Rùng Mình Cá Tôm Sống Trong Bể Hóa Chất, Lươn Uống Thuốc Ngừa Thai

“Không ăn sẽ chết, mà ăn sẽ chết nhanh hơn” – câu nói tỏ rõ sự bất lực về thực phẩm Trung Quốc nhiễm độc tràn lan trên thị trường.

“Không ăn sẽ chết, mà ăn sẽ chết nhanh hơn” – câu nói tỏ rõ sự bất lực về thực phẩm nhiễm độc tràn lan trên thị trường. Họ bất lực vì không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, cứ nhắm mắt nuốt độc vào người. Người tiêu dùng thông thái bây giờ cũng chỉ còn biết than trời, trông mong vào sự may mắn. Còn những thủ thuật của một bộ phận nông dân Trung Quốc thì vô biên. Chim trời, cá nước cũng chết vì độc.

Cá tung tăng trong thùng hóa chất

Trung Quốc trong những thập niên gần đây đã vươn lên trở thành nhà cung cấp thực phẩm số một thế giới. Tuy nhiên, song song với đó, thực phẩm Trung Quốc cũng là mặt hàng chứa độc tố cao nhất toàn cầu. Họ cung cấp nguồn sống đồng thời cũng đưa đến cái chết. Môi trường Hoa Lục giờ như một bãi rác đầy chất độc hại như kim loại nặng, tiền chất gây ung thư. Có nghĩa rằng, mọi thứ có xuất xứ “made in China” khiến cả thế giới đang hết sức thận trọng.

Môi trường nước nuôi thủy sản của Trung Quốc đang ô nhiễm nghiêm trọng

Môi trường nước nuôi thủy sản của Trung Quốc đang ô nhiễm nghiêm trọng

Trung Quốc có tự hào hay không khi họ là quốc gia cung cấp thủy sản hàng đầu thế giới. Ngành thủy sản nước này đã trực tiếp bóp chết những nhà nuôi trồng trên chính đất Mỹ để chiếm lĩnh thị trường. Nhưng, chúng ta hãy xem họ đã làm thế giới phải khiếp đảm như thế nào khi nhồi độc vào thủy sản và cách thức họ sản xuất, chế biến quả đúng như một cơn ác mộng.

Sông Dương Tử chảy dài suốt mấy nghìn dặm qua các thành phố đang trên đà phát triển rực rỡ của Trung Quốc. Nguồn nước ngọt cực lớn này là điều kiện thuận lợi để mở rộng ngành nuôi trồng thủy sản. Chính tại đây, một khối lượng lớn thủy sản nhiễm bẩn được bung tỏa đi khắp thế giới. Vậy họ đã tạo ra sự bẩn thỉu, độc hại này như thế nào? Trước tiên hãy nhìn vào đất nước Hoa Lục rộng lớn hơn 1 tỷ người này. Người ta thống kê chỉ có một nửa trên tổng số hàng chục triệu địa điểm sản xuất công nghiệp, chế biến nông nghiệp là có cơ sở xử lý nước thải. Những khu công nghiệp ở Trùng Khánh, Thành Đô đang dồn chất độc ra sông Dương Tử. Dòng nước này đã mang chất độc hại đi khắp đồng bằng rộng lớn phía đông Trung Quốc.

Không chỉ có 20 triệu người Trung Quốc đang uống nước thạch tín mà còn trên 60% tôm cá được nuôi trong môi trường nước cực kỳ độc hại. Để có một sản lượng cao, người chăn nuôi Trung Quốc đã dồn ứ hàng trăm loại tôm, cá vào trong cùng một bể nuôi. Chất thải của bể nuôi không được xử lý, những vi khuẩn ký sinh trên cơ thể tôm, cá sinh sôi. Họ đã xử lý việc này ra sao? Họ bơm vào bể nuôi hàng chục loại kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng nấm vô tội vạ. Đặc biệt là các loại thuốc nhuộm khiến cơ thể cá, tôm bị nhiễm độc cực nặng.

Cẩn trọng với lươn uống thuốc ngừa thai của Trung Quốc

Cẩn trọng với lươn uống thuốc ngừa thai của Trung Quốc

Thịt tôm, cá đồng loạt bị nhiễm các chất chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Có thể nói rằng, con cá đã người Trung Quốc tẩm độc từ khi còn trong trứng cho đến khi nó nằm trên bàn ăn. Chúng ta tự hỏi, một con cá nuôi ở bể hóa chất khi được vớt lên bán đã là hết quy trình “tẩm độc” chưa? Xin trả lời là chưa. Những con cá nhiễm độc này khi vớt lên khỏi bể sẽ chết trong tích tắc. Người nuôi Trung Quốc đã làm gì để nó sống lâu? Họ đã cho thêm chất Malachite Green (MG), là phẩm nhuộm công nghiệp độc hại. Chất này có tác dụng diệt khuẩn và kéo dài thời gian sống của tôm cá. Ở Trung Quốc chất này được bán tràn lan với cái giá rất rẻ, và tất nhiên họ biết đó là chất gây ung thư. Ngoài ra nó còn gây ra các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.

Sự thâm độc trắng trợn hơn là ở chính những nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc. Họ ngang nhiên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng fi-lê cá có màu đỏ tươi. Trò lừa đảo rất “nghệ thuật” này đã khiến hàng triệu người lầm tưởng rằng con cá được đóng gói khi còn tươi nguyên. Những kẻ lừa đảo thì cười khoái trá nhét tiền vào đầy túi khi vừa ra tay “sát hại” được vô số người.

Sự thật nào tồn tại trong bụng con lươn

Phúc Kiến, Trung Quốc nổi tiếng là vùng nuôi trồng thủy sản lớn. Đất chật, người đông chưa đến thảm cảnh đạp lên đầu nhau mà thở nhưng sự thật là môi trường ở đây đã ô nhiễm nghiêm trọng. Những cơ sở nuôi trồng thủy sản ồ ạt xả thải ra môi trường khiến sinh vật tự nhiên chết ngay từ trong trứng. Con người đối diện với bệnh tật. Trong viễn cảnh đen tối đó, điều ngạc nhiên là những người nông dân Phúc Kiến vẫn giàu lên nhanh chóng nhờ chăn nuôi. Họ giàu lên nhờ nuôi lươn, nuôi ếch bằng những kinh nghiệm hết sức tinh vi.

Có một thời gian thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom ếch với giá cao. Người Việt Nam kéo nhau đi bắt ếch cho bằng sạch bán cho họ. Người dân đồn đãi rằng, Trung Quốc “chơi xỏ” Việt Nam. Bởi, con ếch là loài rất có lợi cho nông nghiệp, giúp nông dân diệt trừ sâu bọ hại hoa màu. Nhưng không biết họ “chơi xỏ” như thế nào. Hóa ra, thời đó, Trung Quốc lạm dụng thuốc trừ sâu, ếch chết không còn một bóng. Giờ thì, người Trung Quốc có cả vùng chuyên nuôi ếch xuất ngược sang việt Nam. Và người Việt Nam đang ăn con ếch mang trong mình hàng chục loại thuốc trừ sâu của Trung Quốc.

Trái với con ếch, con lươn chưa từng bị người Trung Quốc làm nên “cơn sốt” ở Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này thì con lươn Trung Quốc đã thực sự nguy hiểm. Chính người nông dân Trung Quốc đã tiết lộ những “bí kíp” được cho là nguyên tắc bất di, bất dịch của người nuôi lươn.

Triệu Chính Chính là một nông dân có trang trại nuôi lươn ở Phúc Kiến. Nhờ nuôi lươn mà người nông dân họ Triệu này gây dựng được một cơ ngơi hoành tráng, đầy đủ tiện nghi. Ông ta được chính quyền địa phương tặng danh hiệu gương điển hình ưu tú trong lao động sản xuất. Thế nhưng, những gì ông ta làm để có cái danh hiệu như thế thì thật đáng sợ. Ông Triệu giới thiệu, nhà ông ta có 118 bể nuôi lươn. Tháng nào ông ta cũng có lươn xuất khẩu đi nhiều nước.

– Mỗi tháng ông xuất bao nhiêu lươn?

– Gần một tấn.

– Thị trường chính là ở đâu vậy?

– Tôi chỉ cung cấp thôi. Ở đây có những nhà chuyên xuất khẩu, tôi đảm bảo nguyên liệu cho họ. Tôi được biết họ xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu và các nước trong khu vực.

– Nó thực sự an toàn chứ, ý chúng tôi là thịt lươn nuôi như thế này…

– Tất nhiên là an toàn. Nó rất ngon và được ưa chuộng.

Triệu Chính Chính cho biết những con lươn đồng và lươn nuôi có sự khác biệt rất lớn. Những con lươn đồng có màu da vàng óng nhưng lươn trong bể của ông ta lại có màu đen trắng. Lý giải cho điều này, ông ta cho biết là lượng bùn trong bể ít, lại bị nhiễm nhiều chất độc, trong đó có lượng thức ăn thừa làm cho lươn bị biến đổi màu da. Nhưng có một bí mật lớn hơn trong nghề nuôi lươn ở Phúc Kiến là những người nông dân này còn kiêm cả vai trò “bác sĩ sản khoa” cho lươn. Chính xác là họ đã thường xuyên cho lươn uống thuốc ngừa thai. Tại sao vậy?

Người nông dân ưu tú họ Triệu nói rằng, cho lươn uống thuốc ngừa thai để nó tăng trưởng nhanh. Trong chu kỳ sinh trưởng, nếu lươn mang thai sẽ làm chậm sự phát triển, giảm trọng lượng và người nông dân sẽ thất thu.

– Vậy đó là thuốc ngừa thai của người sao?

– Đúng thế. Chúng tôi chỉ dùng với lượng nhỏ, trộn lẫn thức ăn đã được làm ướt. Lươn sẽ không mang thai và lớn rất nhanh.

– Thuốc đó mua ở đâu?

– Người ta bán ở chợ. Nó được điều chế dạng lỏng hoặc dạng bột đóng gói. Giá chỉ từ 8 đến 35 tệ cho một gói trọng lượng 1kg.

– Nó vẫn an toàn ư?

– Nó vẫn an toàn.

Trên thực tế, chính quyền địa phương đã cấm người nông dân cho lươn uống thuốc ngừa thai của người. Lươn sẽ hấp thu vào cơ thể một lượng thuốc ngừa thai và điều này sẽ gây ngộ độc cho con người khi sử dụng. Và như thế tức là, khi chúng ta ăn những con lươn được nhập từ Trung Quốc tức là chúng ta đang ăn thuốc ngừa thai.

Dược phẩm Trung Quốc cũng có độc

Trung Quốc sản xuất cho thế giới đến 70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược Trung Quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thế giới về kháng sinh, enzyme, các acid amin chính và vitamin tổng hợp. Trung Quốc thậm chí đã thống lĩnh đến 90% thị phần thế giới về vitamin C, dù rằng họ đang có vai trò áp đảo trong việc việc sản xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu để sản xuất vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, đó lại là một nỗi hoang mang cho thế giới. Bởi liên tục thời gian gần đây, một số nước đã phát hiện trong dược phẩm của Trung Quốc cũng tồn tại độc tố.

(Theo Công Lý)

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Rùng Mình Cá Tôm Sống Trong Bể Hóa Chất, Lươn Uống Thuốc Ngừa Thai tại chuyên mục Tin Tức, trên website Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu / Vựa Chuyên Hải Sản Tươi Sống Ngon Giá Rẻ, Sỉ TpHCM. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2311 / Xu hướng 2341 / Tổng 2371 Rùng mình cá tôm sống trong bể hóa chất, lươn uống thuốc ngừa thai

Có hay không T&A Ogilvy lập “liên minh” truyền thông khảo sát nước mắm?

Liên quan đến vụ T&A Ogilvy tài trợ cho khảo sát nước mắm của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) gây rúng động dư luận thời gian gần đây do thông tin sai phạm, phóng viên Dân Trí có cuộc trao đổi với nhiều luật sư, chuyên gia xung quanh về những tình tiết mới của vụ việc. Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật Thiên Thanh, hiện dư luận có quyền đặt ra câu hỏi liệu rằng có hay không một số doanh nghiệp (DN) có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến kết luận của Vinastas mới thực sự là người đứng sau toàn bộ sự việc. "Một công ty với chức năng truyền thông sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn chỉ vì một cuộc khảo sát một sản phẩm không phục vụ mục đích kinh doanh của mình rõ ràng thật khó có sức thuyết phục vì mối quan hệ nhân quả của nó. Nếu chỉ dừng lại việc T&A Ogilvy tài trợ cho chiến dịch truyền thông này thì chưa nói lên được điều gì", Luật sư Truyền nhấn mạnh. Theo nhiều luật sư, cần phải làm rõ tình tiết: công ty chuyên về truyền thông lại tài trợ cho khảo sát nước mắm. Một sản phẩm không liên quan đến thị trường của mình Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Công ty Luật Basico cũng cho biết: T&A Ogilvy là nhân tố cố ý tham gia vào việc làm phạm pháp, gièm pha các doanh nghiệp ngành nước mắm. Đây là hành vi vi phạm hành chính có tổ chức, câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì sự việc này sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, các luật sư đều cho hay, tình tiết vi phạm của T&A Ogilvy và Vinastas rõ ràng ảnh hưởng và tác động đến.... Chính vì vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính công ty truyền thông trên không giải quyết được điều gì. Việc ở đây cần làm rõ cá nhân, tổ chức đứng đằng sau vụ việc, dụng ý là gì? Tại sao lại có hợp đồng truyền thông liên quan đến nước mắm trong khi nước mắm hiện đang không có bất kỳ sự cố an toàn thực phẩm nào. Theo Luật sư Truyền, hiện có nhiều ý kiến so sánh với những thiệt hại thực tế của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống phát sinh từ vụ việc thì mức phạt kể trên còn khá “khiêm tốn”. Nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật một phần là do chế tài xử lý còn nhẹ. "Luật quy định thì xử lý vi phạm phải đúng hành vi, đối tượng và khung hình phạt. Tuy nhiên đối với DN, một tổ chức thì uy tín là vô cùng quan trọng. Sự quay lưng của xã hội đối với Vinastas và T&A Ogilvy là chế tài mạnh mẽ nhất và cũng là bài học đắt giá cho họ và cảnh báo các DN khác", Luật sư Truyền cho hay. Về điểm nóng người đứng đầu T&A Ogilvy, ngay sau khi thông tin nhà tài trợ chiến dịch truyền thông bản nước mắm bị đưa ra, ông Nguyễn Thanh Sơn, người sáng lập T&A Ogilvy cho biết, đã rời công ty trên từ tháng 7/2016, trước khi sự cố truyền thông về nước mắm (tháng 10/2016). Tuy nhiên, đúng về góc độ pháp lý Luật sư Truyền cho rằng: Sự thật chưa hẳn đúng như vậy. Theo ông Truyền cho biết, hiện tra cứu trên cổng dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thuế, đến thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Thanh Sơn hiện vẫn đang là người đại diện theo pháp luật của T&A Ogilvy. Luật sư Truyền khẳng định: "Việc ông Nguyễn Thanh Sơn đã và đang là người xác lập các giao dịch trên danh nghĩa của T&A Ogilvy, mà trong số đó có hợp đồng tài trợ với Vinastas, đồng thời có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật (nếu có) phát sinh từ việc xác lập các giao dịch nêu trên". Cùng quan điểm với hai vị luật sư trên, Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng: Nếu chỉ dừng lại ở việc xác định vai trò và trách nhiệm trước pháp luật T&A Ogilvy chỉ là nhà "tài trợ" cho chiến dịch bằng tiền, phương pháp thì khó có thể chấp nhận được. "T&A Ogilvy chỉ là công ty hoạt động truyền thông, không có cạnh tranh, không có sản phẩm nên không có lý do gì mà họ tài trợ khảo sát của Vinastas. Cần làm rõ ai đứng đằng sau thuê T&A Ogilvy, cần làm rõ tính chất không lành mạnh có yếu tố "liên minh" trong cạnh tranh không lành mạnh", luật sư Trương Anh Tú nói. Theo Dân Trí

Ngày xưa có một con bò – Once upon a Cow

  Chuyện kể về 2 thầy trò ghé thăm 1 gia đình sống dưới mức nghèo khổ trong 1 túp lều tồi tàn. Cuộc sống của gia đình 8 người này được duy trì nhờ 1 con bò sữa. Đó là tài sản vô cùng quý báu của gia đình họ so với dân làng chung quanh. Trước khi bỏ đi, người thầy đã đâm chết con bò, trong sự sợ hãi và lo lắng của người học trò. Một năm sau, hai thầy trò quay lại chứng kiến một gia đình sống sung túc dưới một căn nhà đàng hoàng. Thì ra không có con bò để vắt sửa, gia đình họ phải chống lại sự chế đo bằng cách phát hoang đất trồng lương thực; ban đầu chỉ là để khỏi chết đói, sau đó thì họ có nhiều lương thực để bán ra chợ và từ đó họ trở nên sung túc. Bài học từ người thầy “con bò mà họ yêu quí như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộc đời họ với đói nghèo khổ cực. Chỉ khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mơi nhìn sang hướng mới”. Ông thầy nâng tầm ý nghĩa câu chuyện “Nếu con có 1 công việc – dù con không thích – giúp con trả được nợ, sống sót và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng con biện minh rằng khối người muốn được như vậy mà có được đâu”. Nghe xong lời dạy, người học trò, tìm “giết” con bò của mình, để bắt đầu một cuộc sống không có bò. Tóm tắt từ sách: Ngày xưa có một con bò – Once upon a Cow – Tác giả: Tiến sĩ Camilo Cruz. Bạn có con bò nào đó không? Bạn có dũng cảm để "thịt" nó không?

Anh hùng không qua nổi ải Ngọc T-rinh

[yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=p2LAtwobOso']

Cách hấp ghẹ ngon bá cháy chuẩn vị với 2 mẹo nhỏ bí truyền

Hướng dẫn cách hấp ghẹ ngon bao ngọt ăn là ghiền ngay. Với 3 mẹo nhỏ này, bạn sẽ làm chủ món ăn ghẹ hấp thật đơn giản mà không ngớt lời khen. Mời các bạn cùng đọc hướng dẫn hấp ghẹ sau. Cách hấp ghẹ ngon đúng điệu với bia sả Món ghẹ hấp bia sả chắc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên chỉ với cách hấp đơn giản thì chưa thể làm dậy lên mùi thơm và vị ngon "tột độ" của ghẹ. Để mang đến cho những thực khách của mình vị ngon mới lạ, bạn hãy để ý thêm các nguyên phụ liệu sau nhé. Một chút gừng, một ít hành tây thái lát, sả đập dập để dậy mùi thơm hơn. Tất cả cho vào nồi và bắt lửa lên hấp với bia. Ghẹ hấp khá nhanh chín, khoảng 10 phút là được. Bí quyết ngon nhất cho món ghẹ chính là nước chấm. Bạn có thể tự pha làm muối ớt xanh hoặc làm muối tiêu chanh để chấm với thịt ghẹ sẽ rất ngon miệng đấy. Món ghẹ hấp bia sả ngon bởi không dùng nước hấp như thường lệ mà dùng bia để hấp cách thủy. Vị của bia thơm nồng lên, hấp với ghẹ bằng hơi bia bốc lên. Ghẹ hấp sẽ không bị mất nước mà chín bằng hơi bia. Sả cũng góp phần rất lớn trong món ăn này, khi mang đến cho người vị thơm đặc trưng. Tất cả hòa quyện với nhau, tạo nên một món ngon ghẹ nổi tiếng. Bí quyết giúp món ghẹ hấp cực ngon Bạn có thể áp dụng cách hấp ghẹ ngon cách thủy như trên bằng bia để mang đến vị ngon ngọt, tươi mới. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý nhất để có món ghẹ hấp ngon đó chính là về nguyên liệu ghẹ biển. Hiện nay có nhiều loại ghẹ khác nhau trên thị trường như: ghẹ xanh, ghẹ đỏ, ghẹ lột, ghẹ ba chấm,.v..v... Vậy bạn có biết loại ghẹ nào là ngon nhất? Theo như kinh nghiệm, để đảm bảo món ăn ngon, bạn cần chọn ghẹ sống. Trong số các loại ghẹ hiện nay, ghẹ xanh được đánh giá là ngon và chắc thịt nhất. Phần thịt ghẹ xanh không bị rời ra, không bị bể, vì vậy khi ăn, miếng thịt sẽ đảm bảo. Để chọn ghẹ ngon, bạn nên mua tại một nơi bán ghẹ uy tín. Công ty Ông Giàu đã bán hải sản lâu năm, là đơn vị kinh doanh hợp pháp, có giấy chứng nhận đạt an toàn thực phẩm, là nơi chuyên bán sỉ lẻ cho các nhà hàng, quán ăn. Đặc biệt, tại đây có dịch vụ đặt hàng hải sản Online, giao hàng tận nơi nhanh. Bạn có thể chọn mua ghẹ tại đây để đảm bảo an toàn. Với mẹo làm cách hấp ghẹ ngon trên cần có cả nguyên liệu và phụ liệu. Chúc các bạn kết hợp các nguyên phụ liệu đúng chuẩn để mang đến bữa ăn món ghẹ hấp thật ngon. Nếu có thắc mắc gì thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hải sản Ông Giàu để được giải đáp thêm.

Mù mắt, sảy thai vì nuôi thú cưng

Nuôi thú cưng như các loại chó, mèo đang trở thành mốt nhưng ít ai nghĩ rằng từ những con vật đáng yêu đó có thể lây những loại ký sinh trùng nguy hiểm khiến trẻ em mù mắt, phụ nữ sảy thai… Nhiều trẻ em mù vì nhiễm giun đũa chó Trường hợp của bệnh nhi Trần Văn Việt, 8 tuổi, ngụ tại quận 5, TP.HCM là một nạn nhân của ký sinh trùng từ thú cưng. Cha mẹ Việt gần như “đứng tim” vì sợ bởi hai mắt con trai bỗng dưng không nhìn thấy gì. Hóa ra cậu bé bị hậu quả do nhiễm giun đũa chó từ con chó cảnh nuôi trong nhà. Mắt Việt bị mờ dần rồi mới chuyển qua giai đoạn mù hẳn nhưng do còn nhỏ, chưa ý thức được về sức khỏe nên lúc không nhìn được nữa Việt mới nói với cha mẹ. Trong suốt thời gian nghiên cứu về ký sinh trùng, Tiến sĩ – bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM từng gặp một số bệnh nhân là trẻ em bị mù mắt do giun đũa chó như thế. “Trước đây có những báo cáo về ca bệnh trẻ em mù mắt do nhiễm giun đũa chó từ Bệnh viện Mắt TP.HCM. Các bệnh nhân là trẻ em ở độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống, nhà có nuôi chó. Khi mắt mờ, do còn nhỏ, chưa có ý thức nên các em không than phiền, chỉ khi chẳng thấy đường nữa mới nói với cha mẹ. Lúc này mắt bệnh nhi đã mù hẳn”, bác sĩ Siêu nói Nguyên nhân gây mù mắt của những bệnh nhi nói trên do nang ấu trùng Toxocara canis - giun đũa chó, trứng hiện diện trong phân chó, dính trên lông. Khi được vuốt ve, trứng giun theo lông chó bám vào tay người, qua đường ăn uống xuyên qua thành ruột, vào máu và đi khắp cơ thể. Loại giun đũa chó này có thể tạo kén ở não, ở gan và các cơ quan nội tạng. Đối với trẻ em khi nhiễm, giun đi vào sau võng mạc làm nạn nhân mù từ từ. Sảy thai vì mèo cưng Chị Hoàng Thị Hải, 32 tuổi, ngụ tại quận 4 là người phải hứng hậu quả vô cùng đau lòng từ ký sinh trùng của thú cưng. Chị Hải rất thích mèo, nuôi một lúc 3 con mèo đủ các giống rất đẹp. Đối với chị, mèo không chỉ có nhiệm vụ đuổi chuột mà còn như người bạn thân. Mèo nhà chị Thủy được phép leo cả lên giường, ghế sofa, nằm, ngồi chung với chủ. Mọi chuyện rất êm đềm cho tới khi chị Hải mang thai con đầu lòng. Không chỉ vợ chồng chị mà cả hai bên nội ngoại rất vui mừng, háo hức chờ đón thành viên nhí. Nhưng khi cái thai vừa tròn 12 tuần đã bị sảy mất. Chị Hải chưa hết đau lòng vì mất mát quá lớn lại thêm “sốc” vì nguyên nhân sảy thai của mình do mấy chú mèo cưng. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị nhiễm Toxoplasma gondii - một loại trùng bào tử sống ở ruột mèo. Ký sinh trùng này không chỉ làm sảy thai ở phụ nữ có thai mà ở người suy giảm miễn dịch mắc phải, thường gặp là bệnh nhân HIV/AIDS, chúng còn có thể tạo nang, kén trong cơ quan nội tạng người, xâm nhập lên não làm nạn nhân tử vong vì viêm não, đây là tác nhân gây viêm não khá phổ biến trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải . “Tại các bệnh viện phụ sản, phụ nữ trước khi có thai cũng được làm xét nghiệm tầm soát Toxoplasma gondii để tránh gây sảy và dị tật thai nhi”, bác sĩ Siêu cho biết. Tuy nhiên, ở một số người khi nhiễm không có biểu hiện lâm sàng, chỉ khi cơ thể suy giảm miễn dịch, các mầm bệnh mới tăng sinh và xâm lấn các cơ quan khác. Từ đó, bác sĩ Siêu cảnh báo người dân nên có chỗ riêng để nhốt thú cưng. Sau khi vuốt ve, nựng chó, mèo phải rửa tay sạch bằng xà phòng, tránh để trứng giun ký sinh từ con vật xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Riêng với phụ nữ chuẩn bị có thai, đang có thai không nên nuôi chó mèo, trước khi có thai nên đi bệnh viện làm xét nghiệm tầm soát ký sinh trùng, nếu nhiễm phải chữa dứt mới được mang bầu. Thanh Huyền

Giải mã bí mật Cá sống trên sa mạc – Người Do Thái làm nên điều kỳ diệu

Sa mạc theo mỗi chúng ta hình dung khi nhắc đến 2 từ này, đó là một nơi khô hạn và rất ít sự sống tồn tại được. Đến cả con người còn có chỉ là số ít sống trên sa mạc, nơi khô cằn ít nước như vậy đấy mà người Do Thái lại làm nên một điều thật không tưởng - nuôi cá trên sa mạc. Mấy ai có thể làm được điều kỳ diệu như vậy? Đó thật là điều không tưởng. Vậy người Do Thái đã làm thế nào? Hãy cùng vén bức màn bí mật nuôi cá trên sa mạc này cùng chúng tôi. Người Do Thái nuôi cá trên sa mạc Kỹ thuật nuôi cá trên sa mạc của người Do Thái: Người Do Thái với vốn kiến thức của mình đã áp dụng kỹ thuật nuôi cá trong trai trại trên sa mạc. Nhiều người cho rằng nuôi cá như vậy sẽ thiếu nước vì sa mạc khô cằn và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Trang trại nuôi cá trên sa mạc của người Do Thái Hệ thống trang trại nuôi cá trên sa mạc của người Do Thái: Hệ thống trang trại nuôi cá của người Do Thái áp dụng là một hệ thống tự động khép kín tái sử dụng lại 99% nước và lọc những chất thải của cá làm phân bón cho cây trồng. Về chất thải, hệ thống sẽ lọc nước thải từ hồ cá sẽ trải qua một hệ thống tái chế khá phức tạp nhằm làm sạch độc tố và chất bùn bẩn, sau đó lại được tái sử dụng cho các hồ cá. Như vậy hệ thống này rất hữu dụng và áp dụng triệt để để tiết kiệm được nguồn tài nguyên và quá trình trao đổi nội bộ với nhau rất nhịp nhàng. Người Do Thái cho rằng không nhất thiết phải nuôi cá tại biển hay sống, họ cho rằng cá nuôi bất kỳ ở đâu cũng được miễn là có nước. Nuôi cá trên sa mạc, hệ thống nuôi cá của người Do Thái Đây là hình ảnh về mô hình các trang trại nuôi cá của người  Israel. Họ tái sử dụng lại nước vừa tiết kiệm tài nguyên nước, vừa có tác dụng hữu ích. Hệ thống nuôi cá trên sa mạc của người Do Thái Hệ thống nuôi cá của người Do Thái có thể áp dụng ở bất cứ đâu miễn bạn có một nguồn nước ổn định để cung cấp.   Hệ thống nuôi cá trên sa mạc của người Do Thái Người Do Thái rất thông thái và thông minh, bởi nguồn nước trên sa mạc là có hạn nên người Israel đã tích nước vào mùa đông nhằm sử dụng cho nông nghiệp trong mùa hè. Nhờ vậy, các trang trại nuôi cá đã áp dụng nguồn nước tích trữ để sử dụng nuôi trồng thủy sản mà vẫn đảm bảo lượng nước cung cấp cho nông nghiệp trong mùa hè. Hệ thống nuôi cá trên sa mạc của người Do Thái Chính phủ Israel cũng có hỗ trợ đặc biệt cho việc đầu tư vào nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản. Có đến 24% tổng số tiền hỗ trợ từ chính phủ là cho các dự án ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và những doanh nghiệp trong ngành này được miễn mọi loại thuế nhập khẩu. Hiện sản lượng nuôi trồng cá của Israel là gần 30.000 tấn mỗi năm với tổng giá trị khoảng 70 triệu USD. Sản phẩm cá của nước này thậm chí được xuất khẩu sang nhiều thị trường Châu Âu, đồng thời thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan các trang trại cá.

Món Ngon Từ Sá Sùng – Cháo Sá Sùng

Sá sùng là gì? Sá sùng hay còn gọi là sâu cát, giun biển hoặc sái trùng, là một loại hải sản độc đáo của vùng biển Quảng Ninh, Nha Trang, Bến Tre, Cà Mau. Tùy theo mỗi địa phương thì sá sùng có 1 cái tên khác nhau. Thế nhưng sá sùng nổi tiếng nhất và ngon nhất thì chỉ có tại Quảng Ninh. Đặc điểm con sá sùng Nếu quý khách có dịp đến đảo Quan Lạn – tỉnh Quảng Ninh vào tháng 03 đến tháng 07 hằng năm thì hãy thưởng thức các món ăn được chế biến từ sá sùng, bởi thời gian này sá sùng đạt đến vị ngon nhất. Nếu ra đến đảo Quan Lạn mà chưa được thưởng thức món sá sùng đặc sản này thì quả là một điều thiếu sót khó bù đắp được. Thực ra sá sùng là một loài giun biển, thân mềm, thuộc họ sâu đất, thường sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều hay lên xuống. Sá sùng có hình dạng một con giun lớn màu hồng nhạt, dài khoảng 10cm, nặng khoảng 50g – 100g. Cá biệt có những con dài đến 15cm, nặng đến 120g. Sá sùng thường sống trong khe cát dưới đáy biển từ 10cm – 30cm, việc thu hoạch sá sùng là một công việc gian khổ, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và cả sự khéo léo. Khi phát hiện sá sùng chỉ cần dùng mai xúc sâu vào lớp cát sẽ tìm thấy chúng. Tuy nhiên phải đào thật nhanh nếu không sá sùng sẽ chui sâu xuống lớp cát bên dưới, hoặc không có kinh nghiệm sẽ làm đứt đôi sá sùng, phải bỏ đi. Sá sùng tươi được mua ngay trên bãi có giá rất cao, khoảng từ 250.000đ-300.000đ/kg. Tuy nhiên khi đã qua tay các thương lái, sá sùng được chọn lọc, chế biến, sấy khô, đóng gói và đưa ra thị trường thì 1kg  sá sùng khô có giá lên đến khoảng 4 triệu đồng. Đó là lý do tại sao một số người nói vui ăn sá sùng chính là ăn “vàng ròng”. Công dụng của sá sùng Từ xa xưa sá sùng đã được xem là món ăn quý hiếm, chỉ được săn bắt để làm cống vật cho vua chúa. Chỉ có tầng lớp thượng lưu giàu có mới có điều kiện thưởng thức loại hải sản này. Theo đông y, sá sùng được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, tư âm, tráng dương, tăng cường sinh lực. Ngoài ra sá sùng còn có tác dụng cải thiện công năng tì vị, làm mát phổi và giải nhiệt, hỗ trợ điều trị chứng ho khạc đờm nhiều và các bệnh về răng lợi. Ngoài ra theo một số công trình nghiên cứu, sá sùng có chứa hàm lượng đạm khá cao, có nhiều axit amin thiết yếu và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong sá sùng có chứa 8 loại khoáng chất, axit amin tối quan trọng đối với sức khỏe con người. Vì vậy sá sùng là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe. Chế biến sá sùng Việc chế biến sá sùng đòi hỏi phải tỉ mỉ và công phu, bởi phải lộn sá sùng ra, rạch theo thân, chà xát thật kỹ với muối và phải rửa nhiều lần dưới vòi nước mạnh để khử mùi tanh. Rửa nhiều lần cho đến khi sá sùng có màu trắng ngà mới thôi, nếu không sá sùng vẫn còn mùi tanh và còn sót lại cát nên rất khó ăn. Sá sùng có vị ngọt tự nhiên, chỉ cần vài con sá sùng khô thả vào nồi nước hầm là sẽ có vị ngọt tự nhiên rất đậm đà, cho nên khi chế biến không cần nhiều đường và bột ngọt mà vẫn có một nồi nước dùng có vị ngọt tự nhiên. Sá sùng tươi sau khi làm sạch có thể được chế biến thành các món xào chua ngọt, nấu cháo, nhúng thuốc bắc hoặc chế biến cùng các loại hải sản khác để tạo thành một món ăn độc đáo. Bổ dưỡng với cháo sá sùng Món cháo sá sùng cách đây vài năm có vẻ xa lạ đối với người dân Sài Gòn, tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây món cháo này đã bắt đầu được phổ biến hơn. Đến với Quán Hải sản 368 quý khách sẽ được thưởng món món cháo sá sùng tươi ngon 100%. Sá sùng trước khi được phục vụ khách hàng sẽ trải qua công đoạn chế biến công phu, rửa sạch nhiều lần để khử mùi tanh và cát. Phần cháo được nấu riêng trong một thố đất cùng hành, gừng, tiêu…và được nêm gia vị cho vừa ăn. Món ăn khi được dọn ra gồm một thố cháo và một dĩa sá sùng để riêng.

Con sá sùng khô – Sá Sùng Ngâm Rượu Và Trị Bệnh

SÁ SÙNG NGÂM RƯỢU - THUỐC TRÁNG DƯƠNG Công thức Rượu Sá Sùng: Sá Sùng khô 1 kg, ngâm 1 trong 2 lít rượu, cho thêm 1 ít câu kỷ tử. Có tác dụng dưỡng khí. Đông y cho rằng sá sùng có vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ dương (có công hiệu bổ thận, tráng dương, ích tinh), thanh nhiệt (tư âm giáng hỏa), thanh phế kiện tỳ. Chủ trị các chứng bệnh như cốt chưng triều nhiệt, âm hư đạo hãn, hung muộn, phế hư khái thấu đàm đa, dạ niệu, nha ngân thũng thống... Sá sùng là sinh vật sống ở các bãi cát ven biển, còn gọi là trùn biển, giun biển, mồi, địa sâm, sÁ sùng, sâu đất, sâu biển, đồn đột, chặt khoai. Sá sùng có 2 loại là: Loại nhỏ có tên khoa học Sipunculus nudus Linnaeusthuộc họ sâu đất Sipunculidae, dài khoảng 10cm, nặng 10 - 12g, thân tròn như ống, màu hồng nhạt, phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc bao quanh, rất linh hoạt; Loại to gọi là sá sùng chuối, tên khoa học Sipunculus sp, cũng họ sâu đất Sipunculidae, nặng tới 120g, thân màu nâu nhạt, có cơ dọc giữa thân dưới 30 sợi và hoạt động chậm chạp hơn loại nhỏ. Sá sùng thấy nhiều ở vùng bờ biển có các bãi cát pha bùn thuộc vịnh Bắc Bộ trong đó nổi tiếng và ngon nhất vẫn là sá sùng ở đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Người ta thường khai thác vào các tháng 3 - 7 là thời điểm sá sùng có chất lượng tốt nhất. Khi thủy triều xuống, dùng mai đào cát để bắt và lộn trái thân, bỏ nội tạng và đất cát, đem phơi hoặc sấy khô để ăn hay dành làm thuốc. Là loại giàu dinh dưỡng nên sá sùng đang được nghiên cứu đưa vào thành phần của các loại thực phẩm chức năng dành cho người ung thư. Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng trong sá sùng có nhiều axit amin, glyxin, alanin, glutamin, succinic... và nhiều taurin, khoáng chất. Trong sá sùng khô thấy chứa acid amin tự do 10,3%, trong đó acid amin có vị ngọt như glycin 3,2%, alanin 2,5%, glutamin 0,25%, succinic 0,35%... là chất tạo nên hương vị thơm ngọt của loài hải sản này. Trong sá sùng còn giàu taurin 3,2%, chất khoáng 1,2%, nên ngay từ xa xưa, loại hải sản này đã được mệnh danh là địa sâm. Còn gần đây, theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh cho thấy, sá sùng là loại giàu dinh dưỡng với lượng đạm khá cao, chứa nhiều acid amin quý và nhiều khoáng chất, cụ thể có tới 17 nguyên tố khoáng và 18 loại acid amin với 8 loại không thể thay thế phải dung nạp từ thực phẩm... Bởi vậy xưa kia, khi chưa ra đời bột ngọt, người ta vẫn sử dụng sá sùng để chế biến thành nước phở thơm ngon; ngày nay, sá sùng trở thành loại đặc sản cao cấp dùng cho các quý ông tại các nhà hàng sang trọng vì nó vừa bổ dưỡng lại thơm ngon hơn cá mực. Đông y cho rằng sá sùng có vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ dương (có công hiệu bổ thận, tráng dương, ích tinh), thanh nhiệt (tư âm giáng hỏa), thanh phế kiện tỳ. Chủ trị các chứng bệnh như cốt chưng triều nhiệt, âm hư đạo hãn, hung muộn, phế hư khái thấu đàm đa, dạ niệu, nha ngân thũng thống... Đặc biệt, sá sùng được dùng làm thuốc bổ dưỡng rất phổ biến trong cư dân vùng biển. Họ thường dùng dưới dạng món ăn, vị thuốc như nấu cháo, nấu canh, nướng vàng hoặc xào với củ nghệ. Dưới đây xin nêu vài phương thuốc tiêu biểu trị liệu các bệnh chứng có dùng sá sùng. Chữa yếu sinh lý, liệt dương: Theo kinh nghiệm dân gian của Việt Nam và Trung Quốc, thịt sá sùng phơi hoặc sấy khô rồi nướng giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với liều 6 - 10g mỗi lần, chiêu với nước ấm hoặc rượu, ngày 3 lần. Thuốc có công hiệu bổ thận, tráng dương, ích tinh. Hoặc dùng món ăn thuốc (có công dụng bổ ngũ tạng, tư âm, tráng dương, tăng cường khí lực cho cơ thể, chữa yếu sinh lý): Lá dâm dương hoắc 50g, rửa sạch cho vào đáy nồi, đổ ngập nước rồi để xửng lên trên, sá sùng tươi 200g trộn đều với 50g lá hẹ, dầu vừng 20g, rồi xếp đều sá sùng đã được trộn đều lên trên xửng và hấp, đun sôi 15 phút là ăn được, chấm với nước mắm chua cay hay muối tiêu, chanh. Trị chứng triều nhiệt (biểu hiện nóng chưng bốc ở tầng sâu bên trong, hay sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm gặp trong lao phổi, lao xương khớp): dùng sá sùng khô 5g, cát cánh 5g và tuyền phúc hoa 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần. Hay dùng sá sùng khô 5g, thanh cao 5g, địa cốt bì 3g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần uống. Trị hen suyễn ho đờm: sá sùng khô 5g, cát cánh 5g, tuyền phúc hoa 3g, sắc uống ngày 1 thang. Trị răng lợi sưng đau: sá sùng tươi 10g, khô 5g, sắc uống chia 2 lần. -st-

Mới mang thai 3 tháng đầu có nên ăn hải sản được hay không

Phụ nữ mới mang thai 3 tháng đầu có nên ăn hải sản không? Một thắc mắc được sự quan tâm của rất nhiều người. Việc ăn gì trong giai đoạn mang thai luôn là vấn đề được chú trọng rất cao, đặc biệt đối với những bà bầu mới mang thai. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn hải sản có tốt không Trong hải sản có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà có thể trong thịt, rau quả không hề có. Chúng cung cấp một lượng lớn dưỡng chất như: axit béo omega -3, canxi, sắt, protein,... Đối với những người bình thường, đây đều là các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai lại khác biệt, chưa chắc ăn nhiều hải sản lại tốt. Việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai thời gian đầu rất quan trọng. Lúc này, cần cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Việc "mang thai 3 tháng đầu có nên ăn hải sản không", câu trả lời là CÓ. Những việc ăn hải sản của bà bầu không phải ăn gì cũng được, ăn sao cũng được mà phải là tùy loại, tùy liều lượng và đặc biệt phải ăn đúng cách. Những hải sản ngon gợi ý cho phụ nữ bầu 3 tháng đầu Phụ nữ mang thai cần ăn hải sản để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng mà trong thịt, rau không có. Việc cần chú trọng nhất đó chính là tránh các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân. Sau đây là danh sách gợi ý các loại hải sản bà bầu có thể ăn đảm bảo thai nhi phát triển ổn định: Cá rô phi Cá đối Hàu, Sò điệp Tôm hùm đất luộc Cá mòi Bà bầu cần tuyệt đối nói "KHÔNG" với các loại hải sản chưa được nấu chín kỹ, gỏi cá sống, hải sản sống,... bởi trong những món này luôn chứa vô số vi khuẩn gây hại. Chất methylmercury được tạo ra khi thủy ngân trong nước tích tụ lại. Các loại hải sản sống tại nơi chứa thủy ngân sẽ bị ngấm vào cơ thể hoặc ăn phải những loại sinh vật biển chứa thủy ngân thì cũng bị nhiễm thủy ngân. Chính vì chất methylmercury vô cùng nguy hiểm với thai nhi. Chất này có thể phá hủy đi sự hình thành hệ thần kinh của bé và gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy, cần nên tránh các loại hải sản chứa thủy ngân. Các loại hải sản cần tránh đối với bà bầu mang thai 3 tháng đầu: Tránh ăn các hải sản chứa thủy ngân hoặc có nguy cơ chứa thủy ngân bởi người ta thường nói: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Các loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập, Không ăn các món hải sản sống như: hải sản chấm mù tạt, gỏi cá sống, sushi hải sản. Một số loại hải sản giàu chất sắt tốt cho bà bầu như: tôm, cá mòi, trai, ốc, hến,.... Cần cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng được bổ sung từ hải sản bằng cách kết hợp xen kẽ ăn thịt, rau củ quả,.... Bài viết giải đáp thắc mắc "mang thai 3 tháng đầu nên ăn hải sản không" hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức. Chúc các mẹ bầu tự tin ăn hải sản và em bé khỏe mạnh. Bạn cần nơi cung cấp bán hải sản giao hàng tận nơi, hãy liên hệ đến hải sản Ông Giàu.