Xem Nhiều 3/2024 # Cá Tai Tượng Làm Cảnh Nuôi Trong Bể Xi Măng # Top Yêu Thích

Hiện nay, nhu cầu nuôi cá tai tượng làm cảnh đang ngày một tăng cao khi đời sống con người ngày một phát triển hơn. Nhu cầu về làm đẹp cho ngôi nhà, cho nơi làm việc càng lớn. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa phân biệt được các loại cá tai tượng làm cảnh nuôi. Sau đây giới thiệu đến các bạn các loại cá tai tượng nuôi làm cảnh phổ biến hiện nay.

Các loại cá tai tượng nuôi làm cảnh

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cá tai tượng được ưa chuộng nuôi làm cảnh như: Cá tai tượng heo lửa màu trắng đỏ, cá tai tượng đen, cá tai tượng thường,…

Cá tai tượng lửa nuôi làm cảnh tuyệt đẹp

Cá tai tượng lửa nuôi làm cảnh tuyệt đẹp

Cá tai tượng nuôi làm cảnh

Cá tai tượng nuôi làm cảnh

Đây là loại cá có thể thích nghi rất tốt với các loại môi trường và khá dễ nuôi. Hình dáng cá tai tượng tạo cảm giác sung túc, đầy đặn với phần đầu lớn và càng dẹp hơn về đuôi. Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai. Chúng thường sống ở các vùng ao hồ, đầm nước ngọt cá và vì có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở vùng nước thiếu oxy rất tốt. Ngoài ra, còn một loại cá tai tượng đặc biệt nữa đó là loại cá tai tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá heo lửa có nguồn gốc được nhập nội từ thập niên 60 và hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước. Bởi đặc điểm hình dáng đẹp đẽ nên đây là loại cá tai tượng được được ưa chuộng nuôi làm cảnh nhiều nhất hiện nay.

Cá tai tượng da heo nuôi làm cảnh

Cá tai tượng da heo nuôi làm cảnh

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng làm cảnh

Nuôi cá tai tượng làm cảnh không khó, cái khó là cách chăm sóc. Sau đây là một số thông số kỹ thuật để nuôi cá tai tượng cảnh:

– Thể tích bể để nuôi (L):300 (L)

– Hình thức nuôi: Nuôi đơn, không nuôi ghép

– Yêu cầu ánh sáng: Vừa phải

– Yêu cầu lọc nước: Ít

– Yêu cầu sục khí: Ít (Vì cá tai tượng có cơ quan hô hấp nên không cần sục khí oxi quá nhiều)

– Chi tiết kỹ thuật nuôi cá tai tượng làm cảnh:

– Yêu cầu chiều dài bể: 120 cm

– Yêu cầu thiết kế bể: Bể chỉ cần trang trí đơn giản với nền đáy bằng cách sỏi hay cát, không trồng cây thủy sinh vì cá hay đào bới sẽ phá hư cây. Bể cần thêm phần nắp đậy để tránh cá có thể nhảy ra ngoài. Các loại cá tai tương nuôi làm cảnh chỉ nên nuôi riêng vì khi trưởng thành cá thường rất dữ.

– Cách chăm sóc: Cá tai tượng rất dễ nuôi vì chúng vốn khá khỏe và chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Cá tai tượng nuôi cảnh dễ nuôi và dễ chăm sóc

Cá tai tượng nuôi cảnh dễ nuôi và dễ chăm sóc

– Thức ăn cho cá tai tượng cảnh: Cá loại cá con, giáp xác, côn trùng, trùng chỉ, thức ăn viên,.v..v

Cá tai tượng nuôi cảnh đã dần trở thành thú chơi tao nhã của các nhà nuôi cá cảnh. Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về cá tai tượng nuôi cảnh. Mọi thắc mắc về hồ cá, bể cá, hay nuôi cá, các bạn có thể truy cập vào website: http://hocahaisan.com/ và liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí.

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau