Mỹ sẽ đưa thuyền, máy bay hoạt động ở bất kì khu vực nào luật pháp quốc tế cho phép, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho biết. Tàu tấn công đổ bộ USS Boxer của Mỹ (Ảnh: Reuters) Lực lượng quân sự của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, ông John Richardson cho biết ngày 20.7 trong chuyến thăm một căn cứ hải quân của Trung Quốc.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã tuần tra “tự do hàng hải” gần các đảo mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền và chiếm giữ, khiến Bắc Kinh tức giận, trong khi Trung Quốc cũng liên tục củng cố sự hiện diện quân sự trái phép của mình ở khu vực này.
Trong cuộc gặp mặt với ông Yuan Yubai, chỉ huy Hạm đội Biển Bắc của Trung Quốc, ông Richardson "nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động hợp pháp và an toàn ở khu vực phía nam Trung Quốc và nhiều nơi khác", Hải quân Mỹ cho biết. Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, ông John Richardson (ngoài cùng bên trái) trong chuyến thăm Trung Quốc (Ảnh: AP)
Các lực lượng quân sự Mỹ sẽ tiếp tục đưa thuyền, máy bay hoạt động ở bất kì khu vực nào luật pháp quốc tế cho phép, Richardson nói thêm.
"Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động thường xuyên và hợp pháp trên toàn thế giới, bao gồm cả Biển Đông, để bảo vệ quyền lợi, sự tự do và tuân thủ luật pháp ở biển và các vùng trời được ban cho tất cả các nước. Điều này sẽ không thay đổi."
Richardson cho biết ông cũng hỗ trợ sâu sắc mối quan hệ giữa hải quân hai nước.
"Nhưng tôi sẽ liên tục cân nhắc sự ủng hộ của mình dựa trên các cuộc “chạm trán” an toàn và chuyên nghiệp trên biển. Trong khu vực này, chúng tôi phải đánh giá lẫn nhau bằng những việc làm và hành động, không chỉ bằng lời nói," ông nói thêm. "Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động thường xuyên và hợp pháp trên toàn thế giới, bao gồm cả Biển Đông" (Ảnh: AP)
Trung Quốc cho rằng phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền ngang ngược của nước này ở Biển Đông, là không có giá trị. Trung Quốc đã nhiều lần cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Ngược lại, Mỹ cho rằng máy bay và tàu của Trung Quốc đã nhiều lần tập trận “không an toàn” khi theo sát tàu và máy bay của Mỹ, đặc biệt là ở Biển Đông.
Phát biểu tại Sydney hôm thứ Tư, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đảm bảo với Úc, đồng minh then chốt của Mỹ, rằng Mỹ sẽ không rút lui khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho dù ai chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11 tới. Theo Trà My - Reuters (Dân Việt)
Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, quý I/2017, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 107,1 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 43 thị trường, giảm 7 thị trường so với 50 thị trường của quý 1/2016. Quý 1/2017, cả 3 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Asean và Nhật Bản đều tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam. Ảnh minh họa.
Nguyên liệu mực trong nước vẫn tiếp tục khan hiếm nên các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trên thế giới tiếp tục tăng mạnh trong quý đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong quý 1/2017 đạt 40,1 triệu USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam, chiếm 37% tỷ trọng, giảm 1% tỷ trọng so với quý 1/2016. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 mực, bạch tuộc Việt Nam. Xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý 1/2017 đạt 26,2 triệu USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Vasep cho biết, trong quý 1, giá trị xuất khẩu mực chiếm tỷ lệ 58,7% trong cơ cấu xuất khẩu mực, bạch tuộc, tăng so với mức 51,5% của cùng kỳ năm 2016. Cả 2 mặt hàng mực và bạch tuộc đều tăng trưởng dương, trong khi cùng kỳ năm ngoái tỷ lệ sản phẩm mực và bạch tuộc giảm mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tùng Anh
Theo Trí thức trẻ
Cà Mau liên tục xuất khẩu khoảng 600.000 tấn hải sản mỗi năm tới 40 quốc gia, trong đó mặt hàng tôm đạt 1,3 tỷ USD/năm.
Tỉnh Cà Mau kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính làm chậm quyết định đầu tư, chậm kế hoạch triển kinh doanh của doanh nghiệp để mời gọi xúc tiến đầu tư. Thông điệp được đưa ra tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Cà Mau năm 2016 tổ chức sáng nay (16/12), tại TP HCM.
Đại diện UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bên cạnh việc xây dựng và nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông và cải cách hành chính, Cà Mau kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính làm chậm việc ra quyết định đầu tư, làm chậm kế hoạch triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đánh giá Cà Mau là địa phương có điều kiện tự nhiên – xã hội thuận lợi và có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là khai thác nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Ông Phạm Văn Thu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thủy điện Sông Lam, có trụ sở doanh nghiệp tại Cà Mau cho biết, doanh nghiệp đầu tư mảng điện gió là chính, nên phải xem xét những địa phương có tiềm năng về năng lượng gió. Trong đó, Cà Mau là một trong những tỉnh nhất nhì của cả nước để đầu tư điện gió hiệu quả, cũng là một trong những tỉnh dẫn đầu trong cải cách thủ tục hành chính.
Cà Mau hiện có trên 4.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Doanh nghiệp đa phần đều hoạt động rất hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực chế biển, nuôi trồng xuất khẩu thủy sản, khí – điện – đạm, du lịch…
5 năm qua, Cà Mau liên tục xuất khẩu khoảng 600.000 tấn hải sản mỗi năm tới 40 quốc gia, giá trị đạt 5,6 tỷ USD. Đây cũng là địa phương dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm, đạt 1,3 tỷ USD mỗi năm./.
Theo Ngọc Luân/VOV-TP HCM
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố Bắc Kinh sẽ hoàn thành việc xây dựng trái phép ở các đảo và đá ngầm, bất chấp mọi sức ép từ các quốc gia hay cá nhân khác. Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson (ngoài cùng bên trái) và Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi (ngoài cùng bên phải)
Ngày 18.7, trong cuộc gặp mặt với Đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi ngang ngược nói rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ ngừng giữa chừng việc xây dựng trái phép trên các đảo ở Biển Đông.
Báo Trung Quốc cũng nêu luận điệu: Washington đã tạo áp lực quân sự lên Bắc Kinh bằng cách đưa nhiều tàu quân sự và máy bay đến tiếp cận hoặc xâm nhập cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Ngô còn lớn tiếng đe dọa bất kỳ nỗ lực bẻ cong sức mạnh quân sự Trung Quốc đều sẽ “phản tác dụng".
Bắc Kinh sẽ "nâng cấp và hoàn thành việc xây dựng các đảo và đá ngầm như kế hoạch", bất chấp mọi sức ép từ các quốc gia hay cá nhân khác, và "mức độ phòng vệ của chúng tôi trên các đảo và đá ngầm còn phụ thuộc vào những mối đe dọa mà chúng tôi phải đối mặt", đô đốc Trung Quốc ngang nhiên nói với đô đốc Mỹ.Lính hải quân Trung Quốc trong lễ chào mừng tham mưu trưởng hải quân Mỹ (Ảnh: Reuters)
Đô đốc Mỹ Richardson bắt đầu chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc vào ngày Chủ nhật và sẽ ở lại cho đến thứ 4.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng sau khi tòa án trọng tài quốc tế (PCA) ở The Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết về Biển Đông ngày 12.7. Theo đó, tòa án quốc tế đã phán quyết nghiêng về phía Philippines, đồng minh của Mỹ trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tòa án bác bỏ tuyên bố "đường 9 đoạn" ngang ngược của Trung Quốc và nói rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử ở khu vực.
Washington thường xuyên đưa các tàu chiến, bao gồm tàu sân bay, tuần tra đến Biển Đông trong những tháng gần đây. Mỹ cũng có nghĩa vụ bảo vệ Philippines như một phần của một hiệp ước phòng thủ chung giữa Manila và Washington.
