Xem Nhiều 3/2024 # Đbscl: Cá Lóc Nuôi “Vỡ Trận” Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu Giá Rẻ? # Top Yêu Thích

Sau thời gian phát triển ồ ạt, cá lóc đang khiến người nuôi tại ĐBSCL thua lỗ nặng vì mức giá quá thấp trong thời gian dài. Nhiều hộ treo ao hay chuyển sang nuôi các đối tượng nuôi khác.

Thua lỗ hàng trăm triệu đồng  vì giá cá lóc xuống thấp

Thua lỗ hàng trăm triệu đồng vì giá cá lóc xuống thấp

Thua lỗ toàn diện

Mô hình thả nuôi cá lóc phát triển khá mạnh tại huyện Trà Cú, Trà Vinh vào khoảng năm 2001. Sau thời gian nuôi tự phát với quy mô nhỏ lẻ, đến giai đoạn 2010 – 2012, người dân đã tiến hành nuôi thâm canh quy mô lớn. Khi đó, giá cá lên trên 40.000 đồng/kg, nhiều bà con đổi đời nhờ trúng cá. Tuy nhiên, đến nay mô hình bùng phát trên diện rộng khiến cá lóc khi đến ngày thu hoạch giá cá liên tục giảm dần. Đặc biệt, khoảng hai năm nay tình hình giá cá rất bết bát, liên tục duy trì ở mức thấp nên nhiều hộ dân điêu đứng.

Gia đình ông Trần Văn Tưa, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú có 3 ao thả nuôi cá lóc thâm canh với diện tích 2.400 m2 mặt nước. Vụ cá mới đây, ông tiến hành thả nuôi với mật độ 40 con/m2, sau 6 tháng thả nuôi gia đình thu hoạch bán 30 tấn cá vào cuối tháng 2/2017 chỉ được giá 23.000 đồng/kg, gia đình ông lỗ khoảng 200 triệu đồng. Theo tính toán của ông Tưa, giá thức ăn dao động 500.000 – 530.000 đồng/bao (25 kg/bao). Để nuôi cá đến khi thu hoạch người dân cần khoảng 1,3 kg thức ăn/1 kg cá thương phẩm. Tính toán thêm giống, chi phí thuốc, điện… giá thành mỗi kg cá lóc người dân phải đầu tư không dưới 32.000 đồng (chưa tính nhân công).

Còn gia đình anh Trang Thanh Vũ, ở xã Định An, huyện Trà Cú còn thê thảm hơn. Anh Vũ vừa thu hoạch cá lóc vào tháng trước, giá cá thương phẩm cũng chỉ 24.000 đồng/kg. Ao nuôi 1.000 m2 của gia đình cho thu hoạch 17 tấn cá thương phẩm. Sau thời gian mấy tháng trời cho ăn cầm chừng chờ giá, gia đình anh thua lỗ khoảng 150 triệu đồng.

Chuyển đối tượng nuôi

Trước thực trạng này, nhiều hộ dân nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú cụt vốn, không có tiền đầu tư. Một bộ phận khác chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng hoặc cá tra. Chính quyền địa phương huyện này cũng khuyến cáo người dân không nên tiếp tục thả nuôi cá lóc mà chuyển qua các đối tượng khác.

Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trà Cú cho biết, trên địa bàn huyện chỉ còn hơn 280 hộ dân thả nuôi cá lóc, giảm hơn 50% so với trước đây. Tình hình vẫn chưa có gì khả quan nên chúng tôi khuyến cáo người dân không nên tiếp tục thả nuôi. Để tái cơ cấu ngành thủy sản của huyện, chúng tôi đang nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi cá bông lau tại địa phương nhằm giúp người dân chuyển đổi hiệu quả hơn.

Còn tại huyện Hồng Ngự và Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) là hai địa phương nuôi cá lóc nhiều nhất tỉnh và hiện người dân đang chịu thua lỗ đậm vì giá thu mua giảm. Theo thống kê của ngành nông nghiệp địa phương có khoảng 100 ha nuôi cá lóc trong ao đất và vèo lưới, người dân đang rơi vào tình trạng bế tắc đầu ra.

Ông Hồ Văn Nhơn, Chủ tịch UBND xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết, những năm 2015 – 2016 giá cá lóc ở mức khá cao, người dân ùn ùn kéo nhau nuôi cá lóc, thậm chí có nhiều hộ bỏ ruộng đào ao nuôi cá lóc bất chấp khuyến cáo của nhà nước. Khi cá lóc nuôi số lượng lớn, trong khi đầu ra không nhiều khiến cung vượt cầu, nên chỉ tiêu thụ nội địa, đồng thời, người nuôi còn bị thương lái ép giá nên càng lỗ nặng. Nếu không bán ngay và vẫn nuôi tiếp thì khoản lỗ sẽ tăng thêm vì phải lo thức ăn.

Ông Trần Văn Thơm, ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự chia sẻ, đầu năm 2016, giá cá lóc hơn 40.000 đồng/kg nhưng hiện thương lái mua dưới giá thành đầu tư. Trong khi đó, giá thức ăn vẫn cao, chi phí nuôi 1 kg cá lóc thương phẩm khoảng 32.000 đồng nhưng chỉ bán được 23.000 – 24.000 đồng/kg. Như vậy, người nuôi thua lỗ khoảng 4.000 đồng/kg, chưa kể tiền thuê ao nuôi; thời gian nuôi cá lóc mất 6 – 7 tháng mới cho thu hoạch.

Ngọc Trinh – Trần Thời

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau