Minh Bạch Sản Xuất Tôm Giống

Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam cần giải quyết ngay những bất cập còn tồn tại; nếu không có kế hoạch dài hạn và quyết liệt thì ngành tôm khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD đến năm 2025. Đó là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” do Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận và Sở NN&PTNT Bình Thuận tổ chức sáng nay tại Bình Thuận.

Toàn cảnh Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ”

Toàn cảnh Hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ”

Cần 130 tỷ con giống mỗi năm

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2016, sản lượng giống tôm nước lợ cả nước đạt hơn 104,4 tỷ con (bằng 130,5% so kế hoạch). Tính đến hết tháng 3/2017, cả nước có 1.863 cơ sở sản xuất cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ; trong đó, 1.297 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 566 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, sản xuất 22,7 tỷ con giống.

Với nhu cầu tôm giống hàng năm của nước ta khoảng 130 tỷ con thì số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất giống là 230.000 con (trong đó 200.000 con tôm thẻ chân trắng và 30.000 con tôm sú). Hiện tại, nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất giống chủ yếu từ 3 nguồn là đánh bắt tự nhiên, nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Với tôm sú bố mẹ, sản xuất trong nước khoảng 8.000 –  10.000 con, nhập nội khoảng 3.000 con, còn lại là khai thác từ tự nhiên. Tôm sú bố mẹ sản xuất trong nước chủ yếu từ Công ty TNHH Moana Ninh Thuận. Năm 2016, Công ty sản xuất được gần 10.000 con tôm sú bố mẹ. Với  tôm thẻ chân trắng, chủ yếu được nhập hẩu từ ISI (Mỹ), SIS (Singapore), kona Bay (Mỹ) và CP (Thái Lan).

Tuy nhiên, ngành sản xuất tôm giống hiện nay đang có nhiều bất cập, như: Các cơ sở chưa thực hiện công bố chất lượng tôm giống sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu và tôm chọn tạo trong nước để người nuôi lựa chọn. Nhiều cơ sở tôm giống chỉ thu gom tôm giống trôi nổi, không có nguồn gốc, đóng bao bì nhãn mác và cung cấp cho người nuôi, không chịu bất kỳ một kiểm tra, kiểm soát nào. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn còn sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc để sản xuất tôm giống và cung cấp Nauplius cho các cơ sở ương dưỡng.

Chẳng hạn như trường hợp ở Bạc Liêu, từ danh sách 17 cơ sở trốn kiểm dịch do Thanh tra Sở NN&PTTN Bạc Liêu cung cấp, tháng 3/2017, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Cục An ninh kinh tế (A86) tổ chức Đoàn thanh tra đột xuất các sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Qua kiểm tra chỉ có 6/11 cơ sở có địa chỉ sản xuất, còn lại không tìm thấy.

Trước đó, tại Phú Yên, theo phản ánh của người dân, trên địa bàn tỉnh xuất hiện những cơ sở sản xuất giống sử dụng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc. Ngay sau khi nhận được thông tin, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với A86 và An ninh kinh tế tỉnh Phú Yên (PA81) tiến hành thanh tra và xử lý đối với 4 cơ sở, tiêu hủy 4.400 con bố mẹ.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Trần Đình Luân, những vụ việc trên đều được phát hiện và xử lý kịp thời dựa trên nguồn thông tin cung cấp từ địa phương, hiệp hội, doanh nhiệp…; Đây là minh chứng cho sự phối hợp có hiệu quả, do đó cần tăng cường sự phối hợp này để hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh tôm giống ngày càng tốt hơn.

Ông Trần Đình Luân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại hội nghị

Ông Trần Đình Luân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội nghị

Cách nào để nâng chất lượng?

Ông Phan Tuấn Cự, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận cho rằng, những bất cập trong sản xuất tôm giống hiện nay còn quá nhiều. Cần phải có những giải pháp để tháo gỡ ngay. Hiệp hội Tôm Bình Thuận kiến nghị Tổng cục Thủy sản cần sớm xây dựng Đề án tổng thể về quản lý ngành tôm Việt Nam, đặc biệt là quản lý giống tôm nước lợ, trong đó có những nội dung chính gồm: Sớm xây dựng và ban hành điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ, từ đó phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống, dần loại bỏ những cơ sở không đủ điều kiện; Xây dựng Quy trình quản lý kiểm soát có điều kiện đối với tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm bố mẹ sản xuất trong nước; Xây dựng quy định về quản lý, nhật ký sản xuất tôm giống; Xây dựng quy trình quản lý, nhật ký sản xuất tôm giống; Thường xuyên có kế hoạch kiểm soát dịch bệnh, quy định lấy mẫu định kỳ xét nghiệm để kiểm tra dịch bệnh trong sản xuất kinh doanh tôm giống; Ban hành quy định quản lý xuất bán, công bố chất lượng đúng thực tế sản xuất; kiểm dịch chất lượng tôm giống: Trên giấy kiểm dịch phải thể hiện đầy đủ thông tin nguồn tôm bố mẹ, hoặc nguồn nauplius, nguồn giống mua tại công ty nào về dèo hoặc đang lưu hành kinh doanh; Cần có quy định thủ tục chặt chẽ hơn về giống nhập tỉnh. Sau khi hoàn thành Đề án, căn cứ để soạn thảo thông tư mới cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế hiện nay nhằm thay thế những thông tư cũ không còn phù hợp hoặc thiếu như hiện nay. Trong đó, cần quy định rõ hơn trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan chức năng địa phương.

Mặt khác, cũng cần sớm có kế hoạch tổ chức Hội nghị cung ứng giống tôm nước lợ tại ĐBSCL có đầy đủ các thành phần trong chuỗi ngành tôm cùng tham gia, nhằm tìm ra giải pháp phù hợp cung ứng tôm giống tốt hơn cho người nuôi tôm quảng canh, dần thay thế các chợ tôm ở ĐBSCL.

Bên cạnh đó, cũng cần phân rõ chức năng nhiệm vụ quản lý dịch bệnh trên tôm giống. Chi cục Thú y ở địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phòng chống trên tôm nhưng không thực hiện kiểm dịch tôm giống. Chi cục Thủy sản ở các địa phương thực hiện quản lý chất lượng tôm giống và cấp giấy đủ điều kiện xuất bán.

Theo ông Trần Công Khôi, Vụ phó Vụ Nuôi trồng Thủy sản, hiện vẫn còn một số tồn tại trong các quy định của pháp luật, chẳng hạn như chế tài xử lý chưa đủ mạnh. Trong tháng 2/2017, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh Bạc Liêu kiểm tra các phương tiện giống lưu thông trên địa bàn tỉnh. Trong 6 đêm kiểm tra 65 phương tiện vận chuyển tôm giống đã phát hiện 31 xe vận chuyển của 17 cơ sở với số lượng hơn 20 triệu con tôm giống không thực hiện kiểm dịch. Theo quy định xử phạt tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 thì chỉ xử phạt đối với hành vi vận chuyển con giống chưa được kiểm dịch hoặc chở quá số lượng trên 10% thì bị phạt tiền 3 – 4 triệu đồng. Với mức phạt trên có lẽ tính răn đe còn chưa cao. Đã đến lúc cần có những biện pháp mạnh tay và quyết liệt để ngành sản xuất tôm giống ngày càng nâng cao chất lượng, góp phần tạo những vụ mùa bội thu cho bà con, hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD mà Chính phủ đã đặt ra.

Theo Hồng Thắm – Thủy sản Việt Nam

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Minh Bạch Sản Xuất Tôm Giống tại chuyên mục Tin Tức, trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 1986 / Xu hướng 2016 / Tổng 2046 Minh bạch sản xuất tôm giống

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng mạnh

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, quý I/2017, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 107,1 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 43 thị trường, giảm 7 thị trường so với 50 thị trường của quý 1/2016. Quý 1/2017, cả 3 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Asean và Nhật Bản đều tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguyên liệu mực trong nước vẫn tiếp tục khan hiếm nên các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trên thế giới tiếp tục tăng mạnh trong quý đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong quý 1/2017 đạt 40,1 triệu USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam, chiếm 37% tỷ trọng, giảm 1% tỷ trọng so với quý 1/2016. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 mực, bạch tuộc Việt Nam. Xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý 1/2017 đạt 26,2 triệu USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Vasep cho biết, trong quý 1, giá trị xuất khẩu mực chiếm tỷ lệ 58,7% trong cơ cấu xuất khẩu mực, bạch tuộc, tăng so với mức 51,5% của cùng kỳ năm 2016. Cả 2 mặt hàng mực và bạch tuộc đều tăng trưởng dương, trong khi cùng kỳ năm ngoái tỷ lệ sản phẩm mực và bạch tuộc giảm mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tùng Anh Theo Trí thức trẻ

Hải sản Ông Giàu có bán cá giống, baba giống không

Nhu cầu mua hải sản tươi sống đặc biệt là hải sản giống đang rất cao. Đặc biệt cá giống và baba giống. Nhiều khách hàng đến với hải sản Ông Giàu hỏi rằng: Ông Giàu có bán cá giống, baba giống hay không? Giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, chúng tôi gửi đến bạn câu trả ời sau. Mua cá giống, baba giống ở đâu bán tại TpHCM hiện nay Hải sản tươi sống hiện nay là nhu cầu rất lớn trong nhiều nơi trên nước ta. Đặc biệt nhất phải kể đến những thành phố phát triển và có mức sống cao nhưng không tiếp giáp hay có cảng biển như TpHCM hay Hà Nội. Hướng đến việc phục vụ hải sản tươi sống, công ty Ông Giàu luôn cung cấp đầy đủ và đa dạng các mặt hàng hải sản với dịch vụ giao hàng tận nơi tiện lợi và nhanh chóng, đảm bảo chất lượng hàng hóa cho khách hàng. Tuy nhiên, với các mặt hàng hải sản giống, hiện tại, ở Hải sản Ông Giàu vẫn chưa có dịch vụ cung cấp hải sản giống các loại như ba ba giống, cá giống. Nhằm mục đích muốn phục vụ chu đáo đến quý khách hàng, hải sản Ông Giàu chỉ hướng đến các sản phẩm phục vụ chuyên cho khách hàng có nhu cầu. Chính vì thế, đến nay, vì để có được khả năng phục vụ tận tâm, chuyên tâm với khách hàng của mình mà công ty Ông Giàu chưa mở rộng đến dịch vụ cung cấp hải sản giống. Nhưng trong tương lai, hứa hẹn, hải sản Ông Giàu sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Hải sản Ông Giàu bán những mặt hàng hải sản nào Không có cung cấp bán cá giống, baba giống nhưng hải sản Ông Giàu rất đa dạng về các mặt hàng hải sản thương phẩm, sản phẩm tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc, hải sản khô, hải sản nhập khẩu, hải sản cao cấp các loại đều có đầy đủ. Bạn có thể tham khảo nhiều mặt hàng thêm tại Website của công ty Chuyenhaisantuoisong.com Đặt hàng mua hải sản tươi sống tại Ông Giàu, bạn có thể được giao hàng bất cứ đâu bằng nhiều phương tiện vận chuyển như ô tô, xe khách hoặc hãng hàng không máy bay vô cùng tiện lợi. Như vậy, dù bạn ở nhà, ở công ty, hay ở đâu cũng đều có thể liên hệ bằng cách gọi điện thoại đến công ty qua Hotline để đặt hàng. Đặt hàng hải sản nhanh chóng, chúc các bạn có những món ăn hải sản ngon. Giải đáp thắc mắc của bạn, công ty Ông Giàu không bán cá giống, baba giống. Nhưng các mặt hàng hải sản tươi ngon luôn có tại Ông Giàu. Đặt hàng ngay để hưởng nhiều ưu đãi.

Tôm hùm đỏ không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

Tôm hùm đỏ. (Nguồn: theterramarproject.org) Liên quan đến sự việc người dân phát hiện tại một doanh nghiệp ở Đồng Tháp nuôi tôm hùm đỏ, sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) khẳng định: “Tôm hùm đỏ không được đưa vào danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam." Tan tác làng tôm hùm! Tôm hùm chết hàng loạt, ước thiệt hại hơn 30 tỷ đồng ​Tôm hùm nuôi chết hàng loạt nghi do thủy triều đỏ Bên cạnh đó, ông Như Văn Cẩn cho biết thêm: "Trong Thông tư liên tịch số 27 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường, con tôm này được xếp vào nhóm ngoại lai có khả năng xâm hại. Vì vậy, tôm hùm đỏ không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.” Theo ông Như Văn Cẩn, tôm hùm đỏ có tập tính ăn tạp, đào hang phá hoại các bờ ruộng, cạnh trạnh ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Trước đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nghiên cứu đánh giá, kết quả cho thấy ngoài tập tính không tốt thì hiệu quả kinh tế cũng không cao. Ông Như Văn Cẩn cũng khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản: “Các loài ngoại lai xâm hại có thể ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, môi trường tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quy định về những loài muốn phát triển, du nhập phải có đánh giá tác động đối với môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế mới được sản xuất, kinh doanh. Do vậy, mong người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ sản xuất kinh doanh những loài nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh.” Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp yêu cầu xác minh sự việc và báo cáo các giải pháp xử lý hiện tượng thả nuôi loài ngoại lai trái phép. Xác minh nguồn gốc, số lượng và cách thức xâm nhập vào Việt Nam. Theo các chuyên gia thủy sản, tôm hùm đỏ còn có nhiều tên tiếng Anh như Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs, Red Swamp Crayfish. Loại tôm này có nhiều ở Louisiana (Mỹ) nên còn gọi là Louisiana Crayfish. Tôm này có thể bò trên cạn như cua, đào hang nhiều ngóc ngách và đẻ trứng trong hang. Nếu thiếu ôxy, nước sạch, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, tôm có thể bò ra khỏi nơi sinh sống nên khả năng tôm hùm đỏ phát tán ra ngoài là rất lớn. Vốn có tính ăn tạp, tôm này có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Do đó, tôm Crawfish phát tán có thể mang mầm dịch bệnh nấm tôm Aphanomyces astaci, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm (WSSV) cũng như một số loài ký sinh trùng. Dù đây là đối tượng nuôi phổ biến ở Mỹ, Australia và một số quốc gia khác, nhưng tại Việt Nam sau khi nuôi thử nghiệm, vẫn xem chúng là loài sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trước đó, người dân đã phát hiện một doanh nghiệp tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có nuôi tôm hùm đỏ. Ngay sau khi phát hiện sự việc, chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra và xử lý. Hiện chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu huỷ số tôm hùm đỏ tại doanh nghiệp này./. Theo Khánh An Vietnam+

Tôm hùm đỏ không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

Liên quan đến sự việc người dân phát hiện tại một doanh nghiệp ở Đồng Tháp nuôi tôm hùm đỏ, sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) khẳng định: “Tôm hùm đỏ không được đưa vào danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam." Tôm hùm đỏ không được sản xuất tại Việt Nam Bên cạnh đó, ông Như Văn Cẩn cho biết thêm: "Trong Thông tư liên tịch số 27 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường, con tôm này được xếp vào nhóm ngoại lai có khả năng xâm hại. Vì vậy, tôm hùm đỏ không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.” Theo ông Như Văn Cẩn, tôm hùm đỏ có tập tính ăn tạp, đào hang phá hoại các bờ ruộng, cạnh trạnh ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Trước đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nghiên cứu đánh giá, kết quả cho thấy ngoài tập tính không tốt thì hiệu quả kinh tế cũng không cao. Ông Như Văn Cẩn cũng khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản: “Các loài ngoại lai xâm hại có thể ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, môi trường tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quy định về những loài muốn phát triển, du nhập phải có đánh giá tác động đối với môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế mới được sản xuất, kinh doanh. Do vậy, mong người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ sản xuất kinh doanh những loài nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh.” Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp yêu cầu xác minh sự việc và báo cáo các giải pháp xử lý hiện tượng thả nuôi loài ngoại lai trái phép. Xác minh nguồn gốc, số lượng và cách thức xâm nhập vào Việt Nam. Theo các chuyên gia thủy sản, tôm hùm đỏ còn có nhiều tên tiếng Anh như Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs, Red Swamp Crayfish. Loại tôm này có nhiều ở Louisiana (Mỹ) nên còn gọi là Louisiana Crayfish. Tôm này có thể bò trên cạn như cua, đào hang nhiều ngóc ngách và đẻ trứng trong hang. Nếu thiếu ôxy, nước sạch, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, tôm có thể bò ra khỏi nơi sinh sống nên khả năng tôm hùm đỏ phát tán ra ngoài là rất lớn. Vốn có tính ăn tạp, tôm này có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Do đó, tôm Crawfish phát tán có thể mang mầm dịch bệnh nấm tôm Aphanomyces astaci, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm (WSSV) cũng như một số loài ký sinh trùng. Dù đây là đối tượng nuôi phổ biến ở Mỹ, Australia và một số quốc gia khác, nhưng tại Việt Nam sau khi nuôi thử nghiệm, vẫn xem chúng là loài sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trước đó, người dân đã phát hiện một doanh nghiệp tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có nuôi tôm hùm đỏ. Ngay sau khi phát hiện sự việc, chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra và xử lý. Hiện chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu huỷ số tôm hùm đỏ tại doanh nghiệp này./. Theo Khánh An - Vietnam+

Sản xuất, xuất khẩu cá tra phải theo nhu cầu thị trường

Thay vì nghiên cứu thị trường rồi sản xuất và bán sản phẩm theo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cá tra trong nước lại sản xuất và bán sản phẩm họ đang có. Đây là điểm yếu của ngành cá tra Việt Nam trong việc khai thác thị trường xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu cá tra phải trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh. Nhận định trên được một số nhà chuyên môn và doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo “Nhu cầu thị trường - quan điểm của khách hàng và các nhà bán lẻ châu Âu” được tổ chức hôm nay 6-12, tại Cần Thơ. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Xuân Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cho rằng trước giờ doanh nghiệp chỉ sản xuất cái họ muốn, chứ không phải cái thị trường muốn. Theo ông Thịnh, Dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ đang thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long phải đặt mục tiêu làm thay đổi quan điểm của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, làm ra những sản phẩm có giá trị, sát nhu cầu thị trường EU hơn là chỉ tập trung phát triển số lượng và bán sản phẩm thô. Vậy câu hỏi được đặt ra là nhu cầu thị trường đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, mà cụ thể ở đây là mặt hàng cá tra tiêu thụ ở thị trường EU, ra sao? Ông Axel Hein, chuyên gia của Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Áo, cho biết thông qua cách đặt câu hỏi tại một hội thảo “Hội đồng sáng tạo” được thực hiện tại Áo đối với một nhóm khách hàng trẻ xem họ khi nghĩ tới cá tra là họ nghĩ tới cái gì? “Và kết quả cho thấy họ nói đây là cá nước ngọt, rẻ nhất, được nuôi với số lượng cực lớn hàng năm, đặc biệt cá này không có xương (đã được phi-lê), có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có thể tìm mua được trong các tủ đông tại các siêu thị”, ông Hein cho biết. Theo ông Axel Hein, do đặc điểm cá không xương, nên có thể đưa thành phần cá tra vào các loại thức ăn dành cho trẻ con, thay vì sử dụng các thành phần khác không phải là cá tra để chế biến như hiện nay. Ngoài ra, có thể làm ra các món như chiên áp chảo cá tra với nhiều loại nước sốt lên bề mặt; cá tra viên vị bạc hà hay các loại cá tra dạng đóng gói… Theo ông Axel Hein, ở trên là những gợi ý sản phẩm doanh nghiệp có thể phát triển và bán ở thị trường EU. Thế nhưng, trên thực tế hiện nay, doanh nghiệp cá tra Việt Nam hầu như chỉ cung cấp mỗi sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh sang EU. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm mới, để phát triển cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, theo vị chuyên gia đến từ WWF tại Áo nên tăng cường công tác truyền thông thông qua kênh YouTube để giới thiệu các thông tin về phương pháp nuôi, cách thức chế biến hoặc mời những đầu bếp nổi tiếng để họ chế biến các món ăn từ cá tra, giới thiệu cá tra để thuyết phục người tiêu dùng EU… Ông Axel Hein, cũng cho rằng cần phải cải tiến bao bì sản phẩm, chuyển từ bao bì nhựa sang giấy; những thông tin đưa lên bao bì người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và phải chính xác; phải cải thiện mức thu hút trên bao bì; bổ sung các công thức chế biến thức ăn trên bao bì… Trong khi đó, ông Robert Herman, Giám đốc điều hành Công ty Yuu’n Mee (Áo) khuyên các doanh nghiệp phải xây dựng và tạo được sản phẩm cá tra có chất lượng tuyệt hảo, bởi như vậy cá tra Việt Nam mới có thể tiếp cận được các nhóm đối tượng khách hàng ở đẳng cấp cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, theo ông Robert Harman, chuyện quan trọng nhất doanh nghiệp cần làm là phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chí, yêu cầu của thị trường đặt ra. Mục tiêu 50% doanh nghiệp đạt chứng nhận ASC Theo ông Axel Hein, sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2009 bởi WWF và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm) là một trong những loại sản phẩm được ưu tiên tiêu thụ nhất tại EU. Vì vậy, mục tiêu của dự án SUPA là phấn đấu đến khi kết thúc dự án (tháng 3-2017) có ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến cá tra vừa và nhỏ đạt được chứng nhận ASC. Được biết, hiện nay chỉ có khoảng 35 trang trại cá tra của doanh nghiệp được cấp chứng nhận ASC, chiếm khoảng 16,3% tổng số doanh nghiệp sản xuất cá tra Việt Nam. Theo Trung Chánh / TBKTSG  

Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu

Trung Quốc thu mua tôm tạp chất: Nghi có phá hoại kinh tế từ nước ngoài Theo Quang Huy – Pháp Luật – 20 Dec 2014 Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, Tôm được chích tạp chất theo yêu cầu của khách hàng Trung Quốc rồi sau đó cũng là Trung Quốc thu mua tôm tạp chất từ Việt Nam để chế biến xuất khẩu sang nước thứ ba. Hàng loạt cảnh báo hết sức đáng lưu ý liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm đã được các đại biểu lên tiếng tại hội nghị góp ý cho đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất. “Lời như buôn ma túy” Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện nay tình trạng bơm tạp chất chủ yếu là chất agar (bột rau câu) nhằm tăng trọng lượng tôm đang diễn ra tràn lan. Theo ông Quang, trước đây nạn bơm tạp chất chỉ diễn ra nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nhưng giờ đây đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới TP.HCM, Bình Thuận và tận một số tỉnh ngoài miền Bắc. Thậm chí có những nhà máy chế biến cá ở trong khu công nghiệp nay chuyển sang chế biến tôm, họ đầu tư hẳn dây chuyền hiện đại để bơm tôm tạp chất. Theo ông Quang, hiện nay đa phần người nuôi, cơ sở chế biến nước ta bơm tạp chất theo yêu cầu của chính thương lái Trung Quốc. Tôm chứa tạp chất hiện xuất lọt được sang Trung Quốc nhiều nhất, một số sang các thị trường khác nhờ lượng tạp chất bơm vào thấp hơn khoảng 5%-10%. “Siêu lợi nhuận trong sự vụ này như buôn ma túy vậy. Tôm bơm tạp chất sẽ tăng trọng lượng 15%-20%, mỗi ký tôm bơm tạp chất họ lãi 80.000-85.000 đồng. Khổ nhất là nó làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm xấu hình ảnh tôm Việt Nam” – ông cho hay. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (Tổng cục An ninh 2), cho biết trong quá trình ngăn chặn, xử lý tình trạng trên đã có nhiều trường hợp đe dọa cán bộ làm công tác kiểm tra tạp chất. Đối tượng còn manh động dùng hung khí để chống đối. Thậm chí các cơ sở bơm tôm tạp chất còn thuê người đóng giả xe ôm canh gác ngay trụ sở cơ quan chức năng tại địa phương. Theo tướng Thế, hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng (theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 1999). Tuy nhiên, đến nay chưa có đối tượng nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính. Để có hướng xử lý hình sự hành vi này, tới đây Bộ Công an sẽ chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 162 đối với hành vi trên. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, xuất hiện yếu tố nghi ngờ phá hoại kinh tế từ nước ngoài thông qua hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tình hình cho thấy nhiều nhà máy trực tiếp tiến hành bơm chích tạp chất theo yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc. Khi mặt hàng này về nước, chế biến, xuất khẩu sang nước thứ ba, nếu bị phát hiện tạp chất, họ sẽ công bố rộng rãi với đối tác do mua tôm tạp chất từ Việt Nam. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng uy tín hàng hóa Việt Nam mà còn phá hoại chính sách ngăn chặn giảm thiểu tình trạng này trong những năm qua của cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết đây là thông tin có cơ sở, xuất phát từ cách thức giao thương đặc thù của thương lái Trung Quốc. Nhiều trường hợp gây thiệt hại cho người dân, làm mất an ninh kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp như hoạt động ồ ạt thu mua tôm nguyên liệu cuối năm 2013 khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Hay như gần đây là việc thu mua lá khoai lang, rễ tiêu… Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho rằng thực trạng bơm tạp chất vào tôm tràn lan vì cơ chế xử lý chưa đảm bảo tính răn đe. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng này, ông Lân đề nghị cần tăng mức xử phạt hành chính lên cao và hướng truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng đối với hành vi này là chính xác… Cách nhận biết tôm bơm tạp chất Loại tôm bơm tạp chất này nhìn bằng mắt sẽ thấy bóng mướt, nặng cân, màu sắc tươi nguyên như lúc vừa đánh bắt, chỉ khác là toàn thân căng phồng, cảm giác béo nứt vỏ. Chỉ khi người tiêu dùng mua về chế biến mới phát hiện do tôm bị teo lại, chảy hết nước và hỗn hợp chất phụ gia. Loại này thịt thường bở hoặc rữa, không chắc, ăn nhạt hơn so với bình thường. Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu: Sao lại tự chặt chân mình? Theo Hà Văn Thịnh – Một Thế Giới – 21 Dec. 2014 Nạn ‘hổng giống ai’ của xứ ta bây giờ nhiều hơn cả nấm mọc sau mưa. Mới nhất là chuyện nạn bơm tạp chất vào tôm rồi xuất khẩu ra nước ngoài, lợi nhuận bất chính thu được ngang ngửa với buôn… ma túy  Điều trớ trêu khó tin đến mức nghe như thể chuyện bịa là chính khách hàng… yêu cầu, “nhờ” ta bơm tạp chất vào tôm rồi cũng chính họ mua về để chế biến mà doanh nghiệp ta vẫn cứ thản nhiên làm, như chưa hề biết đến mấy chữ thắc mắc, băn khoăn; thậm chí đầu tư cả dây chuyền hiện đại để bơm cho nhanh, cho nhiều? Từ xưa đến nay chưa nghe thấy việc cả một hệ thống làm giả được quốc tế hóa ghê gớm như thế mà vẫn cứ tồn tại, ‘liên tục phát triển’, bất chấp mọi hậu quả nghiêm trọng, lâu dài. Tại sao không nghĩ rằng tiếp tay cho nước người gian dối, thiệt hại trước hết là chính mình? Hàng tỷ đô la thu được từ xuất khẩu thủy – hải sản của ta có nguy cơ sụp đổ nếu khách hàng phát hiện cái gọi là công nghiệp bơm tạp chất có nhãn hiệu… made in VN. Kinh doanh như thế chẳng khác gì tự chặt chân chính mình. Cha ông dạy “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Ai cũng có quyền nghi vấn rằng con tôm mới là con đã bị lộ, còn những “bạn bè” chưa bị lộ của nó là những con gì, ai còn dám mua chứ chưa nói chuyện mở thị trường mới, thành công trong cạnh tranh thương hiệu. Làm giả, làm dối thực phẩm bất chấp độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lâu nay là vấn nạn trầm trọng nhưng dường như các cơ quan chức năng vẫn coi đó là “tính ổn định của tội phạm”? Cụm từ tội phạm ổn định nghe đâu là phát ngôn chính thức của một quan chức. Nghe xong chỉ còn biết lắc đầu bởi có ai lại tự hào, tự tấm tắc với tình trạng “tội phạm ổn định” bao giờ. Có những câu hỏi khó như ăn… tỏi nhưng doanh nghiệp của ta không chịu biết, không chịu nghe. Tại sao không thể tự hỏi rằng việc làm giả, làm nhái thì Trung Quốc luôn được coi là đạt đến trình độ phi thường về “nghệ thuật dối trá”, đạt đến mức “cường quốc” về quy mô, mức độ; vậy, sao họ lại nhờ ta làm? Sao không hiểu rằng khi con tôm đó, quy trình chế biến tai họa ấy, nếu bị trừng phạt, doanh nghiệp nước ta sẽ phải lãnh hết, lãnh đủ? Chuyện cái ăn bao giờ cũng là chuyện được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, mạng sống của người tiêu dùng, vì thế, đưa chất độc hại vào thực phẩm không thể coi là chuyện nhỏ, không thể cứ mãi loay hoay, lúng túng nghĩ ra cách để … trừng phạt. Báo chí cho biết, quy mô bơm tạp chất cho con tôm đã lan rộng khắp Nam Bộ, “phát triển” ra Bắc mà vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự, mặc dù điều 162 Luật Hình sự đã quy định rõ ràng? Đây còn là vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh, điều tối kỵ của cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Cách vi phạm và cách coi vi phạm trầm trọng đó là chuyện nhỏ phản ánh một sự thật ê chề: Lẽ nào sự vô cảm, vô trách nhiệm, phi đạo đức đã trở thành chuyện… bình thường? Chẳng lẽ một số doanh nghiệp bất chính của ta muốn “phát huy truyền thống” của con tôm là kéo lùi sự phát triển và làm ô danh cả một nền kinh tế? Hãy nhớ rằng, nếu không chấm dứt, là đang tự chặt chân của chính mình và chặt luôn chân của hàng loạt ngành xuất khẩu thực phẩm khác…! Hà Văn Thịnh

Phải xử lý dứt điểm tôm giống không rõ nguồn gốc

Đó là kiến nghị của hầu hết doanh nghiệp (DN) sản xuất tôm giống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển tại hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức ngày 15-8 tại tỉnh Bình Thuận. Theo ông Lương Thanh Vân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc, hiện nhu cầu sản xuất tôm giống ở Việt Nam rất lớn song hầu hết DN phụ thuộc vào nguồn giống bố mẹ nhập khẩu. Thậm chí, một số đối tác nước ngoài đã cấm xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam khiến DN trong nước bị động. Trong khi đó, theo Tổng cục Thủy sản, mỗi năm Việt Nam phải nhập trên dưới 200.000 con tôm bố mẹ nhưng việc quản lý chất lượng tôm giống còn nhiều bất cập. Người nuôi tôm thịt cần con giống tốt để tránh rủi ro Theo đề xuất của các DN sản xuất tôm giống, để ngành tôm phát triển bền vững, Bộ NN- PTNT cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về nuôi tôm, trong đó kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm bố mẹ nhập khẩu. Đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước, việc nhận chuyển giao công nghệ chỉ nên tiến hành khi đáp ứng đủ điều kiện trang thiết bị, đội ngũ nghiên cứu. Đối với tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, Bộ NN-PTNT cần xử lý dứt điểm, tránh tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, gây thiệt hại cho người nuôi tôm do con giống kém chất lượng. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, với diện tích thả nuôi tôm nước lợ (gồm tôm sú và tôm thẻ) của cả nước khoảng 680.000 ha, nhu cầu con giống ít nhất là 130 tỉ con/năm. Hơn nữa, trong định hướng tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, thủy sản được xác định là ưu tiên hàng đầu, trong đó, ngành tôm được chú trọng. Theo L.Trường (Người lao động)

Tôm hùm giống hiện nay giá bao nhiêu tiền 1 kg?