Các nhà phân tích cho biết phán quyết có thể giúp Mỹ vững tâm hơn để tiếp tục hoặc thậm chí đẩy mạnh việc tuần tra hải quân trong khu vực. Theo Trà My - China Daily (Dân Việt)
Tối ngày 15/8, Vietcombank bất ngờ phát đi thông tin tiếp về việc khách hàng bị mất 500 triệu sau 1 đêm. Trong thông báo, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khẳng định, việc khách hàng Hoàng Thị Na Hương của (Vietcombank) bị mất tiền từ tài khoản với số tiền tổng cộng 500 triệu đồng (đã kịp khoanh giữ ngay 300 triệu đồng và hoàn trả cho khách hàng) là sự việc xảy ra ngoài mong muốn của khách hàng cũng như của ngân hàng. “Ngay sau vụ việc này xảy ra, Vietcombank đã khẩn trương và nghiêm túc thực hiện rà soát tổng thể và khẳng định hệ thống thanh toán của Vietcombank vẫn đảm bảo an toàn. Trong những ngày này Vietcombank và khách hàng Hoàng Thị Na Hương vẫn đang tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra để nhanh chóng tìm nguyên nhân thực sự, truy tìm tội phạm và tập trung thu hồi tài sản cho khách hàng”, ngân hàng này cho hay.
Trong trường hợp nguyên nhân được xác định không phải do lỗi của khách hàng, Vietcombank khẳng định quyền lợi của khách hàng tại Vietcombank hoàn toàn được bảo vệ.
Để loại trừ triệt để việc kẻ gian lấy cắp thông tin, mật khẩu và tiền trong tài khoản của khách hàng như đã xảy ra với khách hàng Hoàng Thị Na Hương, Vietcombank đã triển khai ngay các thay đổi về chính sách cung cấp dịch vụ bao gồm: Điều chỉnh hạn mức chuyển tiền trên Internet banking; Áp dụng phương thức kích hoạt dịch vụ Smart OTP thông qua việc đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng.
Đồng thời tiếp tục tăng cường khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác bảo mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch ngân hàng.
Trong thông báo, Vietcombank cũng mong muốn khách hàng lưu tâm đặc biệt đến những khuyến cáo, cảnh báo của ngân hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Khi có dấu hiệu giả mạo hoặc giao dịch bất thường, khách hàng nên ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp.
"Chúng tôi cam kết về trách nhiệm của mình trong việc cung cấp dịch vụ an toàn và bảo mật cho khách hàng cũng như luôn đồng hành cùng khách hàng trong mọi tình huống cần thiết vì lợi ích chính đáng của khách hàng”, thông cáo của Vietcombank viết.
Trước đó, trong thông cáo báo chí phát đi ngày 12/8, ngân hàng này cho biết, trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, ngân hàng này cho biết có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa http chỉ //creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 03 rạng sáng ngày 04/8/2016.
Các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng. Đây là các giao dịch chuyển khoản sang ngân hàng khác, chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank.
Tại buổi làm việc, đại diện Vietcombank đã hướng dẫn cho khách hàng tự kiểm tra lại máy điện thoại cá nhân và phát hiện ra địa chỉ trang web giả mạo vẫn lưu trên máy của khách hàng. Việc mất tiền trong tài khoản xảy ra bởi khách hàng bị đánh cắp thông tin tài khoản do trước đó đã truy cập và khai báo thông tin trên đường link giả mạo website của ngân hàng như trên.
Trao đổi với PV Infonet, ông Ngô Việt Khôi - chuyên gia độc lập về an toàn thông tin, nguyên Giám đốc TrendMicro Việt Nam cho rằng “Không thể nói rằng trong trường hợp này khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro. Trong một quy trình có rất nhiều bước, các chuyên gia sẽ có cách để vẽ lại toàn bộ quá trình giao dịch, từ đó xác định hacker bắt đầu lấy thông tin từ bước nào. Người dùng sai từ bước nào sẽ phải chịu trách nhiệm từ khâu đó, còn khâu nào ngân hàng sai thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm từ khâu đó. Đến lúc đó mới có thể kết luận đúng sai,” ông Ngô Việt Khôi nói. Theo Diệu Thùy (Infonet)
