Ăn hải sản cá Biển thường có mùi tanh đặc trưng. Vậy để khử mùi tanh của cá biển nhanh chóng và hiệu quả tức thời, hải sản Ông Giàu mách bạn các mẹo khử tanh mùi cá như sau. Cá biển thường có vị tanh đặc trưng khi chế biến và thưởng thức
Là nguyên liệu thực phẩm hải sản, đặc biệt là cá biển thì không thể nào tránh khỏi các mùi tanh của cá. Ví như vị tanh cá mè, cá bớp,.v.v... Để thưởng thức một vị cá trọn vẹn mà không làm mất đi hứng thú của bạn, khử mùi tanh cá biển sẽ là ưu tiên hàng đầu trong công đoạn sơ chế và chế biến. Trong quy trình này sẽ có cách khử mùi tanh của cá khi sơ chế, khử mùi tanh cá biển trên các dụng cụ và khử mùi tanh cá biển khi chế biến. Cách khử mùi tanh cá biển trên các dụng cụ đã sơ chế: Khi bạn sơ chế hay chế biến, mùi tanh của cá sẽ ám trên thớt, trên tay và trên cả xoong nồi của bạn. Để khử mùi tanh của thớt và xoong nồi, bạn có thể ngâm chúng với nước vo gạo cùng một ít muối trong khoảng thời gian tầm 10 phút. Sau đó lấy ra rửa lại sạch là mùi tanh cá biển sẽ biến mất. Nếu khi sơ chế, bạn dùng tay và bị ám mùi, bạn có thể dùng nước dấm để rửa tay hoặc dùng các loại vỏ cam, chanh, quýt vò lấy tinh dầu thoa lên sẽ át đi mùi tanh của cá biển gây ra. Cách khử mùi tanh của cá biển khi chế biến: Chế biến món ăn là một công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình làm nên món ăn đậm đà hương vị. Để khử mùi tanh của cá biển khi chế biến, bạn có thể dùng các nguyên liệu đặc thù như: riềng, gừng, ớt, rượu trắng. KHi chế biến, cho một lượng nguyên liệu trên vào, mùi tanh của cá sẽ bị khử ngay. Vì sao nên khử mùi tanh của cá biển lại quan trọng
Nếu bạn muốn thưởng thức được một món ăn ngon, hương vị độc đáo từ hải sản, nhất là cá. Bạn nhất thiết, điều đầu tiên là tìm cho bằng được những con cá biển tươi ngon nhất. Như vậy, vấn đề về nơi cung cấp bán cá biển là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng và chọn lựa phù hợp. Công ty Hải sản Ông Giàu có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, là nơi chuyên bán hải sản tươi và sống có giao hàng tận nơi tiện lợi. Bạn có thể tự tin mua hàng tại đây. Cá biển ngon là những con cá chắc thịt, tươi rói, vừa được đánh bắt. Khử đi mùi tanh của cá sẽ giúp bạn tận hưởng hết được hương vị cá biển hấp dẫn mà không bị mùi tanh làm cản trở khả năng thưởng thức của bạn.
Trên đây là cách khử mùi tanh cá biển hiệu quả có thể giúp bạn giảm bớt được những lo âu về mùi vị. Đừng bỏ qua một điểm vô cùng quan trọng như thế này để làm tròn vị cá biển nhé. Chúc các bạn áp dụng thành công các cách khử tanh mùi cá biển.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân bất ngờ nổi lên giữa đại dương để giúp những người mắc kẹt trên một tàu nhỏ ở Biển Trắng vào ngày 8/6. Thủy thủ đoàn cho tàu ngầm hạt nhân nổi giữa biển để cứu người. Ảnh: RT Thuyền máy Barents-1100 hết nhiên liệu khi thủy thủ đoàn cố gắng tránh một cơn bão ở Biển Trắng hôm 8/6, RT đưa tin. Tình thế khẩn cấp buộc những người trên thuyền phải gửi tín hiệu cấp cứu tới cảng Arkhangelsk, nơi họ xuất phát. Lực lượng cứu hộ địa phương cử hai tàu và một máy bay vận tải Mi-8 tới hiện trường để giúp đỡ những người gặp nạn. K-119 Voronezh, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình thuộc lớp Oscar của Hạm đội Phương Bắc, cũng bắt tín hiệu cấp cứu trong lúc diễn tập gần đó. Những người gặp nạn lên tàu ngầm vài giờ trước khi bão ập đến. Ảnh: RT Khoảng 40 phút sau khi thủy thủ đoàn trong tàu ngầm nhận tín hiệu S.O.S, thời tiết trên biển trở nên xấu hơn. Thuyền trưởng tàu K-119 Voronezh ra lệnh cho tàu nổi lên để giúp người gặp nạn. Quyết định ấy cứu mạng 4 thành viên thủy thủ đoàn và một hành khách trên Barents-1100 bởi bão ập đến ngay sau đó. Hiện tại, một tàu chiến đang hộ tống K-119 Voronezh tới căn cứ Severodvinsk gần Arkhangelsk. Thủy thủ đoàn tàu ngầm sẽ đưa những hành khách bất đắc dĩ lên tàu mặt nước ngay khi điều kiện thời tiết trở nên thuận lợi. K-119 Voronezh không phải tàu ngầm đầu tiên của Nga nổi lên giữa biển để cứu người. Trường hợp tàu hải quân giải cứu tàu dân sự xảy ra khá thường xuyên dù quy định của quân đội không buộc các tàu ngầm phải nổi lên mặt nước để cứu người. Thủy thủ đoàn trên tàu ngầm tấn công B-534 Nizhny Novgorod, thuộc lớp Sierra II, từng cứu sống 3 ngư dân mắc kẹt trong vùng biển Barrents hồi tháng 1. Trong năm 2012, thủy thủ đoàn trong tàu ngầm tấn công K-414 Daniil Moskovsky thuộc lớp Victor III đã sơ tán nhiều người trên một tàu cá vài phút trước khi nó chìm xuống đáy biển. Cả ba tàu ngầm này đều thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc của Nga. Hồng Duy Ảnh: RT
Quảng Bình là một trong 4 địa phương tại miền Trung chịu tác động nặng nề từ sự cố môi trường biển, nên để khôi phục lại nghề nuôi trồng thủy sản là cả một quá trình dài và cần sự chung tay từ nhiều phía.
Do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển Formosa xảy ra từ tháng 4 vừa qua, rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại Quảng Bình phải hứng chịu hậu quả nặng nề với hơn 1.500 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại trên 300 tỷ đồng. Với sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương đến nay đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp người dân 4 tỉnh vượt qua khó khăn cũng như chuyển đổi sinh kế cho người dân. Hiện người dân ven biển của tỉnh Quảng Bình đang dần khôi phục lại hoạt động sản xuất.
Tại huyện Quảng Ninh, một trong những địa phương có thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy sản của Quảng Bình, đã triển khai thực hiện tốt các chính sách đền bù và chỉ đạo các địa phương chuẩn bị mọi điều kiện để người dân trên toàn huyện bước vào vụ nuôi trồng mới. Mô hình nuôi cá lồng tại đây tiếp tục mở rộng và phát triển từ đầu vụ của năm 2016, chủ yếu ở các xã Duy Ninh, Hàm Ninh, thị trấn Quán Hàu, Vĩnh Ninh, Võ Ninh..., với số lồng bè nuôi là 163 lồng (tăng so cùng kỳ năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã thu hoạch; tuy nhiên, việc tiêu thụ chậm và thu nhập thấp hơn khá nhiều so cùng kỳ đã ảnh hưởng đến việc tái đầu tư nuôi mới của đại đa số các hộ nuôi. Tại xã Ngư Thủy Bắc đã có 42 chủ hộ nuôi tôm với diện tích trên 20 ha đất, chủ yếu là người từ nơi khác đến thuê đất. Vừa qua, địa phương đã thực hiện đền bù đợt 1 cho 18 hộ, những hộ còn lại sẽ tiếp tục chi trả trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều mà họ băn khoăn nhất hiện nay chính là mức độ an toàn của nước biển. Theo đó, để tránh những ảnh hưởng từ nước biển, các hộ nuôi tôm đã đầu tư xây dựng nhiều bể lọc nước cũng như tăng thêm các biện pháp xử lý nước bằng vi sinh, khử clo để đảm bảo an toàn.
Ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết, so với cùng thời điểm này năm ngoái thì số hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đã giảm đi đáng kể, cũng vì các hộ nuôi còn lo sợ sau sự cố môi trường biển vừa qua. Ngoài ra, nguồn vốn để đầu tư còn hạn hẹp. Hiện nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đang có ý định sẽ nuôi trở lại khi nhận được tiền bồi thường.
