

“Anh em ngư dân nói hình như là tàu cảnh sát biển của Trung Quốc nhưng lúc đó chỉ đọc và nhớ được số hiệu, còn dòng chữ ghi trên thân tàu anh em không biết ngoại ngữ nên không đọc được”, ông Hùng kể và cho biết con tàu sắt lao đến va vào thân tàu vỏ gỗ của ông Lựu.

Bị vỡ phần thân, nước nhanh chóng tràn vào các khoang tàu. Thuyền trưởng Lựu cùng các thuyền viên tìm mọi cách bịt vết thủng nhưng không thành. Con tàu nhanh chóng chìm xuống biển. Lúc này, hai tàu Trung Quốc vẫn lượn quanh nơi tàu gỗ chìm nhưng không cứu giúp.

“Các anh em phải xoay xở tìm cách bám trụ ở phần mũi tàu nổi trên mặt nước. Tàu QNg 95001 TS của thuyền trưởng Huỳnh Văn Khanh nhìn thấy tàu ông Lựu chìm nhưng không dám vào cứu vì sợ các tàu Trung Quốc sẽ đâm chìm”, ông Hùng kể và cho hay phải đến chiều tối, khi các tàu Trung Quốc bỏ đi, thuyền trưởng Khanh mới cho tàu chạy lại và kịp cứu sống 5 ngư dân.

Tàu cá của ông Lựu công suất 430 CV, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Bị đâm chìm, các ngư dân đành bỏ lại xác tàu cùng nhiều tấn hải sản sau 1 tuần đánh bắt trên biển để về đất liền. “Anh em ngư dân nói có chụp được hình ảnh của hai con tàu Trung Quốc đe doạ và đâm chìm tàu anh Lựu, khi về bờ sẽ cung cấp cho lực lượng chức năng”, ông Hùng nói thêm.

Trước đó khoảng 11h ngày 9/7, tàu cá Quảng Ngãi do ông Lựu làm thuyền trưởng đang đánh bắt hải sản trên biển, tại toạ độ 16,06 độ vĩ Bắc – 113,06 độ kinh Đông (cách Đà Nẵng khoảng 290 hải lý) thì bất ngờ bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Các thuyền viên ngâm mình dưới nước hơn 7 tiếng đồng hồ mới được cứu do hai tàu Trung Quốc ngăn cản.

Ngày 8/7, truyền thông Trung Quốc cho biết nước này bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại Biển Đông, do hải quân Trung Quốc tiến hành, với khu vực trải dài từ Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ ngày 19/1/1974 đến nay.

Cuộc tập trận này diễn ra ngay trước khi Tòa trọng tài ở The Hague (Hà Lan), công bố phán quyết về vụ kiện của Philippines với “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự đưa ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông. Phía Trung Quốc cũng ngang nhiên thông báo cấm tàu bè đi lại ở khu vực tập trận bắn đạn thật từ ngày 5 đến 11/7.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 4/7 đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Mã nguồn : VNE

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Nhóm Người Trung Quốc Cầm Dùi Cui Đe Doạ Ngư Dân Trước Khi Tông Chìm Tàu Cá tại chuyên mục Tin Tức, trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2360 / Xu hướng 2390 / Tổng 2420 Nhóm người Trung Quốc cầm dùi cui đe doạ ngư dân trước khi tông chìm tàu cá

Bị tàu chưa rõ số hiệu tông chìm, 1 ngư dân mất tích trong đêm

(NLĐO) – Đang đánh bắt hải sản trên biển, tàu cá BV 4507 TS bị một tàu chưa rõ số hiệu đâm chìm, 1 ngư dân hiện vẫn đang mất tích. Ngày 13-6, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết vẫn đang phối hợp các cơ quan chức năng và ngư dân khẩn trương tìm kiếm 1 ngư dân mất tích trên vùng biển Côn Đảo. Trước đó, đêm 11-6, tàu cá BV 4507 TS có 13 thuyền viên, do ông Nguyễn Tấn Văn (ngụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) làm thuyền trưởng đang đánh bắt hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo 120 hải lý về hướng Đông Nam thì bị một tàu chưa rõ số hiệu tông vào. Cú đâm mạnh khiến tàu BV 4507 TS bị chìm, 13 thuyền viên bị rơi xuống biển, trong đó thuyền trưởng Văn bị thương. Phát hiện có tàu chìm, tàu cá BV 4506 TS đang ở gần đó đến cứu hộ và đưa 12 ngư dân lên tàu. Riêng anh Lê Quang Thứ (27 tuổi) đã mất tích. Thuyền trưởng tàu BV 4506 TS đã thông báo cho các cơ quan chức năng và phát tín hiệu cầu cứu đến các tàu gần đó nhưng do trời tối, sóng mạnh nên không thể tìm thấy. Tàu BV 4506 TS chở 12 thuyền viên bị chìm vào cảng Bến Đầm (huyện Côn Đảo) để được chăm sóc vết thương. Hiện sức khỏe của 12 thuyền viên đã ổn định. Tin- ảnh: Ngọc Giang Theo NLD

Công bố clip tàu Trung Quốc khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam

Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16g ngày 26-5 vừa được công bố là bằng chứng không thể chối cãi việc tàu Trung Quốc gây rối trên biển Đông. Một đoạn clip được quay bằng điện thoại di động dài 2 phút 31 giây ghi lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm hoàn toàn tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào hồi 16g ngày 26-5 vừa được Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và VTV công bố ngày 4-6. Đây là bằng chứng không thể chối cãi của các tàu Trung Quốc khi thực hiện hành vi gây rối trên biển Đông. [yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=Qa5aWb4lwVY'] Theo như những gì mà clip (do một ngư dân Đà Nẵng đi trên một tàu cá khác) quay được thì ban đầu tàu cá ĐNa 90152 đang chạy song song với một tàu cá khác của Việt Nam, phía sau là hai chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ của Trung Quốc đuổi theo. Tiếng một ngư dân được clip ghi lại khá rõ thốt lên: “Ba chiếc tàu nó (Trung Quốc) ép (tàu cá Việt Nam) luôn kìa, xịt khói luôn”. Hình ảnh ghi lại cho thấy khoảng cách giữa tàu cá ĐNa 90152 với chiếc tàu sắt khổng lồ của Trung Quốc phía sau chừng vài chục mét, nhưng chỉ đúng 30 giây sau mũi của chiếc tàu vỏ sắt đã chạm vào đuôi của tàu cá ĐNa 90152. Vẫn là giọng nói của một ngư dân Đà Nẵng được clip ghi lại rất rõ: “Tách ra, nó (tàu Trung Quốc) tách hai tàu (Việt Nam) ra”. Ngay sau đó giọng cũng của ngư dân nọ hốt hoảng la lên: “Nó tông luôn rồi kìa”, tiếp sau đó là tiếng la í ới. Sau cú đâm trí mạng đầu tiên được clip ghi lại cho thấy chiếc tàu cá ĐNa 90152 đang cố rướn máy chạy thoát lên phía trên và chừng 5 giây sau thì chiếc tàu cá ĐNa 90152 đã bứt phá lên phía trước được một đoạn. Vẫn là giọng nói của ngư dân quay clip: “Chiếc 152 bị húc bể... rồi kìa”. Ngay sau đó giọng một ngư dân khác: “Nó (tàu Trung Quốc) chạy ra ngoài, ra ngoài rồi”. Đúng lúc đó, tức chỉ một phút sau khi tàu ĐNa 90152 bị đâm lần 1, lần này chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ đã lao thẳng tới và gần như nuốt trọn, nhấn chìm hoàn toàn chiếc tàu cá Việt Nam. Tàu cá ĐNa 90152 sau cú đâm quá mạnh chỉ còn kịp xoay một vòng trước mũi tàu vỏ sắt Trung Quốc trước khi lật úp hoàn toàn. Ngay khi đó giọng của các ngư dân Việt Nam ở gần đó hốt hoảng la lớn: “Nó đâm chìm rồi kìa”. Chỉ chưa đầy 10 giây sau tàu cá ĐNa 90152 gần như chìm hẳn, một lúc sau mới nổi phần mũi tàu lên. Trước đó, Trung Quốc trắng trợn dựng chuyện rằng tàu cá Việt Nam đã tự lật sau khi cố đâm vào tàu Trung Quốc ở khu vực đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. * Sáng 4-6, lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã đến HTX trục vớt và đóng sửa tàu Bắc Mỹ An (Thọ Quang, Đà Nẵng) để khảo sát tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị Trung Quốc đâm chìm. Ông Lê Phú Nguyện - chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa - cho biết sau khi khảo sát toàn bộ hiện trạng tàu cá ĐNa 90152, UBND huyện Hoàng Sa đề nghị chủ tàu là bà Huỳnh Thị Như Hoa trước mắt để nguyên hiện trạng con tàu. UBND huyện Hoàng Sa có ý tưởng sẽ mua lại con tàu này để đưa vào nhà trưng bày của huyện Hoàng Sa. “Con tàu sẽ là chứng cứ xác đáng thể hiện hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc và là bằng chứng về sự vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam” - ông Nguyện khẳng định. Theo ông Nguyện, UBND huyện Hoàng Sa sẽ có văn bản kiến nghị UBND TP Đà Nẵng để xin chủ trương mua lại tàu cá ĐNa 90152. Hiện nay bà Hoa và Hội Nghề cá TP Đà Nẵng đang trong quá trình làm thủ tục khởi kiện Trung Quốc. Vì thế, tàu cá ĐNa 90152 sẽ được bảo quản nguyên trạng để làm chứng cứ pháp lý. Đăng Nam - Đoàn Cường  Tuổi Trẻ

Tàu cá Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm, 1 ngư dân tử vong

Đang khai thác hải sản tại ngư trường vịnh Bắc Bộ (vùng biển giáp Trung Quốc), tàu cá của anh Phê bất ngờ bị một tàu vỏ sắt cố tình đâm vào làm 2 người gặp nạn. Chiều 25/5, ông Lê Khuân - Phó chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết trong lúc khai thác hải sản tại ngư trường vịnh Bắc Bộ, một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm làm 1 người tử vong, 1 người mất tích. Theo ông Khuân, tàu cá gặp nạn mang số hiệu QNg 96180 TS do anh Đặng Phê, 34 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn làm thuyền trưởng, trên tàu có 7 ngư dân. Thời gian qua, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn liên tục bị tàu lạ đâm chìm khi đang hành nghề trên biển. Trước đó, tối 24/5, tàu cá Lý Sơn đang khai thác hải sản tại ngư trường vịnh Bắc Bộ (vùng biển giáp Trung Quốc) thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt màu xám cố tình đâm vào. Vụ va chạm làm tàu cá của anh Phê vỡ nát và chìm ngay xuống biển. Ngư dân Đặng Dùm, 56 tuổi (cha của thuyền trưởng Đặng Phê) bị thương nặng và tử vong sau đó. Ngư dân Trần Xuân Dương, 50 tuổi, vẫn mất tích. Các ngư dân sống sót trên tàu đã được một tàu cá ở Thanh Hóa phát hiện, cứu vớt và đưa vào đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Thi thể ông Dùm đang được chuyển vào bờ và đưa về quê an táng. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng của huyện Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi phối hợp, làm rõ. Theo Người lao động

Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông

Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân   Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters. Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình. Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay. Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu - GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters. Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters. Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam. Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm. Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15.7, Reuters cho hay. “Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp”, giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định. “Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị”, theo ông Dupont. (Còn tiếp) Theo Phúc Duy -  báo TN

Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông

Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc đang chuẩn bị đổ ra Biển Đông khi lệnh cấm bắt cá nước này đơn phương áp đặt hết hiệu lực vào 12h ngày 1/8. Tàu cá Trung Quốc ra khơi từ tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, ngày 1/8/2015. Ảnh: Xinhua. Hàng chục nghìn tàu cá tại ba tỉnh Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và đang chờ lệnh cấm đánh bắt cá hết hiệu lực để tiến vào Biển Đông, Chinanews cho biết. Trung Quốc hồi tháng 5 đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ bão Nida đang tiến vào Biển Đông, chỉ những tàu đánh bắt gần bờ mới ra khơi trưa 1/8. Những tàu đánh bắt xa bờ sẽ khởi hành sau ngày 5/8. Khu vực biển Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn nước khác. Trong thời gian áp đặt lệnh cấm, Trung Quốc tuyên bố tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm". Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, kiên quyết bác bỏ quyết định vô giá trị này. "Việc làm này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 17/5 khẳng định. Khu vực cấm đánh bắt cá Trung Quốc đưa ra hồi tháng 5. Đồ họa: Sina. (Theo VnExpress)

VTV tối 26/5: Tàu cá Việt Nam bị tàu cá TQ đâm chìm

Những người trên thuyền đã được vớt kịp thời nên không có thương vong. Trước đó, ngày 25/6, một ngư dân Lý Sơn đã tử vong sau khi bị tàu cá lạ va phải [yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=HjMipOo7xQA']

Bắt tàu hàng chở bùn thải từ Trung Quốc đưa vào Formosa

Bắt tàu hàng chở bùn thải từ Trung Quốc đưa vào Formosa (Tin tức thời sự) - 160 tấn chất thải lỏng độc hại từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) vừa cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) để cung cấp cho Formosa đã bị bắt giữ. Xác nhận thông tin trên với Đất Việt, ông Phan Lam Sơn, phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh - cho biết, Lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh là đơn vị chủ trì, Sở TN-MT là đơn vị phối hợp điều tra vụ việc. Ảnh minh họa Thông tin cụ thể, chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), đưa vào Formosa 160 tấn chất thải lỏng. Lực lượng  Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh đã có mặt lập biên bản bắt giữ số hàng trên. Tờ Người đưa tin cho biết, thông tin trên hồ sơ nhập khẩu cho thấy, số chất thải lỏng này là bùn bô-xít độc hại. Tuy nhiên, trả lời báo Đất Việt, ông Lương Duy Hanh - Cục  Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ TNMT cho rằng đây không phải là bùn thải bô-xít mà là một dạng vật liệu lỏng chịu nhiệt dùng trong việc xây dựng lò đứng, lò cao. "Sở TN-MT là đơn vị phối hợp điều tra. Đến sáng 16/9, chúng tôi đã lấy mẫu kiểm nghiệm, tuy nhiên chưa có kết quả", ông Sơn nói.Cũng theo ông Sơn, sau khi bắt giữ số hàng trên Phòng Cảnh sát môi trường Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu kiệm nghiệm. An An Theo Baodatviet

Bào Ngư Đóng Hộp Trung Quốc Tẩm Sốt Tiêu Cay Ngon

Bán bào ngư đóng hộp Trung Quốc  có tẩm sốt tiêu cay thơm ngon là món ăn vặt hảo hạng vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng bạn không nên bỏ lỡ. Những con bào ngư được đánh bắt sống nguyên con, sơ chế làm sạch, hấp chín tẩm sốt đóng hộp tiện lợi, bạn mua về có thể sử dụng ngay. Hải sản Ông Giàu chuyên cung cấp báo ngư đóng hộp loại 1 xịn sò. Hàng đảm bảo chất lượng bào ngư, sốt tiêu cay đậm vị đủ chất đậm đà đầy quyến rũ. Bào ngư ngâm kèm sốt tiêu ăn kèm cơm nóng hoặc thưởng thức liền đều là món ăn cực phẩm. Giá bào ngư đóng hộp Trung Quốc bao nhiêu tiền Có rất nhiều khách hàng đặt hàng sản phẩm với số lượng lớn. Do đó, hải sản Ông Giàu luôn sẵn sàng phục vụ bạn với công suất tối đa. Hàng luôn được nhập về mới nguyên bán số lượng với giá cạnh tranh. Giá bào ngư đóng hộp Trung Quốc: 250k/hộp Trọng lượng: 200g Size: 5 - 6 con/hộp Xuất xứ: nhập khẩu Trung Quốc Bào ngư bổ dưỡng với nhiều tác dụng tốt như: giúp hồi phục sức khỏe, giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa sự đau khớp,.v.v.. Ăn bào ngư đóng hộp bạn cũng rất dễ dàng để bảo quản. Khi dùng không hết, hãy nhớ đậy kín lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được 1 tuần nhé. Mua bào ngư đóng hộp Trung Quốc ở đâu bán Hiện nay, bạn có thể đặt hàng các loại bào ngư nhập khẩu đóng hộp tại Ông Giàu qua Website hoặc gọi trực tiếp đến Hotline Hải sản Ông Giàu để được tư vấn và đặt hàng nhanh. Hướng dẫn sử dụng bào ngư đóng hộp: mở nắp hộp và thưởng thức. Có thể hâm nóng trong lò vi sóng hoặc hấp trong nồi cơm điện cùng cơm chín. Ăn kèm cơm nóng ngon hơn nhiều. Với mặt hàng bào ngư hải sản cao cấp, hãy lựa chọn mua hàng tại nơi uy tín đảm bảo chất lượng. Ông Giàu là công ty chuyên hải sản nhập khẩu nhất là các loại bào ngư tươi sống, tươi bảo quản lạnh, đóng hộp đảm bảo an toàn. Công ty có giấy phép hoạt động kinh doanh và được công nhận đạt chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tại Hải sản Ông Giàu không chỉ bán bào ngư đóng hộp Trung Quốc mà còn cung cấp rất nhiều các mặt hàng hải sản cao cấp khác như các loại cá, cua, tôm, ghẹ, mực, bạch tuộc, ..v.v.. Bạn có thể tham khảo thêm tại website. Mọi thắc mắc liên hệ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và tận tình nhất. Giá bào ngư luôn được công khai tại bài viết và cập nhật thường xuyên. (MiTu)

Truy đuổi 6 tàu cá Trung Quốc ‘cả gan’ đánh bắt trái phép ngay gần đảo Cồn Cỏ

(VietQ.vn) - Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Quảng Bình vừa xua đuổi 6 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép và xâm phạm sâu vào vùng biển Việt Nam. Trao đổi với Zing News ngày 21/7, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết, Hải đội 2 biên phòng tỉnh này vừa xử lý hàng loạt tàu cá Trung Quốc xâm phạm sâu vào lãnh hải Việt Nam. Cụ thể vào 3 ngày trước, BĐBP Quảng Bình nhận tin báo của ngư dân về việc một nhóm tàu cá Trung Quốc đang hoạt động đánh bắt cá tại khu vực 17,28 độ vĩ Bắc - 107,21 độ kinh Đông, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 20 hải lý về phía Bắc, cách đường giới hạn phía Tây vùng đánh cá chung khoảng 10 hải lý. Vị trí mà nhóm tàu cá này hoạt động nằm sâu trong vùng lãnh hải Việt Nam. Một tàu trong nhóm tàu cá Trung Quốc xâm phạm sâu vùng biển Việt Nam. Ảnh: BĐBP Quảng Bình cung cấp Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hải đội 2 khẩn trương huy động Biên đội do thiếu tá Nguyễn Văn Vũ chỉ huy 2 tàu cao tốc cùng 16 cán bộ, chiến sĩ lên đường xuất kích, làm nhiệm vụ. Khi phát hiện có lực lượng chức năng của Việt nam đến gần, 6 tàu cá cắm cờ Trung Quốc liền tăng tốc độ bỏ chạy. Biên phòng Quảng Bình đã tổ chức truy đuổi, bắt giữ 6 tàu cá chở theo 24 ngư dân để kiểm soát tình hình, đánh dấu tọa độ vi phạm. Số ngư dân Trung Quốc trên các tàu cá đều không mang giấy tờ tuỳ thân, không xuất trình được giấy tờ đăng ký phương tiện. Hải đội 2 biên phòng Quảng Bình đã lập biên bản vi phạm, cảnh cáo các tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Đến trưa 18/7, BĐBP Quảng Bình đã tổ chức phóng thích số người và phương tiện nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam. 24 ngư dân trên các tàu cá Trung Quốc đều không mang giấy tờ  tuỳ thân, không xuất trình được giấy tờ đăng ký phương tiện. Ảnh: BĐBP Quảng Bình cung cấp Được biết đây không phải trường hợp đầu tiên lực lượng BĐBP phát hiện và xua đuổi tàu cá Trung Quốc có hành vi đánh bắt trái phép và xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trước đó vào lúc 8h45 ngày 7/4, có tốp gồm 6 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt tại tọa độ 17037’ vĩ độ Bắc, 106054’ kinh độ Đông, cách cửa Nhật Lệ khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam, cách Đường giới hạn phía tây vùng đánh cá chung khoảng 19 hải lý, nằm sâu trong vùng biển tỉnh Quảng Bình. Ngay lập tức, Hải đội 2 đã triển khai lực lượng lần lượt tiếp cận, tiến hành kiểm tra, kiểm soát 6 tàu cá Trung Quốc. Cả 6 tàu cá Trung Quốc đều hành nghề câu đáy, có 28 ngư phủ không có bất kỳ loại giấy tờ tùy thân nào. Lực lượng tuần tra đã lập biên bản vi phạm, đánh dấu tọa độ vi phạm, cảnh cáo và tổ chức phóng thích cả 6 tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam, báo Tiền Phong đưa tin. Thanh Huyền (T/h)