Sự phát triển này được đánh dấu từ năm 2015 với sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục tại nhiều tỉnh của Canada; trong đó, động lực thúc đẩy là ngành công nghiệp khai thác thủy sản, chủ yếu là tôm hùm - một đặc sản được săn lùng tại 50 thị trường trên thế giới. Trong đó, 3 yếu tố quan trọng tạo nên thành công này. Chỉ khai thác tôm hùm đạt cỡ cho phép Ảnh: CND Đầu tư Ngành khai thác tôm hùm của Canada chủ yếu diễn ra ở vịnh Maine, vịnh Fundi, phía Nam vịnh St. Lawrence và biển Nova Scotia. Ngư dân đánh bắt tôm hùm bằng bẫy có mồi thả dưới đáy biển. Hầu hết hoạt động khai thác diễn ra ở vùng nước nông dưới 40 m trong phạm vi 15 km bờ biển. Tuy nhiên, vẫn có ngư dân khai thác tôm hùm ở vùng nước sâu trên 200 m như ngư trường 34-38. Khai thác tôm hùm tại Canada bắt đầu phát triển mạnh vài năm gần đây, đặc biệt từ năm ngoái do nhu cầu tiêu thụ tăng vọt tại nhiều thị trường quốc tế, chủ yếu là các nước châu Á. Ngoài ra, sản phẩm này cũng được ưa thích tại các thị trường lớn ở châu Âu như Pháp và Bỉ. Ngành tôm hùm phát triển đã tạo ra nhiều việc làm trong nhiều ngành nghề liên quan, trong đó có chế tạo tàu biển. Ngoài chi phí thuê xe tải lên tới trên 70.000 USD, ngư dân cũng sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư tàu khai thác mới, tốc độ cao và hoạt động hiệu quả hơn. Theo Hiệp hội chế tạo tàu biển Nova Scotia, đây là thời điểm bận rộn nhất của ngành đóng tàu suốt hơn 1 thập kỷ qua vì hãng tàu không kịp đáp ứng nhu cầu cho ngư dân. Chế tạo một con tàu công suất lớn, vượt được sóng đòi hỏi nhiều thời gian với chi phí lên tới 500.000 - 700.000 USD. Đây là những thế hệ tàu khai thác kiểu mới với nhiều tính năng vượt trội về độ bền bỉ và khả năng giữ được tôm hùm luôn tươi và khỏe. Thị trường Nhu cầu tiêu thụ tôm hùm Canada tăng chóng mặt tại nhiều thị trường quốc tế một phần là do sự suy yếu của đồng đô la Canada với tỷ giá đôi lúc thấp hơn 80 xu Mỹ. Điều này khiến nhiều sản phẩm, không riêng tôm hùm Canada có lợi thế về giá bán và là nguyên nhân khiến hàng hóa Canada tràn sang nhiều thị trường, trong đó có Mỹ - thị trường tiêu thụ 80% tôm hùm Canada. Năm 2016, ngành tôm hùm Canada thắng lớn nhờ thời tiết thuận lợi, đồng đô la Canada xuống giá, giá xăng giảm đã khiến sản lượng khai thác tăng vọt với giá bán rất rẻ. Chính quyền liên bang cũng báo cáo trữ lượng tôm hùm thời gian gần đây khá dồi dào và đang lên kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu tôm hùm Canada sang các thị trường mới như châu Á. Trong chuyến công du tới Trung Quốc vừa qua, Thủ tướng Jusstin Trudeau đã gặp gỡ Tập đoàn Alibaba để thúc đẩy kinh doanh tôm hùm Canada qua hệ thống bán hàng trực tuyến. Bernie Berry, Chủ tịch Hiệp hội khai thác tôm hùm nước Coldwater cho biết, Trung Quốc được coi là mắt xích quan trọng nhất tại châu Á. Năm ngoái, châu Âu đã tuyên bố xem xét đề xuất cấm nhập khẩu tôm hùm Bắc Mỹ của Thụy Điển vì đây là loài ngoại lai xâm lấn. Tuy hiện lệnh cấm không được thực hiện nhưng đã khiến nhiều hãng tôm hùm Bắc Mỹ lo sợ bởi thị trường này tiêu thụ 30 triệu pound tôm hùm Bắc Mỹ mỗi năm. Đây là lần thứ 2 châu Âu cảnh báo tôm hùm Bắc Mỹ, một lệnh cấm cửa có thể đổ ập xuống ngành tôm hùm khu vực này bất cứ khi nào như một dấu hiệu cảnh báo châu Âu tuy là thị trường lợi nhuận cao nhưng rủi ro. Trong hoàn cảnh đó, châu Á nổi lên như một thị trường tiềm năng với lực lượng khách hàng hơn 1 tỷ người. Tuy nhiên, để biến thị trường này thành nơi tiêu thụ 30 triệu pound tôm đều đặn và ổn định hàng năm, Canada sẽ phải cân nhắc rất nhiều tới vấn đề thời gian. Quản lý Cơ quan Quản lý nghề cá và đại dương Canada đang quản lý 45 đội khai thác tôm hùm với hơn 10.000 giấy phép khai thác khắp các vùng biển Atlantic thuộc Canada và Quebec. Trong đó, 1 tàu khai thác ngoài khơi. Các tàu đều được thiết kế riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của từng lĩnh vực khai thác tôm hùm xa bờ và gần bờ. Ngoài ra, Chính phủ Canada quản lý trữ lượng tôm hùm khá hiệu quả và bền vững bằng các biện pháp như hạn chế số lượng giấy phép khai thác và bẫy; quy định thời gian vụ khai thác, số ngày khai thác và cấp hạn ngạch khai thác (TAC), quy định cỡ tôm hùm được phép đánh bắt. Dù chủ yếu nhắm đến các thị trường quốc tế, song tiêu thụ tôm hùm cũng được đẩy mạnh tại thị trường nội địa, nhất là các địa phương có ngành du lịch phát triển như Maritimes. Canada cũng xây dựng các kênh phân phối và tiêu thụ tôm hùm khá ổn định cho các chuỗi nhà hàng hải sản quen thuộc với khách du lịch như Shore Club Lobster Supper ở Hubbards, Nova Scotia; Catch 22 Lobster Bar ở Fredericton, New Brunswick; Row House Lobster Co. tại Charlottetown và đảo Prince Edward. Tại Canada, ngành kinh doanh tôm hùm được coi là phân khúc thủy sản sinh lời nhất, với doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Những doanh nghiệp được cấp phép khai thác tại các vùng biển Atlantic phải thuê gần 35.000 lao động. Tổng cục Thống kê Canada cho biết, năm ngoái Canada đã xuất khẩu gần 83.000 tấn tôm hùm sang Mỹ, châu Âu và châu Á với doanh thu hơn 2 tỷ USD. Ngoài ra, năm ngoái 3.200 ngư dân và thủy thủ đã khai thác dược 60 triệu pound tôm hùm với giá bán tại tàu trên 6 USD/kg. Dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, ngư dân vẫn bán được tôm hùm với giá 3 USD/pound nên vẫn có lời nên họ kiên trì bám biển và tìm cách đầu tư để phát triển nghề hiệu quả hơn. Theo Mi Lan (Tổng hợp) - Thủy sản Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Nhựt, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tiền Giang cho biết, chương trình cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả nhất định. Theo đó, tính đến ngày 28-8, đối với cho vay đóng mới tàu, các ngân hàng thương mại đã tiếp nhận hồ sơ vay vốn đóng mới 36 tàu, gồm 5 tàu dịch vụ hậu cần và 31 tàu khai thác hải sản xa bờ; trong đó đã ký hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới 30 tàu cá. Tổng số tiền cam kết theo hợp đồng tín dụng là 218,89 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân đạt 202,25 tỷ đồng, với dư nợ cho vay hiện nay là 200,71 tỷ đồng. Đối với cho vay nâng cấp tàu, ngân hàng thương mại đã giải ngân cho 1 tàu nâng cấp, với hạn mức tín dụng là 1,5 tỷ đồng và đã giải ngân xong. Đối với cho vay vốn lưu động, các ngân hàng thương mại đã cho 24 hộ vay, với tổng hạn mức tín dụng là 9,2 tỷ đồng, doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình là 16,69 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 13,09 tỷ đồng, dư nợ đạt 2,68 tỷ đồng.
Anh Phương
Theo Báo Ấp Bắc
Việt Nam hiện có đủ điều kiện tự nhiên và kỹ thuật để trở thành một cường quốc về nuôi biển – một trong những hướng phát triển mới, chủ đạo, đầy tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam. Việc phát triển công nghiệp nuôi biển quy mô lớn vừa giải quyết được vấn đề về nguyên liệu cho chế biến, vừa tạo ra cơ hội mới cho phát triển ngành thủy sản, góp phần ổn định và giữ gìn an ninh trên biển. Giàu tiềm năng
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km và trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho phát triển nghề nuôi trồng hải sản (NTHS) trên biển và hải đảo.
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh ven biển nước ta có điều kiện thuận lợi về địa hình (diện tích, độ sâu, dòng chảy, kín sóng, gió nhờ nhiều đảo và bán đảo che chắn…) để phát triển nuôi cá biển bằng lồng nhỏ, đơn giản, đầu tư thấp, đặt rải rác trong vũng vịnh, cửa sông có độ sâu >5 m khi thủy triều thấp nhất.
Các vùng bãi bồi ở cửa sông thuộc ĐBSH và ĐBSCL có độ mặn và nguồn thức ăn phù hợp nuôi nhuyễn thể bãi triều. Hơn nữa, chúng ta đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm hầu hết các đối tượng cá biển (như cá song, giò, hồng mỹ, vược…); các đối tượng nhuyễn thể (như tu hài, hàu, ốc hương, nghêu…). Bên cạnh việc sử dụng lồng gỗ truyền thống, công nghệ nuôi sử dụng lồng tròn với vật liệu HDPE có khả năng chịu sóng gió cũng đã phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách, định hướng phát triển ngành nuôi biển thông qua các chiến lược và quy hoạch đã đảm bảo hành lang pháp lý cho phát triển nuôi biển.
Để khai thác và sử dụng tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển và hải đảo có vai trò, vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của nước ta. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo, tạo điều kiện thuân lợi cho các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo. Một số chính sách tiêu biểu như giao và cho thuê mặt nước biển; đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công tác quy hoạch, nhập khẩu giống, đào tạo cán bộ, ưu tiên bố trí kinh phí khuyến ngư cho nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. Do đó, trong những năm qua nuôi trồng hải sản nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và hải đảo.
Thực tế, trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã tiến hành một số mô hình nuôi biển hiện đại cho năng suất cao, hạn chế được nhiều rủi ro, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất lớn.
Hiện nay, cả nước có ba doanh nghiệp tham gia nuôi cá biển với quy mô công nghiệp tập trung tại Bình Định, Phú Yên (nuôi cá giò), Khánh Hòa (cá giò và cá chim vây vàng). Sản lượng cá thu hoạch được chủ yếu là xuất khẩu, một phần bán tại nội địa.
Nhiều thử thách
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nuôi thủy sản, nhưng đến nay nghề nuôi thủy sản biển mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và tự phát là chính. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng sản lượng nuôi cá biển chỉ chiếm 1,19%, nhuyễn thể 19,48%, rong biển 2,78%, các đối tượng hải sản khác 6,35%. Theo quy hoạch của ngành thủy sản biển, đến năm 2020, diện tích nuôi cá biển đạt 7.270 ha, cho sản lượng 122.000 tấn, giá trị sản xuất 26.190 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp trong nước không mặn mà đầu tư, mục tiêu trên cũng khó lòng đạt được. Trong số hàng trăm doanh nghiệp thủy sản hiện nay, không doanh nghiệp nào của Việt Nam đầu tư vào nuôi cá biển vì nhiều lí do, nhưng quan trọng nhất vẫn là vấn đề vốn đầu tư.
Trong tương lai, nghề nuôi biển nước ta còn đối diện với nhiều thách thức và rủi ro về con giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ, suy giảm môi trường, biến đổi khí hậu và sự xung đột lợi ích với ngành khác. Việc sản xuất con giống ở quy mô nhỏ lẻ trong khi còn phụ thuộc nguồn nhập khẩu tiểu ngạch sẽ dẫn tới sự thiếu hụt con giống cả về số và chất lượng, cũng như không đáp ứng được yêu cầu mùa vụ. Thức ăn cho đối tượng nuôi biển không thể phụ thuộc mãi vào nguồn cá tạp, trong khi thức ăn công nghiệp chưa được phát triển đúng mức. Theo Tổng cục Thủy sản, có tới 80% thức ăn thủy sản từ nhập khẩu hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển cũng đang là thách thức cho phát triển bền vững nghề nuôi biển. Hiện, sản phẩm nuôi trồng thường ở dạng tươi sống và chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, một ít bán cho khách du lịch qua các nhà hàng, đầu mối và chợ địa phương. Các nhà máy chế biến trong nước hầu như không tham gia mắt xích tiêu thụ sản phẩm nuôi biển. Ngoài ra, mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước giữa nuôi thủy sản và các ngành kinh tế khác (như du lịch, vận tải biển, phát triển khu công nghiệp) sẽ càng gay gắt. Thực tiễn cho thấy, việc quy hoạch phát triển du lịch ở các vùng ven biển (như Cửa Lò, vịnh Hạ Long) hoặc phát triển khu công nghiệp (như Nghi Sơn hoặc Vân Phong) đã buộc các lồng bè phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc phải di dời tìm địa điểm mới. Hơn nữa, bùng phát dịch bệnh và môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu do phát triển nuôi biển tự phát, thiếu hoặc không thực hiện quy hoạch. Nhiều vùng nuôi hiện nay có dấu hiệu ô nhiễm nặng (như khu vực Bến Bèo, huyện Cát Bà, Hải Phòng), do độ sâu và tốc độ dòng chảy thấp, mật độ các lồng nuôi quá cao, chất thải sinh hoạt, chất thải từ chính các hoạt động nuôi quá lớn.
Đặc biệt, những tác động mạnh của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển sẽ có những tác động đến nghề này trong tương lai. Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng không chỉ tới công trình nuôi biển như lồng bè, bãi triều nuôi nghêu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường nuôi, dẫn tới bùng phát dịch bệnh. Hơn nữa, sự thay đổi tần suất, cường độ bão và áp suất nhiệt đới do biến đổi khí hậu có thể sẽ phá vỡ hệ thống đê bao, lồng bè nuôi biển và làm thay đổi môi trường sinh thái vùng nuôi, trong khi lượng mưa tăng có thể gây lũ lụt phá hủy công trình nuôi hoặc giảm độ mặn ở vùng nuôi ven biển và cửa sông.
Để phát triển ngành công nghiệp nuôi biển, Việt Nam cần quy hoạch nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn 2050, cần ban hành một Nghị định về khuyến khích nuôi biển. những chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp nuôi biển với công nghiệp du lịch, dầu khí, quốc phòng.
(Theo Tổng Cục Thủy Sản)
Việc kiểm soát chặt chẽ từ quy trình nuôi, đầu tư công nghệ chế biến, tạo thành chuỗi mô hình giúp hàu Vân Đồn, Quảng Ninh được phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Với lợi thế môi trường tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi hàu thương phẩm, hiện nay, vùng Vân Đồn tập trung nuôi giống hàu Thái Bình Dương thịt dày, ngọt, vỏ mỏng và cho năng suất cao. Tuy nhiên, lượng hàu tại khu vực này chủ yếu cung cấp cho thị trường dưới dạng tươi sống, nên quá trình vận chuyển, chế biến, bảo quản tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.
Để tháo gỡ khó khăn này, từ năm 2010, tại Vân Đồn, nhiều mô hình chuỗi liên kết nuôi trồng với chế biến hàu được phát triển. Tham gia mô hình không chỉ có người nuôi hàu, cơ quan chức năng địa phương, doanh nghiệp thu mua hàu tươi sống mà còn có cả các doanh nghiệp chế biến. Điều này hình thành nên chuỗi liên kết dọc cho nghề sản xuất hàu tại Vân Đồn. Nghề nuôi hàu tại Vân Đồn phát triển khá mạnh. Ảnh: Bizmedia. Để kiểm soát chất lượng hàu nuôi, từ năm 2009 đến nay, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy Sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ kinh phí giám sát để cán bộ cục thực hiện lấy mẫu và kiểm tra các mô hình nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ như trai, hàu, tu hài về môi trường nuôi (tảo độc, độc tố sinh học, vi sinh vật, kim loại nặng trong nước, chất lượng nuôi…). Đồng thời, đơn vị kiểm tra cả cơ chế thu hoạch, cách xử lý sau thu hoạch và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất nhuyễn thể 2 mảnh vỏ với tần suất 2 tháng một lần cho các đơn vị nuôi.
Từ nguồn nguyên liệu chất lượng, để mở rộng đầu ra cho hàu thương phẩm, tháng 12/2013, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh, trung tâm Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Hà Nội) phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại thủy sản Quảng Ninh thực hiện dự án "Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến hàu Thái Bình Dương thành sản phẩm hàu sấy khô, hàu tẩm ướp gia vị và nem hàu tại Quảng Ninh". Sau hơn một năm thử nghiệm, dự án đã xây dựng thành công các quy trình công nghệ chế biến hàu. Thu hoạch hàu tại Vân Đồn. Ảnh: Bizmedia. Cụ thể, để sản phẩm ruốc hàu đáp ứng nhu cầu của thị trường, các bước sản xuất như sơ chế nguyên liệu, cấp đông, xào, sấy khô, xé, đóng lọ, thanh trùng, dán nhãn đều tuân thủ theo theo yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Công nhân phải sử dụng trang phục bảo hộ lao động, đeo tạp dề, khẩu trang khi làm việc. Khu vực nhà xưởng, sàn nhà, chân tường, cống rãnh đều có bề mặt dễ cọ rửa và luôn khô ráo, dụng cụ, vật dụng sử dụng trong suốt quá trình chế biến đều được làm sạch trước và sau khi sử dụng.
Năm 2015, ruốc hàu tham gia OCOP - chương trình thúc đẩy thương mại cho nông sản các địa phương của tỉnh Quảng Ninh. Tại đây, nhiều sản phẩm nông sản như na dai Đông Triều, chả mực Hạ Long, ruốc hàu... được giới thiệu đến khách tham quan và đón nhận những phản hồi tích cực. Từ đó, ruốc hàu Vân Đồn được hỗ trợ thêm về vốn sản xuất, chuẩn hóa quy trình sản xuất, thiết kế nhận diện thương hiệu, bao bì và website quảng bá.
Hiện nay, tại Vân Đồn, không chỉ hàu tươi được ưa chuộng mà các sản phẩm hàu chế biến như ruốc hàu, nem hàu cũng trở thành lựa chọn của nhiều khách du lịch. So với hàu tươi, các sản phẩm hàu chế biến có thời gian bảo quản lâu hơn và dễ dàng vận chuyển hơn.
