Liên quan đến sự cố Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hàng loạt các cán bộ, công chức tại Hà Tĩnh đã bị kỷ luật.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Quang Đệ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, đơn vị này vừa gửi toàn bộ hồ sơ tự nhận hình thức kỷ luật của các cá nhân, tập thể liên quan đến việc Formosa xả thải gây ra sự cố ô nhiễm môi trường và chôn lấp rác thải trái quy định tới UBND tỉnh Hà Tĩnh để họp kiểm điểm, đưa ra quyết định kỷ luật cuối cùng. Formosa xả thải gây nên sự cố ô nhiễm môi trường khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung.
Đến thời điểm hiện tại, các đơn vị gồm: Công an tỉnh Hà Tĩnh, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh, UBND thị xã Kỳ Anh đã thực hiện xong việc xử lý kỷ luật. Theo đó, Trưởng phòng Thẩm định - Đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh nhận hình thức kỷ luật khiển trách, Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Tĩnh nhận hình thức kỷ luật khiển trách. 4 cán bộ, công chức cấp xã thuộc thị xã Kỳ Anh cũng nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đối với Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường. Trong thời gian tới UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ họp chính thức đưa ra hình thức kỷ luật đối với những cá nhân vi phạm./. ( Theo CTV Nhật Minh/VOV)
Quảng Bình là một trong 4 địa phương tại miền Trung chịu tác động nặng nề từ sự cố môi trường biển, nên để khôi phục lại nghề nuôi trồng thủy sản là cả một quá trình dài và cần sự chung tay từ nhiều phía.
Do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển Formosa xảy ra từ tháng 4 vừa qua, rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại Quảng Bình phải hứng chịu hậu quả nặng nề với hơn 1.500 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại trên 300 tỷ đồng. Với sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương đến nay đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp người dân 4 tỉnh vượt qua khó khăn cũng như chuyển đổi sinh kế cho người dân. Hiện người dân ven biển của tỉnh Quảng Bình đang dần khôi phục lại hoạt động sản xuất.
Tại huyện Quảng Ninh, một trong những địa phương có thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy sản của Quảng Bình, đã triển khai thực hiện tốt các chính sách đền bù và chỉ đạo các địa phương chuẩn bị mọi điều kiện để người dân trên toàn huyện bước vào vụ nuôi trồng mới. Mô hình nuôi cá lồng tại đây tiếp tục mở rộng và phát triển từ đầu vụ của năm 2016, chủ yếu ở các xã Duy Ninh, Hàm Ninh, thị trấn Quán Hàu, Vĩnh Ninh, Võ Ninh..., với số lồng bè nuôi là 163 lồng (tăng so cùng kỳ năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã thu hoạch; tuy nhiên, việc tiêu thụ chậm và thu nhập thấp hơn khá nhiều so cùng kỳ đã ảnh hưởng đến việc tái đầu tư nuôi mới của đại đa số các hộ nuôi. Tại xã Ngư Thủy Bắc đã có 42 chủ hộ nuôi tôm với diện tích trên 20 ha đất, chủ yếu là người từ nơi khác đến thuê đất. Vừa qua, địa phương đã thực hiện đền bù đợt 1 cho 18 hộ, những hộ còn lại sẽ tiếp tục chi trả trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều mà họ băn khoăn nhất hiện nay chính là mức độ an toàn của nước biển. Theo đó, để tránh những ảnh hưởng từ nước biển, các hộ nuôi tôm đã đầu tư xây dựng nhiều bể lọc nước cũng như tăng thêm các biện pháp xử lý nước bằng vi sinh, khử clo để đảm bảo an toàn.
Ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết, so với cùng thời điểm này năm ngoái thì số hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đã giảm đi đáng kể, cũng vì các hộ nuôi còn lo sợ sau sự cố môi trường biển vừa qua. Ngoài ra, nguồn vốn để đầu tư còn hạn hẹp. Hiện nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đang có ý định sẽ nuôi trở lại khi nhận được tiền bồi thường.
Để đẩy mạnh chương trình khôi phục và phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, đại diện UBND huyện Quảng Ninh thông tin, Quảng Ninh đã có quy hoạch đầu tư dự án phát triển các vùng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; tập trung đầu tư cho các vùng đã được quy hoạch, chuyển đổi; chú trọng sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã được quy hoạch, xây dựng. Cùng đó, huyện cũng chỉ đạo các địa phương vận động người dân nuôi trồng theo mô hình cá - lúa đã đầu tư ở các xã như: Gia Ninh, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Lương Ninh, An Ninh và Võ Ninh; khuyến khích người dân mở rộng địa bàn nuôi cá lồng trên sông ở những địa phương có điều kiện như: Lương Ninh, Quán Hàu, Hiền Ninh, Vĩnh Ninh, Duy Ninh và Trường Xuân...
Theo thống kê, đến nay, tỉnh Quảng Bình có 5.100 ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 13.000 lao động. Trong đó, đối tượng nuôi mặn lợ chủ yêu là tôm thẻ chân trắng; ngoài ra là tôm sú, cua, cá mặn lợ. Đối tượng nuôi nước ngọt truyền thống như trắm cỏ, rô phi, chép... Hiện người dân đang đầu tư nuôi tôm thâm canh, phát triển các vùng nuôi tập trung và áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều hình thức nuôi mới được người dân áp dụng như nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa, nuôi trong bể xi măng; nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ bãi triều. Các đối tượng nuôi như cá chim vây vàng, cá dìa, bống bớp, cá lăng chấm, rô đầu vuông... góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Văn Thọ (Theo Tổng cục Thủy Sản)
Khách hàng đề nghị Vietcombank lý giải về lỗ hổng bảo mật tài khoản của mình song ngân hàng trả lời: "Sẽ nghiên cứu". Ngay sau khi thông tin chủ thẻ Vietcombank bị “bốc hơi” 500 triệu đồng trong tài khoản qua 1 đêm, Báo Giao thông tiếp tục nhận được phản ánh tương tự của một khách hàng khác đang dùng thẻ tín dụng Vietcombank. Cụ thể, chị K. (trú tại Long Biên, Hà Nội) cho biết mình đã mở tài khoản tại Chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm, đăng ký sử dụng dịch vụ ibanking. Chị K. khẳng định, chưa từng thông báo hay nhắn tin cung cấp mật khẩu truy cập, mã OTP, số thẻ cho ai. ”Thẻ tín dụng này chỉ có một mình tôi sử dụng để giao dịch trên internet, chưa từng đưa thẻ cho ai mượn cũng như quẹt thẻ tại đâu!”.
Tuy nhiên tới tối 1/8, khi chiếc thẻ này vẫn nằm trong ví của chị H. thì bất ngờ nhận được tin nhắn phát sinh giao dịch tại địa điểm không đúng với những địa chỉ chị K. từng giao dịch. Ngay sau đó, hàng loạt tin nhắn báo các giao dịch khác đang thực hiện. “Không biết điều gì đang xảy ra, lúc đó vào ban đêm nên tôi phải khóa ngay ibanking sau đó thông báo tới Tổng đài Vietcombank thì chỉ nhận được xác nhận đã khóa thẻ, mọi giao dịch ngừng thực hiện. Muốn biết thông tin khác, thì tôi phải tới chi nhánh phát hành thẻ tại Hoàn Kiếm”, chị K. kể lại.
Ngay ngày hôm sau, tại chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm, chị K. báo rà soát các dịch vụ, yêu cầu hủy thẻ cũ phát hành thẻ mới. “Ngày tiếp theo, tôi nhận được cuộc gọi từ nhân viên Vietcombank cho biết, giao dịch bất thường hôm 1/8 của tôi có một cái được thực hiện tại Singapore. Sau khi tôi khẳng định, chưa từng thực hiện bất cứ giao dịch nào tại Singapore thì nhân viên này cho biết NH sẽ nghiên cứu và thông báo lại. Tuy nhiên tới đầu tuần rồi, NH mới cho biết giao dịch bất thường của tôi đã bị xóa trên hệ thống, không thực hiện sao kê. Vì vậy, số tiền đã báo khi giao dịch không bị mất”. Tuy nhiên, điều khiến chị K. thắc mắc, không rõ giao dịch bất thường được thực hiện trực tiếp từ thẻ hay qua internet, thì lại chưa được Vietcombank làm sáng tỏ. “Qua những tin nhắn báo về, tôi được biết có giao dịch thì thực hiện tại một cửa hàng ở Singapore, có giao dịch lại thực hiện qua những trang web tại Dubai, tại Anh... Song tới nay ngân hàng vẫn không giải thích, cũng không biết tài khoản của mình bị lộ ở chỗ nào? Đây là lỗi của Vietcombank hay lỗi do nguồn truy cập của khách hàng bị hack?”, chị K. đặt ra hàng loạt câu hỏi, song tới nay Vietcombank vẫn im lặng!
Ngân hàng giải thích vòng vo
Trở lại vụ việc của chủ thẻ Vietcombank bỗng dưng bị bốc hơi 500 triệu đồng, chiều 12/8 liên hệ với PV Báo Giao thông, chị H.N.H vẫn chưa hết bàng hoàng: “Tới giờ này, tôi cũng không biết nói gì, tại sao lại có sự trùng hợp khi 12h trưa 4/8 tôi nhận được số dư trong tài khoản là 500 triệu đồng thì tới 11h đêm cùng ngày bị rút sạch? Lỗi từ đâu, liệu có lỗ hổng trong hệ thống NH? Chỉ mong sự việc nhanh chóng được làm sáng tỏ để mọi người được yên tâm".
Cũng theo lời chị H., từ khi biết sự cố, nhiều bạn bè của chị thông tin họ từng gặp tình huống tương tự mà không biết kêu ai. "Có người đã bị rút tiền từ thẻ cách đây hàng tháng trời mà chưa được giải quyết”, chị H. nói.
Theo chị H., sáng nay chị cũng đã nhận được thông báo của Vietcombank qua email mời chị tới làm việc cùng với cơ quan công an. Tuy nhiên, vì lý do công việc chị không thể tới buổi làm việc này. “Tại buổi làm việc với lãnh đạo Vietcombank vào chiều 11/8, lãnh đạo NH có giải thích cho tôi nhưng rất vòng vo. Kết thúc buổi làm việc, tôi vẫn không hiểu nguyên nhân sự cố của tôi là do lỗi từ đâu? Tại sao tôi không nhận được tin nhắn mã OTP như các giao dịch trước đó? Vì vậy, tôi yêu cầu NH làm văn bản chính thức giải thích nguyên nhân, song tới giờ tôi vẫn chưa nhận được”, chị H. chia sẻ.
Được biết, thời điểm hiện tại Vietcombank đã có thông tin về vụ việc trên trang web chính thức như sau: "Trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa chỉ http://creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/8/2016".
Theo đơn vị này, các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau ở Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Hiện NH đang phối hợp với khách hàng và cơ quan chức năng, để làm rõ các đối tượng chủ mưu trọng vụ viêc.
Theo Hoàng Ngân (Báo Giao thông)
Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã nhận được kết quả xét nghiệm về mẫu nước, mẫu cá chết ở khu vực biển Nghi Sơn và xã Tĩnh Hải (Tĩnh Gia) vào ngày 28.09.2016 từ Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
Sau khi có hiện tượng cá chết ở biển Nghi sơn, Trung tâm chuẩn đoán Thú y Trung ương đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy cá chết ở đây không liên quan đến dịch bệnh. Tuy nhiên chỉ tiêu Amoniac (NH3) và chỉ tiêu COD (lượng ô xy cần để ô xy hóa hết các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước biển) vượt chỉ tiêu cho phép. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại vùng biển Tĩnh Hải (khu vực phát hiện cá tự nhiên chết) thì 7 mẫu nước có COD đo được đều vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 2,45 đến 5,29 lần. Đặc biệt, mẫu nước biển tại xã đảo Nghi Sơn có 2 mẫu có COD vượt ngưỡng cho phép từ 3,05 đến 4,49 lần và chỉ tiêu Amoniac (NH3) vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản từ 10,8 đến 32,8 lần. Các chỉ tiêu khác như Cyanua, Sulfua đều nằm trong ngưỡng cho phép. Mẫu cá tự nhiên và cá lồng ở hai khu vực kể trên đều âm tính với vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển; đếm vi khuẩn tổng số gây bệnh trên cá thì số lượng đều trong chỉ tiêu cho phép của nuôi trồng thủy sản. Trước đó, trong ngày 5-6/9, ngư dân xã Tĩnh Hải khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ (gần khu vực dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn) đã phát hiện một số loài hải sản như cá bơn, cá thèn, ghẹ… chết bất thường và trôi dạt vào bờ biển. Đến ngày 8/9 tại khu vực nuôi cá lồng của ngư dân xã đảo Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia) cũng xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng quẫy nước mạnh và bị chết rất nhanh với số lượng lớn. Theo thống kê của UBND xã Nghi Sơn, đã có gần 50 tấn cá lồng đặc sản như cá mú, cá hồng, cá vược bị chết… Cùng ngày, tại khu vực bờ biển thôn Bắc Yến (xã Hải Yến huyện Tĩnh Gia), người dân lại phát hiện tình trạng cá tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ, chủ yếu là cá bơn, cá thèn, ghẹ với tổng khối lượng hải sản thu gom được khoảng 200 kg.