Để đẩy mạnh chương trình khôi phục và phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, đại diện UBND huyện Quảng Ninh thông tin, Quảng Ninh đã có quy hoạch đầu tư dự án phát triển các vùng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; tập trung đầu tư cho các vùng đã được quy hoạch, chuyển đổi; chú trọng sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã được quy hoạch, xây dựng. Cùng đó, huyện cũng chỉ đạo các địa phương vận động người dân nuôi trồng theo mô hình cá - lúa đã đầu tư ở các xã như: Gia Ninh, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Lương Ninh, An Ninh và Võ Ninh; khuyến khích người dân mở rộng địa bàn nuôi cá lồng trên sông ở những địa phương có điều kiện như: Lương Ninh, Quán Hàu, Hiền Ninh, Vĩnh Ninh, Duy Ninh và Trường Xuân...
Theo thống kê, đến nay, tỉnh Quảng Bình có 5.100 ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 13.000 lao động. Trong đó, đối tượng nuôi mặn lợ chủ yêu là tôm thẻ chân trắng; ngoài ra là tôm sú, cua, cá mặn lợ. Đối tượng nuôi nước ngọt truyền thống như trắm cỏ, rô phi, chép... Hiện người dân đang đầu tư nuôi tôm thâm canh, phát triển các vùng nuôi tập trung và áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều hình thức nuôi mới được người dân áp dụng như nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa, nuôi trong bể xi măng; nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ bãi triều. Các đối tượng nuôi như cá chim vây vàng, cá dìa, bống bớp, cá lăng chấm, rô đầu vuông... góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Văn Thọ (Theo Tổng cục Thủy Sản)
Trưa 3/11, ông Nguyễn Thanh Tân (41 tuổi) chủ doanh nghiệp Danh Tân, ở thị trấn La Hai, huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã được cứu sống sau 11 giờ đu bám trên cây để tránh lũ. Trước đó, vào chiều tối 2/11, ông Tân cùng 4 người trong đội cứu hộ (trong đó có Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân Nguyễn Hữu Từ) đi ca nô tham gia cứu hộ một xe khách bị chết máy giữa dòng nước lũ tại dưới chân cầu sắt La Hai. Khi ca nô đi qua khúc cua dưới cầu sắt bắc qua sông Kỳ Lộ thì bị lật úp, khiến 5 người ngồi trên ca nô bị rơi xuống sông. Trong đó, 4 người đã được người dân cứu sống, còn ông Tân mất tích. Đến sáng 3/11, người dân đã phát hiện ông Tân đang đu bám trên một cây tre tại khu vực thôn Tân Long, xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân). Người dân đã gọi điện báo cáo địa phương đưa ca nô đi ứng cứu. Ông Trần Quốc Huy, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Đồng Xuân cho biết: Ông Tân đã đu bám trên cây tre suốt 11 giờ trong đêm, bị kiệt sức do lạnh. Hiện ông Tân đang được điều trị tại Bệnh viện huyện Đồng Xuân, sức khỏe đang dần ổn định. Đến đầu giờ chiều 3/11, lũ trên sông Kỳ Lộ vẫn tiếp tục dâng và tràn vào nhà dân. Nhiều hộ dân phải dọn đồ đạc lên đường sắt lánh nạn./. Thế Lập/TTXVN
Hướng dẫn chế biến ốc Tai Tượng với công thức siêu dễ mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Với những cách chế biến ốc Tai Tượng đơn giản này cũng đủ khiến bạn được thu hút hơn với món ốc ngon, lạ, đặc biệt. Nơi bán ốc Tai Tượng ngon làm nguyên liệu chế biến món ăn
Trước khi bắt tay vào các công thức món ăn ngon với Ốc Tai Tượng, bạn nên biết cách chọn nơi bán ốc Tai Tượng tươi sống và đảm bảo. Đây là một loại ốc thuộc dạng kích thước lớn, phần thịt dày nhưng phần vỏ cũng không kém cân nặng. Muốn có được nguyên liệu ngon, bạn cần chọn những con ốc Tai Tượng còn sống nguyên con. Tốt nhất, hãy đến các cửa hàng bán hải sản tươi sống.
Nếu bạn quá bận bịu với công việc, không có thời gian đi chợ nhưng vẫn mong muốn có được những con Ốc Tai Tượng sống, hãy liên hệ với Hải sản Ông Giàu. Tại đây có bán ốc Tai Tượng sống giao hàng tận nơi nên rất tiện lợi cho khách hàng. Liên hệ Hotline hoặc website chính thức của Hải sản Ông Giàu để đặt hàng. Chế biến ốc Tai Tượng xào sa tế
Để chế biến ốc Tai Tượng xào sa tế, bạn cần các nguyên liệu sau: Ốc Tai Tượng: 1 con còn sống 1 hũ sa tế, bơ Hành tây, rau răm, tía tô Ớt, đầu hành lá, gừng Sả bằm, tỏi bằm Thực hiện chế biến nấu ốc Tai Tượng xào sa tế: Bước 1: Sơ chế ốc Tai Tượng: Sau khi mua ốc về, bạn tách lấy phần thịt, thái nhỏ vừa ăn rồi đem luộc sơ trong nước có chút đầu hành đập dập, chút gừng. Khi bạn thêm các phụ liệu như gừng, hành vào sẽ làm át đi mùi tanh của ốc, đồng thời tạo mùi thơm hơn cho ốc. Đặc biệt, bạn nên cho thêm khoảng 3 muỗng canh rượu trắng vào nước luộc cùng 2 muỗng cafe muối. Bước 2: Cắt hành tây thành miếng nhỏ. Rau răm và tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Bước 3: Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo cho nóng lên rồi thêm sả băm, tỏi băm, ớt băm, sa tế vào chảo phi thơm. Bước 4: Cho phần thịt ốc Tai Tượng đã luộc sơ vào chảo đang nóng rồi xào cùng với hỗn hợp xào tầm 3 phút rồi cho hành tây thái nhỏ vào xào cùng khoảng 1 phút. Bước 5: Nêm gia vị: một chút xíu đường, 1/2 muỗng cafe hạt nêm, thêm phần rau thơm đã thải nhỏ gồm rau răm và tía tô vào chảo. Cuối cùng, cho thêm 1 muỗng canh bơ vào chảo rồi xào cho tan và thấm với các nguyên liệu. Bước 6: Trình bày: Bạn nên tận dụng vỏ ốc Tai Tượng rửa sạch để làm nơi trình bày món ăn thật bắt mắt. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món ốc Tai Tượng xào sa tế. Với thịt ốc Tai tượng cực kỳ giòn hòa hợp với sate và các gia vị đặc biệt là hành tây và ớt, món ốc Tai Tượng xào sate vừa cay cay, vừa nồng nồng, vừa giòn giòn thấm gia vị hất sức tuyệt vời. Mọi chi tiết về việc mua ốc Tai Tượng sống hay cách chế biến ốc Tai Tượng ngon, bạn có thể liên hệ ngay đến Hotline Ông Giàu.
[yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=2jrTNcXwpdI']
[yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=zXrTsvIlUrQ']
1. Bỏng Bước 1: Làm mát vết bỏng với nước sạch trong khoảng 15-20 phút (không dùng nước lạnh, nước đá để làm mát da cho trẻ) Bước 2: Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt. Bước 3: Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch. Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự. Lưu ý:
– Không làm bể các vết bỏng bọng nước vì có thể làm vết bỏng nhiễm trùng nặng thêm.
– Không bôi các chất như nước mắm, giấm, mỡ, kem đánh răng, bùn non lên vết bỏng sẽ làm vết bỏng nhiễm trùng nặng.
– Không cần thiết phải cữ ăn các loại thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, thịt gà, rau muống, cam vì ăn những thực phẩm này không hề gây sẹo. Trái lại, nếu kiêng cữ quá mức sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng, đặt biệt là chất đạm khiến vết bỏng chậm lành
– Không dùng các loại băng có lông tơ mịn hoặc các băng dính dán lên vùng bị bỏng. 2. Chảy máu cam Cho trẻ ngồi xuống và ngửa đầu lên để dòng máu không chảy ra khỏi mũi. Để chúng thở bằng miệng và bịt đầu mũi lại trong 10 phút. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, ép mũi trở lại trong 2 lần nữa. Khi máu ngừng chảy, lau sạch mũi. Bảo trẻ không nói chuyện, ho hay khụt khịt bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu. Đừng ngửa hẳn đầu trẻ ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Nếu máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ. 3. Hóc Bước 1: Vỗ lưng – Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực và cánh tay thả lỏng tựa vào cẳng chân bạn. Đỡ đầu của bé bằng lòng bàn tay bạn. Nếu bé quá nặng, bạn có thể đặt bé nằm xuống đùi bạn. – Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai của trẻ). – Kiểm tra miệng xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực. Bước 2: Ấn ngực – Đặt bé nằm trên đùi bạn với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa của bạn nên để ngay giữa ngực. – Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc. Bước 3: Kiểm tra lại miệng bé và loại bỏ dị vật Xem bé đã thở lại chưa, nếu chưa, tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn ngực cho tới khi xe cấp cứu tới. 4. Bong gân Bạn nghi ngờ trẻ bị bong gân. Trước tiên cho bé ngồi xuống. Bọc một ít đá trong khăn mặt và áp lên chỗ bị đau trong 10 phút để giảm sưng tím. Băng vết thương cẩn thận. Giữ chỗ đau ở trên cao để làm giảm dòng máu tới vết thương, đỡ sưng tấy. 5. Ngã Nếu trẻ bị bất tỉnh, dù chỉ trong thời gian ngắn, hãy quấn chăn cho bé để giảm sốc, rồi gọi cấp cứu. Đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu vẫn còn thở và không có dấu hiệu gẫy xương hay chấn thương ở đầu cổ. Tìm kiếm các vết rạn nứt sọ, như hai con ngươi không đồng đều, máu chảy từ tai hoặc chảy nước từ mũi. Kiểm tra chỗ chày xước hay chân tay có hình dáng bất thường. Nếu bạn nghi xương bị gãy thì hãy giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến. Quấn tạm khăn quanh chỗ đó. Nếu trẻ tỉnh táo và không có dấu hiệu nghiêm trọng gì, dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập trong 10 phút để giảm sưng. Theo dõi trẻ trong ít nhất 48 tiếng sau khi tai nạn, gọi bác sĩ nếu bạn phát hiện vấn đề gì khác thường như chóng mặt, hoa mắt, nói khó. 6. Điện giật Bước 1: Hãy cắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không hãy tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người bé. Để làm điều này, người lớn phải đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, và dùng thứ gì đó bằng vật liệu không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô để tách bé và nguồn điện.
Bước 2: Kiểm tra hơi thở của bé, để bé nằm nghiêng qua một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối. Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn. Tư thế này giúp bé thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn.
– Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực. Sau đó, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.
Lưu ý:
– Với tai nạn này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, nếu luống cuống có thể sẽ khiến cả bé và chính bản thân mình gặp nguy hiểm. Không được chạm trực tiếp vào người bé nếu bé vẫn còn trong nguồn điện. 7. Ngộ độc Bước 1: Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên người lớn nên làm là kích thích để trẻ bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho trẻ bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
Đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
Bước 2: Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
Bước 3: Bổ sung oresol cho bé. Nôn mửa, đi ngoài nhiều khiến các bé mất nước và rối loạn chất điện giải, cơ thể mệt lả. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý:
– Trong trường hợp trẻ bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.
– Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, người lớn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và làm tiến hành các điều trị cần thiết.
– Tuyệt đối không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn bị tống hết ra ngoài hoặc tiêu hóa hết thì bệnh sẽ khỏi.
8. Bất tỉnh
Nếu trẻ bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.
Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.
Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm trẻ và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực trẻ có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.
Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.
9. Tư thế hồi phục
Đây là tư thế dành cho trẻ bất tỉnh nhưng vẫn thở. Nó giúp chúng thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn do nôn. (Nếu nghi ngờ có chấn thương đầu và cổ, thì không di chuyển).
Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối.
Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn.
10. Sốc mẫn cảm
Nó có thể là phản ứng của dị ứng nặng, thường do bị côn trùng đốt hoặc ăn phải lạc. Nó gây giảm huyết áp, đỏ ứng mặt và cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.
Đầu tiên xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông.
Sau đó gọi cấp cứu. Đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục, nếu trẻ không thể thở và không có thuốc, hãy gọi cấp cứu, trong khi thực hiện biện pháp hô hấp sơ cứu.
11. Chảy nhiều máu
Nếu trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy nhiều máu, hãy rửa sạch, sau đó lau khô tay bạn và đeo găng.
Nâng cao vết thương để máu chảy về các cơ quan nội tạng, thay vì chảy đi mất. Kiểm tra xem có vật gì gắn vào vết thương. Nếu có thì cũng để nguyên bởi sẽ tháo ra sẽ chỉ làm tồi tệ thêm.
Thay vào đó, dùng vải buộc quanh vết thương, lót đệm sao cho miếng vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không có gì gắn ở vết thương, dùng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh, tuy nhiên không quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa. Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. [yframe url='http://www.youtube.com/watch?v=eawxL9va91Q'] Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88. Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88. Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”. Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại: “Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”. Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại: “Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.” Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói: “Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.” Trung Quốc tấn công và chiếm đảo Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết: “Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng. Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”. Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”. Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp: “Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.” Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc. Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại: “Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”. Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước – hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp: “Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.” Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại: “Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”. Tàn sát lính Việt Nam Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp: “Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”. Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy: “Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”. Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người. Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và mênh mông như Trường Sa lúc này. Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn nữa. Anh Thống buồn rầu nói: “Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá cờ cũng mất theo”. Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23 năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao? (Quỳnh Chi/ rfa.org)