(Theo Vnexpress)
Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, quý I/2017, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 107,1 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 43 thị trường, giảm 7 thị trường so với 50 thị trường của quý 1/2016. Quý 1/2017, cả 3 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Asean và Nhật Bản đều tăng nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam. Ảnh minh họa.
Nguyên liệu mực trong nước vẫn tiếp tục khan hiếm nên các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trên thế giới tiếp tục tăng mạnh trong quý đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong quý 1/2017 đạt 40,1 triệu USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam, chiếm 37% tỷ trọng, giảm 1% tỷ trọng so với quý 1/2016. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 mực, bạch tuộc Việt Nam. Xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý 1/2017 đạt 26,2 triệu USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Vasep cho biết, trong quý 1, giá trị xuất khẩu mực chiếm tỷ lệ 58,7% trong cơ cấu xuất khẩu mực, bạch tuộc, tăng so với mức 51,5% của cùng kỳ năm 2016. Cả 2 mặt hàng mực và bạch tuộc đều tăng trưởng dương, trong khi cùng kỳ năm ngoái tỷ lệ sản phẩm mực và bạch tuộc giảm mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tùng Anh
Theo Trí thức trẻ
Tôm hùm lại giảm giá, nhưng lần giảm giá này khá đột ngột và có nhiều điều bất thường. Dịp Tết Nguyên đán , giá 1 kg tôm hùm xanh dao động từ 950.000 đồng đến 1 triệu đồng, nhưng hiện tại giá chỉ còn 750.000 đồng. Từ trước đến nay, đã có nhiều lần giá tôm hùm giảm, nhưng lần giảm này khá đột ngột, hơn nữa giá chỉ giảm đối với loại tôm hùm xanh, loại tôm đang vào lúc giai đoạn cao điểm xuất bán. Điều này khiến cho người nuôi tôm lao đao, bán thì thua lỗ mà giữ lại thì phải tốn thêm chi phí thức ăn. Hiện, hơn 80% sản lượng tôm hùm được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Theo Tấn Quýnh - Phạm Việt
VTV
Một số chuyên gia công bố tìm thấy bằng chứng cho thấy cái chết không hẳn là kết thúc.
Một số người có trải nghiệm ngoài thân xác sau khi chết lâm sàng
Sau khi nghiên cứu 2.000 người, các nhà khoa học Anh phát hiện nhiều người chết lâm sàng từng có trải nghiệm ngoài thân xác. Kiến thức y khoa thông thường cho thấy não người ngừng hoạt động sau khi tim ngừng bơm máu đến mọi cơ quan chỉ 30 giây, cùng lúc ý thức mất đi.
Tuy nhiên, khảo sát của ĐH Southampton cho thấy rất nhiều người từng có ý thức nhiều hơn 3 phút sau khi chết.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Sam Parnia giải thích rằng, cái chết không phải là dấu chấm hết, mà nó là hiện tượng bao gồm nhiều giai đoạn, từ lúc các cơ quan nội tạng như tim, phổi và não lần lượt ngừng hoạt động. Tư duy thông thường cho rằng nếu cứu sống được bệnh nhân thì được coi là họ đã "trụy tim" còn thất bại thì lúc đó mới là "chết".
Nghiên cứu dựa trên phỏng vấn với 2.060 bệnh nhân từng trải qua trụy tim từ Áo, Mỹ và Anh. 40% trong số đó vẫn còn nhận thức về môi trường xung quanh sau khi đã chết lâm sàng. Số còn lại vẫn tiếp tục có hoạt động trí óc nhưng do chấn thương và thuốc an thần tác động lên bộ nhớ nên họ gặp chút khó khăn để gợi lại ký ức. Có bệnh nhân có thể kể lại chính xác những gì đã xảy ra khi đang "chết" (ảnh minh họa)
Đáng chú ý là 2% trong số đó khẳng định có trải nghiệm ngoài thân xác, ý thức được môi trường xung quanh. Cảm xúc của họ cũng khác nhau, từ trung tính cho tới sợ hãi. Đặc biệt nhất là một bệnh nhân 57 tuổi. Ông có thể kể lại chính xác những sự kiện đã xảy ra sau khi chết lâm sàng vì đau tim với độ chính xác đáng kinh ngạc.
Theo tiến sĩ Parnia, đây là phát hiện rất quan trọng. Lý do là vì trước đó những trải nghiệm kiểu này thường được cho là ảo giác, hoang tưởng trong khoảnh khắc tim sắp ngừng đập. Tuy nhiên trong trường hợp này, ý thức của người chết vẫn tồn tại khoảng 3 phút theo ước tính ban đầu, trong khi não đã ngừng hoạt động chỉ sau 30 giây khi tim thôi bơm máu.
"Ngoài ra, minh chứng quan trọng nhất đó là các sự kiện được kể lại đều khớp đúng với thực tế", Parnia cho biết. Theo Dương - Daily Telegraph (Dân Việt)
1. Bảo quản canh trong nồi sứ
Cách bảo quản canh tốt nhất là lúc nấu đừng nên cho gia vị như muối vào canh. Nấu xong mới dùng muỗng sạch múc phần canh đủ dùng trong ngày, phần còn lại ăn không hết thì cho vào nồi sứ cất vào tủ lạnh. Lưu ý nếu đựng canh thừa trong nồi nhôm, nồi inox sẽ dễ xảy ra phản ứng hóa học.
2. Cá và hải sản để cách đêm có thể gây hại cho gan, thận
Những thức ăn ngon lành bổ dưỡng này nếu để cách đêm sẽ làm giảm protein, gây tổn hại cho chức năng gan, thận.
Đặc biệt, đối với các món gỏi từ cá hay hải sản như gỏi cá, gỏi tôm… nếu để qua ngày hôm sau sẽ dễ gây ngộ độc cho người sử dụng vì những món ăn này chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt…
3. Không ăn nhiều nội tạng
Ăn nội tạng động vật làm thức ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên ăn quá nhiều nội tạng động vật, bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe.
Nội tạng động vật thường có hàm lượng cholesterol cao nên có thể là nguyên nhân tác động, gây ra các bệnh như rối loạn chuyển hóa mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gout... Nếu ăn nội tạng, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, mỗi tuần ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.
4. Uống trà sau bữa ăn có thể gây thiếu máu
Uống trà sau bữa ăn là một thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe. trong trà có chứa một lượng lớn axit tanic, loại axit này lại phản ứng với chất sắt có trong thức ăn, sản sinh ra một hợp chất mới giúp cho quá trình tiêu hoá trở nên khó khăn hơn và ảnh hướng rất xấu đến hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, thường xuyên uống trà sau bữa ăn sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng sắt đáng kể. Nếu thường xuyên uống trà thậm chí có thể gây nên tình trạng thiếu máu.
5. Không ăn mộc nhĩ khi còn tươi
Bạn chỉ nên ăn mộc nhĩ đã phơi khô để loại bỏ nguy cơ hấp thụ chất độc vào cơ thể. Nếu mộc nhĩ còn tươi, các độc tố trong mộc nhĩ chưa được loại bỏ hết nên nếu ăn có thể dẫn đến mẩn ngứa phù nề và gây hại cho da khi bạn thường xuyên ra nắng.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn mộc nhĩ sau khi chế biến và để qua đêm. Mộc nhĩ dù trồng trong nhà hay cắt từ gỗ mục ngoài trời đều có chứa nhiều muối nitrat, và sau khi nấu chín nếu để cách đêm cũng sẽ tạo ra hiện tượng nitrat sẽ trở lại thành muối natri nitrit, dễ gây ra nguy cơ ung thư.
6. Ăn trứng chín kĩ
Trong trứng có chứa một hàm lượng albumin, avadin nhất định, nếu ăn trứng chần hay trứng chưa chín kĩ sẽ dễ khiến cơ thể bị những loại vi khuẩn gây hại này trong trứng "tấn công".
Đặc biệt, trứng nếu chưa chín hoàn toàn, để cách đêm trong tình trạng bảo quản không hợp lý thì phần lòng đỏ chưa chín dễ sinh ra vi khuẩn, gây chướng khí, nặng bụng. Tốt nhất bạn nên luộc thật chín trứng và giữ kín ở nhiệt độ thấp.
7. Không để nộm qua đêm
Món nộm thường chứa nhiều gia vị như dấm, ớt… nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
(Theo AFamily) ► Like & Share giúp người thân, bạn bè biết thông tin này bạn nhé!!!
Mặt trận truyền thông ở Trung Quốc đã hoạt động hết công suất mấy ngày qua để thể hiện sự tức giận, hung hăng trước phán quyết vụ kiện lịch sử. Tờ báo Trung Quốc với dòng tít: "Lập trường Trung Quốc: Không chấp nhận, không thừa nhận, không chấp hành"
Sau phán quyết lịch sử của tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) tuyên Trung Quốc không có cơ sở về "đường lưỡi bò" trên Biển Đông, truyền thông nước này đã liên tiếp đăng tải những nội dung gay gắt, dè bỉu, hiếu chiến. Dưới đây là 9 phát ngôn hằn học nhất của truyền thông Trung Quốc:
1. “Người dân Trung Quốc sẽ luôn ủng hộ chính phủ một đòn giáng trả thích đáng nếu Mỹ và Nhật lấy kết quả phán quyết làm cớ gây căng thẳng chính trị và quân sự lên Bắc Kinh”, Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc viết ngày 13.7.
2. Phán quyết của tòa trọng tài “chỉ là tờ giấy vô giá trị vì đây chỉ là một công cụ chính trị”, tờ China Daily viết trong bài xã luận ngày 13.7.
3. Quân đội Trung Quốc “không run sợ trước những lời lừa gạt và đe dọa của bất kì ai, cũng như đủ sức đối đầu mọi thách thức, dọa dẫm”, tờ PLA viết.
4. “Bất kì hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và quyền lợi trên biển đều là ảo tưởng”, Nhân dân Nhật báo viết trên trang nhất ngày 13.7.
5. “Dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, bất kì sự khiêu khích lợi ích cốt lõi nào đều chẳng khác gì tự giết chính mình, giống như nâng một tảng đá và tự rơi vào chân mình vậy”, Nhân dân Nhật báo mạnh giọng ví von.
6. Nhân dân Nhật báo còn đăng tải một bức hình bản đồ Trung Quốc kèm đường 9 đoạn phi pháp với dòng chữ: “Một chút cũng không thể thiếu”. Tấm bản đồ lãnh thổ Trung Quốc bao phủ Mông Cổ, một phần Nga và Trung Á cũng được chia sẻ thời gian gần đây.
7. “Không chấp nhận, không tham gia, không thừa nhận, không thi hành”, câu khẩu hiệu Nhân dân Nhật báo rao giảng sau khi có phán quyết của tòa về vụ kiện Biển Đông.
8. Một bức tranh biếm họa trên Tân Hoa Xã vẽ hình Philippines là một con khỉ với lời nói: “Chúng tôi là nước nhỏ và các bạn là nước lớn. Tại sao không cho chúng tôi một hòn đảo nhỏ?”. Trung Quốc được thể hiện bằng con gấu trúc, đáp: “Vậy có nghĩa là phải hiến đất mẹ như một món quà và nước nhỏ được phép hà hiếp nước lớn?”.
9. Video ca nhạc mang tên “Phán quyết Biển Đông, ai quan tâm?” cũng được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong clip có hình ảnh tàu chiến, máy bay chiến đấu và 2 nữ quân nhân Trung Quốc cầm vũ khí là 2 con dao. Theo Quang Minh - IT (Dân Việt)