(Theo Báo Thanh Hóa)
Sau Tết Nguyên đán, ngư dân đánh bắt ven bờ ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) kiếm “bộn tiền” nhờ nghề “bẫy” tôm hùm giống. Mỗi ngày, mỗi thuyền kiếm 1,5 -2 triệu đồng. Chiều 6/2, hàng loạt thuyền đánh bắt tôm hùm con ở khu vực Hòn Rớ (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cập bờ. Theo các ngư dân, thời điểm này đang là cao điểm của nghề “bẫy” tôm hùm con. Bắt đầu từ 4h sáng, các thuyền hối hả ra biển đánh bắt và đến chiều cùng ngày thì về bờ. Vùng biển đánh bắt tôm hùm “nhí” là ở biển Bãi Dài, cách Cửa Bé - Nha Trang 12-15 hải lý. Để đánh bắt tôm hùm con, ngư dân sẽ thả xuống biển những cái “bẫy” làm từ các phiến đá san hô to bằng bàn tay. Trên bề mặt các phiến đá sẽ được đục nhiều cái lỗ sâu, mục đích là để cho tôm hùm con chui vào ẩn nấp. Các phiến đá sẽ được nối với nhau bằng dây, kéo dài hàng trăm mét. Một thương lái đang thu mua tôm hùm "nhí" cho ngư dân ở Nha Trang, hôm 6/2 Hình ảnh tôm hùm con được ngư dân TP Nha Trang "bẫy" trên vùng biển ven bờ ở Khánh Hòa Ngư dân Nguyễn Văn Bình (Hòn Rớ, TP Nha Trang) cho biết, thuyền anh đi 3 người từ sáng sớm 6/2 và cập bờ vào chiều cùng ngày. “Thuyền tôi bẫy được 20 con tôm hùm con, được 1,5 triệu đồng. Nghề này nếu trúng đều đặn như vậy thì anh em sẽ có ăn”, anh Bình cho biết. Theo các thương lái thu mua tôm hùm con ở Hòn Rớ - Nha Trang, tôm hùm con có 3 loại, trong đó chỉ tôm hùm sao mới có giá trị cao, được thu mua để bán “sang tay” cho người nuôi. Theo đó, tôm hùm sao dao động 300.000-350.000 đồng/con; tôm hùm xanh 30.000 đồng/con và tôm hùm đá 5.000 đồng/con. Bà Liễu, một thương lái cho biết, mỗi ngày bà thu mua 50-60 con tôm hùm con. “Trước đây, lúc cao điểm, ngư dân bắt được nhiều, có lúc tôi thu mua 100-200 con mỗi ngày. Hôm mùng 5 Tết, có người trúng 7 triệu tiền tôm hùm con chỉ sau một buổi đánh bắt”, bà Liễu cho biết. Mỗi ngày ngư dân kiếm 1,5-2 triệu đồng/thuyền nhỏ nhờ đánh bắt tôm hùm giống Một ngư dân với thành quả là hơn 1,5 triệu đồng sau khi bán tôm hùm "nhí" Được biết, vùng biển Vịnh Nha Trang, biển Bãi Dài ở Khánh Hòa là nơi có nhiều tôm hùm con. Nghề này mang lại thu nhập cao trong ngày nên được ngư dân lựa chọn, ưu tiên đánh bắt. Tôm hùm con sau khi được thu mua sẽ bán cho những người nuôi tôm ở Vịnh Cam Ranh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), thậm chí ở Phú Yên… để nuôi lớn, bán với giá trị cao hơn. Hiện nay ở khu vực Hòn Rớ - Nha Trang có từ 300-400 thuyền đánh bắt tôm hùm “nhí”. Do “lộc” lớn nên dịp Tết Nguyên đán vừa qua, thậm chí có người “bỏ Tết” để đi bắt tôm hùm giống. Theo Viết Hảo - Dân Trí
Bán hệ thống 19 siêu thị trải dài ở các vị trí đất vàng trên khắp VN cho đối tác nước ngoài với giá trị gần 900 triệu USD nhưng chỉ đến phút chót phía VN mới biết. METRO đang muốn che giấu điều gì qua phi vụ bí ẩn này? VN chỉ biết METRO được bán đi vào phút chót - Ảnh: D.Đ.Minh Trong thương vụ mua lại METRO ở VN, tỉ phú Thái Lan đã bỏ ra tới 655 triệu euro (xấp xỉ 18,7 nghìn tỉ đồng). Đây là một thương vụ hời so với một thương vụ khác của chính METRO vào cuối năm 2012. Khi đó, Tập đoàn METRO bán chuỗi 91 đại siêu thị Real tại Đông Âu (Ba Lan, Romania, Nga và Ukraine) cho Auchan (tập đoàn bán lẻ của Pháp đồng thời là đối thủ nặng ký của METRO) với giá 1,1 tỉ euro, bao gồm cả mặt bằng và cửa hàng. Năm 2011, chuỗi siêu thị này có doanh số tới 2,6 tỉ euro trong khi cả hệ thống METRO tại VN đạt doanh số hơn 500 triệu euro. Như vậy, dù doanh số cao gấp 5 lần, số chuỗi siêu thị cao gấp gần 5 lần nhưng giá bán chỉ cao hơn chưa tới 2 lần so với METRO VN. Vậy tại sao tỉ phú Thái Lan lại sẵn sàng mua lại METRO với giá 655 triệu euro? Loại nhà đầu tư nội
Điều đáng nói là vụ sang nhượng hệ thống bán sỉ lớn nhất VN, được hưởng nhiều ưu đãi của nước sở tại nhưng lại diễn ra gần như bí mật giữa 2 nhà đầu tư nước ngoài. Phía VN hầu như không được biết tới, kể cả các cơ quan quản lý và doanh nghiệp (DN) trong nước. Điều này cho thấy METRO không hề có ý định chuyển nhượng dự án cho các nhà đầu tư nội. Lãnh đạo một DN lớn trong nước cho rằng, việc loại các DN trong nước của METRO là nhằm né tránh kiểm soát những nghi án chuyển giá từ cơ quan chức năng. Thậm chí, nghi án sang nhượng "bí kíp" chuyển giá cho đối tác cũng đã được nhiều người đặt ra bởi không một nhà đầu tư nào lại bỏ ra số tiền lớn để mua lại một công ty với tiền sử thua lỗ kéo dài hơn chục năm như "lý lịch" hoạt động của METRO tại VN. Nghi án này càng được củng cố hơn khi thông tin cho thấy giá khởi điểm ban đầu của vụ sang nhượng này chỉ bằng 1/2 so với mức giá thỏa thuận cuối cùng. TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, đặt vấn đề: Chủ DN Thái Lan mua lại METRO là người gốc Trung Quốc và liệu có chiến lược gì đằng sau trong thương vụ này ở VN? Làm rõ việc chuyển đất vàng Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: Trong các thương vụ mua bán, sáp nhập, DN thường giữ kín mà không có trách nhiệm thông báo rộng rãi. Nhưng với METRO, họ đang kinh doanh và đầu tư ở VN, được hưởng nhiều ưu đãi và sử dụng nhiều đất đai, họ phải có nghĩa vụ thông báo với phía VN và ý kiến của cơ quan quản lý. “Tôi biết rằng, trong các liên doanh giữa VN và nước ngoài, khi phía nước ngoài muốn bán cổ phần thì phải ưu tiên cho các DN VN. Một khi các DN trong nước không muốn mua lại thì mới bán cho nước ngoài. Trước đây, một hãng dầu nhớt bán cổ phần trong liên doanh VN, họ cũng thông báo rộng rãi nhưng các công ty trong nước không mua lại thì hãng này mới bán cho Ấn Độ. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nếu họ muốn bán công ty ở VN, cơ quan quản lý cần phải buộc họ làm tương tự chứ không thể khi vào VN được hưởng biết bao ưu đãi, đến lúc bán thì lại bán cho nước ngoài. Các cơ quan quản lý VN, nhất là nhà quản lý đầu tư nước ngoài, cũng cần phải trả lời cho dư luận biết rõ, METRO đã báo cáo về việc bán DN ở VN như thế nào. Không thể có chuyện bán một hệ thống siêu thị ở ngay VN lên tới tỉ USD mà như bán một món hàng ngoài chợ được”, bà Lan bức xúc. Thanh kiểm tra việc bán lẻ Trao đổi với Thanh Niên hôm qua 22.8, bà Đinh Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN, cho biết hiệp hội đã có đề xuất gửi các cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu thanh kiểm tra METRO liên quan đến việc bán lẻ, dù giấy phép của công ty là bán buôn. Bà Loan khẳng định hiện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đang tiến hành thanh kiểm tra METRO và hiệp hội đang chờ kết luận từ cơ quan chức năng.
Trong khi đó, theo quan sát của TS Nguyễn Minh Phong thì “METRO khi vào VN đã có ý định bán dự án, họ có chiến lược rút lui rõ ràng nên triển khai rất nhiều dự án. Họ cũng xây các dự án một cách sơ sài, không kiên cố, chỉ toàn là tôn để nhanh khấu hao. Và giờ là thời điểm tốt nhất để METRO bán dự án của mình sau khi VN mở cửa cho thị trường bán lẻ”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải biết METRO thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư Thái kế tục như thế nào. Như vậy, các nhà quản lý VN có thể siết ngay quyền sử dụng đất. Không có chuyện thu thuế trong 30 hay 50 năm mà phải thu theo từng năm một”. Ông Phong cũng cho rằng, việc chưa có quy định buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã hưởng ưu đãi của VN khi bán dự án phải tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng là một kẽ hở của luật pháp. Nếu có thông báo về việc bán DN thì các nhà đầu tư trong nước sẽ rộng cửa tham gia vào dự án, chứ không có chuyện dự án đã bán rồi VN mới biết. Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng kêu gọi cơ quan chức năng cần phải làm rõ hoạt động chuyển nhượng các mặt bằng của METRO cho đối tác Thái Lan. Bởi trong khi DN trong nước muốn tìm 1/10 diện tích đất như của METRO cũng gặp rất nhiều khó khăn thì tập đoàn này đã nhanh chóng có được những mặt bằng đẹp lên đến hàng ngàn mét vuông. “Người VN ở nước ngoài khi muốn mua nhà, thuê nhà tại VN cũng phải chờ có quy định cụ thể và mất bao nhiêu thời gian, thủ tục thì không thể có chuyện METRO vào thuê các mặt bằng tốt rộng hàng ngàn mét vuông rồi muốn chuyển nhượng cho ai sử dụng cũng được. Điều này quá phi lý”, ông Thành nói. Thanh tra thuế vào cuộc Trao đổi với Thanh Niên chiều 22.8, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết Thanh tra của Tổng cục đang được giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ thương vụ chuyển nhượng của Công ty METRO Cash & Carry VN (METRO) để thu thuế chuyển nhượng vốn của công ty này. Theo ông Tuấn, quy định hiện tại cho phép DN được tự khai, tự tính và tự nộp thuế, đến cuối năm thực hiện thủ tục quyết toán với cơ quan thuế. Tuy nhiên, liên quan đến thương vụ mua bán này do phát sinh giao dịch chuyển nhượng nên phải thu thuế chuyển nhượng vốn. Hiện thanh tra của Tổng cục được giao xem xét, giám sát đưa ra phương án “đánh” thuế theo nguyên tắc giá chuyển nhượng bao nhiêu trừ đi vốn trong quá trình đầu tư, chi phí chuyển nhượng vốn, chi phí thuê tư vấn đàm phán. Tất cả phải có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, sau khi trừ đi số còn lại sẽ phải nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Anh Vũ st- Mai Phương - N.Trần Tâm - báo TN Lời bình: Chuyển nhượng xong rồi thì Việt Nam mới được biết thì thật bất thường. Ở đây trách nhiệm của các cơ quan quản lý như thế nào?
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cô gái trên facebook có làn da trắng mịn, mắt to, môi hồng xinh xắn, nhưng hầu như đều nhờ vào sự trợ giúp của các phần mềm chỉnh ảnh trên điện thoại, điển hình là Camera 360. Theo Vnexpress
Bắt tàu hàng chở bùn thải từ Trung Quốc đưa vào Formosa (Tin tức thời sự) - 160 tấn chất thải lỏng độc hại từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) vừa cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) để cung cấp cho Formosa đã bị bắt giữ.
Xác nhận thông tin trên với Đất Việt, ông Phan Lam Sơn, phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh - cho biết, Lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh là đơn vị chủ trì, Sở TN-MT là đơn vị phối hợp điều tra vụ việc. Ảnh minh họa Thông tin cụ thể, chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), đưa vào Formosa 160 tấn chất thải lỏng. Lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh đã có mặt lập biên bản bắt giữ số hàng trên. Tờ Người đưa tin cho biết, thông tin trên hồ sơ nhập khẩu cho thấy, số chất thải lỏng này là bùn bô-xít độc hại. Tuy nhiên, trả lời báo Đất Việt, ông Lương Duy Hanh - Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ TNMT cho rằng đây không phải là bùn thải bô-xít mà là một dạng vật liệu lỏng chịu nhiệt dùng trong việc xây dựng lò đứng, lò cao.
"Sở TN-MT là đơn vị phối hợp điều tra. Đến sáng 16/9, chúng tôi đã lấy mẫu kiểm nghiệm, tuy nhiên chưa có kết quả", ông Sơn nói.Cũng theo ông Sơn, sau khi bắt giữ số hàng trên Phòng Cảnh sát môi trường Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu kiệm nghiệm. An An Theo Baodatviet
Cá trắm đen tự nhiên, cá chiên sông Đà, cá lăng sông Đà,... đều phải nặng trên 15kg - là đơn hàng của một đại gia để chuẩn bị cho bữa Tất niên của đại gia đình mình. Tính ra, nếu đúng như yêu cầu thì bữa tiệc này, riêng tiền cá đã hết trên dưới 200 triệu đồng.
Vừa gọi liên tiếp 8 cuộc điện thoại cho các mối chuyên đi săn cá khủng trên sông Đà ở Hòa Bình, anh Nguyễn Minh Tuệ - một đầu mối có nhiều năm kinh nghiệm trong buôn bán các dòng cá khủng dành cho giới đại gia, kể rằng, hôm qua anh vừa nhận được cuộc gọi của một đại gia trong ngành bất động sản ở Hà Nội. Vị đại gia này đặt mua cá để chuẩn bị tiệc Tất niên, gồm toàn các loại cá khủng. Đơn hàng đặt các loại cá trắm đen tự nhiên, cá chiên sông Đà, cá lăng sông Đà, tất cả đều phải có trọng lượng trên 15 kg, và tất nhiên nếu kiếm được cá càng to thì càng tốt. Riêng với cá Anh Vũ thì ông đặt mua hai con để làm mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tất niên. Các loại cá sông khủng được đại gia săn lùng vào dịp Tết Vị đại gia này nói thêm, ông dự định làm một bữa cỗ tất niên mà các món ăn đều chế biến từ cá. Ví như, cá trắm đen sẽ làm món cá hấp, cá chiên làm món nướng, cá lăng sẽ lọc ra làm món xào xả ớt, lòng cá để xào dưa chua, làm lẩu,... Các món đều phải chế biến theo kiểu của bà con dân tộc hoặc thuần Việt. Từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp, nếu đem cá tươi đúng vào những ngày đó để ông làm bữa tiệc Tất niên thì sẽ được thưởng thêm 20 triệu đồng. Anh Tuệ cho biết, các đại gia thường có thú thưởng thức các loại cá sông, đặc biệt là loại nằm trong danh sách “ngũ quý hà thủy”. Giá cả bao nhiêu không quan trọng, quan trọng nhất là phải là cá còn sống để cắt tiết. Tức, những con cá sông thuộc hàng quý hiếm, kể từ khi đánh bắt được đến lúc về tới nhà đại gia, phải đảm bảo cá vẫn còn sống, quẫy đuôi bơi lội tung tăng. Cá phải được cắt tiết, làm thịt ngay cạnh bàn ăn để khi sơ chế xong có thể nướng hoặc thả vào nồi lẩu ngay tại bàn. Và khi ấy, miếng thịt cá mới đảm bảo tươi ngon, giữ đúng hương vị vốn có của chúng. Tuy nhiên, cá sông tự nhiên bây giờ thuộc diện hiếm, cá sông nằm trong danh sách cá quý lại càng hiếm hơn, không phải muốn ăn lúc nào cũng có mà thường phải đặt hàng trước. Thế nên, khách đặt hàng cá ăn Tết thường có rủi ro là không có cá ăn, đặc biệt là vị đại gia trên với đơn hàng toàn loại cá khủng. Song, các đại gia vẫn không tiếc tiền của đặt mua cá sông tự nhiên. Bằng chứng là, tính đến thời điểm hiện tại, có đến gần 100 khách hàng đặt mua cá sông cắt tiết tại nhà ăn Tết dù giá cá khá đắt đỏ. Đơn cử như: cá Anh Vũ tự nhiên Phú Thọ giá 2,7 triệu đồng/kg, cá Anh Vũ tự nhiên đầu vàng giá trên 1,5 triệu đồng/kg, cá lăng sông gần 1,2 triệu đồng/kg, cá chiên 1,1 triệu đồng/kg, cá trắm đen 500.000 đồng/kg,... Đây mới là mức giá phổ thông áp dụng với có trọng lượng nhỏ và trung bình, còn cá trọng lượng khủng thì giá cả mua bán thường được thỏa thuận trực tiếp. Để có bữa Tất niên cuối năm, đại gia chấp nhận chi hàng trăm triệu ăn cá cắt tiết Như vậy, thời điểm hiện tại, khi chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, anh Tuệ đã phải săn lùng cá từ khắp các mối để cung cấp đủ số lượng cá cho các khách vip của mình. Anh Tuệ cho hay các loại cá sông nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, chắc thịt, đặc biệt là các loại cá thuộc hàng “tiến vua” quý hiếm. Hiện nay, cá cỡ vừa không khó kiếm, muốn mua chỉ cần đặt trước khoảng 1 tuần hoặc nửa tháng sẽ có. Riêng với những con cá khủng thì siêu hiếm, không phải lúc nào cũng sẵn hàng. Khách muốn ăn cá thường phải “đặt gạch” trước cả 2-3 tháng, thậm chí thời gian đặt lên đến vài tháng. Như tuần vừa rồi, anh lặn lội ở Hòa Bình 4 ngày trời, đi khắp cả vùng thượng nguồn sông Đà tìm đến các ngư dân chuyên đi săn, đi câu cũng như tìm qua các đầu mối trên đó để đặt hàng. Đến tầm 20 tháng Chạp, nếu có cá đúng kích cỡ yêu cầu thì anh lên lấy ngay, số lượng không hạn chế, giá sẽ mua cao hơn giá thị trường. “Tết năm trước, cũng có một vị đại gia đặt cá cắt tiết. Ông may mắn khi vào đúng ngày 27 Tết gặp được chú cá chiên gần 17kg ngư dân đánh bắt được trên sông Đà. Ưng ý, đại gia chấp nhận trả gần 60 triệu để mua cá. Năm nay, hy vọng đơn hàng 4 loại cá quý của vị đại gia Hà thành trên tôi có thể đáp ứng được”, anh Tuệ chia sẻ. Tương tự, cũng là một đầu mối chuyên buôn cá tại Thanh Xuân (Hà Nội), anh Lê Thế Trường cho biết, khách đặt cá sông ăn Tết cực nhiều. Song, đối với những khách đặt cá khủng anh đều thỏa thuận nếu muốn lấy cá đúng dịp cận Tết phải chấp nhận mua giá cao hay không chắc có sẵn cá. Nếu muốn chắc, từ giờ đến Tết, có cá lúc nào anh sẽ chuyển về cho khách lúc đó. Khi chuyển về đến nơi đảm bảo cá vẫn còn sống, sau đó mới giết thịt hộ để khách có thể đem cá cấp đông trong tủ lạnh, chờ đến Tết thì lấy ra chế biến.
(Theo Như Băng / Vietnamnet)