Đây là đề nghị của ông Nguyễn Huy Quang - vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, cơ quan xây dựng dự thảo Luật phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia, trong đó có đề xuất cấm bán rượu bia sau 22g hằng ngày đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Theo ông Quang, việc báo chí và người dân quan tâm, phản biện đề xuất trên là kênh phản biện tốt, do dự thảo này đang trong quá trình xây dựng, chưa trình Chính phủ và chưa nhận được đóng góp của các bộ ngành. Việc dự thảo được dư luận quan tâm và đóng góp sẽ giúp tổ biên tập có cái nhìn toàn diện hơn. “Trong những ngày vừa qua, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà xã hội học, nhà chuyên môn, đa số ý kiến đều cho rằng nên có quy định để hạn chế lạm dụng rượu bia, không nên để bán tự do như hiện nay nhằm giảm tối đa tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, bạo lực gia đình và các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến để rộng đường dư luận” - ông Quang cho biết. Do mức độ quan tâm của người dân với đề xuất này, ngày 23-7 Bộ Y tế sẽ họp báo để nói về dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng bia rượu. Theo L.ANH - TT
Bộ Thương mại Mỹ mới đây ra kết luận sơ bộ đợt rà soát hoàng hôn lần thứ hai, kết luận rằng việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá có thể sẽ khiến Việt Nam tái diễn bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh vào Mỹ. Hiện Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh hoạ: TL TBKTSG Như vậy, nếu DOC có kết luận cuối cùng tương tự như kết luận sơ bộ này, dự kiến ban hành vào đầu năm 2017, thì sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh vào Mỹ sẽ chưa thể thoát được thuế chống bán phá giá đã được Mỹ áp dụng trong 10 năm qua. Cụ thể, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hôm 27-9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 9-9 ban hành kết quả sơ bộ đợt rà soát hoàng hôn lần thứ hai (sunset review) đối với sản phẩm tôm Việt Nam để xác định liệu việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá có dẫn tới khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hay không. Các đợt rà soát hoàng hôn này được tiến hành 5 năm/lần. Theo kết luận sơ bộ, DOC cho rằng nếu dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá tôm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá và việc tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá có thể lên tới25,67%. Theo Cục Quản lý cạnh tranh, trong đợt rà soát hành chính này, DOC dựa trên biên độ phá giá trong các đợt rà soát hành chính là POR6 – POR10, cũng như lượng nhập khẩu tôm vào Mỹ trước và sau khi Lệnh áp thuế chống bán phá giá được ban hành. Trong đợt rà soát này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đưa ra bản đệ trình, lập luận rằng nếu DOC không áp dụng phương pháp quy về 0 (zeroing) trước và trong khi áp dụng phương pháp định giá phân biệt thì họ sẽ nhận được biên độ phá giá không đáng kể (de minimis) trong tất cả các đợt rà soát kể từ sau cuộc rà soát hoàng hôn lần thứ nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng dẫn chiếu kết luận mới đây của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ việc DS464 của Hàn Quốc. Theo đó, phương pháp zeroing được kết luận là không phù hợp với quy định của Hiệp định Chống bán phá giá ngay cả khi áp dụng phương pháp định giá phân biệt. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng nếu lệnh áp thuế được dỡ bỏ, biên độ phá giá của doanh nghiệp Việt Nam (nếu không sử dụng zeroing) cũng sẽ ở mức không đáng kể. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam lập luận rằng họ vẫn có thể xuất khẩu với lượng tương đương với mức trước khi lệnh áp thuế được ban hành (2005) mà không bán phá giá. Tuy nhiên, DOC đã bác bỏ các lập luận trên và cho rằng Tòa Phúc thẩm liên bang Mỹ (CAFC) đã quy định báo cáo của Ban hội thẩm/Cơ quan phúc thẩm WTO không có hiệu lực đối với pháp luật Mỹ trừ khi và cho đến khi báo cáo đó được thông qua theo quy trình cụ thể quy định trong Đạo luật về thực thi các hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay (URAA) của Mỹ, tức là tuân theo thủ tục nội bộ về thực thi các phán quyết của WTO của Mỹ. Do vụ việc DS464 vẫn chưa đến giai đoạn thực thi và Mỹ chưa triển khai thủ tục để thực thi các phán quyết này, báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ việc DS464 sẽ tạm thời chưa ảnh hưởng tới quyết định của DOC trong vụ việc này. Vì vậy, DOC cho rằng biên độ phá giá trong các đợt rà soát hành chính gần đây, sử dụng phương pháp định giá phân biệt, vẫn phù hợp với quy định của WTO. Ngoài ra, DOC cũng dựa trên số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) để xem xét lượng nhập khẩu tôm trước và sau khi ban hành lệnh áp thuế. Các số liệu này cho thấy lượng nhập khẩu có sự biến động sau khi Lệnh áp thuế được ban hành, nhưng lượng nhập khẩu gần đây vẫn duy trì ở mức bằng hoặc cao hơn trước khi có Lệnh áp thuế. DOC cho rằng do vẫn tồn tại biên độ phá giá trong POR 8 và 9 nên các doanh nghiệp bị đơn Việt Nam sẽ không thể bán với lượng nhập khẩu như trước khi có Lệnh áp thuế mà không phá giá. Do vậy, DOC kết luận rằng việc bán phá giá có thể tiếp tục nếu Lệnh áp thuế bị dỡ bỏ. Dự kiến kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần hai sẽ được DOC ban hành trong khoảng tháng 1-2017. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết tháng 8-2016 đạt hơn 4,36 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng năm nay, với kim ngạch đạt 906 triệu đô la Mỹ, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản (với kim ngạch 650 triệu đô la Mỹ, tăng nhẹ 0,5%), tiếp theo là thị trường Hàn Quốc (với kim ngạch 413 triệu đô la Mỹ, tăng 57,2%). Thị trường tôm nguyên liệu vẫn ổn định Dù DOC đã ban hành kết luận cuối cùng trong đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10(POR10), áp dụng cho những lô hàng xuất khẩu trong giai đoạn từ ngày 1-2-2014 đến 31-1-2015, tăng rất mạnh so với mức thuế của kỳ POR9, nhưng thị trường tôm nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa bị tác động nào đáng kể, thậm chí một số mặt hàng đang trong xu hướng tăng nhẹ trở lại. Cụ thế, nếu kỳ POR9, DOC áp dụng mức thuế chỉ 0,91%, thì trong kỳ POR10 này đã lên đến 4,78% đối với các công ty là bị đơn bắt buộc và tự nguyện, tức thuế chống bán phá giá trong kỳ POR 10 đã tăng đến gần 5 lần so với POR9. Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Văn Phao, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, cho biết trong khoảng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng đã tăng nhẹ trở lại thêm khoảng 5.000 đồng/kg, trong khi đó, tôm sú vẫn giữ ở mức giá ổn định trong khoảng 10 ngày qua. Cụ thể, tại Bạc Liêu, tôm thẻ chân trắng hiện được thương lái thu mua tại ao của nông dân có giá 85.000 đồng/kg đối với loại 100 con/kg; 70 con/kg là100.000 đồng/kg; 60 con/kg là 106.000 đồng; 50 con/kg là 117.000 đồng; 30 và 20 con/kg có giá lần lượt là165.000 và 170.000 đồng/kg. Còn đối với tôm sú, hiện loại 100 con/kg có giá 100.000 đồng/kg; 70 con/kg là 130.000 đồng/kg; 60 con/kg là140.000 đồng/kg; 50 con/kg là 165.000 đồng/kg; 40, 30 và 20 con/kg có giá lần lượt là 185.000, 235.000 và270.000 đồng/kg. Tương tự, tại thị trường tỉnh Cà Mau và Trà Vinh, giá tôm nguyên liệu tại đây cũng tương đối ổn định trong vòng một tuần trở lại đây và hiện có giá dao động khoảng 80.000- 170.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng (tùy kích cỡ) và 100.000- 275.000 đồng/kg đối với tôm sú (tùy loại lớn hay nhỏ). Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Lâm, một thương lái chuyên thu mua tôm cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, ngụ tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, cho biết so với mức giá cao nhất từng được ghi nhận trong năm 2016, thì giá tôm hiện nay đang thấp hơn khoảng 15.000-25.000 đồng/kg (tùy loại và kích cỡ). T.Thu - Trung Chánh (thesaigontimes.vn)
Trong hai ngày 10-11/1, các chủ tàu hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa đã đưa tàu trở về cập cảng cá, sau chuyến đi biển xa bờ 20-25 ngày. Tại tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, nhiều tàu cập cảng mang theo từ 35-50 con cá ngừ đại dương, tương đương 1-1,5 tấn. Phân loại cá ngừ đại dương trước khi mang đi tiêu thụ. Theo ông Trần Văn Đạt, Tổ trưởng Tổ Hợp tác nghề cá Phước Đồng liên kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Hưng, chuyến biển đầu tiên của năm 2017, các chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương tham gia Tổ hợp tác bán cá với giá 108.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, khi thu mua doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm 2.000 đồng/kg cá và trao thưởng 3 triệu đồng cho chủ tàu nào bảo quản cá đạt chất lượng tốt. Ông Phạm Hồng Phước, nhân viên kỹ thuật Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải sản Bền Vững trực tiếp đến cảng cá Hòn Rớ kiểm tra chất lượng cá ngừ đại dương để thu mua. Ông Phước cho biết cá ngừ đại dương đạt chuẩn (mỗi con có trọng lượng từ 30 kg trở lên) hiện có giá 110.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với những chuyến biển trước. Thời gian qua, giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa dao động ở mức 90.000-100.000 đồng/kg. Việc cá ngừ đại dương có giá cao như hiện nay là do cung không đủ cầu, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua loại cá này để xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình liên kết giữa các đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương với doanh nghiệp, theo Đề án "Thí điểm Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thu cá ngừ theo chuỗi," đã giúp ngư dân nâng cao chất lượng cá, do đó cá bán được giá cao hơn. Trong năm 2017, ngành thủy sản Khánh Hòa triển khai thêm 3 mô hình liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thu cá ngừ theo chuỗi, giữa các đội tàu khai thác cá ngừ với doanh nghiệp. Đây được xem giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng “được mùa mất giá” vốn đã xảy ra từ nhiều năm qua đối với nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 480 tàu khai thác cá ngừ, sản lượng bình quân hàng năm đạt trên 25.000 tấn; trong đó cá ngừ đại dương khoảng 4.000 tấn. Theo Nguyên Lý/Vietnam Plus
Theo y học cổ truyền, thịt baba có rất nhiều dưỡng chất và còn có thể làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy nhu cầu về baba không bao giờ ngớt. Thị trường baba thịt cũng vì thế mà mức giá không ngừng thay đổi cùng nhu cầu con người. Bài viết sau đây xin giới thiệu đến các bạn các mức giá baba thịt trên thị trường hiện nay để mọi người có thể tham khảo và chọn nơi mua phù hợp với mình. Giá baba thịt trên thị trường hiện nay:
Có nhiều nơi cung cấp baba thịt với mức giá khác nhau vì cũng tùy và nguồn nhập vào và giá nhập vào mà có sự khác biệt về giá bán. Nơi bán chất lượng cũng có mức giá bán so với những nơi chưa có thương hiệu về baba thịt. Mời các bạn tham khảo các mức giá bán baba thịt: Giá baba thịt tại Hải sản Ông Giàu - hàng sống nguyên con + Size 0.5 - 0.7 kg/con: 310k/kg + Size 0.9 - 1 kg/con: 360k/kg + Size 1.3 - 1.5 kg/con: 450k/kg
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Ông Giàu Website: chuyenhaisantuoisong.com Hotline: 0913.433.587 (Mr. Thành) / 0903.732.293 (Ms. Hiền) Dịch vụ: Giao hàng tận nơi tại các quận TpHCM và vận chuyển hàng toàn quốc. Cách mua baba thịt tại Hải sản Ông Giàu:
Hải sản Ông Giàu hiện nay đang cung cấp hải sản theo hình thức bán hàng Online trên mạng Internet. Bạn cần mua baba thịt có thể vào website công ty: chuyenhaisantuoisong.com để đặt hàng Online hoặc gọi trực tiếp đến số điện thoại Hotline để được tư vấn và đặt hàng. Nhân viên Ông Giàu luôn hỗ trợ nhanh chóng và tận tình với quý khách hàng. Hãy đặt hàng nhanh tay để có ngay sản phẩm ưng ý nhất với những con baba nhiều thịt chắc khỏe. Trong cuộc gọi của bạn và nhân viên bán hải sản của Ông Giàu, bạn sẽ được tư vấn về giá và cách thức giao hàng baba thịt. Bạn chọn nơi giao hàng, thời điểm giao và cách thức thanh toán. Sau đó công ty Ông Giàu xác nhận đơn hàng và tiến hành cho giao baba thịt đến tận nơi bạn yêu cầu.
Hiện nay, công ty TNHH Ông Giàu là công ty được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh và là công ty cung cấp hải sản baba thịt với kinh nghiệm nhiều năm được khách hàng tin tưởng. Chất lượng baba thịt ở đây luôn được đảm bảo kỹ lưỡng. Baba khi nhập vào được kiểm tra kỹ càng rồi mới được chuyển đến người mua. Chính vì thế mà baba thịt của Ông Giàu ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Chúc các bạn có được nguyên liệu baba thịt ngon, bổ dưỡng khi có đầy đủ các thông tin về sản phẩm và giá baba thịt ngay trên website của Ông Giàu.