Xem Nhiều 3/2024 # Những Lần Xê Dịch Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu Giá Rẻ? # Top Yêu Thích

Trong 5 năm học ĐH, Tony không từ cái nghề gì mà làm ra tiền chính danh hợp pháp. Từ tiếp thị dầu gội đầu tới từng nhà đến bán nước mắm, đến làm lịch, đến phụ giữ xe, bán quán, mở cửa khách sạn… Năm cuối đi làm trong một công ty XNK lương 800k đồng/tháng, dù có khách sạn 4 sao nhận làm tiếp tân trả lương 1.5 triệu (hồi đó vàng chỉ có 4-5 triệu/lượng) nhưng Tony kiên quyết từ chối. Vì mission của đời mình là ngoại thương, là mua của Nga bán cho Pháp, mua của Nhật bán cho Mỹ…nên phải tích lũy kinh nghiệm. Còn lương bổng, tiền bạc thì bao nhiêu sống chẳng được.

Ngày nhận bằng tốt nghiệp, xin nghỉ làm 1 ngày để đi nhận bằng. Tối đó, đem cái áo cử nhân về nhà bỏ vô tủ, tự nhiên mất ngủ. Ngồi ngẫm nghĩ lại quãng đời sinh viên của mình, thấy bàn tay chai sạn hết, và còn dư được 3 cây vàng. Ngồi mân mê, nhớ những lần đi bán hàng, đạp xe rần rật chạy vạy trong mưa, trong nắng, bị đuổi, bị chửi…thấy 3 cây vàng này giá trị ghê gớm. Trong đầu lúc đó cũng suy nghĩ, hay là đổi chiếc xe máy mới. Nhưng nghĩ lại, bạn bè mình bây giờ cũng vừa tốt nghiệp, tay trắng cả, mình cũng tay trắng luôn đi, chứ tự nhiên xuất phát điểm của mình vượt trội thế này coi sao được.

Tony quyết định xách ba lô đi xuyên Việt một chuyến, tới vùng đất nào đẹp thì ở lại lâu, không đặt trước khách sạn hay tàu xe gì cả, tự ứng phó cho thêm phần thú vị. Sáng hôm sau, Tony ra tiệm vàng Mi Hồng bán hết, gửi vô ngân hàng nông nghiệp, tới đâu cũng rút được vì hệ thống ngân hàng này có tới từng huyện.

Cái ra ga mua vé tàu đi Huế, liên hệ bạn bè coi có ai về Huế làm việc không. Đêm trăng ra biển Thuận An tắm, rồi Vĩ Dạ Thanh Long chi cũng ghé thăm. Rồi đi Quảng Bình Quảng Trị nằm dài trên bãi biển Nhật Lệ, ngồi nhậu nghêu với mấy ông đánh cá ở Cửa Tùng, chèo thuyền trên sông Thạch Hãn, đi coi động Phong Nha Kẻ Bàng với dòng sông Son huyền thoại. Rồi đi vô Hội An, chiều chiều đạp xe xuống Cửa Đại ăn cháo đậu xanh giò heo, “núa giọng Quoảng” trêu chọc mấy chị bán hàng. Đi Mỹ Sơn với tour du lịch của bọn Tây ba lô. 5 năm cày cuốc, mấy đồng đó là bao mồ hôi nước mắt của một đời sinh viên, coi như “tạm biệt gấu Misa nhé, mai em vào lớp 1 rồi”, thôi xài hết. Sau này mình đi làm sẽ có rất nhiều tiền, Tony luôn trong lòng nghĩ như vậy, tập tính buông bỏ cho nó hào sảng. Sau khi cả tháng lang thang chơi ớn rồi, thôi vô lại Sài Gòn, lần này không đi tàu lửa nữa, sợ ngồi ê mông. Bữa ở sân bay Đà Nẵng chuẩn bị check-in, trong túi còn đâu có hai ba chục ngàn, thay vì mua dĩa cơm ăn, Tony mua luôn thanh kẹo chewingum nhai nhóc nhách cho vui miệng. Tới sân bay Sài Gòn lúc nửa đêm, nhắn tin bạn M ra đón trong tình trạng “không xu dính túi”.

Cuộc sống sau đó sang trang với việc làm trong một tập đoàn lớn của Nhật. Rồi bị đuổi việc do công ty tái cơ cấu không cần vị trí đó nữa. Ra riêng buôn bán được 1 năm, để dành được 7000 USD, Tony quyết định tham gia hội chợ London để có khách xuất khẩu, sẵn đi chơi châu Âu cho biết. Đó là canh bạc lớn nhất của Tony, vì lúc đó, 7000 USD là có thể mua 1 miếng đất nhỏ ở Thủ Đức. Người thân nói mày chưa có nhà có cửa, sao không mua miếng đất phòng thân, an cư mới lạc nghiệp. Họ phân tích việc tìm khách chưa chắc có, mà riêng vé máy bay đi Anh khứ hồi đã là bao nhiêu đô, một gian hàng nhỏ hết bao nhiêu đô, rồi khách sạn bèo nhất ở London cũng cả trăm bảng, rồi phải ra Hà Nội phỏng vấn 2 chuyến bay ăn ở, mà chưa biết có visa không. 7000 USD chỉ có khoảng 4000 bảng, bằng lương 1 tháng của người ta bên đó. Đừng đi, nghe lời anh. Đừng đi, nghe lời chị. Tony trong lòng cũng gật gù nhưng thấy mệt quá. “Có phúc làm quan, có gan làm giàu”, xưa nay người ta đúc kết vậy rồi. Những đội thương thuyền người Hà Lan, người Hoa, người Ấn đến Hội An, Vân Đồn… từ thế kỷ 15-16, tàu gỗ với mấy miếng vải buồm, sóng to gió lớn thế nào chả biết vì có dự báo thời tiết gì đâu, bỏ mạng trên biển là bình thường. Nhưng như vậy thì người ta mới giàu, mới có các con đường tơ lụa lưu thông hàng hóa quốc tế. Mình cứ sợ không dám đi đâu, thì chỉ ngồi sau lũy tre vớt bèo nuôi lợn, mất gà thì chửi hàng xóm, thèm đạm thì đập chết con Vàng nấu rựa mận lá mơ lông, mua chiếc Dream thì dựng trước cửa lau chùi miết, ngó coi có ai ngang qua thì kêu vô thăm quan “tài sản”.

Tony chưa bao giờ sợ mất tiền, mất thì làm lại. Ngày xưa mình lên thành phố ngủ công viên để thi đại học còn được, giờ mình không đi hội chợ quốc tế thì làm sao có khách mà xuất khẩu? Lúc phỏng vấn visa đi Anh, nhân viên đại sứ nói mày trẻ măng, đẹp trai, lanh lợi, vợ con chưa có, tiếng Anh tốt như vậy nguy cơ ở lại rất cao, mày hãy chứng minh là mày sẽ trở về Việt Nam. Tony trề môi dài cả thước, nói tao không hài lòng về câu hỏi này, tao là một doanh nhân trẻ của một đất nước độc lập, tụi mày phải tôn trọng. Tụi nó sợ quá, mặt tái ngắt, gập đầu nói Ok sir, your visa will be approved. Cái nó hẹn 3 ngày sau tới lấy, Tony liền nói tao cũng không hài lòng về câu trả lời này. Tụi nó bu lại hỏi ủa sao không hài lòng miết vậy, cái Tony nói tao muốn chiều nay có luôn, vì tối tao phải về Sài Gòn, mai phải bán phân. Nó nói ok ok, còn xin chụp hình chung, xin số điện thoại mà Tony đâu có cho. Dễ gì cho.

Thế rồi Tony mới sang London, thuê 1 gian hàng có mấy mét vuông, bày hàng hóa của mình ra, vài gói phân bón mẫu, mấy tờ leaflet in màu lòe loẹt. Bận cái “áo vét chú rể” đi thuê ở hiệu cho thuê đồ cưới ở cầu Thị Nghè, đeo cái cà vạt màu kem, cứ thấy cây phong nào ra lá vàng là đứng chụp hình. Giờ nhìn cái hình cũ chụp chỗ Stamford Bridge mà cười muốn rụng rốn, nhìn quê lòi. Chỉ có gương mặt là hết sức thanh tú, gặp ai cũng nhảy ra “hello, welcome to Vietnam” nên khách bu lại coi. Tony chuyện trò bằng thứ tiếng Anh trong Chim Lai 1 (Streamlines 1), tụi nó nói Your English seems like something in a book published long time ago (ý nói mày nói tiếng Anh trường phái cổ kính). Nhưng khách quốc tế nể phục lắm, vì mới có hai mấy tuổi đầu mà tự mình mang hàng sang rao bán, ghi trên danh thiếp là “founder/owner” thì “không phải dạng vừa đâu”… (còn tiếp)

Tác giả: Tony Buổi Sáng ( một trong những tác giả mà tui rất hâm mộ )

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau