Xem Nhiều 3/2024 # Canada: Ngành Khai Thác Tôm Hùm Phát Triển Mạnh # Top Yêu Thích

Sự phát triển này được đánh dấu từ năm 2015 với sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục tại nhiều tỉnh của Canada; trong đó, động lực thúc đẩy là ngành công nghiệp khai thác thủy sản, chủ yếu là tôm hùm – một đặc sản được săn lùng tại 50 thị trường trên thế giới. Trong đó, 3 yếu tố quan trọng tạo nên thành công này.

Chỉ khai thác tôm hùm đạt cỡ cho phép Ảnh: CND

Chỉ khai thác tôm hùm đạt cỡ cho phép Ảnh: CND

Đầu tư

Ngành khai thác tôm hùm của Canada chủ yếu diễn ra ở vịnh Maine, vịnh Fundi, phía Nam vịnh St. Lawrence và biển Nova Scotia. Ngư dân đánh bắt tôm hùm bằng bẫy có mồi thả dưới đáy biển. Hầu hết hoạt động khai thác diễn ra ở vùng nước nông dưới 40 m trong phạm vi 15 km bờ biển. Tuy nhiên, vẫn có ngư dân khai thác tôm hùm ở vùng nước sâu trên 200 m như ngư trường 34-38.

Khai thác tôm hùm tại Canada bắt đầu phát triển mạnh vài năm gần đây, đặc biệt từ năm ngoái do nhu cầu tiêu thụ tăng vọt tại nhiều thị trường quốc tế, chủ yếu là các nước châu Á. Ngoài ra, sản phẩm này cũng được ưa thích tại các thị trường lớn ở châu Âu như Pháp và Bỉ.

Ngành tôm hùm phát triển đã tạo ra nhiều việc làm trong nhiều ngành nghề liên quan, trong đó có chế tạo tàu biển. Ngoài chi phí thuê xe tải lên tới trên 70.000 USD, ngư dân cũng sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư tàu khai thác mới, tốc độ cao và hoạt động hiệu quả hơn. Theo Hiệp hội chế tạo tàu biển Nova Scotia, đây là thời điểm bận rộn nhất của ngành đóng tàu suốt hơn 1 thập kỷ qua vì hãng tàu không kịp đáp ứng nhu cầu cho ngư dân. Chế tạo một con tàu công suất lớn, vượt được sóng đòi hỏi nhiều thời gian với chi phí lên tới 500.000 – 700.000 USD. Đây là những thế hệ tàu khai thác kiểu mới với nhiều tính năng vượt trội về độ bền bỉ và khả năng giữ được tôm hùm luôn tươi và khỏe.

Thị trường

Nhu cầu tiêu thụ tôm hùm Canada tăng chóng mặt tại nhiều thị trường quốc tế một phần là do sự suy yếu của đồng đô la Canada với tỷ giá đôi lúc thấp hơn 80 xu Mỹ. Điều này khiến nhiều sản phẩm, không riêng tôm hùm Canada có lợi thế về giá bán và là nguyên nhân khiến hàng hóa Canada tràn sang nhiều thị trường, trong đó có Mỹ – thị trường tiêu thụ 80% tôm hùm Canada. Năm 2016, ngành tôm hùm Canada thắng lớn nhờ thời tiết thuận lợi, đồng đô la Canada xuống giá, giá xăng giảm đã khiến sản lượng khai thác tăng vọt với giá bán rất rẻ.

Chính quyền liên bang cũng báo cáo trữ lượng tôm hùm thời gian gần đây khá dồi dào và đang lên kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu tôm hùm Canada sang các thị trường mới như châu Á. Trong chuyến công du tới Trung Quốc vừa qua, Thủ tướng Jusstin Trudeau đã gặp gỡ Tập đoàn Alibaba để thúc đẩy kinh doanh tôm hùm Canada qua hệ thống bán hàng trực tuyến. Bernie Berry, Chủ tịch Hiệp hội khai thác tôm hùm nước Coldwater cho biết, Trung Quốc được coi là mắt xích quan trọng nhất tại châu Á.

Năm ngoái, châu Âu đã tuyên bố xem xét đề xuất cấm nhập khẩu tôm hùm Bắc Mỹ của Thụy Điển vì đây là loài ngoại lai xâm lấn. Tuy hiện lệnh cấm không được thực hiện nhưng đã khiến nhiều hãng tôm hùm Bắc Mỹ lo sợ bởi thị trường này tiêu thụ 30 triệu pound tôm hùm Bắc Mỹ mỗi năm. Đây là lần thứ 2 châu Âu cảnh báo tôm hùm Bắc Mỹ, một lệnh cấm cửa có thể đổ ập xuống ngành tôm hùm khu vực này bất cứ khi nào như một dấu hiệu cảnh báo châu Âu tuy là thị trường lợi nhuận cao nhưng rủi ro. Trong hoàn cảnh đó, châu Á nổi lên như một thị trường tiềm năng với lực lượng khách hàng hơn 1 tỷ người. Tuy nhiên, để biến thị trường này thành nơi tiêu thụ 30 triệu pound tôm đều đặn và ổn định hàng năm, Canada sẽ phải cân nhắc rất nhiều tới vấn đề thời gian.

Quản lý

Cơ quan Quản lý nghề cá và đại dương Canada đang quản lý 45 đội khai thác tôm hùm với hơn 10.000 giấy phép khai thác khắp các vùng biển Atlantic thuộc Canada và Quebec. Trong đó, 1 tàu khai thác ngoài khơi. Các tàu đều được thiết kế riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của từng lĩnh vực khai thác tôm hùm xa bờ và gần bờ. Ngoài ra, Chính phủ Canada quản lý trữ lượng tôm hùm khá hiệu quả và bền vững bằng các biện pháp như hạn chế số lượng giấy phép khai thác và bẫy; quy định thời gian vụ khai thác, số ngày khai thác và cấp hạn ngạch khai thác (TAC), quy định cỡ tôm hùm được phép đánh bắt.

Dù chủ yếu nhắm đến các thị trường quốc tế, song tiêu thụ tôm hùm cũng được đẩy mạnh tại thị trường nội địa, nhất là các địa phương có ngành du lịch phát triển như Maritimes. Canada cũng xây dựng các kênh phân phối và tiêu thụ tôm hùm khá ổn định cho các chuỗi nhà hàng hải sản quen thuộc với khách du lịch như Shore Club Lobster Supper ở Hubbards, Nova Scotia; Catch 22 Lobster Bar ở Fredericton, New Brunswick; Row House Lobster Co. tại Charlottetown và đảo Prince Edward.

Tại Canada, ngành kinh doanh tôm hùm được coi là phân khúc thủy sản sinh lời nhất, với doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Những doanh nghiệp được cấp phép khai thác tại các vùng biển Atlantic phải thuê gần 35.000 lao động. Tổng cục Thống kê Canada cho biết, năm ngoái Canada đã xuất khẩu gần 83.000 tấn tôm hùm sang Mỹ, châu Âu và châu Á với doanh thu hơn 2 tỷ USD. Ngoài ra, năm ngoái 3.200 ngư dân và thủy thủ đã khai thác dược 60 triệu pound tôm hùm với giá bán tại tàu trên 6 USD/kg. Dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, ngư dân vẫn bán được tôm hùm với giá 3 USD/pound nên vẫn có lời nên họ kiên trì bám biển và tìm cách đầu tư để phát triển nghề hiệu quả hơn.

Theo Mi Lan (Tổng hợp) – Thủy sản Việt Nam

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau