Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẫy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Khi là thành viên của một nhóm, ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nói ta muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi khi con ngỗng bay lạc hỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn. Nếu chúng ta cũng cảm nhận sự tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang cùng một mục tiêu như chúng ta. Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên. Cuối cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đên khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được hoặc là chết và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác và bay về Phương Nam.
Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi có khó khắn. Lần sau có cơ hội thấy một đàn Ngỗng bay bạn hãy nhớ....Bạn đang hưởng một đặc ân khi là thành viên của một nhóm. ( st )
Một bài học ý nghĩa từ nguòi quét rác [yframe url='https://www.youtube.com/watch?v=Pi9_xWJ_ABY']
Mỗi câu chuyện là một bài học quý giá, thiết thực để áp dụng vào công việc và cuộc sống. Hãy đọc và suy ngẫm nhé các bạn! Bài học số 1 Bạn tôi ưng ý một chiếc máy tính, cần khoảng 30 triệu, thu nhập mỗi tháng của cậu ta chỉ có 7 triệu.
Vợ cậu ta nói với cậu ta rằng: “Anh điên rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”. Cậu ta hỏi tôi phải làm sao. Tôi nói: “Cậu không xứng với chiếc máy tính kia, đến thứ mà mình thích cũng không có dũng khí đi giành lấy, thì sau này cậu định lăn lộn trong xã hội thế nào?”. Cậu ta cắn răng mua chiếc máy tính kia. Để trả nợ, cậu ta bắt đầu tìm một số công việc làm thêm. Cuối cùng, cậu ta đã trả hết nợ trong vòng một tháng. Vợ cậu ta không vì sự điên cuồng của cậu ta mà bỏ cậu ta. Cô ta dẫn cậu ta vào một siêu thị xe, nói: “Ông xã, chúng ta mua trả góp chiếc xe BMW này nhé”. Ban đầu cậu ta giật nảy mình, tưởng vợ mình điên. Một năm sau, cậu ta đã trả được hết khoản tiền của chiếc xe đó.
Kết luận: Đến vật và người mà mình thích bạn cũng không có dũng khí giành lấy, vậy thì bạn đã được định trước là một kẻ thất bại. Bài học số 2 Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó chích vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người bên cạnh nói: “Nó lúc nào chẳng chích người, hà tất phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích người là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?”. Kết luận: Lỗi sai của chúng ta nằm ở chỗ, bởi vì đám đông mà thay đổi bản thân. Bài học số 3 Có người hỏi một người nông dân: “Có trồng lúa mạch không?”.Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ trời sẽ không mưa”.Người kia lại hỏi: “Vậy anh có trồng cây bông không?”.Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ sâu sẽ ăn nó mất”.Người kia lại hỏi: “Vậy anh trồng gì?”.Người nông dân đáp: “Không trồng gì cả, tôi muốn an toàn”. Kết luận: Một người không tình nguyện bỏ ra, không tình nguyện mạo hiểm, thì “không làm nên trò trống gì” đối với anh ta mà nói là chuyện quá hiển nhiên. Bài học số 4 Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, một người đi tay không. Khi quay trở về, người cầm ô quần áo ướt sũng, người cầm gậy chống bị ngã, người thứ ba bình an vô sự. Thì ra, người có ô khi trời mưa đã bước đi mạnh bạo, cuối cùng bị ướt. Khi đi chỗ đường trơn, người chống gậy cậy mình có gậy nên đi nhanh, kết quả chốc chốc lại bị ngã. Người đi tay không, khi trời đổ mưa, anh ta trú, khi thấy đường trơn trượt, anh ta đi cẩn thận, ngược lại lại bình yên vô sự. Kết luận: Đôi khi, không phải là chúng ta thất bại vì khiếm khuyết của chúng ta, mà là thất bại vì ưu thế của chúng ta. Bài học số 5 Một tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rơi trong chùa, mỗi ngày phải tốn rất thời gian mới quét xong. Có người nói với cậu rằng: “Trước khi quét dọn cậu hãy dùng sức rung cây cho lá rụng hết, sau đó hẵng quét, như vậy ngày mai sẽ không cần phải quét nữa”. Tiểu hòa thượng cảm thấy có lý, vui vẻ làm theo, thế nhưng ngày hôm sau, lá vẫn rơi đầy sân chùa. Kết luận: Bất luận hôm nay bạn có nỗ lực thế nào, thì ngày mai lá vẫn rơi. Dục tốc bất đạt, làm tốt chuyện của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc đời của mình. Bài học số 6 Một con quạ trong chuyến bay của mình đã gặp một con chim bồ câu đang trên đường về nhà. Con chim bồ câu hỏi: “Cậu muốn bay đi đâu thế?”. Con quạ trả lời: “Thực ra tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi không hay, cho nên tôi muốn rời khỏi đây”. Con chim bồ câu nói với con quạ: “Đừng phí công vô ích nữa! Nếu cậu không thay đổi giọng nói của mình, thì dù cậu có bay đến đâu đi chăng nữa cũng không được chào đón đâu”. Kết luận: Nếu bạn hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, vậy hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình. Bài học số 7 Một nhà có ba người con trai, họ trưởng thành trong những trận cãi vã không ngừng của cha mẹ, mẹ của họ lúc nào cũng bị cha họ đánh đập thương tích đầy mình.Người con cả nghĩ: Mẹ thật đáng thương! Sau này mình phải đối tốt với vợ mình hơn.Người con thứ hai nghĩ: Kết hôn thật chẳng có nghĩa lý gì, sau này mình lớn lên chắc chắn sẽ không lấy vợ!Người con thứ ba nghĩ: Thì ra, chồng có thể đánh đập vợ như vậy! Kết luận: Cho dù môi trường sống giống nhau, nếu cách tư duy không giống nhau, sẽ kéo theo những cuộc đời không giống nhau. Bài học số 8 Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương nhân đến mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở một nhà hàng. Người thứ ba đến, mở một siêu thị. Thị trấn này chẳng mấy chốc đã trở nên sầm uất, phồn hoa.Ở một thị trấn khác, một thương nhân mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở trạm xăng dầu thứ hai. Người thứ ba đến, mở trạm xăng dầu thứ ba. Chuyện làm ăn không phát đạt như họ tưởng. Kết luận: Cứ một mực đi theo con đường của người khác, tất sẽ thất bại. Bài học số 9 Anh A đi xe đạp, hai chân gắng sức đạp, 1 tiếng đồng hồ chỉ có thể đi được quãng đường khoảng 10 km.Anh A lái xe ô tô, một chân nhấn vào ga, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 100 km.Anh A ngồi tàu cao tốc, nhắm mắt lại, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 300 km.Anh A ngồi máy bay, ăn đồ ăn ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 1000 km. Kết luận: Cùng một người, cùng sự cố gắng, thế nhưng khác nhau ở bệ phóng, kết quả sẽ khác nhau.
Nguồn: Lz13.cn
Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Đại học Stanford Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.
Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thỏa thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công. Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Ignacy J. Paderewski biểu diễn tại truờng ĐH.Stanford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến truờng ĐH.Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Và rồi hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho I.J.Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất...
Nhưng Paderewski nói : "Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski. Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn. Nghệ sĩ dương cầm Ignacy J. Paderewski
Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết ?
Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ : “Nếu chúng ta giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng ta ?"
Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng : “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ ?”. Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
Ignacy J. Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Và Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, nguời sau này trở thành Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan. Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Hoover
Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói :
- “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng nhiều năm về trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi có học phí để tiếp tục theo học truờng Đại Học Stanford -Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai chàng sinh viên ấy.” Nguồn:Sưu tầm
Người Nhật không thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá, cá được làm đông ngay tại chỗ. Mint
(Dịch từ Joshuachin)
Người Nhật rất thích ăn cá tươi nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để đáp ứng nhu cầu, người Nhật đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Càng xa bờ, càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về. Nếu chuyến đi mất vài ngày, cá không còn tươi nữa.
Người Nhật không thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá, cá được làm đông ngay tại chỗ. Tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh bị sụt giá. Các công ty liền đưa các bể nuôi lên tàu. Họ bắt cá và nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá mệt lử nhưng vẫn còn sống. Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt: cá bị nhốt trong nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này? Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ. Bạn thân mến, thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới mỗi ngày. Thay vì tránh né chúng, hãy nhảy vào cuộc và đối mặt với thách thức. Nếu thử thách quá nhiều hoặc quá lớn, hãy sắp xếp lại, kết lại thành một khối, huy động tối đa các nguồn lực và không chịu đầu hàng.
Nếu bạn đã đạt mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn. Nếu bạn đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân, gia đình, hãy chuyển hướng sang nhóm của bạn, cho xã hội và cho mọi người. Đừng tạo ra thành công rồi dừng lại và ngủ quên trong đó.
Bạn có một nội lực, kỹ năng và hoàn toàn có khả năng để tạo nên sự khác biệt. Hãy thả cá mập vào bể nước của bạn và xem khả năng bạn có thể bơi xa được đến đâu.
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn.
Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn.
Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng. -st-
Một vị khách mua sữa bò, người bán hàng rong nói “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”. Vị khách lập tức mua lần lượt 3 chai rồi cười nhạo người bán hàng rong, thế nhưng… Người bán sữa bò rong
Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng ngày cuối tuần.
Khi anh ta đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh đã tiến đến và hỏi giá. Người bán hàng rong trả lời: “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”.
Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong:“Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa!”
Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: “Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa”. Gợi ý: Câu chuyện không chỉ đơn giản cho thấy một thủ pháp kích thích tiêu thụ. Nó cũng cho thấy rằng ngay cả bán hàng rong cũng cần có nhiều ý tưởng sáng tạo. San San biên dịch
Theo daikynguyenvn
Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh. Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì? Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán. Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm? Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ… Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư? Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc. Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông? Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng. Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao? Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm Phóng viên : Ở trong bếp à? Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ. Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì? Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng. Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế? Chủ tiệm : Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào? Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không? Chủ tịch : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi. Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à? Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ. Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống? Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm. Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối? Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo. Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng? Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả. Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông? Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được. Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào? Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to. 20 năm sau, Phóng viên quay lại tiệm cháo, gặp ông chủ tiệm lúc này đã trên tuổi 70. Phóng viên : Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ chăng? Chủ tiệm : Ngộ nhớ. Cám ơn ngài đã quay lại. Phóng viên : Cụ vẫn nhớ thật sao? Chủ tiệm : Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản tiệm làm được điều đó. Phóng viên : Tiệm của cụ vẫn không có gì thay đổi. Chủ tiệm : Không có gì thay đổi. Phóng viên : Các tiệm khác ở Mỹ, ở Úc...vẫn không thay đổi chứ. Chủ tiệm : Nếu còn thì cũng không thay đổi. Phóng viên : Không còn sao? Chủ tiệm : Không còn. Phóng viên : Sao vậy? Chủ tiệm : Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa. Phóng viên : Các con cụ đâu? Chủ tiệm : Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu thay ngộ. Phóng viên : Cụ từng nói: cụ của cụ nấu cháo, ông của cụ nấu cháo, cha của cụ nấu cháo, cụ nấu cháo, con cụ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ... Chủ tiệm : Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, các cháu ngộ không nấu cháo nữa. Phóng viên : Ô! Sao vậy? Các cháu cụ làm gì khác ư? Chủ tiệm : Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo. Chúng sản xuất cháo hàng loạt, cháo ăn liền.Chúng có 20 chủng, 80 loại, trên 100 nhãn hiệu. Một đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, một đứa phụ trách hàng loạt nhà máy bao bì, một đứa chuyên thành phẩm, một đứa chuyên phụ gia, một đứa chuyên Truyền thông, một đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn Thế Giới, một đứa chuyên phân phối đến các vùng sâu vùng xa như cho các khu dân cư mới trên mặt trăng, các trạm vũ trụ có người ở... Phóng viên : Nhưng trước đây cụ nói... Chủ tiệm : Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo. Mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô. Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo. Chúng nó "nấu cháo điện thoại", mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô. Phóng viên : Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không? Chủ tiệm : Đội ơn Ngài, ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của ngộ và các con ngộ. Theo Facebook Denise Truong
Câu chuyện trả lời thế nào khi khách hàng hỏi “ớt có cay không?” đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, người bán hàng có thể rút ra bài học bán hàng từ những lời khuyên thú vị về cho công việc của mình.
Khách hàng hỏi “ớt có cay không”, thì trả lời sao bây giờ? Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?
Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:
“Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”
Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy xem tiếp…..
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!” Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói ….. Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?” Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?” Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên mềm nhũn đi. Chị bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.
Thật là thần kỳ vậy! Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là: Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo. Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”.
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Chúc bạn có thể khởi đầu cho mình một công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, và ngày càng phát triển.