Tôm hùm là món ăn khoái khẩu của các đại gia thích thưởng thức dòng họ tôm. Món ăn cao lương mĩ vị này chứa đậm hương vị biển. Ngày nay nhiều nhà hàng, các khách sành ăn nhu cầu càng nhiều hơn với Tôm hùm. Chính vì vậy nên nhu cầu nuôi tôm hùm ngày một tăng cao hơn. Tuy nhiên có thể nhiều người vẫn chưa biết được tôm hùm giống hiện nay giá bao nhiêu tiền 1kg hay chưa tìm được nơi mua tôm hùm giống chất lượng. Hải sản Ông Giàu đã thu thập thông tin giúp những khách hàng cần mua tôm hùm giống tốt để các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích khi tìm nơi mua tôm hùm giống. Nơi bán tôm hùm giống hiện nay: Nếu các bạn lên google và tìm từ khóa "tôm hùm giống" sẽ chỉ tìm được rất ít thông tin về mặt hàng này. Các ngư dân nuôi tôm hùm đa số đều dựa vào các mối quan hệ quen biết để tìm mối mua tôm hùm giống và rất ít khi tìm nơi mua tôm hùm giống trên mạng. Một phần vì không tin các nơi cung cấp trên mạng, một phần nữa nếu là những ngư dân lớn tuổi họ không có nhiều cơ hội tiếp xúc với mạng internet như những người trẻ thế hệ 8x 9x bây giờ. Chính vì vậy đây cũng là một khó khăn lớn đối với các chủ doanh nghiệp nuôi tôm hùm. Hôm nay, hải sản Ông Giàu sẽ giúp các bạn tìm được nơi mua tôm hùm giống tốt nhất và đảm bảo nhất. Thường tôm hùm thương phẩm phụ thuộc vào giống tôm hùm nhập từ Philippines, tuy nhiên nguồn giống phụ thuộc này rất không ổn định bởi tỷ lệ sống khá thấp. Chính vì vậy, nếu cần giống tôm hùm giống thực sự thích nghi với môi trường sống của Việt Nam thì chỉ có thể nhập tôm hùm giống sống tại Việt Nam. Tôm hùm giống xuất hiện ở đâu tại Việt Nam Tại Việt Nam, ngư dân đi bắt tôm hùm giống ở biển, tập trung chủ yếu ở các vùng biển Bình Định, Phú Yên, Quy Nhơn. Tuy nhiên vào khoảng thời gian đầu năm nay, tình trạng khan hiếm tôm hùm giống xuất hiện làm mức giá bán tôm hùm giống tự nhiên tăng cao lên nhiều lần. Giá lúc đầu từ 60.000đ/con lên đến 400.000đ/con. Dù là đã tăng giá đến mức đó nhưng tình trạng tìm mua tôm hùm giống cũng còn rất khan hiếm. Các bạn có nhu cầu mua tôm hùm giống có thể trực tiếp đến các tỉnh như Phú Yên, Bình Định, biển Quy Nhơn để hỏi nơi mua tôm hùm giống tại chỗ hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn nơi mua tôm hùm giống cụ thể với giá tốt nhất qua thông tin liên hệ sau:

Hải sản tươi sống – Cảnh giác giống cá chình nhập khẩu

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp. KS Phan Văn Hùng, Chi hội Nghề nuôi cá chình Việt Nam cho biết: Trung Quốc không có giống cá chình mà phải nhập từ Philippines, Đài Loan, Indonesia... khoảng 5.000 - 6.000 con/kg, sau đó ương cho cá lớn từ 20 - 200 con/kg thì xuất bán qua VN theo đường hàng không. Cá chình giống nhập từ Philiphines, Đài Loan, Indonesia da màu vàng nhưng đem về Trung Quốc ương dưỡng thì giống chuyển thành màu đen do bị ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, khí hậu, nước, đất… Ông Phan Văn Khanh, người nuôi cá chình ở xã Vĩnh Hải (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) khuyến cáo không nên mua cá chình đen, bởi đó là giống ương tại Trung Quốc được nhập về bán rẻ hơn cá chình vàng Việt Nam 5.000 - 10.000 đ/con, nhưng nuôi hiệu quả không cao. "Tôi đã từng mua giống cá chình bông (loại 25 con/kg) ương ở Trung Quốc do một Công ty tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng nhập về thả nuôi. Cá không ăn 3 ngày rồi chết hàng loạt, mặc dù đã mời KS Phan Văn Hùng đến cứu", ông Khanh cho biết. Theo KS Phan Văn Hùng, cá chình Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, ảnh hưởng bởi thức ăn và môi trường nên nuôi chậm lớn, khi bị bệnh rất khó trị hoặc không trị được. Khi thu hoạch khó bán hoặc bán giá thấp. Hiện tại một số Công ty trong nước nhập giống cá chình Trung Quốc chuyển về Sóc Trăng bán cho các đại lý với giá rất thấp hơn. Các đại lý tiếp tục ương dưỡng bán cho người nuôi và thương lái. Giá cá chình thương phẩm cũng đang giảm (khoảng 330.000 đ/kg) là do Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản phải thu hoạch để tránh đông. Với mức giá này thì người nuôi vẫn có lãi nhưng không cao. Chính thiếu kênh thông tin về thị trường, thiếu nhà máy chế biến nên nghề nuôi cá chình thương phẩm của Việt Nam chưa bền vững. KS Hùng phân tích: Việt Nam là vùng nhiệt đới có thể nuôi và thu hoạch cá chình quanh năm, người nuôi nên chọn thời điểm có giá mới thu hoạch, vừa dễ bán và bán được giá cao. Nuôi đã khó, bán lại càng khó hơn. Bình quân 1 con cá chình sau 9 tháng thả nuôi, thu hoạch tránh mùa đông thu lãi ròng hơn 100.000 đồng. Nếu bà nuôi bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi thì rất nhanh lớn và hiệu quả càng cao. (trích nguồn Nông nghiệp Việt Nam)